+ Ngô Thì Chí (1753 – 1788) làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống.
+ Ngô Thì Du (1772 – 1840) làm quan dưới triều Nguyễn.
Tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở lui quân về núi Tam Điệp. Ngày 25 tháng Chạp năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua (hiệu là Quang Trung) ở Phú Xuân, tự mình đốc suất lại binh để chuẩn bị tiến quân ra Bắc diệt Thanh.
Dọc đường vua Quang Trung cho tuyển thêm lính, mở cuộc duyệt binh lớn và chia quân thành các ngả để tiến ra Bắc. Ra chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng Chạp, hẹn đến ngày mồng 7 Tết thắng lợi sẽ mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long.
Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu thắng đến đó khiến quân Thanh đại bại. Rạng sáng ngày mồng 3 Tết, nghĩa quân đã tiến vào Thăng Long, bí mật bao vây đồn Hạ Hồi, dùng mưu để quân giặc đầu hàng và hạ đồn một cách dễ dàng.
Ngày mồng 5 Tết, nghĩa quân tiến vào công đồn Ngọc Hồi. Quân giặc chống trả quyết liệt, cuối cùng phải chịu đầu hàng, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị vội vã tháo chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia quyến trốn chạy theo.
– Phần một: Từ đầu đến ” năm Mậu thân 1788″: Tin quân Thanh đã chiếm thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, thân chinh cầm quân dẹp giặc.
– Phần hai: Tiế theo đến ” kéo vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn.
– Phần ba: Còn lại: Sự đại bại của quân Thanh và số phận thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
II. Trọng tâm kiến thức
+ Vua Quang Trung đã khẳng định chủ quyền dân tộc: ” Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng… Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta “.
+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Lân và Sở, ta thấy: ông rất hiểu tình thế buộc phải rút quân để bảo toàn lực lượng của hai vị tướng này. Đúng ra thì ” quân thua chém tướng “. Nhưng ông hiểu lòng họ, sức ít không thể địch nổi quân hùng tướng hổ nhà Thanh.
+ Đối với Ngô Thì Nhậm, ông hiểu tường tận năng lực, khả năng ” đa mưu túc trí ” của vị quân sĩ này. Việc Lân và Sở rút chạy, Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao sau này.
– Đang lo việc đánh giặc, Quang Trung đã tính sẵn cả kế hoạch sau chiến thắng (kế hoạch cho mười năm sau), tìm cách ngoại giao với giặc để có thể dẹp ” việc binh đao“, ” cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng “,…
+ Ngày 25 tháng Chạp bắt đầu xuất quân từ Phú Xuân (Huế).
+ Vượt khoảng 350 km đường đèo, núi, đến ngày 29 đã tới Nghệ An.
+ Tổ chức tuyển quân, duyệt binh chỉ trong một ngày.
+ Ngay hôm sau, vượt khoảng 150 km, tiến ra Tam Điệp.
+ Đêm 30 tháng Chạp ” lập tức lên đường ” tiến thẳng Thăng Long. Vừa hành quân vừa đánh giặc và giữ bí mật đến bất ngờ.
+ Ở trận Hạ Hồi, bằng chiến thuật nghi binh đã giúp nghĩa quân chiến thắng vẻ vang mà không tốn một hòm tên, mũi đạn.
+ Ở trận Ngọc Hồi, cho quân làm những tấm ván ghép, bên ngoài phủ rơm dấp nước nên binh lính tiến sát đồn mà không bị đạn hỏa công.
– Đối lập với hình ảnh của nghĩa quân Tây Sơn:
+ Tướng Tôn Sĩ Nghị: ” sợ mất mật, ngựa không còn kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng Bắc mà chạy “; Sầm Nghi Đống thì thắt cổ tự tử.
+ Quân ” đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều… đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa “.
– Cả một đội binh hùng tướng mạnh mấy chục vạn người diễu võ dương oai giờ đây chỉ còn biết tháo chạy ” đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi “.
– Nguyên nhân của sự thất bại:
– Họ không còn tư cách của bậc quân vương mà phải chịu số phận nhục nhã của kẻ cầu cạnh, van xin và kết cục chịu chung số phận thảm hại của kẻ vong quốc: Lê Chiêu Thống cũng vội vã cùng kẻ thân tín chạy bán sống, bán chết, ” luôn mấy ngày không ăn, ai nấy đều mệt lử“, chỉ biết ” nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt “.
– Hoàng Lê nhất thống chí lựa chọn trình tự kể theo diễn biến của các sự kiện lịch sử.
– Khắc họa nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thực, sinh động.
– Giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều Lê, với chiến thắng của nhân dân, dân tộc với bọn cướp nước.