Văn Bản Hợp Nhất 185 Và 124 / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Giáo Án Tiết : 124 Văn Bản Báo Cáo

I/ MỤC TIÊU :

1- Kiến thức :

-Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản báo cáo.

2- Kĩ năng :

-Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng qui cách.

-Nhận ra những sai sót khi viết văn bản báo cáo.

3-Thái độ :

-Yêu tiếng Việt

II/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

v Tham khảo các tài liệu:

o Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.

o Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.

o Bảng phụ.

2. Học sinh:

v Học tốt bài cũ.

v Đọc và soạn bài “Văn bản báo cáo”.

Tiết : 124 VĂN BẢN BÁO CÁO I/ MỤC TIÊU : 1- Kiến thức : -Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản báo cáo. 2- Kĩ năng : -Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng qui cách. -Nhận ra những sai sót khi viết văn bản báo cáo. 3-Thái độ : -Yêu tiếng Việt II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Tham khảo các tài liệu: Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7. Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II. Bảng phụ. 2. Học sinh: Học tốt bài cũ. Đọc và soạn bài “Văn bản báo cáo”. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) H1: Thế nào là văn bản đề nghị? YCTL: Trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một yêu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể ( thường là tập thể) thì người ta viết văn bản đề nghị gởi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình. H2: Một văn bản đề nghị gồm những yêu cầu gì? Những mục nào là cần thiết trong văn bản đề nghị? YCTL: Văn bản đề nghị cần ttrình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số qui định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: + Ai đề nghị? + Đề nghị ai? + Nội dung đề nghị là gì? 3. Bài mới: (37 phút) Lời vào bài: (1 phút) Báo cáo là một trong số văn bản hành chính tiêu biểu và thông dụng trong cuộc sống. Mục đích văn bản báo cáo là trình bày nội dung và kết quả công việc của một cá nhân hay tập thể.Tùy theo yêu cầu và tính chất của sự việc cần báo cáo mà người ta viết loại văn bản này dài hay ngắn, đơn giản hay phức tạp… Để hiểu cụ thể hơn về loại văn bản báo cáo, hôm nay chúng ta tìm hiểu. TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 14’ 10’ 6’ 6’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của văn bản báo cáo. * GV treo bảng ghi hai văn bản (SGK/133,134). H1: Hai văn bản trên báo cáo vấn đề gì? Ai báo cáo? Báo cáo cho ai? H2: Qua hai văn bản trên, theo em viết báo cáo để làm gì? H3: Khi viết báo cáo cần chú ý gì về nội dung và hình thức trình bày? H4: Em hãy cho biết trong sinh hoạt hay trong học tập ở trường lớp khi nào em viết báo cáo? * GV: Gọi HS đọc các tình huống trong SGK. H5: Trong các tình huống trên, tình huống nào cần viết báo cáo? Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách làm văn bản báo cáo. H6: Các em hãy xem lại hai văn bản trên và cho biết văn bản được trình bày theo trình tự nào? H7: Cả hai văn bản có những điểm nào giống và khác nhau? (Nâng cao) H8: Những phần trọng tâm của văn bản báo cáo là gì? H9: Qua tìm hiểu hai văn bản trên, em hãy cho biết cách làm một văn bản báo cáo? Hoạt động 3: Hướng dẫn HS một số lưu ý khi làm văn bản báo cáo. H10: Tên văn bản thường được viết như thế nào? H11: Các mục trong văn bản báo cáo được trình bày ra sao? H12: Các kết quả của văn bản báo cáo phải được trình bày như thế nào? * GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. Củng cố: (2 phút) Em hiểu thế nào là văn bản báo cáo? Yêu cầu về nội dung và hình thức của văn bản báo cáo như thế nào? HS theo dõi. TL: * Văn bản 1: Báo cáo về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20-11 của lớp 7B. + Lớp 7B báo cáo. + Báo cáo cho Ban giám hiệu nhà trường. + Lớp 7C báo cáo. + Báo cáo cho anh Tổng phụ trách đội. TL: Báo cáo được viết để trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của mỗi tập thể sau thời gian thực hiện. TL: – Nội dung: Trình bày rõ tình hình, sự việc và những số liệu cụ thể, minh chứng cho kết quả đã đạt được. – Hình thức: Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, sáng sủa. TL: + Viết báo cáo tổng kết tình hình học tập của tập thể 7A1 trong học kì I (2005-2006). + Viết báo cáo kết quả tham gia hoạt động ngoại khóa nhân dip chào mừng ngày 26.03. … HS đọc. TL: Chỉ có tình buống (b) là cần phải viết văn bản báo cáo. + Đó là báo cáo về tình hình sinh hoạt, học tập công tác của lớp trong hai tháng cuối năm. Tình huống (a)- viết văn bản đề nghị. Tình huống (c)– viết đơn xin nhập học. TL: Trình tự: có các mục cơ bản được sắp xếp: + Quốc hiệu – tiêu ngữ. + Địa điểm, ngày tháng làm báocáo. + Tên báo cáo. + Ai báo cáo? + Báo cáo cho ai? + Kết quả báo cáo. + Kí tên. TL: Giống nhau: về trình tự của một văn bản báo cáo. Khác nhau: về nội dung. * Văn bản 1: Báo cáo về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20-11 của lớp 7B. TL:+ Báo cáo về vấn đề gì? + Báo cáo với ai? + Ai báo cáo? TL: Một văn bản báo cáo cần đầy đủ các mục cần thiết; lời lẽ sáng sủa, rõ ràng, có số liệu cụ thể để giúp người nhận báo cáo anứm rõ được tình hình. TL: Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ to, giữa trang giấy. TL: Không viết sát lề giấy, các khoảng can đối, rõ ràng. TL: Các kết quả rõ ràng với các số liệu chio tiết, cụ thể, tránh nói chung chung. HS đọc. I/ Đặc điểm của văn bản báo cáo: * Văn bản 1: Báo cáo về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20-11 của lớp 7B. + Lớp 7B báo cáo. + Báo cáo cho Ban giám hiệu nhà trường. + Lớp 7C báo cáo. + Báo cáo cho anh Tổng phụ trách đội. – Tình buống (b) là cần phải viết văn bản báo cáo. II/ Cách làm văn bản báo cáo: * Trình tự: + Quốc hiệu – tiêu ngữ. + Địa điểm, ngày tháng làm báocáo. + Tên báo cáo. + Ai báo cáo? + Báo cáo cho ai? + Kết quả báo cáo. + Kí tên. * Những phần trọng tâm của văn bản: + Báo cáo về vấn đề gì? + Báo cáo với ai? + Ai báo cáo? * Một số lưu ý khi làm văn bản báo cáo: * Ghi nhớ: SGK/136. III. Luyện tập: 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) Viết một văn bản báo cáo về két quả học tập và rèn luyện của lớp trong học kì I (2005 – 2006) Đọc soạn bài “Luyện tập viét văn bản đề nghị và văn bản báo cáo”. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG ——————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————

File đính kèm:

TIET 124.doc

Giáo Án Ngữ Văn 7 Tiết 124: Văn Bản Báo Cáo

I.Mục tiêu: Giúp HS nắm được:

KT: Đặc điểm của VB báo cáo:hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và cách trình bày loại VB này.

KN: Luyện kĩ năng nhận biết VB báo cáo .

Biết cách viết một VB báo cáo đúng qui cách.

Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết VB báo cáo.

TĐ: Có ý thức viết VB rõ ràng, chính xác.

GV: bài soạn, bảng phụ (ghi dàn mục), một số VB báo cáo.

HS: bài soạn, một số VB báo cáo (GV yêu cầu sưu tầm ở nhà)

NS:23.4.2011 ND:27.4.2011 Tiết 124: VĂN BẢN BÁO CÁO I.Mục tiêu: Giúp HS nắm được: KT: Đặc điểm của VB báo cáo:hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và cách trình bày loại VB này. KN: Luyện kĩ năng nhận biết VB báo cáo . Biết cách viết một VB báo cáo đúng qui cách. Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết VB báo cáo. TĐ: Có ý thức viết VB rõ ràng, chính xác. II.Chuẩn bị: GV: bài soạn, bảng phụ (ghi dàn mục), một số VB báo cáo. HS: bài soạn, một số VB báo cáo (GV yêu cầu sưu tầm ở nhà) III. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ: Trình bày cách làm văn bản đề nghị? Nêu một tình huống trong sinh hoạt , học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị. KT việc chuẩn bị bài: LPHT báo cáo tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn trong lớp. IV.Tiến trình dạy học: Nội dung I.Đặc điểm của VB báo cáo: Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể. II.Cách làm văn bản báo cáo: 1.Cách làm VB báo cáo: VB báo cáo cần được trình bày trang trọng rõ ràng và sáng sủa theo một số mục qui định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào? 2.Dàn mục một VB báo cáo: (SGK/135) 3.Lưu ý: (SGK/ 135,136) III.Luyện tập: Bài tập 1: (HS thực hiện) Bài tập 2: Lỗi trong VBBC thường trình bày chưa rõ ràng, số liệu chưa cụ thể, còn nói chung chung, không theo các mục qui định ... Hoạt động của GV: Từ bài cũ, GV khái quát, chuyển... HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản báo cáo. - Viết báo cáo để làm gì? - Ghi nhận ý kiến nhận xét, giải thích: Báo cáo 1: Báo cáo kết quả hoạt động chào mừng ngày 20 -11. - Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày? Nội dung: chính xác, cụ thể, có số liệu rõ ràng, Hình thức: rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, , trình bày theo một số mục qui định sẵn... - Yêu cầu: Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt, học tập ở trường, lớp em. - Nhận xét. * Giải thích cụ thể tại sao trong 3 tình huống phải viết 3 VB khác nhau như vậy? - Ôn lại các tình huống đòi hỏi phải sử dụng các VB hành chính cho phù hợp. - Qua tìm hiểu, rút ra kết luận về đặc điểm của VB báo cáo? GV kết luận...(I). HĐ2: Tìm hiểu cách làm VB cáo. - Hãy đọc kĩ lại 2 VB báo cáo trên và xem các mục trong VB báo cáo được trình bày theo thứ tự nào? Cả hai VB trên có những điểm gì giống và khác nhau? Những phần nào là quan trọng trong cả hai VB báo cáo? Gợi ý... - Nhận xét, giải thích... - Từ hai VB trên, hãy rút ra cách làm VB báo cáo? HĐ3: Hướng dẫn một số điểm cần lưu ý khi viết VB báo cáo. - Quan sát hai VB báo cáo trên, cho biết: Tên VB báo cáo thường được viết như thế nào? Các mục trong VBBC được trình bày ra sao? (khoảng cách giữa các mục, lề trên, lề dưới, các kết quả của VB báo cáo cần trình bày như thế nào? ...). HĐ4: Củng cố, luyện tập. Hướng dẫn HS làm bài tập Luyện tập. - Nhận xét, ghi bảng. GV củng cố, khắc sâu kiến thức. Hoạt động của HS: HĐ1 Đọc 2 VBBC mục 1/SGK. Chỉ ra mục đích viết Nêu những yêu cầu về nội dung, hình thức - Dẫn ra 1 số tình huống cần viết báo cáo Giải thích Trình bày. HĐ2 Đọc. Trình bày. HĐ3 Đọc Dàn mục một VB báo cáo. Đọc ghi nhớ. HĐ4 Đọc và xác định yêu cầu BT. Trình bày. Nhận xét. IV. Hướng dẫn tự học: 1.Bài vừa học: - Nắm được đặc điểm, cách viết, dàn mục một VB báo cáo. - Nêu 3 tình huống cần viết VBBC. - Sưu tầm một số văn bản báo cáo làm tài liệu học tập. 2.Bài sắp học: Luyện tập làm VB đề nghị và báo cáo. Soạn câu hỏi SGK/ 138. (Ôn lí thuyết và làm bài tập luyện tập) *Bổ sung:

Văn Bản Hợp Nhất Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Văn Bản Hợp Nhất?

Văn bản hợp nhất gắn liền với việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2023, nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý của VBHN

Pháp lệnh số: 01/2012/UBTVQH13 ngày 22/3/2012, có hiệu lực từ 01/7/2012 về Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật.

2. Văn bản hợp nhất là gì?

Văn bản hợp nhất là thuật ngữ nói về văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung. Văn bản hợp nhất tập hợp các nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh hợp nhất văn bản văn bản quy phạm pháp luật 2012.

3. Giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất được xác định như thế nào?

Theo quy định, văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Tuy nhiên, việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Bên cạnh đó, văn bản hợp nhất cũng không thuộc hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật căn cứ theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2023. Như vậy, có thể hiểu văn bản hợp nhất là một loại văn bản có giá trị sử dụng và tham khảo trong quá trình áp dụng, thi hành pháp luật, văn bản hợp nhất không làm thay đổi hiệu lực và giá trị pháp lý của các văn bản được hợp nhất.

4. Văn bản hợp nhất có sai sót thì xử lý như thế nào?

Sai sót làm nội dung văn bản hợp nhất khác với văn bản được hợp nhất: Áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất. Nếu phát hiện sai sót trong văn bản hợp nhất thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có sai sót gửi kiến nghị đến cơ quan thực hiện việc hợp nhất để kịp thời xử lý; trường hợp không xác định được cơ quan thực hiện việc hợp nhất thì gửi kiến nghị đến Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp thông báo ngay đến cơ quan có trách nhiệm xử lý sai sót. Thời hạn xử lý kiến nghị: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan thực hiện việc hợp nhất phối hợp với cơ quan Công báo xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất và thực hiện việc đính chính trên Công báo theo quy định của pháp luật về Công báo. Văn bản hợp nhất đã được xử lý sai sót phải được đăng trên Công báo điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan.

Bất cập thứ nhất được thể hiện tại Khoản 2, Điều 3 của Pháp lệnh quy định việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Tuy nhiên, ở đây lại không đề cập gì đến ngày hiệu lực của văn bản hợp nhất (VBHN). Vậy ngày hiệu lực của VBHN là ngày nào, ngày có hiệu lực của văn bản được hợp nhất đầu tiên hay văn bản sau cùng, hoặc ngày ký xác thực VBHN… để làm ngày có hiệu lực của VBHN? Chính vì sự thiếu tính thống nhất nên hiện nay nhiều VBHN lấy ngày có hiệu lực không giống nhau Bất cập thứ hai là tại Điều 4 của Pháp lệnh có quy định VBHN được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Tuy nhiên, tại khoản 1 điều 9 lại quy định “Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của VBHN khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất”. Với quy định này chắc chắn không ai dám sử dụng VBHN? Vì pháp luật bao giờ cũng mang tính định hướng hành vi của con người, nếu ai đó tin tưởng và áp dụng VBHN một cách tuyệt đối thì điều gì sẽ xảy ra với họ khi VBHN bị sai sót. Tất nhiên, khi đó người áp dụng phải gánh lấy rủi ro pháp lý chứ không phải ai khác. Do đó, để loại trừ rủi ro pháp lý thì người dân sẽ không sử dụng VBHN/hoặc sử dụng chỉ mang tính tham khảo để có cái nhìn chung, mà sẽ áp dụng văn bản được hợp nhất.

Văn Bản Hợp Nhất Là Gì? Mở Rộng Hiểu Biết Về Văn Bản Hợp Nhất

1. Văn bản hợp nhất là gì, bạn biết chưa?

Như vậy có thể thấy, nếu văn bản hiện hành chưa được sửa đổi bổ sung thì các đối tượng có trách nhiệm thi hành chỉ phải đọc các điều khoản trên một văn bản. Còn nếu văn bản đó đã được sửa đổi, bổ sung, các điều khoản sửa đổi, bổ sung sẽ không được thêm vào ngay trên văn bản gốc mà cơ quan có thẩm quyền phải lập một văn bản sửa đổi, bổ sung khác. Lúc này để thực thi đầy đủ các điều khoản trong một văn bản, đối tượng có trách nhiệm thi hành phải phải cùng một lúc đọc nhiều văn bản bao gồm, văn bản ban hành gốc, văn bản sửa lần 2, văn bản sửa lần 3,… Điều này gây ra bất tiện và khó khăn đối với người tra cứu, sử dụng. Từ đó pháp lệnh quy định về việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật được lập và ban hành bởi Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó quy định:

– Hợp nhất văn bản là việc sửa đổi những nội dung chưa hợp lý và bổ sung thêm nội dung mới sao cho phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó theo quy trình và kỹ thuật lập văn bản được quy định trong pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật.

– Sự hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung dựa trên quy trình kỹ thuật do pháp lệnh quy định thành văn bản hợp nhất

– Nguyên tắc hợp nhất văn bản:

+ Chỉ hợp nhất những văn bản được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Văn bản sau khi được hợp nhất có nội dung và hiệu lực không được thay đổi

+ Văn bản hợp nhất có bố cục trình bày và trình tự, kỹ thuật hợp nhất phải được tuân thủ theo quy định trong pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật.

2. Những đặc trưng cơ bản của văn bản hợp nhất 2.1. Văn bản hợp nhất có giá trị pháp luật không?

Điểm tiện lợi của văn bản hợp nhất là giúp người tra cứu, người sử dụng tìm thấy ngay nội dung các điều khoản để áp dụng mà không cần phải tìm hiểu trên nhiều văn bản. Tuy nhiên khác với văn bản hiện hành, văn bản hợp nhất không được thừa nhận là văn bản quy phạm pháp luật theo quy định những văn bản thuộc văn bản pháp luật.

2.2. Văn bản hợp nhất và những bất cập

Văn bản hợp nhất trong quá trình thực thi còn tồn tại 2 bất cập sau:

– Văn bản hợp nhất không làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất tuy nhiên như đã đề cập, văn bản hợp nhất không quy định cụ thể ngày có hiệu lực

– Văn bản hợp nhất còn tồn tại nhiều rủi ro pháp lý cho người dùng khi mà trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật hợp nhất dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất. Đây là bất cập đáng lo ngại nhất đối với người áp dụng khi quá tin tưởng văn bản hợp nhất đến khi có sai sót lại tự mình gánh lấy rủi ro pháp lý. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cũng như để tránh vướng phải những vấn đề về pháp lý, người sử dụng thường sẽ ưu tiên áp dụng văn bản được hợp nhất hơn. Đó cũng là lý do vì sao mà văn bản hợp nhất lại không có giá trị thực tiễn.

3. Các cơ quan có thẩm quyền tổ chức hợp nhất văn bản

– Đối với những văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội thì sẽ được thực hiện hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất bởi chủ nhiệm Văn phòng quốc hội trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản sửa đổi, bổ sung được công bố

– Đối với những văn bản được sửa đổi, bổ sung của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ký ban hành, sửa đổi, bổ sung thì gửi tới cơ quan chủ trì, người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo và tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất. Không quá 5 ngày sau đó cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung hoàn thành việc hợp nhất văn bản và ký xác thực văn bản hợp nhất

– Đối với văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, văn bản liên tịch do chính Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo thì sẽ được thực hiện hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất bởi chính Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoàn thiện trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành văn bản

– Đối với văn bản do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, văn bản liên tịch do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành sẽ được tổ chức thực hiện hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất bởi Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hoàn thiện trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành văn bản

– Đối với văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành, văn bản liên tịch do các bộ chủ trì soạn thảo thì được tổ chức thực hiện hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất bởi chính Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoàn thiện trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành văn bản

– Đối với văn bản của cơ quan Kiểm toán Nhà nước ban hành thì việc tổ chức thực hiện hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất bởi Tổng Kiểm toán Nhà nước hoàn thiện trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành văn bản

4. Bố cục của một văn bản hợp nhất theo quy định

Một văn bản hợp nhất phải có đầy đủ các nội dung bao gồm: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản hợp nhất, lời nói đầu, căn cứ ban hành, phần, chương, mục, điều khoản, điểm của văn bản được sửa đổi, bổ sung và các nội dung được hợp nhất theo kỹ thuật quy định. Cụ thể:

– Tên văn bản hợp nhất là tên văn bản được sửa đổi, bổ sung

Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 1 năm 2014 của Bộ tài chính hướng dân xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 3 năm 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 176/2023/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2023 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 1 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2023.

– Lời nói đầu, căn cứ ban hành: Lời nói đầu được thực hiện theo hợp nhất nội dung sử đổi, bổ sung, bãi bỏ

– Hợp nhất nội dung được sửa đổi: Văn bản được sửa đổi, bổ sung có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được sửa thì số thứ tự của phần, chương, mục, điều, khoản, điểm trong văn bản hợp nhất vẫn được giữ nguyên như văn bản được sửa đổi, bổ sung

– Hợp nhất nội dung được bổ sung: Vẫn giữ nguyên số thứ tự của phần, chương, mục, điều, khoản, điểm như trong văn bản được sửa đổi, bổ sung những việc sắp xếp phần, chương, mục, điều, khoản, điểm trong văn bản hợp nhất được thực hiện theo thứ tự quy định trong văn bản sửa đổi, bổ sung

– Hợp nhất nội dung được bãi bỏ: Trong văn bản hợp nhất không thực hiện nội dung các phần, chương, mục, điều, khoản, điểm được bãi bỏ và giữ nguyên số thứ tự của phần, chương, mục, điều, khoản, điểm như trong văn bản sửa đổi, bổ sung và ghi rõ cụm từ “được bãi bỏ” ngay sau phần, chương, mục, điều, khoản, điểm đó

– Trình bày quy định về việc thi hành trong văn bản hợp nhất bao gồm:

+ Trình bày chú thích ngay tại tên chương hoặc điều quy định về việc thi hành tại cuối trang phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung, ngày có hiệu lực và các nội dung về việc thi hàng trong văn bản sửa đổi, bổ sung trong trường hợp văn bản sửa đổi, bổ sung có điều khoản quy định và hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành,…

+ Trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích ngay tại tên chương hoạch điều quy định về việc thi hành và tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành của văn bản quy định về việc thi hành trong trường hợp cơ quan ban hành văn bản được hợp nhất có ban hành văn bản quy định về việc thi hành văn bản được hợp nhất.

Văn Bản Hợp Nhất 8016/Vbhn

Văn bản hợp nhất 8016/VBHN-BTP hợp nhất Nghị định quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.

Số: 8016/VBHN-BTP

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 35/2000/QH10 CỦA QUỐC HỘI VỀ VIỆC THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 11 năm 2001, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2012.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;

Để tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tiến tới xóa bỏ tình trạng hôn nhân không đăng ký, khuyến khích xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp[1],

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết về đăng ký kết hôn đối với:

a) Các trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực pháp luật, mà chưa đăng ký kết hôn;

b)[2] (được bãi bỏ)

2. Quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả các trường hợp giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam; các trường hợp giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam hoặc cả hai bên đều là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam.

Người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam nói tại khoản này là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không được các nước khác thừa nhận có quốc tịch nước đó, đang làm ăn và sinh sống ổn định, lâu dài ở Việt Nam.

Điều 2. Khuyến khích đăng ký kết hôn và nghĩa vụ đăng ký kết hôn

1. Những trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, mà chưa đăng ký kết hôn, thì được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận tiện cho đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp này không bị hạn chế về thời gian.

2. Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn. Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.

Điều 3. Công nhận ngày hôn nhân có hiệu lực

Quan hệ hôn nhân của những người đăng ký kết hôn theo quy định tại Nghị định này, được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế. Ngày công nhận hôn nhân có hiệu lực phải được ghi rõ trong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Điều 4. Miễn lệ phí đăng ký kết hôn

Việc đăng ký kết hôn đối với các trường hợp quy định tại Nghị định này được miễn lệ phí.

Chương II

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Điều 5. Thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hôn

1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên, thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Trong trường hợp cả hai bên không có hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì ủy ban nhân dân cấp xã, nơi một trong hai bên đăng ký tạm trú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký kết hôn.

2. Khi đăng ký kết hôn, các bên chỉ cần làm Tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.

Trong Tờ khai đăng ký kết hôn, các bên ghi bổ sung ngày, tháng, năm xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế. Trong trường hợp vợ chồng không cùng xác định được ngày, tháng xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế, thì cách tính ngày, tháng như sau:

Nếu xác định được tháng mà không xác định được ngày, thì lấy ngày 01 của tháng tiếp theo;

Nếu xác định được năm mà không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo.

Điều 6. Giải quyết việc đăng ký kết hôn đối với quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987

Trong trường hợp hai vợ chồng cùng thường trú hoặc tạm trú có thời hạn tại nơi đăng ký kết hôn, thì Ủy ban nhân dân thực hiện việc đăng ký kết hôn ngay sau khi nhận Tờ khai đăng ký kết hôn.

Trong trường hợp một trong hai bên không thường trú hoặc tạm trú có thời hạn tại nơi đăng ký kết hôn, nhưng Ủy ban nhân dân biết rõ về tình trạng hôn nhân của họ, thì cũng giải quyết đăng ký kết hôn ngay. Khi có tình tiết chưa rõ các bên có vi phạm quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng hay không, thì Ủy ban nhân dân yêu cầu họ làm giấy cam đoan và có xác nhận của ít nhất hai người làm chứng về nội dung cam đoan đó. Người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của lời chứng.

Điều 7.[3] (được bãi bỏ)

Điều 8. Địa điểm đăng ký kết hôn

Để tạo điều kiện thuận tiện cho các bên kết hôn, việc đăng ký kết hôn có thể được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân hoặc tại thôn, bản, tổ dân phố theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 9. Công nhận con chung của vợ chồng

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn của các trường hợp quy định tại Điều 1 Nghị định này và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.

Nếu trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con vẫn bỏ trống phần ghi về người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, căn cứ vào Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ để ghi bổ sung về người cha vào Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con, đồng thời gạch bỏ phần ghi chú “con ngoài giá thú” trong Sổ đăng ký khai sinh.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[4]

Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị định này.

Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc triển khai thực hiện Nghị định này.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Tuyên truyền, vận động, rà soát, lập danh sách các trường hợp cần đăng ký kết hôn theo quy định tại Nghị định này;

b) Tổ chức đăng ký kết hôn kịp thời, thuận tiện, chính xác cho những trường hợp quy định tại Nghị định này;

c) Xác nhận chính xác, kịp thời về tình trạng hôn nhân của các bên kết hôn, nếu được yêu cầu;

d) Bảo đảm cân đối kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành cho hoạt động đăng ký kết hôn nói tại Nghị định này.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

Hoàng Thế Liên

[1] Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Ngoại giao;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,”

[2] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2012.

[3] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2012.

[4] Điều 5 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2012 quy định như sau:

“Điều 5. Điều khoản thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2012.