Văn Bản Kéo Dài Thời Gian Giữ Chức Vụ / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Quy Trình Bổ Nhiệm Lại Hoặc Kéo Dài Thời Gian Giữ Chức Vụ Lãnh Đạo Của Công Chức, Viên Chức

Quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo của công chức, viên chức được quy định tại Điều 16 Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau:

1. Công chức, viên chức lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng thuộc diện xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ.

2. Thủ trưởng đơn vị phối hợp với ban thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy Đảng cùng cấp (nơi không có ban thường vụ) tổ chức thực hiện quy trình bổ nhiệm lại lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng của đơn vị như sau:

a) Đối với bổ nhiệm lại lãnh đạo cấp Vụ:

– Bước 1: Tổ chức họp toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị để tham gia ý kiến và bỏ phiếu kín. Đối với đơn vị có trên 100 công chức, viên chức và người lao động thì không tổ chức họp toàn thể công chức, viên chức mà tổ chức họp cán bộ chủ chốt của đơn vị (thành phần tương tự như điểm d Khoản 2.1 Điều 11 của Quy chế này). Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ tham dự hội nghị.

– Bước 2: Thủ trưởng đơn vị nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến có bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại (trường hợp nhân sự là cấp trưởng thì Lãnh đạo Bộ trách đơn vị, sau khi xin ý kiến Bộ trưởng, nhận xét, đánh giá và đề xuất bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại) trước khi họp tập thể lãnh đạo đơn vị để nhận xét, đánh giá, trao đổi, cho ý kiến về việc bổ nhiệm lại và bỏ phiếu kín.

Người được trên 50% số người được triệu tập ở các hội nghị đồng ý thì trình Ban cán sự Đảng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, bổ nhiệm lại; trường hợp từ 50% trở xuống đồng ý thì báo cáo Ban cán sự Đảng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, quyết định.

– Bước 3: Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng ký quyết định bổ nhiệm lại. Trường hợp Ban cán sự Đảng cho chủ trương không bổ nhiệm lại, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng ký quyết định không bổ nhiệm lại. Quyết định không bổ nhiệm lại đồng thời là quyết định bố trí, phân công công tác khác đối với công chức không được bổ nhiệm lại.

b) Đối với bổ nhiệm lại lãnh đạo cấp phòng:

– Bước 1: Tổ chức họp toàn thể công chức, viên chức và người lao động của cấp phòng để tham gia ý kiến và bỏ phiếu kín.

– Bước 2: Thủ trưởng đơn vị nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến có bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại trước khi tập thể lãnh đạo đơn vị họp để nhận xét, đánh giá, trao đổi, cho ý kiến về việc bổ nhiệm lại và bỏ phiếu kín.

Người được trên 50% số người được triệu tập ở các hội nghị đồng ý thì bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị trình thủ trưởng đơn vị quyết định bổ nhiệm lại theo phân cấp quản lý cán bộ hoặc trình Lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị (qua Vụ Tổ chức cán bộ) quyết định bổ nhiệm lại; trường hợp dưới từ 50% trở xuống đồng ý thì thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định hoặc trình Lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị xem xét, quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ. Quyết định không bổ nhiệm lại đồng thời là quyết định phân công công tác khác đối với công chức, viên chức.

c) Hồ sơ bổ nhiệm lại gồm có:

– Tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại;

– Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;

– Các giấy tờ số (2), (3), (4), (5), (10), (11) quy định tại điểm e Khoản 2.1 Điều 11 Quy chế này.

3. Quy trình kéo dài thời gian giữ chức vụ

c) Hồ sơ kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo gồm:

– Tờ trình đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo;

– Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;

– Biên bản cuộc họp tập thể lãnh đạo đơn vị;

– Các giấy tờ số (3), (4), (5), (10), (11) quy định tại điểm e Khoản 2.1 Điều 11 Quy chế này.

Trân trọng!

Hàn Quốc Kéo Dài Thời Gian Giãn Cách Xã Hội

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 25/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Theo hướng dẫn việc siết chặt các biện pháp giãn cách, từ 21h đến 5h sáng hôm sau, các nhà hàng chỉ được phép bán đồ mang về hoặc giao đồ ăn, và hoạt động bình thường trong các khung giờ còn lại. Các cửa hàng cà phê và tiệm bánh mỳ chỉ được phép bán đồ mang về hoặc giao hàng, trong khi các phòng tập trong nhà bị cấm hoạt động. Các trường luyện thi có ít nhất 10 học sinh tại thủ đô Seoul và tại tỉnh Gyeonggi lân cận bị cấm tổ chức các lớp học theo hình thức truyền thống. Việc tới thăm các viện dưỡng lão cũng sẽ bị cấm.

Cũng theo quyết định mới, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết các trường học tại thủ đô Seoul và các thành phố xung quanh sẽ duy trì học trực tuyến cho đến ngày 20/9. Biện pháp này sẽ áp dụng đối với tất cả các trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học tại Seoul, Incheon và tỉnh Gyeonggi. Tuy nhiên các trường phổ thông không phải áp dụng chính sách này để chuẩn bị cho kì thi vào đại học hàng năm dự kiến diễn ra ngày 3/12 tới.

Cùng ngày, Quốc hội Hàn Quốc đã quyết định kéo dài thời gian đóng cửa đến ngày 5/9 để phòng tránh lây lan dịch bệnh. Quyết định này được đưa ra sau khi thư ký của nghị sĩ Lee Jong-bae, người đứng đầu ủy ban chính sách của đảng đối lập Sức mạnh Quốc dân (PPP), dương tính với virus SARS-CoV-2 gây COVID-19.

Trước đó, Quốc hội Hàn Quốc đã phải tạm đình chỉ các hoạt động trong ngày 27/8 và các tòa nhà chính của Quốc hội đóng cửa để khử trùng, sau khi ghi nhận một ca mắc COVID-19 trong Quốc hội. Một phóng viên ảnh chuyên trách các hoạt động của Quốc hội Hàn Quốc đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi đưa tin về một cuộc họp của lãnh đạo đảng Dân chủ Đồng hành cầm quyền. Đây là ca mắc COVID-19 đầu tiên ghi nhận trong Quốc hội Hàn Quốc.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) trong 24 giờ qua, Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 198 ca, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 20.842 ca. Đây là ngày thứ hai liên tiếp Hàn Quốc có số ca nhiễm dưới 200 ca.

* Cũng trong ngày 4/9, theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) quyết định kéo dài chương trình xét nghiệm COVID-19 cho toàn dân thêm 4 ngày, đến ngày 11/9.

Tính đến chiều 3/9, trong số 128.000 mẫu được xét nghiệm đã phát hiện 6 ca mắc COVID-19, trong đó có 2 ca nhiễm mới, 4 ca còn lại là tái nhiễm sau khi từng mắc COVID-19. Trung tâm bảo vệ sức khỏe Hong Kong (CHP) cho rằng có thể trong cơ thể họ vẫn còn mang virus một thời gian, nhưng dự đoán sẽ không có khả năng truyền nhiễm.

Thời Gian Cách Ly Xã Hội Sẽ Kéo Dài Đến 30/4?

Nhiều địa phương cho rằng cần kéo dài cách ly xã hội đến hết 30/4 bởi vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Hà Nội đề xuất kéo dài cách ly xã hội đến 30/4

Sáng 15/4, lãnh đạo Hà Nội đề nghị Chính phủ cho phép kéo dài cách ly xã hội trên địa bàn đến hết tháng 4, theo Vnexpress.

Theo lãnh đạo Hà Nội, diễn biến dịch bệnh đã phức tạp hơn, một số người nghi có thời gian ủ bệnh lâu (trên 14 ngày), tái phát bệnh sau khi khỏi và còn hàng nghìn trường hợp xét nghiệp sàng lọc chưa có kết quả cuối cùng. Do vậy, Hà Nội cần đề xuất Thủ tướng cho kéo dài cách ly xã hội tới 30/4.

TP HCM đề xuất kéo dài cách ly xã hội đến 30/4

Tại buổi họp trực tuyến với Chính phủ về việc phòng, chống Covid-19, Chủ tịch chúng tôi đề xuất tiếp tục kéo dài thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 30/4. Ông Nguyễn Thành Phong cho rằng tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, theo báo Zing News.

Lãnh đạo chúng tôi nhận định dịch bệnh còn tiềm ẩn nguy cơ cao xâm nhập ca bệnh từ trong và ngoài nước. Hiện nay, chúng tôi vẫn giao thương mạnh với các tỉnh thành và hàng ngày có hơn 1.000 người đến thành phố.

10 địa phương đề nghị kéo dài cách ly

Cụ thể, 8 địa phương được lấy ý kiến cho rằng cần thiết kéo dài thời gian cách ly xã hội đến hết tháng 4. Ngoài ra, 2 địa phương đề nghị kéo dài đến hết tháng 5 và 3 địa phương mong muốn tạm dừng thực hiện cách ly xã hội sau ngày 15/4.

Còn các bộ cho rằng, căn cứ vào tình hình thực tiễn sau ngày 15/4, Thủ tướng có thể ban hành Chỉ thị mới dựa trên tình hình dịch bệnh và tình hình kinh tế xã hội của từng tỉnh.

Đối với việc hạn chế nhập cảnh vào Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định cần tiếp tục hạn chế nhập cảnh vào Việt Nam đến ngày 30/4. Việc làm này nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

Trong khi đó, một chuyên gia của Bộ Y tế chia sẻ với báo Tuổi trẻ rằng, nên chia các tỉnh thành ra các nhóm. Các nhóm có mối giao lưu đi lại hạn chế, chưa có ca bệnh nên nới để các cháu có thể đến trường, các doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh, nhưng kiểm soát chặt các khu vực có biên giới và đầu mối giao thông, bên cạnh đó tiếp tục thực hiện tránh tụ tập đông người và đeo khẩu trang, rửa tay phòng dịch.

Một số ý kiến của người dân

“Cách ly khoanh vùng thôi chứ cách ly cả nước thì người dân và doanh nghiệp sống thế nào được. Bây giờ tỉnh nào có ca nhiễm thì điều tra dịch tễ rồi thực hiện giãn cách xã hội với tỉnh đấy, các tỉnh khác vẫn phải hoạt động sản xuất bình thường”.

“Nên kéo dài cách ly đến 03/5/2020 để cách ly trong dịp lễ luôn”.

“Đến 15/4 này nếu thành phố không có thêm ca nào thì đề nghị nên cho 1 số ngành nghề có chọn lọc hoạt động lại”.

“Chuẩn bị ra đường mà ở, chứ tiền đâu mà trả tiền nhà cho người ta đây”.

“Theo tôi Việt nam đang kiểm soát tốt, ý thức của người dân đã nâng cao, chúng ta không cần phải kéo dài cách ly xã hội để làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội”.

“Gia đình tôi có 3 người, 2 vợ chồng và con nhỏ gần 5 tuổi. Chúng tôi mướn phòng trọ và buôn bán nhỏ. Tôi nghỉ bán từ 28/3 theo chỉ thị của CP. Bây giờ nghỉ nữa chúng tôi phải làm sao đây? Trong khi tôi còn khoảng nợ bên Cty Homecredit nữa”.

“Ngoài HN đang nhiều ca mới thì cách ly thêm 7 hoặc 14 ngày hợp lý. Còn các tỉnh khác đặc biệt TP HCM hết ca mới rồi thì nên dừng cách ly. Bao nhiêu doanh nghiêp và người dân kinh tế khó khăn, chính quyền địa phương cũng nên cân nhắc hài hòa giữa 2 bên”.

Hàng không lên kế hoạch tăng bay nội địa từ 16/4

Khi thời hạn 15 ngày ‘cách ly toàn xã hội’ gần kết thúc, Vietjet Air, Bamboo Airways lên kế hoạch tăng các chuyến bay nội địa từ ngày 16/4.

Vietjet Air nói sẽ nối lại nhiều tuyến bay nội địa bị tạm ngừng trước đó, theo VnExpress.

Tương tự, Bamboo Airways cũng dự định sẽ tăng cường tần suất bay tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh lên 7 chuyến/ngày từ 16/4 và khai thác bình thường trở lại nhiều tuyến bay nội địa khác.

Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines được cho là đang xem xét nối lại các tuyến bay từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Thủ Tướng Chính Phủ Quyết Định Kéo Dài Thời Gian Cách Ly Xã Hội

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nhóm địa phương có nguy cơ cao sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22-4 hoặc 30-4 tùy tình hình cụ thể và có thể kéo dài hơn nữa.

Đường Trần Duy Hưng, mật độ giao thông giảm hơn ngày thường, trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Sau khi lắng nghe ý kiến Thường trực Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh tại các địa phương trên cơ sở các phân tích dịch tễ học, khả năng ứng phó với dịch bệnh…

Thủ tướng đồng ý chia làm 3 nhóm tỉnh: có nguy cơ cao; có nguy cơ và có nguy cơ thấp đồng thời thống nhất, các nhóm này không phải là bất biến và sẽ được xem xét, đánh giá lại. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình (Trường Yên), Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Tĩnh. Các địa phương này sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22-4 hoặc 30-4 tùy tình hình cụ thể và có thể kéo dài hơn nữa nếu tình trạng có lây nhiễm xảy ra.

Các tỉnh thuộc nhóm nguy cơ: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước và Đồng Tháp cần có lộ trình thực hiện Chỉ thị 16 và thực hiện nghiêm Chỉ thị 15 căn cứ tình hình thực tiễn đến ngày 22-4.

Nhóm nguy cơ thấp gồm các địa phương còn lại tuy có nguy cơ thấp nhưng khả năng lây nhiễm còn rất cao do đó cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ./.

Theo Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)