Soạn Văn Lớp 10 Bài Văn Bản, Sgk Ngữ Văn 10 Tập 1

Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào?Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?

1. Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào?Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?

Mỗi văn bản được tạo ra:

– Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

– Đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh nghiệm sống, trao đổi tình cảm và thông tin chính trị – xã hội.

– Dung lượng có thể là một câu, hơn một câu, hoặc một số lượng câu khá lớn.

2. Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?

Mỗi văn bản trên đề cập đến:

– Văn bản 1: hoàn cảnh sống có thể tác động đến nhân cách con người theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

– Văn bản 2: thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ: hạnh phúc không phải do họ tự định đoạt, mà phụ thuộc vào sự may rủi.

– Văn bản 3: kêu gọi cả cộng đồng thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Các vấn đề trong văn bản được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản.

– Văn bản 1: văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung, nhằm thực hiện mục đích giao tiếp khuyên răn con người.

– Văn bản 2: văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

3. Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu 3 phần như thế nào?

Văn bản 2: Nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu:

-” Thân em như hạt mưa rào “: ví von thân phận người phụ nữ như hạt mưa.

– ” Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa “: từ việc giới thiệu hạt mưa ở câu trên, câu dưới nói đến hạt mưa rơi vào những địa điểm khác nhau, có nơi tầm thường, có nơi lại tràn đầy hương sắc của đất trời. Hai câu được kết nối chặt chẽ qua từ “hạt” được lặp lại, và có sự phát triển về nội dung ở câu thơ thứ hai.

– ” Thân em như hạt mưa sa “: tiếp tục ví von thân em như hạt mưa khác, nhưng cùng chung nội dung nói về thân phận người phụ nữ nên câu thơ không bị lạc giọng.

– ” Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày “: câu thứ tư lại nói về thân phận hạt mưa bị phân chia rơi vào nơi vất vả hay giàu sang, hạnh phúc. Tiếp tục được liên kết với câu trên bằng từ “hạt”, và phát triển nội dung của câu ba.

Văn bản 3: Nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua ba phần:

– Mở bài: (từ đầu đến “nhất định không chịu làm nô lệ”) : nêu lí do của lời kêu gọi.

– Thân bài: (tiếp theo đến “Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”) : nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi công dân yêu nước.

– Kết bài: (phần còn lại): khẳng định quyết tâm chiến đấu và sự tất thắng của cuộc chiến đấu chính nghĩa.

4. Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?

– Mở đầu: tiêu đề “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”

– Kết thúc: dấu ngắt câu (!).

5. Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?

– Văn bản 1: khuyên răn con người nên lựa chọn môi trường, bạn bè để sống tốt.

– Văn bản 2: tâm sự về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời lên án các thế lực chà đạp lên người phụ nữ.

– Văn bản 3: kêu gọi thống nhất ý chí và hành động của cộng đồng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

II. CÁC LOẠI VĂN BẢN 1. So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 về các phương diện: 2. So sánh các văn bản 2,3 với: Nhận xét:

Soạn Bài Văn Bản Sbt Ngữ Văn 10 Tập 1

2. Bài tập 2, trang 38, SGK.

Trả lời:

Chú ý sắp xếp các câu văn theo một thứ tự hợp lí để tạo được một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc. Có thể theo thứ tự: câu (1) – câu (3) – câu (5) – câu (2) – câu (4).

3. Bài tập 3, trang 38, SGK.

Trả lời:

Viết tiếp thêm khoảng 3, 4 câu, đảm bảo yêu cầu :

– Phát triển ý: Môi trường sống đang bị huỷ hoại nghiêm trọng.

– Các câu liên kết chặt chẽ và có mạch lạc.

Tham khảo đoạn văn sau :

Chàng Trương đi đánh giặc khi vợ mới có mang. Lúc trở về, con đã biết nói. Một hôm đùa với con tự xưng là bố, đứa con không nhận mà nói rằng bố nó tối tối vẫn đến. Trương buồn và ghen, đay nghiến vợ đến nỗi nàng phải tự vẫn. Một tối, ngồi bên đèn đùa với con, thấy nó chỉ lên bóng mình trên tường mà nói : “Bố đã đến kìa”. Lúc đó mới biết là mình lầm thì không kịp nữa.

(Theo Nguyễn Đình Thi,

Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao, cổ tích)

Trả lời:

Văn bản tóm tắt đã bao gồm những chi tiết quan trọng của truyện. Diễn biến theo trình tự câu chuyện. Các câu tạo nên một văn bản nhỏ vì có liên kết mạch lạc.

Về liên kết, chú ý đến các từ cùng trường nghĩa ( bố, con, vợ, chàng, nàng), ( lúc, khi, hôm, tối), các từ thay thế ( nó, mình, đó)… Về mạch lạc, chú ý đến trình tự thời gian của các sự kiện, quan hệ nguyên nhân – kết quả của chúng,…

5. So sánh hai văn bản sau, xác định sự khác nhau về thể loại, về mục đích giao tiếp, về từ ngữ, về cách thức biểu hiện.

a) Sen : Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hay trắng, nhị vàng, hương thom nhẹ, hạt dùng để ăn. Đầm sen. Mứt sen. Chè ựớp sen.

( Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988)

Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

(Ca dao)

Trả lời:

Hai văn bản cùng nói về cây sen, nhưng khác nhau về nhiều phương diện :

– Về thể loại : Văn bản (a) là văn xuôi, văn bản (b) là văn vần.

– Về mục đích : Văn bản (a) nhằm cung cấp những hiểu biết về cây sen : nơi sống, hình dáng, cấu tạo và ích lợi của nó. Văn bản (b) lại có mục đích chính là qua hình tượng cây sen để ca ngợi một phẩm chất tốt đẹp của con người : trong môi trường xấu vẫn giữ được sự thanh khiết, trong sạch.

– Về từ ngữ : Ở văn bản (a) dùng nhiều từ ngữ chỉ có một nghĩa nói về đời sống tự nhiên của cây sen. Ở văn bản (b), nhiều từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển ( đẹp, bùn, hôi tanh, gần, mùi bùn).

– Về cách thức biểu hiện : Văn bản (a) thuộc phong cách khoa học (một mục từ trong từ điển). Văn bản (b) thuộc phong cách nghệ thuật.

6. Đọc đoạn văn sau và phân tích sự liên kết của các câu.

Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy ra được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba, đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất, bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn. Trả lời:

Đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ. Về nội dung, các câu đều nói về việc Tấm đào các lọ chôn dưới đất và có được những tư trang đẹp. Về hình thức liên kết, cần chú ý các từ ngữ chỉ thứ tự, các từ ngữ cùng trường nghĩa quần áo, tư trang ( bộ áo mớ ba, cái xống lụa, cái yếm lụa điều,…), việc lặp từ ngữ ( đào, lọ,…)

chúng tôi

Soạn Bài Văn Bản (Tiếp Theo) Sgk Ngữ Văn 10 Tập 1

Nội dung bài Soạn bài Văn bản (tiếp theo) sgk Ngữ văn 10 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.

III – LUYỆN TẬP 1. Câu 1 trang 37 Ngữ văn 10 tập 1

Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới.

Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể. Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong không khí có thể biến thành tua cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào trụ leo như ở cây mây. Ở những miền khô ráo, lá có thể biến thành gai giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng.

(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997)

c) Đặt nhan đề cho đoạn văn.

c) Đặt nhan đề: Mối quan hệ giữa môi trường và cơ thể.

2. Câu 2 trang 38 Ngữ văn 10 tập 1

Sắp xếp những câu sau đây thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc; sau đó đặt cho văn bản một nhan đề phù hợp.

(1) Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.

(2) Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc.

(3) Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.

(4) “Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

(5) Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người.

Trả lời:

– Có thể sắp xếp theo hai cách, thứ tự của các câu là: (1) – (3) – (5) – (2) – (4) hoặc (1) – (3) – (4) – (5) – (2).

– Nhan đề: Hoàn cảnh sáng tác và bố cục bài thơ “Việt Bắc”.

3. Câu 3 trang 38 Ngữ văn 10 tập 1

Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng. Trả lời:

Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng. Hàng năm có hàng triệu tấn rác thải không phân hủy bị vứt bừa bãi khắp nơi làm ô nhiễm môi trường đất và nước. Việc làm này khiến đất đai không còn trồng trọt được, đầu độc và giết chết các sinh vật đang sống trong lòng đất và ở các nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Những cánh rừng ở đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi khiến lũ lụt, lở đất ngày càng trở nên dữ dội hơn. Không chỉ vậy, bầu không khí của chúng ta cũng bị ô nhiễm nặng nề. Khí thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp xả ra quá mức cho phép làm cho tầng ôzôn bị thủng, tăng hiệu ứng nhà kính, gia tăng thêm các bệnh về da và hô hấp cho con người.

– Có thể đặt tên cho văn bản là: “Ô nhiễm môi trường sống” hoặc Thực trạng môi trường sống hiện nay

Hoặc:

MÔI TRƯỜNG SỐNG LÂM NGUY

Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng. Nguồn nước vừa ô nhiễm vừa cạn kiệt, đất đai hoặc xói mòn hoặc thoái hóa, không khí bụi bặm,…Nông thôn oằn mình vì các loại hóa chất nông nghiệp còn thành thị ngột ngạt bởi hiệu ứng nhà kính. Những vùng đất có con người sinh sống hầu như đều đã lên tiếng cầu cứu cho sức khỏe của chúng. Ngay cả những nơi ít có bàn chân con người nhất như Bắc cực và Nam cực cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề mà tiêu biểu là hiện tượng băng tan bởi nhiệt độ Trái Đất không ngừng nóng lên. Trên cơ sở những vấn đề có thể mắt tai nghe một cách dễ dàng ấy, thật không dám hình dung về môi trường sống của con cháu chúng ta trong tương lai.

4. Câu 4 trang 38 Ngữ văn 10 tập 1

Đơn xin phép nghỉ học là một văn bản hành chính. Anh (chị) hãy xác định rõ những vấn đề sau đây:

– Đơn gửi cho ai? Người viết đơn ở cương vị nào?

– Mục đích viết đơn là gì?

– Nội dung cơ bản của đơn là gì? (xưng họ tên, nêu lí do xin nghỉ, thời gian nghỉ, lời hứa thực hiện đầy đủ các công việc học tập khi phải nghỉ học,…)

– Kết cấu của đơn như thế nào? (quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm, họ tên và địa chỉ người nhận, nội dung đơn, kí tên,…)

Hãy viết một lá thư đáp ứng những yêu cầu trên của văn bản hành chính.

Trả lời:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày … tháng … năm …

ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp … và Ban giám hiệu trường THPT ….

Tên em là: Trần Văn A, học sinh lớp ….

Em viết đơn này xin cô cho phép em được nghỉ buổi học ngày…tháng…năm vì em bị ốm, không thể đến lớp được. Em xin hứa sẽ thực hiện việc chép bài và học bài nghiêm túc, đầy đủ.

Em xin chân thành cảm ơn cô!

Học sinh (kí tên)

Trần Văn A

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Soạn Bài Tóm Tắt Văn Bản Tự Sự Sbt Ngữ Văn 10 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 87 SBT Ngữ văn 10 tập 1. Dựa vào cốt truyện, hãy tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.

1. Bài tập 1, trang 121, SGK.

Trả lời:

Đọc kĩ đề bài, nhất là hai đoạn tóm tắt và xác định các yêu cầu của bài tập.

a) Mục đích tóm tắt của hai văn bản khác nhau :

– Văn bản (1) : Tóm tắt nhằm mục đích ghi nhớ tác phẩm hoặc làm tài liệu khi cần thiết.

– Văn bản (2) : Tóm tắt nhằm mục đích minh hoạ cho luận điểm trong bài viết. (Chú ý câu : “Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở đó, nhưng dân chúng không chịu nhận cái tình thế đau đớn ấy, và cố gắng đem một nét huyền ảo để an ủi ta.”).

b) Cách thức tóm tắt vì thế có sự khác biệt :

– Văn bản (1) : Dựa vào cốt truyện tóm tắt toàn bộ diễn biến của câu chuyện.

– Văn bản (2) : Lược đi những chi tiết, sự việc không cần thiết, dựa theo nhân vật chàng Trương để tóm tắt chứ không tóm tắt toàn bộ câu chuyện.

2. Dựa vào cốt truyện, hãy tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.

Trả lời:

Đọc lại văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ trong SGK và tham khảo các gợi ý sau :

a) Truyện gồm hai phần :

– Chuyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ thần giữ nước.

– Chuyện về bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thuỷ gắn với sự thất bại của nước Âu Lạc.

b) Chú ý một số sự việc chính sau đây và diễn biến của chúng :

– An Dương Vương xây thành nhưng cứ xây lại đổ. Sau nhờ Rùa Vàng giúp mới xây xong.

– An Dương Vương được Rùa Vàng tặng một cái vuốt để làm nỏ thần. Nhờ nỏ thần, An Dương Vương đánh tan được Triệu Đà, giữ được nước.

– Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho con trai là Trọng Thuỷ. An Dương Vương vô tình đã mắc mưu Triệu Đà : gả con gái cho Trọng Thuỷ.

– Trọng Thuỷ đánh cắp bí mật nỏ thần, chia tay vợ về nước. Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc.

– Thua trận, An Dương Vương đem con gái chạy trốn. Biết Mị Châu là mầm tai hoạ, vua chém đầu con gái rồi đi xuống biển.

– Cái chết của Trọng Thuỷ và truyền thuyết giếng nước – ngọc trai.

3. Dựa vào cốt truyện của đoạn Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn) hãy tóm tắt câu chuyện theo nhân vật Đăm Săn.

Trả lời:

– Đọc lại đoạn trích và bài giảng của thầy (cô) giáo.

– Hình dung diễn biến của cốt truyện theo các sự việc chủ yếu.

– Viết tóm tắt theo nhân vật Đăm Săn.

Gợi ý :

+ Mở đầu : Đăm Săn đứng trước nhà Mtao Mxây khiêu khích, thách đấu.

+ Phần chính : Đăm Săn chiến đấu với kẻ thù. Trận đấu gồm ba hiệp. Hiệp một… Hiệp hai… Hiệp ba…

+ Kết thúc : Trong ngày vui chiến thắng, Đăm Săn vừa cười vừa nói hả hê vừa ăn uống thoả thích, tỏ rõ chàng là người anh hùng vô địch.

– Khi tóm tắt theo nhân vật Đăm Săn, cần chú ý : hình dáng, điệu bộ, cử chỉ của nhân vật. Hình dụng các hành động, lời nói tiêu biểu của nhân vật để nêu bật đặc điểm của nhân vật đó.

4. Dựa vào cốt truyện Tấm Cám, hãy tóm tắt câu chuyện theo nhân vật Tấm, hoặc nhân vật Cám.

Trả lời:

– Đọc truyện Tấm Cám trong SGK.

– Hình dung rõ địa vị, hành động, lời nói và quan hệ giữa nhân vật cần tóm tắt với các nhân vật khác. Ví dụ : Nếu tóm tắt truyện theo nhân vật Tấm thì cần nêu rõ quan hệ giữa Tấm với Cám, dì ghẻ, bà cụ già.

– Nếu tóm tắt truyện theo nhân vật Cám thì cần nêu rõ quan hệ giữa Cám với Tấm, nhất là với những lần Tấm biến hoá.

– Chú ý chọn được các hành động, lời nói tiêu biểu để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật.

Bài tiếp theo

Bài 1 Trang 91 Sgk Ngữ Văn 10 Tập 2

Trả lời câu hỏi Bài 1 trang 91 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận Ngữ văn 10.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 1 trang 91 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

“Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?”

Một bạn đã tìm được một số ý:

a) Giải thích khái niệm tài và đức.

b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.

c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Hãy:

– Bổ sung các ý còn thiếu.

– Lập dàn ý cho bài văn.

TRẢ LỜI BÀI 1 TRANG 91 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2 Cách trả lời 1

a. Bổ sung các ý:

– Mối quan hệ giữa tài và đức.

– Tự hoàn thiện tài và đức trong quá trình rèn luyện của con người.

b. Lập dàn ý:

* Mở bài:

– Tài và đức là những phẩm chất đáng quý của con người.

– Dẫn dắt câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Từ lời dạy của Người, có thể thấy tài và đức là hai phẩm chất cần có và cốt yếu của những người thành công.

* Thân bài:

– Giải thích khái niệm “tài” và “đức”:

+ Tài: tài năng, kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm sống của con người để hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.

+ Đức: đạo đức, tư cách, tác phong, lòng nhiệt tình, khát vọng “Chân, Thiện, Mỹ” trong mỗi con người.

– Giải thích câu nói của Hồ Chủ tịch: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

+ Một số người có tài mà không có đức thì chẳng thể làm được những việc có ích. Có tài mà hành động trái đạo đức còn có thể gây hại cho cộng đồng.

Ví dụ: một học sinh giỏi nhưng vô kỷ luật, nhà bác học có tài nhưng thiếu đạo đức, đem phát minh của mình phục vụ thế lực xấu.

+ Những người có phẩm chất đạo đức tốt thì khó có khả năng hoàn thành tốt công việc, nhất là những việc khó khăn.

Ví dụ: một diễn viên có đời sống trong sạch, đạo đức tốt nhưng không có tài thì chỉ được diễn vai phụ, một nhân viên tốt nhưng không có tài thì không thăng quan,…

+ Mối quan hệ giữa tài và đức: Là hai khái niệm riêng biệt nhưng luôn song hành và cần thiết trong mỗi con người.

⇒ Khẳng định ý nghĩa lời dạy của Bác đối với việc rèn luyện và tu dưỡng nhân cách của con người.

– Đề ra phương hướng phấn đấu, rèn luyện cả tài và đức của mỗi người, nhất là thế hệ thanh thiếu niên: phải rèn luyện cả tài và đức, để tài và đức được cân bằng.

– Kết bài:

+ Khẳng định lại vấn đề được nói tới: Tài và đức luôn song hành và tồn tại mới tạo nên thành công của mỗi người.

+ Khẳng định thế hệ trẻ cần phải được định hướng đúng đắn trong rèn luyện và tu dưỡng để hoàn thiện nhân cách là một người có tài, có đức và có ích.

Cách trả lời 2

a) Bổ sung các ý:

Mối quan hệ giữa tài và đức trong mỗi con người

Bài học rút ra cho mỗi người để hướng đến sự hoàn thiện cả tài và đức cho bản thân

b) Dàn bài:

1. Mở bài: Đưa ra vấn đề nghị luận, trích dẫn câu nói của Bác

2. Thân bài:

Giải: giải thích câu nói của Bác: Tài và đức là hai đức tính cần có của mỗi con người, nếu chỉ có tài mà không có đức thì nhân phẩm con người khi đã không có thì chẳng thể làm được gì có ích và ngược lại kẻ có đức mà không có tài năng thì chẳng thể có khả năng hoàn thành việc gì cả.

Bình:

Khẳng định tính đúng sai của vấn đề

Lí giải tại sao có tài mà không có đức thì là người vô dụng Giai thích vì sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Tài và đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ntn Luận:

Đưa ra những ví dụ chứng minh vấn đề, về những con người tấm gương trong cuộc sống. Phê phán những con người sống không đúng có đức mà không có tài hoặc có tài mà không có đức.

Rút:

Đưa ra bài học kinh nghiệm tích lũy cho bản thân và mọi người.

3. Kết bài:

Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị và sức ảnh hưởng từ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

-/-

Chúc các em học tốt !