Văn Bản Phi Nghệ Thuật Là Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Nghệ Thuật Là Gì? Ngôn Ngữ Và Các Loại Hình Nghệ Thuật Ngày Nay

Nghệ thuật là sự sáng tạo, các hoạt động để tạo ra các sản phẩm (có thể là vật thể hoặc phi vật thể) mang lại những giá trị lớn về tinh thần, tư tưởng và có giá trị thẩm mỹ, mang giá trị văn hóa và làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm của khán giả (người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật). Trong mỗi loại hình nghệ thuật lại có những quy định và ý nghĩa về nghệ thuật khác nhau, nhưng đều có chung quan điểm về giá trị tinh thần và tư tưởng.

Nghệ thuật là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường phổ biến. Theo nghĩa này thường là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một nghệ sỹ cụ thể nào đó.

Được gọi là nghệ thuật là khi một nghề nghiệp nào đó được thực hiện ở mức hoàn hảo với trình độ điêu luyện, thậm chí siêu việt. Chẳng hạn nghệ thuật viết báo, nghệ thuật diễn thuyết, nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật đắc nhân tâm, nghệ thuật dùng phím chuột của PC… Theo nghĩa này thường là một tài khéo đặc biệt nào đó.

“Nghệ thuật đấy là ngữ cảnh địa phương của cá nhân và cộng đồng”. Đây là quan điểm đương đại về nghệ thuật và được đa số học giả chấp nhận.

“Mọi sự miêu tả cảm tính bất kỳ một vật thể sống hay hiện tượng nào từ giác độ trạng thái cuối cùng của nó, hay là dưới ánh sáng của thế giới tương lai, sẽ là tác phẩm nghệ thuật.” Soloviev – nhà thơ triết gia vĩ đại người Nga

Một số khái niệm đi liền với nghệ thuật là nghệ sĩ, nghệ nhân

Có mấy loại hình nghệ thuật?

Loại hình nghệ thuật là những hình thức tồn tại ổn định của nghệ thuật. Tính tới nay thì có tất cả là 6 loại hình nghệ thuật, bao gồm:

Nguồn gốc sâu xa của sự phát sinh và phát triển của các loại hình nghệ thuật trong lịch sử là tính đa dạng của các quá trình, các hiện tượng trong thực tại, và sự khác biệt của những phương thức cũng như nhiệm vụ phản ánh thẩm mỹ và cải tạo hiện thực do nhu cầu nhiều mặt của con người.

Mỗi loại hình nghệ thuật có những đặc trưng riêng, được quy định bởi đặc điểm của đối tượng miêu tả, phương thức tái hiện. nhiệm vụ nghệ thuật và bởi cả những phương tiện vật chất chủ yếu tạo nên hình tượng nghệ thuật.

Ngôn ngữ nghệ thuật là gì?

Ngôn ngữ ngữ thường được dùng trong văn trương đó là loai ngôn ngữ gợi cảm gợi hinh mang chức năng truyền đạt thông tin và thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ cho con người.

Có ba loại ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật:

Ngôn ngữ tự sự: trong truyện, tiểu thuyết, bút kí,…

Ngôn ngữ thơ: trong ca dao, vè, thơ…

Ngôn ngữ sân khấu: trong kịch, chèo, tuồng…

Bản chất nghệ thuật là gì?

Có nhiều người tin rằng nghệ thuật phải thể hiện tư tưởng. Số khác lại thích cảm nhận nghệ thuật bởi chính vẻ đẹp tự thân của nó. Các nghệ sĩ trường phái Ấn tượng có nhiều tranh luận cực đoan về vấn đề này. Một số cho rằng quan trọng nhất là vẽ lại khung cảnh cuộc sống hiện đại; có người lại chỉ hứng thú khảo sát tác động của ánh sáng lên vạn vật. Đến cả hình ảnh của thị dân cũng gây tranh cãi, như Georges Seurat đã vô tình khơi ra.

Giá trị nghệ thuật nằm ở đâu?

Mọi người thường bất đồng gay gắt khi xác định giá trị của một tác phẩm. Vincent van Gogh đã chết trong cảnh nghèo đói vì không bán được tranh – ngay cả bạn bè cũng nói tác phẩm ông vẽ chẳng khác nào của một gã điên. Giờ đây, các bức họa ấy nằm trong số những tranh đắt nhất thế giới. Một ví dụ khác: nhà phê bình John Ruskin đã từng phải hầu tòa vì chê bai bức Cảnh đêm đen và vàng óng của James Whistler.

Ruskin cho rằng bức họa của Whistler vô cùng cẩu thả. Ông không tin nổi Whistler lại đòi 200 đồng vàng cho một thứ “như hắt cả bát sơn vào mặt công chúng”. Whistler đáp rằng: giá trị của tranh không ở chỗ vẽ bao lâu, mà nằm ở tài năng của họa sĩ và bao nhiêu năm miệt mài rèn giữa. Whistler khởi kiện Ruskin vì tội phỉ báng. Whisler thắng kiện và được bồi thường….25 xu. Có vẻ bồi thẩm đoàn cũng ngầm đồng tình với Ruskin.

Nghệ thuật cần phải thỏa mãn nhưng không nhất thiết phải có cảm xúc và ngẫu hứng.

Có lẽ sẽ điều này sẽ gây chói tai cho nhiều người vì chúng ta đang sống chung với một số định kiến rằng: làm nghệ thuật phải nhiều cảm xúc, cần phải có hứng mới làm nên được tác phẩm… Tuy nhiên cảm xúc của con người, về mặt cơ bản, là sự chủ quan. Cảm xúc của một người nghệ sĩ chưa chắc tạo ra cảm xúc cho người xem. Trong khi sự ngẫu hứng cũng tương đương với may mắn. Có những lúc, chúng ta sẽ đi mua vé số vì muốn có nhiều tiền mà không phải làm gì cả. Vì thế, trở thành nô lệ của những yếu tố này sẽ khiến người nghệ sĩ không thể sáng tạo được.

Câu chuyện rằng Marcel Duchamp, đã gửi chiếc bồn tiểu để ngược này đặt tên là “Đài phun nước” (Fountain) và kí tên dưới bút danh chúng tôi gửi đến Hội Nghệ sĩ độc lập (Society of Independent Artists). Vào thời điểm đó, Duchamp là thành viên hội đồng quản trị. Sau nhiều cuộc tranh cãi, tác phẩm đã không được giới thiệu trong triển lãm. Sau đó, Duchamp từ chức khỏi Hội đồng để phản đối. “Đài phun nước” được trưng bày và chụp ảnh tại studio của Alfred Stieglitz, và bức ảnh được xuất bản trong The Blind Man, nhưng bản gốc đã bị mất. Giờ đây, tác phẩm này được xem như một trong những tác phẩm tiêu biểu của thế kỉ 20.

Đây cũng chính là sự thỏa mãn của một chuỗi câu hỏi, thách thức nằm trong tư duy nghệ thuật của Duchamp nói riêng và phong trào Dada nói chung. Tác phẩm thành công ở việc gây ra cảm xúc (có phần tiêu cực, một scandal), tranh luận. Nó khiến chúng ta tự vấn và phải tìm cách tự thỏa mãn chính chúng ta vì cái sự mới mẻ, thách thức các giá trị, tiêu chuẩn nghệ thuật thời bấy giờ. “Đài phun nước” chỉ là một ví dụ nhỏ của sự thỏa mãn. Câu hỏi tiếp theo đặt ra là: “Vào thời nay trong một nền nghệ thuật còn lạc hậu, những tác phẩm của sự thách thức khi nào sẽ xuất hiện?”

Thuật Ngữ Văn Xuôi Là Gì ?

Là loại ngôn từ nghệ thuật đối lập với thơ.

Cần phân biệt khái niệm “văn xuôi nghệ thuật” với khái niệm rộng hơn là “văn xuôi” được hiểu, ví như, theo cách của A.N. Veselovski: “Về mặt lịch sử, thơ và văn xuôi, như một phong cách, có thể và chắc chắn từng xuất hiện đồng thời với nhau: cái này thì ca, cái kia thì kể. Truyện kể cũng có từ thời xa xưa giống như các bài ca; tổ chức theo điệu ca không phải là dấu hiệu cốt yếu của các truyền thuyết tự sự, các saga bắc Âu, loại sử thi bằng văn xuôi này, không phải là chứng cớ duy nhất” ( Thi pháp lịch sử, tr. 296). Ở đây, thứ nhất, văn xuôi chưa có đặc tính nghệ thuật rõ rệt, chưa có sự nối kết các thể loại hạn định lẫn nhau và các dạng của lời nói khác nhau. Thứ hai, ở các giai đoạn phát triển sơ kì, nó nó không đối lập với thơ có hình thức câu thơ, mà đối lập với “cái được ca”, tức là đối lập với các hình thức nguyên hợp của các “nghệ thuật ca nhạc” mà sau này sẽ tách ra thành âm nhạc và thi ca. Đồng thời, khi được tách ra, được biệt lập, các yếu tố của sự thống nhất nguyên hợp vẫn duy trì một cách độc đáo trong bản thân toàn bộ cái chỉnh thể, và điều đó được bộc lộ hết sức rõ ràng ở vai trò của giọng điệu: theo nhận xét sâu sắc của M.G. Kharlap, nó là “nhạc” trong lời và “lời” trong nhạc (M.G. Kharlap.- Về câu thơ. M., 1966, tr. 13). Nhưng, được tách ra từ hình thức nguyên hợp của “các nghệ thuật ca nhạc”, về phía mình, chính thi ca, về cơ bản cũng là một tổ chức nguyên hợp, để sau này nó tách ra thành thơ dưới hình thức câu thơ và văn xuôi nghệ thuật. Đồng thời, trong suốt một thời gian dài (trong văn học Nga, cho đến tận những năm 20 – 30 của thế kỉ XIX), nghệ thuật ngôn từ được xem là “thi ca”, còn câu thơ được lĩnh hội nếu không phải là khả năng duy nhất, thì chí ít, cũng là hình thức phù hợp nhất của nó.

Theo W.K. Kiichelbecker, không thể tách thi ca ra khỏi thơ, giống như không thể tách lí tưởng của Apollon du Belvédère ra khỏi hình thức biểu hiện bằng đá hoa cương của nó” (W.K. Kiichelbecker.- Thơ và văn xuôi//LT. T.59. M., 1953. Tr. 393). Trong bối cảnh lịch sử như thế, sự đối lập “câu thơ – văn xuôi” chính là tách ngôn từ nghệ thuật ra khỏi ngôn từ phi nghệ thuật, tách nghệ thuật ra khỏi khu vực phi nghệ thuật.

Phân tích những thay đổi ngữ nghĩa của những thuật ngữ nói trên ở đầu thế kỉ XIX, Iu.S. Sorokin chỉ ra, rằng “thi ca như “thế giới của lí tưởng”, lĩnh vực của tưởng tượng sáng tạo, đối lập với văn xuôi như là thế giới hiện thực, đời sống thực tế” (Iu.S. Sorokin.- Sự phát triển của thành phần từ vựng trong ngôn ngữ văn học Nga từ những năm 30 đến những năm 90 thế kỉ XIX. M., L., 1965, tr. 463). Về mặt lí thuyết, A.A. Potebnhia cũng suy nghĩ và đối lập văn xuôi với thi ca theo kiểu như thế. Ông viết: “Văn xuôi là lời nói trực tiếp hiểu theo nghĩa, nó là lời nói hoặc chỉ có mục đích thực tiễn, hoặc phục vụ cho việc biểu đạt khoa học. Lời văn xuôi là lời biểu đạt một cái gì đó trực tiếp, không có biểu tượng, và nhìn chung là lời nói không tạo ra hình ảnh, mặc dù những từ ngữ riêng lẻ cũng mang tính hình tượng” ( Thi pháp lí thuyết.- Tr. 52). Với ý nghĩa như thế, văn xuôi là hình thức ngôn từ dùng để truyền đạt thông tin và các chân lí khoa học đối lập với sáng tạo thi ca, loại sáng tạo được thực hiện ở mọi tác phẩm ngôn từ, trong đó, tính xác định của hình tượng làm nẩy sinh dòng chảy của ý nghĩa, tức là nảy sinh tâm trạng phía sau một vài nét vẽ hình ảnh và nhờ nhìn thấy những nét vẽ ấy mà sinh ra nhiều điều vốn chưa có lời kết trong đó, nơi xuất hiện lời bóng gió không có trong ý đồ, hoặc ngược với ý đồ của tác giả” (Như trên. Tr. 156).

Giai đoạn hậu cổ điển trong sự tiến hoá của văn học trước hết là giai đoạn gắn với chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực, nó làm thay đổi quan hệ đối lập nói trên bằng cách đưa lên bình diện thứ nhất “chất thơ của hiện thực”: ở trường hợp này là việc đề cao P. Gogol (V.G. Belinski). Mặt khác, cũng chính vào thời kì ấy, mối quan hệ giữa hình thức câu thơ với trữ tình và nội dung trữ tình được được lí giải sáng tỏ hơn. Ngoài ra, chính truyện thơ, nhất là tiểu thuyết bằng thơ Evgheni Onhegin của Pushkin đã tác động tới sự hình thành và phát triển của văn xuôi nghệ thuật. Có thể nhìn thấy rất rõ trong sáng tác của Pushkin, hai dạng văn xuôi và thơ đã tách ra một cách rõ rệt như thế nào từ sự thống nhất nguyên thủy của thi ca. Truyền thống trần thuật – kể chuyện dân gian và kinh nghiệm đa dạng của vô số thể loại loại ngôn từ ngoài nghệ thuật cũng có ý nghĩa tích cực với sự hình thành của thơ văn xuôi.

Một trong những nét khu biệt cơ bản của ngôn từ nghệ thuật là tiết tấu, vì thế, phân tích văn xuôi nghệ thuật, cần phải bắt đầu từ tiết tấu. Trong câu thơ, luật tiết tấu hoạt động như là nguyên tắc khởi đầu duy nhất trong việc triển khai lời nói, một nguyên tắc có sẵn ngay từ đầu và trở đi trở lại trong từng biến khúc tiếp theo. Trong văn xuôi, sự thống nhất về mặt tiết tấu là kết cục, là kết quả của việc triển khai lời nói, còn các tiền đề và định chế khởi điểm của kết cục ấy thì không có sự biểu hiện rõ rệt bằng lời nói. Trong văn xuôi, sự thống nhất được kết tinh từ sự đa dạng. Ngược lại, trong thơ, sự đa dạng được triển khai từ sự thống nhất có tuyên bố rõ ràng và được thể hiện trực tiếp.

Về phương diện này, những nhận xét của O. Mandelstam về đặc trưng của văn xuôi nhìn từ góc độ thơ là hết sức thú vị: “Với văn xuôi, điều quan trọng là nội dung và vị trí, chứ không phải là nội dung – hình thức. Hình thức văn xuôi là sự tổng hợp. Các mảnh từ vựng ngữ nghĩa chạy tản ra khắp các vị trí. Phân bố hết sức tự do. Trong văn xuôi, lúc nào cũng là “ngày của Thánh George[1]”” (O. Mandelstam.- Ghi chép 1931-1932//”Những vấn đề văn học”, 1968, số 4, tr. 194). Đúng là trong văn xuôi, nhịp điệu ở bước vận động sau không chịu sự quy định của bước vận động trước, mà ở mỗi giai đoạn vận động như thế, bao giờ nó cũng nó cũng tổ chức lại theo kiểu mới. Kết cục là, người ta chỉ có thể tìm thấy nguyên tắc tổ chức cấu trúc ẩn sâu đằng sau sự triển khai lời nói thông thường. Sự bất ngờ của bước sau từ nền tảng của bước đi trước trở thành nguyên tắc tổ chức tiết tấu của văn xuôi. Tuy nhiên, những yếu tố riêng lẻ của sự vận động nhịp điệu bao giờ cũng ít nhiều mang tính xác suất dưới ánh sáng quy luật của một chỉnh thể vận động, của một hệ thống các mối liên hệ lời nói có tổ chức. Bởi thế, “ngày của Thánh George” chỉ tồn tại trong giới hạn của hệ thống ấy.

Nhưng câu thơ tự do vẫn cứ là câu thơ, thậm chí nó thể hiện rất rõ đặc điểm của câu thơ, bởi vì dẫu sự tương đồng của các đơn vị lời nói được đối sánh chỉ ở mức nhỏ nhất, thì ở đó, nguyên tắc san bằng và phân đoạn kép vẫn bộc lộ rõ nhất: chia tiết tấu thành dòng – câu thơ và chia cú pháp thành câu và ngữ đoạn. Ngược lại, văn xuôi có tiết tấu vẫn được xem là một dạng đặc biệt của văn xuôi vì phép điệp và song hành cú pháp dẫu có nhiều kiểu thế nào, thì trong đó vẫn không có sự lưỡng phân và sự nhịp nhàng định sẵn của các thành phần tiết tấu. Sự đồng nhất và sự lặp lại được tạo ra ở đây như những đặc điểm khúc điệu theo cách nào đó, chứ không được tạo ra như luật lệ phổ quát trong việc tổ chức lời nói. Quy tắc của văn xuôi nghệ thuật là sự đa dạng của lời nói với những ranh giới rõ rệt cùng các trung tâm bên trong và sự phân đoạn thống nhất: các đơn vị tiết tấu gốc – các nhịp – cũng đồng thời là các khối thống nhất cú pháp – ngữ cú. Trong ngôn ngữ học, khái niệm ngữ cú (Gốc Hy Lạp: syntagma -cùng kiến tạo, cùng kết nối) được hiểu là đơn vị tiết tấu – giọng điệu gốc, đồng thời cũng là đơn vị cú pháp – ngữ nghĩa của lời nói. Việc nhận thức về ngôn từ luôn gắn chặt với sự phân chia ngữ cú trong các câu (câu nói) và các thành phần câu nói (trong các đơn vị vị ngữ, các câu đơn giản trong tập hợp của cái phức hợp). Theo định nghĩa của L.V. Serba, người đưa ra thuật ngữ này, “ngữ cú” là đơn vị ngữ âm biểu đạt một chỉnh thể ý nghĩa thống nhất trong tiến trình lời nói – tư tưởng” (L.V. Serba.- Ngữ âm học tiếng Pháp.- M., 1957. Tr. 26 – 34).

Phân tích sự chia tách ngữ cú của văn xuôi nghệ thuật (so sánh với các văn bản khoa học và văn bản khoa học – chính luận) sẽ làm sáng tỏ một số qui luật: sự ổn định tương đối của số lượng âm tiết trong một ngữ đoạn, ranh giới xác định của những trường hợp trệch ra ngoài đại lượng trung bình ấy, tương quan tiết tấu giữa các mào đầu và kết thúc ngữ cú và đặc biệt, giữa các câu văn và các thành phần câu văn. Việc ứng dụng thuật ngữ “kolon” (“kolon”, tiếng Hy Lạp, nghĩa là thành phần, một yếu tố của câu nhiều đoạn, ở đây chúng tôi dịch là “nhịp”.- LN), một thuật ngữ có nguồn cội từ thi pháp học và tu từ học cổ đại, để chỉ đơn vị tiết tấu gốc của văn xuôi nghệ thuật là cơ sở tạo nên sự độc đáo trong tiết tấu của nó. Mối liên hệ và tương quan giữa nhịp trong các thành phần câu văn và các câu văn, mối liên hệ và tương quan giữa các câu văn trong các đơn vị siêu câu, trước hết là các đoạn, hết sức khác nhau. Chẳng hạn, hãy so sánh hai đoạn trích từ truyện ngắn:

Người trong bao của A.P. Chekhov: “Vào đêm trăng, khi nhìn đường làng thoáng đãng với những mái nhà tranh, những đống cỏ khô, những hàng liễu chìm trong giấc ngủ, tâm hồn ta bỗng trở nên yên tĩnh; bên trong sự yên tĩnh ấy, con đường lẩn vào bóng đêm, tránh xa bao nhọc nhằn, lo toan và đau khổ, nó dịu dàng, âu sầu, mĩ lệ và có cảm giác, rằng những ngôi sao đang âu yếm mủi lòng nhìn nó, rằng trên trái đất không còn cái ác và tất cả đều tốt đẹp”.

Họ đang đi của M. Gorki: “Gió mạnh giật liên hồi từ Khiva, đập vào những dãy núi đen ngòm Dagestan, nó dội lại, đổ xuống nước lạnh Caspi, làm bờ biển dậy lên những con sóng ngắn, dữ dội. Hàng nghìn ngọn đồi trắng dâng cao trên biển, xoay tròn, nhảy múa, giống hệt như thuỷ tinh nóng chảy đang sôi sùng sục trong một cái nồi hơi khổng lồ, trò chơi ấy của biển và của gió, ngư dân gọi là trò xô đẩy”.

Sự khác nhau rất dễ nhận ra ở sự vận động tiết tấu của những câu văn trên gắn với cả một tổ hợp dấu hiệu tiết tấu – cú pháp. Thứ nhất, đó là tính chất khác nhau ở sự tương tác và liên kết giữa các nhịp: sự liên kết không có liên từ, sự “va chạm” giữa các nhịp tương đối độc lập được móc nối với nhau ở Gorki và sự nhất quán của khối thống nhất liên kết cú pháp được triển khai uyển chuyển và mạch lạc ở Chekhov. Thư hai, ở Gorki, không có sự cân đối tiết tấu-cú pháp trong việc tổ chức và liên kết giữa các nhịp và các câu. Ở Chekhov, tổ chức tiết tấu – cú pháp cân đối (tam thức). Thứ ba, cuối cùng, ở Gorki, những âm tiết mang trọng âm đa phần là các âm tiết đầu nhịp (“Дýет порывами…”) và âm tiết cuối nhịp (“волн ý“, “толче я́“), ở Chekhov, những âm tiết đầu nhịp và cuối nhịp đều không có trọng âm (К огдá в лунную ночь…”, “благополýчн о“). Đặc trưng của tiết tấu văn xuôi được bộc lộ trong một hệ thống quan hệ kép. Thứ nhất, tiết tấu ấy đối lập với tiết tấu thơ (trong thơ, sự thống nhất được định sẵn, các đoạn lời nói riêng lẻ được cào bằng với nhau). Thứ hai, tiết tấu của văn xuôi nghệ thuật có quan hệ tương hỗ với sự đa dạng và sự biến đổi của tiết tấu tự nhiên của lời nói trong các phong cách chức năng khác nhau của nó.

Sự hình thành của nghệ thuật văn xuôi gắn với việc chiếm lĩnh thông thạo tính “đa ngữ” được tồn tại trong ngôn ngữ và tính biểu cảm đặc biệt của vô số biến thể lời nói tạo thành ngôn ngữ. Tính đa ngữ như một nhân tố tích cực của quá trình hình thành nghệ thuật văn xuôi trong văn học Nga được A. Marlinski miêu tả thế này: “Ở ta, bất kì giới nào cũng có thổ ngữ riêng. Một nhóm rất đông thường bắt chước Jargon de Paris[2], các trang chủ thường có tên lóng. Các vị quan toà vẫn chưa bỏ những chữ “bởi chưng”, “vì rằng”[3]. Các nhà lãng mạn chủ nghĩa có từ điển riêng dành cho những từ ngữ rất mù mờ, thậm chí, tất cả các nhà văn đều có ngôn ngữ văn xuôi của mình. Tầng lớp nào, giới nào cũng có lối nói bí hiểm: người này không thể hiểu người kia ngay lập tức” (A.A. Bestuzev-Marlinski.- Toàn tập. T.11. – Spb.1839, tr. 74). Đặc biệt, A.S. Pushkin ý thức sâu sắc cả tính đa tầng của ngôn ngữ, lẫn sự tương tác mang tính sáng tạo nghệ thuật và sự hoà trộn của các dạng lời nói khác nhau trong tác phẩm văn xuôi như một tất yếu: “Ngôn ngữ viết liệu có thể giống hệt như khẩu ngữ không? Tất nhiên là không, cũng giống như ngôn ngữ nói chẳng bao giờ giống ngôn ngữ viết…Với người đọc sành sỏi, càng có nhiều cách biểu đạt, nhiều lối nói đa dạng, ngôn ngữ sẽ càng tốt hơn. Văn viết bao giờ cũng trở nên sống động nhờ những cách biểu đạt nảy sinh từ hội thoại, nhưng cũng không nên tách nó ra khỏi dòng chảy mà nó đã tạo ra qua nhiều thời đại. Viết bằng mỗi một thứ văn nói, cũng tức là không biết ngôn ngữ” (A.S. Pushkin.- Toàn tập. Bộ 6 tập. T.5., M., 1936. Tr.254).

Hình thành đường ranh giới mẫu mực giữa câu thơ và văn xuôi nghệ thuật, Pushkin đã sáng tạo ra chỉnh thể văn xuôi, trong đó vừa có sự thống nhất, lại vừa có sự chia tách và xuyên thấm lẫn nhau của hàng loạt loại hình lời nói: lời sách vở và lời hội thoại, văn viết và văn nói. M.M. Bakhtin đã chỉ ra ngọn nguồn tạo nên phẩm chất đặc biệt của văn xuôi nghệ thuật: “Nhà tiểu thuyết viết văn xuôi (và nói chung, mọi người viết văn xuôi) không cần tẩy sạch khỏi từ ngữ những ý chí và giọng điệu của người khác, không bóp chết những mầm mống ngôn từ xã hội khác biệt tiềm ẩn trong chúng, không gạt bỏ những gương mặt ngôn ngữ và cung cách nói năng (những nhân vật kể chuyện tiềm năng) lấp ló đằng sau các từ ngữ và hình thức ngôn ngữ, nhưng anh ta xếp đặt tất cả những từ ngữ và hình thức ấy ở những khoảng cách khác nhau so với cái hạt nhân hàm nghĩa cuối cùng của tác phẩm mình, cái trung tâm ý chí của chính mình”(Bakhtin.- Lời trong tiểu thuyết. Tr. 111).

Sơ với thơ, thời gian ngệ thuật được văn bản văn xuôi tạo ra cũng có sự thay đổi. Vào thời đại hậu cổ điển, câu thơ càng nghiêng về phía trữ tình, càng trở thành hình thức cơ bản của nó, thì “thời gian chủ quan” rút ra từ dòng chảy chung, được tô đậm một cách ráo riết và được khẳng định như là quy luật phổ quát của tổ chức nghệ thuật thơ, càng bộc lộ rõ hơn trong câu thơ. Cấu trúc đặc thù của câu thơ nằm trong ranh giới của nó, chứa đựng trong bản thân thời gian của cái “tôi” trong tương quan trực tiếp và tự nhiên với cái vĩnh hằng. Trong văn xuôi, bao giờ cũng lộ rõ khoảng cách giữa thời gian của sự kiện được kể lại với thời gian của sự kể. Đây là một trong những hình thức mô tả, “khám phá” tiến trình thời gian khách quan trong toàn bộ sự phức tạp và tính đa tầng của nó, và ngay cả cái ngoài thời gian, cái vĩnh hằng cũng được phát lộ trước hết qua mối liên hệ giữa các thời đại được triển khai một cách khách quan.

Sự nhấn mạnh vào trần thuật tạo hình in dấu ấn đậm nét trong đặc trưng giọng điệu của văn xuôi nghệ thuật. Cả trong câu thơ, lẫn trong văn xuôi, giọng điệu có thể xem là sự biểu đạt nối kết các quan hệ tiết tấu – cú pháp trong việc hình thành và triển khai văn bản nghệ thuật. Nhưng giọng điệu của lời nói bao giờ cũng có quan hệ với tình huống ngoài lời ít nhiều mang tính cụ thể, và so với thơ, chính tương quan ấy sẽ thay đổi sâu sắc trong hệ thống văn xuôi. Trong thơ, mọi ý nghĩa biểu vật – tạo hình đều phụ thuộc vào giọng điệu chủ đạo, sự thống nhất của chủ thể tập trung toàn bộ thế giới trong bản thân được biểu hiện ở sự thống nhất của giọng điệu chủ đạo ấy. Trong văn xuôi, giọng điệu bám chắc trong lời trở thành một nhân tố của tình huống mô tả, nhập vào thế giới tạo hình nghệ thuật, và ở đây, xuất hiện những quan hệ đầy căng thẳng mang tính đặc thù với tác phẩm văn xuôi giữa giọng mô tả và giọng được mô tả.

Không chỉ có hành động, mà còn có cả các nhân vật hành động với tình cảm, quan niệm, giọng nói của chúng, không chỉ có cái được kể, mà ở mức độ này khác, còn có cả người kể chuyện được nhập vào cái được mô tả, và vì thế mà nẩy sinh nhu cầu tái tạo bằng ngôn từ trong chỉnh thể nghệ thuật nhiều giọng nói khác nhau và trái ngược nhau tạo thành một hệ thống nào đó tương đồng với thế giới khách quan trong toàn bộ tính đa diện, đa giọng điệu chủ quan của nó. Có thể dẫn ra trường hợp A.N. Tolstoi làm ví dụ điển hình cho tham vọng về tính khách quan theo kiểu như thế: “… Thảo nguyên, ráng chiều, con đường bẩn thỉu. Họ đi – một người sung sướng, một người bất hạnh, một kẻ say khướt. Có ba kiểu cảm thụ khác nhau về từ vựng, về tiết tấu, về chiều kích. Nhiệm vụ ở đây là: khách quan hoá động tác. Để mặc cho các đối tượng tự nói về mình. Xin mời bạn, độc giả, nhìn con đường và ba người, không phải bằng đôi mắt của mình, mà hãy đi theo con đường ấy với cả kẻ say rượu, cả người sung sướng, lẫn người bất hạnh” (A.N. Tolstoi.- Toàn tập. T. 13. M., 1949. Tr. 569).

Sự thống nhất của tác phẩm văn xuôi không chỉ chứa đựng bên trong các phong cách và những thể loại lời nói khác nhau, mà còn ở cả những giọng điệu và tiếng nói đa dạng. Vì thế, theo định nghĩa của M.M. Bakhtin, “vấn đề trung tâm của lí thuyết văn xuôi nghệ thuật là vấn đề lời hai giọng, lời đối thoại bên trong ở tất cả các loại hình và biến thể khác nhau của nó” ( Lời trong tiểu thuyết, tr. 143).

Câu thơ và văn xuôi có thể tác động qua lại hữu hiệu trong khuôn khổ của một chỉnh thể nghệ thuật. Chẳng hạn, có một thời (vào những năm 40 của thế kỉ XIX), tác phẩm Cuộc đời hai mặt của K. Palova, trong đó văn xuôi xen kẽ với thơ, là thử nghiệm lí thú nhằm phát triển và “bổ sung” cho chỉnh thể thơ – trữ tình. Và từng loại hình lời nói như thế đều có chức năng riêng: các phiến đoạn văn xuôi “kí” sự và phong tục xô viết đối lập với những đoạn thơ tái hiện trực tiếp đời sống tâm hồn của nữ nhân vật, tái hiện cái “tôi” đích thực của nhân vật ấy được dấu kín trong văn xuôi, một cái “tôi” không một ai nhận ra, kể cả bản thân nó.

Có thể khẳng định rằng, dù có vô số đặc điểm và sự khác biệt về mặt dân tộc – lịch sử, sự hình thành của văn xuôi nghệ thuật trước hết gắn chặt với sự tiến hoá của các thể tự sự, với sự hình thành của văn tự sự hiện đại, với sự phát triển của tiểu thuyết và xu hướng “tiểu thuyết hoá” các hình thức văn học khác. Cả lời thơ, lẫn lời văn xuôi chỉ có thể trở thành lời nghệ thuật, nếu như nó nói không phải là về một cái gì đó, mà là một cái gì đó, nếu có một thế giới nghệ thuật được kiến tạo trong nó và do nó kiến tạo, nếu trong nó có một trung tâm thẩm mĩ được bộc lộ mà sự hiện diện của nó sẽ quyết định tất cả các hình thức thực hiện nghệ thuật trong ngôn từ. Sự tác động qua lại giữa câu thơ và văn xuôi trong tiến trình văn học, mối liên hệ phức tạp giữa các loại hình ngôn từ ấy với những thể loại văn học khác nhau, các hình thức kết hợp khác nhau của câu thơ và văn xuôi trong tác phẩm (một mặt là sự kết hợp giữa văn xuôi nhịp điệu với nhân tố chủ đạo thuộc về thơ – trữ tình trong chỉnh thể, mặt khác là việc đưa các hình câu thơ vào loại hình văn xuôi thuần tuý của chỉnh thể nghệ thuật) – là loạt vấn đề vẫn chưa được làm sáng tỏ đầy đủ, vì thế chúng đang là những vấn đề mang tính thời sự.

Người dịch: Lã Nguyên

Nguồn: М.М. Гиршман.- Проза//Поэтика – Словарь актуальных терминов и понятий [гл. Науч. Ред. Н.Д. Тамарченко] Издательство Кулагиной , Intrada, 2008, с. 188-191.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Các Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Văn Bản Ngữ Văn

Để viết một bài văn cho người đọc vào có cảm giác lôi cuốn và hấp dẫn bởi phần nội dung và hình thức trình bày, thì các bạn cần sử dụng kết hợp một cách khéo léo các biện pháp nghệ thuật trong bài viết của mình, một số biện pháp đó là: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,…..

Các biện pháp nghệ thuật trong văn bản:

Trước tiên ta cần tìm hiểu lí thuyết về cụm từ “biện pháp nghệ thuật “, là những nguyên tắc thi pháp trong việc tổ chức một phát ngôn nghệ thuật ( nguyên tắc xây dựng cốt truyện, quy tắc phân chia thể loại, nguyên tắc phong cách, thể thức câu thơ…) việc đưa các biện pháp nghệ thuật là đã có sự dự tính sẵn của tác giả, khi đã xác định được những mục đích, do đó nếu lựa chọn được một biện pháp nghệ thuật thích hợp sẽ là tác phẩm trở nên đắc giá.

Các loại chúng ta thường gặp:

1. So sánh

– Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác, đặc biệt là có nét tương đồng

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành

2. Nhân hóa

– Là dùng những từ ngữ vốn miêu tả hành động bản chất của con người để gán vào sự vật hiện tượng

Ví dụ: Heo hút cồn mây súng ngửi trời

3. Ẩn dụ

– Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác, chúng có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: Mặt trời của Mẹ thì nằm trên lưng

Cách nhận biết giữa so sánh và ẩn dụ:

So sánh: có dấu hiệu nhận biết qua các từ như sau: là, như, bao nhiêu…. bấy nhiêu.

Ẩn dụ: có dấu hiệu nhận biết qua các nét tương đồng của 2 sự vật hiện tượng.

4. Hoán dụ

– Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vât, hiện tượng khác có nét tương đồng gần gũi

Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li / Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

Cách so sánh nhân hóa và hoán dụ:

Nhân hóa có sự nhận biết đó là có chứa các từ tên gọi, hoạt động của con người.

Hoán dụ có sự nhận biết là 2 sự vật có nét giống nhau

5. Nói quá

– Là biện pháp dùng để phóng đại qui mô,tính chất của sự vật hiện tượng

Ví dụ: Chân to giống cái cột đình

6. Nói giảm nói tránh

– Là biện pháp nhằm diễn đạt các ý văn thơ một cách tế nhị, uyển chuyển

Ví dụ: Gục lên súng mũ bỏ quên đời

7. Điệp từ, điệp ngữ

– Là biện pháp được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ hay một cụm từ

Ví dụ: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

8. Chơi chữ

– Là biện pháp được sử dụng đặc sắc về âm sắc, về nghĩa của từ

Ví dụ: Trời cho = Trò chơi

– Đó là những biện pháp nghệ thuật thông dụng trong chương trình văn học các học sinh thường gặp mà chúng tôi tổng hợp. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này đã tóm tắt một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất để giúp các em trong quá trình học

Văn Học Nghệ Thuật Và Chức Năng

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VÀ CHỨC NĂNG

Kỷ niệm 20 năm (1997 – 2017) bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn Thành kính tri ân và dâng tặng các thầy đã khuất: Lê Đình Kỵ, Lê Trí Viễn, Hoàng Như Mai, Trần Thanh Đạm, Tô Vũ   Dâng tặng song thân

Lời giới thiệu

Năm ấy tôi đúng 60 tuổi, “cũng lều, cũng chõng, cũng đi thi”, bạn hữu và học trò ngạc nhiên không ít. Với tôi, đó là một cố gắng cuối cùng để “kỷ niệm” trước khi về hưu. Anh em du học đó đây, mình không đi đâu, đành cố gắng kiếm một tấm bằng nội địa. Nhưng công việc bận rộn, tôi cất bản luận án và quên đi. Khi tìm được thì tài liệu đã quá cũ, rách nát nhiều. May sao, tôi đến thư viện Đại học Sư phạm vẫn thấy còn lưu giữ bản luận án của tôi. Tôi nhờ photo và cho in lại, xuất bản thành cuốn sách này.

Nói cho công bằng, trong rủi có may. Luận án của tôi thuộc ngành lý luận văn học, lý luận mỹ học. Mỹ học thời Xô Viết là một nền mỹ học tuy có những quan niệm thiên lệch, nhưng khá phong phú và nghiêm túc. Nhà nước Xô Viết rất quan tâm đến vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho toàn dân nên khuyến khích nghiên cứu và xuất bản các loại sách mỹ học. Ngay cả các tác gia kinh điển như Kant, Hegel… vẫn được dịch ra tiếng Nga để xuất bản. Trên thực tế, trước khi Liên Xô tan rã, chế độ Xô Viết sụp đổ, các khuynh hướng mới và tác phẩm mới về lý luận khoa học xã hội của phương Tây đã từng được thâm nhập vào Nga (cách phân biệt theo sơ đồ quang phổ trong luận văn này là phỏng theo một tuyển tập của Lôtman về phương pháp chính xác trong nghiên cứu nghệ thuật). Tôi viết luận án trên cơ sở tham khảo các tác giả Nga và Xô Viết, đến nay vẫn thấy an tâm và biết ơn họ (Vưgotxkij, Kagan, Timopheev, Pospelov,…)

Nhưng vấn đề tư liệu tham khảo dù quý hiếm đến đâu cũng chỉ góp được một phần giá trị của luận án. Công trình nghiên cứu phải có một hệ thống luận điểm riêng. Tôi không dám khẳng định điều này nếu tôi không nhận được những lời đánh giá của các thầy các bạn (Xin xem phần cuối sách).

[1] * Bản Mỹ học Hegel trong thư mục của sách này là bản in roneo lưu hành nội bộ.

Mục tiêu cuối cùng của bản luận án là khám phá đặc trưng bản chất của văn học nghệ thuật, trả lời câu hỏi: Nghệ thuật là gì? Thế nào là sáng tạo nghệ thuật?

Để đạt được mục tiêu đó, tôi dùng phương pháp phân loại học, hình thái học nghệ thuật. Để phân loại, tôi chọn tiêu chí chức năng (chức năng luận).

Lấy hoạt động thẩm mỹ của con người trong thực tiễn đời sống (tôi gọi là hoạt động mỹ hóa – từ dùng của Lỗ Tấn) từ cả hai quan điểm đồng đại và lịch đại, làm cái trục chính để xem xét quá trình mỹ hóa từ dạng sơ khai đến dạng trưởng thành. Lộ trình đó diễn ra một cách khách quan cả trong lịch đại và đồng đại, đó là: Ba chặng đường mỹ hóa và hai hệ thống nghệ thuật. Nếu quan sát lịch đại, sẽ thấy quá trình đó diễn ra hàng ngàn năm, từ thời đồ đá đến thời xuất hiện nhà nước cổ đại. Nếu quan sát đồng đại, sẽ thấy ba dạng mỹ hóa đó thường xuyên diễn ra trong môi trường sống quanh ta. Mỗi chặng đường mỹ hóa được trình bày, phân tích thành một chương của luận án. Trong lộ trình mỹ hóa, nghệ thuật xuất hiện dần dần từ nghệ thuật ứng dụng đến nghệ thuật thuần túy. Quá trình lý giải đặc trưng sáng tạo của hai loại nghệ thuật này sẽ trả lời câu hỏi “Nghệ thuật là gì?”. Và không thể tránh khỏi việc cho ra đời một số khái niệm, thuật ngữ “tự tạo” để diễn đạt luận điểm mới nảy sinh (cái đẹp – phi nghệ thuật, nghệ thuật ứng dụng – lưỡng tính, nghệ thuật thuần túy – đơn tính…) kèm theo việc sơ đồ hóa kiểu hình học và dạng quang phổ…

Luận án viết cách đây đã hai mươi năm.

Hai mươi năm ấy, biết bao nhiêu tình: thời kỳ đổi mới, nhiều tư liệu – thông tin khoa học mới và cả một thế hệ các nhà khoa học được học nhiều hơn thời của chúng tôi. Vậy những luận điểm trong luận án đã lạc hậu rồi chăng? Dù sao đi nữa, chúng tôi cũng mạnh dạn công bố, mong các bạn đọc xem như sự cố gắng về tư duy khoa học của một thời – thời bao cấp (!).                                                                                                                                                                                                                                              2017

  Tác giả

Lâm Vinh

NỘI DUNG

Lời giới thiệu của nhà xuất bản Lời nói đầu Những lời nhận xét – Những lời tri âm Nội dung: PHÀM LỆ Chú thích thêm về nguồn tài liệu

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1 NGỌN NGUỒN LỊCH SỬ VÀ LÝ THUYẾT 1. VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI HỌC CỦA VĂN HỌC NGHỆ THUẬT 2. TÌNH HÌNH PHÂN LOẠI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THEO TIÊU CHÍ CHỨC NĂNG VÀ VẤN ĐỀ PHÂN CHIA VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THÀNH HAI HỆ THỐNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 VẤN ĐỀ CHỨC NĂNG VÀ TÌNH HÌNH PHÂN LOẠI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THEO CHỨC NĂNG 1. CHỨC NĂNG LÀ GÌ? QUAN HỆ GIỮA ĐẶC TRƯNG – CHỨC NĂNG NGHỆ THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI NGHỆ THUẬT. 1.1. Chức năng là gì? Chức năng vốn có và chức năng cần có. Quan hệ giữa chức năng nghệ thuật vốn có và vấn đề đặc trưng bản chất của nghệ thuật 1.2. Chức năng là tiền đề, loại thể là hệ quả 2. TÌM CHỨC NĂNG KHÁCH QUAN CỦA NGHỆ THUẬT – NHỮNG THU HOẠCH VÀ NHẬN ĐỊNH 2.1. Ba mươi năm công cuộc tìm kiếm chức năng khách quan của nghệ thuật: 2.2. Vậy chức năng là ở đâu? 3. BA BẬC THANG THẨM MỸ HÓA VÀ SỰ PHÂN CỰC VỀ CHỨC NĂNG 3.1. Từ cái đẹp – phi nghệ thuật đến nghệ thuật đơn tính: 3.2. Sự phân cực về chức năng: chức năng phi nghệ thuật và chức năng nghệ thuật: 3.3. Về tính chất “quang phổ” của chức năng và loại thể trong quá trình phân cực, với sự không dứt khoát của những vùng giáp ranh Chương 3 CHỨC NĂNG THẨM MỸ -PHI NGHỆ THUẬT 1. NGHỆ THUẬT VÀ PHI NGHỆ THUẬT – TÍNH THỐNG NHẤT VÀ SỰ PHÂN BIỆT CHỨC NĂNG 1.1. Trường thẩm mỹ – phi nghệ thuật, cái nôi nuôi dưỡng những hình thức nghệ thuật đầu tiên. 1.2. Khoa học và nghệ thuật – vấn đề Einstein– Dostoevskij: 2. TÍNH TẠO HÌNH VÀ BIỂU HIỆN TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC, CHÍNH LUẬN VÀ NGHỆ THUẬT Chương 4 CHỨC NĂNG THẨM MỸ – NGHỆ THUẬT ĐƠN TÍNH 151 1. ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN KHI TÌM ĐẾN ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT 1.1. Tìm một thước đo 1.2. Đặc trưng – nghiêng về chủ thể – Chủ thể là ai? 1.3. Hình mẫu: từ âm nhạc và thơ 2. NHỮNG QUY LUẬT ĐẶC TRƯNG VÀ CƠ CHẾ CỦA TÂM LÝ SÁNG TẠO 2.1. Quy luật chủ thể hóa nghệ thuật 2.2. Quy luật tình cảm – cảm xúc 2.3. Quy luật tưởng tượng – hư cấu 2.4. Tâm thế tự do – quy luật và điều kiện sản sinh nghệ thuật 3. ĐẶC TRƯNG VỀ CẤU TRÚC CỦA TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT ĐƠN TÍNH 3.1. Từ cấu trúc của “tế bào” hình tượng 3.2. Tác phẩm NTĐT – một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn, hài hòa. Chương 5 CHỨC NĂNG THẨM MỸ -NGHỆ THUẬT LƯỠNG TÍNH 1. NGHỆ THUẬT LƯỠNG TÍNH VÀ VĂN HỌC LƯỠNG TÍNH 1.1 Suy từ nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật “kiến trúc tính” 1.2. Sự ra đời của các hình thức văn học lưỡng tính đầu tiên: Văn học dân gian 1.3. Sự ra đời của các hình thức văn học lưỡng tính trong văn học viết 2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LƯỠNG TÍNH 2.1. Những đặc trưng về chức năng 2.2. Những đặc trưng sinh thành và vận động 3. SỰ TUÂN THỦ MỘT PHẦN NHỮNG QUY LUẬT CỦA SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT: (quy luật chủ thể hóa nghệ thuật, quy luật tình cảm, quy luật tưởng tượng hư cấu) 3.1. Trước tiên, chuyển từ lĩnh vực lý tính sang cảm tính bằng những thủ pháp đơn thuần hình thức: nhạc, vần, hình ảnh: 3.2. Yếu tố chủ thể – cá thể, cái tôi nghệ thuật được thể hiện ở giọng điệu, thái độ tình cảm của người viết 3.3. Về quy luật tưởng tượng – hư cấu 4. ĐẶC TRƯNG VỀ CẤU TRÚC CỦA TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT LƯỠNG TÍNH 4.1. Quan niệm của Hegel về cấu trúc của nghệ thuật tượng trưng 288 4.2. Những đặc trưng về cấu trúc của tác phẩm văn học nghệ thuật lưỡng tính. 292 5. PHÂN LOẠI TÁC PHẨM VĂN HỌC LƯỠNG TÍNH 309 TỔNG KẾT PHÂN LOẠI CÁC BẢNG DANH MỤC PHÂN CHIA LOẠI HÌNH LOẠI THỂ CỦA NGHỆ THUẬT TÍNH THẨM MỸ ĐẶC THÙ CỦA CÁC NHÓM NGHỆ THUẬT ĐƠN TÍNH KẾT LUẬN

PHẦN CUỐI

Những lời nhận xét – Những lời tri âm (Phần tiếp theo) PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 MỤC LỤC CÁC SƠ ĐỒ THƯ MỤC

Văn học nghệ thuật & chức năng

(lộ trình khám phá đặc trưng bản chất của văn học nghệ thuật)

Trích đoạn 3

Những lời nhận xét – Những lời tri âm

Lê Đình Kỵ – cố vấn khoa học

Luận án đề cập đến nhiều vấn đề vừa rất rộng, bao quát, theo hệ thống riêng, vừa mới mẻ, là kết quả của một quá trình nghiên cứu giảng dạy hơn 30 mươi năm về mỹ học và lý luận văn học, có thể coi như công trình của cả một đời. Anh Lâm Quang Vinh hết sức tâm huyết với đề tài mình đã chọn, và dồn tất cả tâm lực của anh cho luận văn được hoàn thành, trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về vật chất, sức khỏe.

Lê Trí Viễn

Đề tài hay, rộng, cần thiết, có ích cho lý thuyết về văn học, cũng như cho thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy, nhất là ở cấp trên đại học. Nó nhằm một mục đích là phân loại. Nhưng phân loại là vấn đề khó có tiếng nói cuối cùng. Bởi, khoa học ngày càng tiến, nhiều ngành khoa học lại nẩy sinh ở giáp ranh giữa các “loại” coi như đã phân giới rồi. Chân lý đạt được chỉ bằng con đường tiếp cận dần, bước tới được bước nào tốt bước ấy. Vấn đề phân loại cũng thế.

Luận án này được viết rất công phu, bao quát nhiều tài liệu tiêu biểu, về lý luận văn học, mỹ học, triết học, nghệ thuật học, lịch sử văn học… và hầu hết như đã nhuần nhuyễn trong nhận thức thành xương máu của người viết nên có thể coi đây là “công trình một đời” qua nghiền ngẫm, suy tư giảng dạy và biên soạn.

Lấy chức năng làm tiêu chí phân loại cũng là một cách làm có cơ sở. Mặc dù vẫn không từ bỏ cách phân loại thi pháp học từ xưa ở phương Tây, nhưng đã kinh qua sự suy nghĩ độc lập, dựng thành một hệ thống, cơ bản có sức thuyết phục, đóng góp cho khoa lý luận văn học, cho mỹ học và cho cơ chế sáng tác về cấu trúc bên trong ở từng “loại”, nghệ thuật lưỡng tính, nghệ thuật đơn tính. Cách phân loại ấy rành rõ, dễ nắm bắt, có thể vận dụng thỏa đáng. Có kết quả thiết thực về lý luận cũng như về thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy. Một số mắc míu đến nay còn chưa được gỡ ra, nay có khả năng vượt qua được một cách bình yên.

… Rất công phu, do kết quả tích lũy, nghiên cứu “cả một đời”, và mọi tiếp nhận, trải nghiệm đều được biến thành của riêng đủ căn cứ, từng khái niệm được xác định kỹ lưỡng. Nhiều vấn đề cao hơn một luận án Phó Tiến sĩ.

Hoàng Như Mai

Những luận văn về vấn đề lý thuyết văn học nghệ thuật, tôi muốn nói không chỉ các luận văn của nghiên cứu sinh mà cả những công trình của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thường có cái đặc điểm là khó đọc, cũng có thể nói thẳng là mang tính kinh viện, nặng về khái niệm, tư liệu và đó là nhược điểm. Luận án này đọc không nặng nề rối rắm mà vẫn không dung dị hóa vấn đề, vẫn đi sâu vào những ngóc ngách tinh tế cần thiết. Đối với tôi, tôi thấy các lập luận phân minh, khúc triết, tiếp nhận được đầy đủ, không khó khăn, không cảm thấy quá phức tạp.

Tôi đánh giá tốt tính chất giáo khoa của luận văn này, và điều này cũng đã giải thích: những kiến thức ở đây không còn là kiến thức vừa được sách vở cung cấp cho, có khi chưa kịp tiêu hóa; những kiến thức ấy đã được vận dụng trong giảng dạy mấy chục năm, cộng thêm với những kinh nghiệm, những suy nghĩ, những điều bổ sung, khám phá thêm của thầy giáo bạc đầu trong nghề. Tôi nghĩ rằng nguyên văn bản luận văn này có thể dùng ngay làm sách học cho sinh viên.

PGS. Trần Thanh Đạm

Tôi đã đọc luận án “Phân loại theo chức năng” với một sự quan tâm có phần đặc biệt. Nói rõ hơn đó là sự quan tâm mỗi lúc được tăng thêm, đi từ sự hoài nghi dần dần đến sự thuyết phục. Trước hết, đề tài của luận án là một đề tài về lý luận, chủ yếu có tính chất lý luận từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp. Nếu khoa học là giả thuyết được chứng minh thì luận án này quả là một công trình khoa học. Đây cũng là một đề tài mới mẻ, không đi vào vết cũ lặp lại, lặp lại các vấn đề đã cũ, có tính chất “truyền thống”. Nghiên cứu vấn đề này, tác giả luận án có thể góp phần làm sáng tỏ thêm một vấn đề cơ bản khó khăn mà lâu nay lý luận văn học vẫn còn quanh quẩn chưa thoát ra được. Đó là vấn đề: Văn học là gì? Văn học và không phải văn học có ranh giới như thế nào? Cái gọi là tính văn học (littérarité/ literariness) của văn học với tính cách là một loại hình nghệ thuật ở chỗ nào? v.v…

Vì vậy hướng nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu của luận án là rất quý, rất tốt, rất đáng hoan nghênh. Luận án là kết quả học tập, nghiền ngẫm, suy nghĩ khá lâu dài, rất đáng hoan nghênh. Luận án là kết quả học tập, nghiền ngẫm, suy nghĩ khá lâu dài, gần như suốt đời của tác giả, một người từ rất sớm đã say mê và theo đuổi môn mỹ học, một môn học rất “đỏng đảnh”, như cô gái kiêu sa làm cho nhiều người say mê song lại ít khi ban phát cho họ thành công và hạnh phúc. Tôi thấy hình như luận án này là nụ cười đầu tiên của “cô nàng” ban phát cho gã si lang là chàng Lâm Vinh. Đề tài và kết quả luận án có thể thành một chuyên đề để giảng dạy về mỹ học và lý luận văn học, có thể tu chỉnh để thành một cuốn sách nghiên cứu và tham khảo có giá trị.

Nhạc sĩ Tô Vũ

Do tính phức tạp của đối tượng, các hình thức VHNT luôn luôn có những hiện tượng nảy sinh, phát triển, ổn định rồi lại chuyển hóa, tổng hợp, phân tách, “muôn hình vạn trạng” rất khó để đưa ra những quy ước chung về tiêu chí phân biệt có thể được tất cả mọi người đồng tình. Vả lại, mục đích cứu cánh của phân loại cũng không phải là đồng nhất hoặc dễ dàng đồng nhất giữa các nhà nghiên cứu phê bình và các nhà sư phạm, giữa ngữ văn học và mỹ học. Nhưng nếu cứ để tình trạng “sứ quân” trong lĩnh vực này kéo dài mãi thì thật không thể tránh được những trở ngại lớn, đặc biệt trong lĩnh vực sư phạm, đào tạo. Vì vậy, tôi thật sự hoan nghênh NCS Lâm Quang Vinh khi anh chọn lựa đề tài phân loại văn học và sử dụng phương pháp tiếp cận mỹ học và chức năng luận để xử lý đề tài đó.

Nhìn theo góc độ của một luận án với ba khâu cơ bản: đặt vấn đề, trình bày phương pháp xử lý, xác định giải pháp hay kết quả, chúng tôi cho rằng luận án P.LV.H.T.C.N của NCS. Lâm Quang Vinh là một công trình nghiên cứu công phu, đặt vấn đề rõ ràng, rành mạch, chứng minh chặt chẽ, kết luận có sức thuyết phục, có ý nghĩa ứng dụng cần thiết và kịp thời.

Văn học nghệ thuật và chức năng

Thư bạn đọc

Kính gởi: Tiến sĩ Ngữ văn Lâm Vinh Chào ông, Tôi là một độc giả rất yêu văn học Việt Nam và thích sưu tập các quyển sách hay về văn học nghệ thuật . Qua tìm hiểu tôi biết được ông có xuất bản quyển: “Văn học nghệ thuật & chức năng qua giới thiệu trên https://vansudia.net Tôi rất thích quyển sách này nên hôm nay tôi viết thư này đến ông để xin mua từ ông một quyển sách nói trên và cũng muốn xin thủ bút cùng chữ ký của ông trên sách để làm kỷ niệm với một người viết đồng thời cũng muốn làm phong phú thêm tủ sách sưu tập của mình. Mong ông giúp cho. Nếu được xin ông cho biết, tôi sẽ gởi tiền đến ông để nhận. Tôi xin chân thành cám ơn ông trước. Kính chúc ông cùng gia đình một lời chúc tốt đẹp nhất. Trân trọng chào ông.

TĐT

123/104 Châu Văn Liêm, Phường An Lạc, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

Trích đoạn 4

VẤN ĐỀ CHỨC NĂNG VÀ TÌNH HÌNH

 PHÂN LOẠI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

 THEO CHỨC NĂNG

Quan hệ giữa chức năng và sự phân loại. • ba bậc thang thẩm mỹ hóa. • Sự phân cực, tính quang phổ của chức năng. • Ba mươi năm tìm kiếm chức năng khách quan của nghệ thuật.

CHỨC NĂNG LÀ GÌ ? QUAN HỆ GIỮA ĐẶC TRƯNG – CHỨC NĂNG NGHỆ THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI NGHỆ THUẬT

Văn học nghệ thuật là một thế giới mà con người chưa đến được tận cùng chiều sâu và chiều rộng của nó. Khi mở đầu bộ giáo trình mỹ học của mình, Hegel đã nói về đối tượng nghiên cứu của ông là “nghệ thuật, đó là vương quốc bao la của cái đẹp”

Trong sách Văn học khái luận, nhà văn Đặng Thai Mai có trích lời một nhà nghiên cứu văn học hiện đại nước Anh:

“Văn học có lẽ là một sự trạng lạ lùng hơn hết tất cả những công cuộc có ý thức của tinh thần loài người. Văn học có thể ví với một vùng biển lớn. Từ xưa đến nay, trong mấy chục thế kỷ, bao nhiêu sự thực cùng tình tứ, tư duy cùng mơ mộng, tưởng tượng và quan niệm mà các phạm trù khác của tư tưởng không biểu hiện ra được thì đều tuôn vào trong lòng biển văn học… Văn học bao hàm hết nghìn vạn hình tượng. Bờ cõi của văn học một mặt thì giáp với khoa học, một mặt gần gũi với âm nhạc, một mặt kề sát vào nghệ thuật điêu khắc, và có lúc lại muốn tiếp xúc với các lĩnh vực tôn nghiêm của tôn giáo nữa” (46:26, 27)

Vì vậy mà người ta luôn đặt câu hỏi về chức năng của văn học nghệ thuật. Nó là gì, nó có sứ mệnh gì, nó tồn tại vì lý do gì? Loay hoay suy ngẫm bàn bạc, từ cổ chí kim, người ta đưa ra những câu trả lời, mỗi câu trả lời chính là một định nghĩa, một ức đoán về chức năng. Gọi là ức đoán, vì hôm nay nói ra, hôm sau thấy khác, cần suy ngẫm lại, cần nói lại, thêm vào, rồi bớt ra.

1.1.   Chức năng là gì? Chức năng vốn có và chức năng cần có. Quan hệ giữa chức năng nghệ thuật vốn có và vấn đề đặc trưng bản chất của nghệ thuật

Chức năng là “Sự thể hiện ra bên ngoài các đặc tính của một khách thể nào đó trong một hệ thống các quan hệ nhất định”[1], “là tác động của các đặc tính của một hệ thống khách thể đối với các hệ thống môi trường”[2].

[1] Từ điển Triết học, NXB Tiến Bộ, Mạc Tư Khoa, trang 96 (Bản tiếng Việt).

[2] Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập I, 1995, trang 545 (LV nhấn mạnh).

Có thể hiểu chức năng của nghệ thuật ở ba cấp độ khác nhau:

Thứ nhất, chức năng có ý nghĩa khái quát nhất: chức năng ý thức (nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội), chức năng hoạt động thực tiễn (nghệ thuật là một loại hoạt động tinh thần – thực tiễn). Ở cấp độ này, nghệ thuật cũng đóng vai trò như mọi hình thái ý thức và hoạt động thực tiễn khác.

Thứ hai, chức năng có ý nghĩa hẹp hơn: chức năng riêng, còn gọi là chức năng đặc thù của nghệ thuật. Đây là cấp độ ý nghĩa có nhiều biến động nhất, có nhiều tranh luận nhất. Bao nhiêu đặc tính, bấy nhiêu chức năng; bao nhiêu chức năng, bấy nhiêu định nghĩa về nghệ thuật. Nghệ thuật luôn luôn phát triển qua các thời đại, vậy chức năng của nó cũng vừa tĩnh, vừa động, không phải nhất thành bất biến.

Thứ ba, chức năng có ý nghĩa hẹp nhất, và cụ thể nhất, một thứ chức năng cần có, được định hướng, thậm chí được quy định bởi một khuynh hướng, một trường phái triết học, đạo đức, chính trị tôn giáo, nghệ thuật (Văn dĩ tải đạo, thi ngôn chí, văn học là nhân học, văn học là vũ khí, v.v).

Cả ba cấp độ chức năng nói trên đều là đối tượng nghiên cứu của công trình này, vì theo suy luận: đặc trưng, chức năng là tiền đề, loại thể là hệ quả. Mỗi dạng chức năng nghệ thuật sẽ sản sinh những loại thể tương ứng nhằm thực hiện tối đa yêu cầu mà chức năng đã đặt ra. Vậy có thể nói rằng, có mối quan hệ nhân quả giữa đặc trưng – chức năng và loại thể: đặc trưng, chức năng là tiền đề, loại thể là hệ quả. Chức năng là cánh cửa đầu tiên của đặc trưng nghệ thuật: những hình thức, loại hình, loại thể hiện ra phong phú trước mắt ta.

Hình thái học cần làm rõ ba khu vực chức năng: chức năng phi nghệ thuật, chức năng “tiền nghệ thuật”, “nửa nghệ thuật”, và chức năng nghệ thuật. Về văn học, ba khu vực này sản sinh ra ba hình thức văn học: văn thường, văn đẹp, văn nghệ thuật.

Qua hai câu định nghĩa về chức năng của hai cuốn từ điển, ta thấy có sự thống nhất khi nói về chức năng, chức năng chính là những đặc tính của khách thể (không phải sự quy định từ chủ thể), chức năng chính là những đặc tính của khách thể đó được thể hiện hoặc tác động đến môi trường.

Nếu lịch sử đã vận động và sản sinh ra những hình thái hoạt động khác nhau của con người, thì nghệ thuật cũng ra đời như vậy, và chức năng của nó là do lịch sử phát triển tự nhiên mà có, không phải do lực lượng nào, con người nào, dù là con người tài ba xuất chúng, phong tặng trao gởi chức năng cho nó. Nói giản đơn, chức năng nghệ thuật bao giờ cũng là chức năng vốn có, không thể là chức năng cần có, chức năng áp đặt. Nghiên cứu nghệ thuật và văn học trên quan điểm khách quan, khoa học là tìm ra chức năng tự nhiên – vốn có của nó. Cũng vì vậy, trong hàng chục công trình mỹ học nước ngoài xuất bản trong vòng ba thập kỷ qua, chức năng của nghệ thuật được trình bày nhiều cách, và nói chung là không giống nhau, chứng tỏ rằng chức năng vốn có của nghệ thuật vẫn còn là vấn đề đang tìm tòi nghiên cứu.

Tuy nhiên, không phải là không có những trường hợp văn học nghệ thuật phải mang những nhiệm vụ chức năng do sự quy định của con người, những chức năng cần có. Đó là sự quy định bởi khuynh hướng triết học, chính trị hay đạo đức, của một giai cấp, một tập đoàn xã hội hay một khuynh hướng xã hội nào đó. Như trường hợp “Văn dĩ tải đạo”, “Thi ngôn chí”, là những quan niệm về chức năng thuộc ý thức hệ Nho giáo thời trung đại phong kiến phương Đông.

Vậy chức năng của văn học nghệ thuật là một vấn đề vừa mang tính khoa học khách quan, vừa mang tính chủ quan. Nay nghiên cứu về hình thái học nghệ thuât, một phương diện gọi là hệ quả của đặc trưng nghệ thuật, của chức năng nghệ thuật, cần tìm hiểu cả hai tính chất trên của vấn đề chức năng.

Thế nào là mối quan hệ giữa chức năng với những vấn đề đặc trưng nghệ thuật nói chung?

Càng ngày càng có những phát hiện về đặc trưng của nghệ thuật, một trong những phát hiện quan trọng là chức năng, là tính đa chức năng của nghệ thuật (polifonction). Có thể hình dung nghệ thuật như một khối ngọc bích có nhiều mặt cắt, đó là những chức năng, mỗi mặt tỏa một thứ ánh sáng khác nhau, nhưng nhìn từ xa vẫn thấy chung một vừng sáng nhiều màu huyền ảo.

Nghệ thuật khi được xem như tiếng nói tình cảm của con người, khi là thông điệp gởi đến các thế hệ, khi là sách giáo khoa của đời sống, khi là bộ nhớ xã hội, khi là lời dự báo, v.v. Có thể kể ra rất nhiều và rất nhiều những mệnh đề như thế khi mỗi người tùy theo góc độ nhận thức của mình, mà quy vào đặc tính của nghệ thuật. Do đó mà người ta nói đến tính đa năng, đa nghĩa, đa chức năng. Cứ mỗi lần nhắc đến một đặc tính của nghệ thuật, đều phải bắt đầu bằng nhóm từ: “Nghệ thuật là…”, như bắt đầu một định nghĩa, đồng thời như bắt đầu kể một chức năng của nghệ thuật. Do đó có thể nói đặc trưng bản chất của nghệ thuật đầu tiên được xác định ở phạm trù chức năng. Nói cách khác, mỗi chức năng bộc lộ một đặc tính của nghệ thuật, thể hiện và tác động đến môi trường xung quanh. Không phải ngẫu nhiên mà trong một tác phẩm lấy tên là: “Nghệ thuật là gì”, nhà văn L.Tolstoi đã dẫn ra gần bảy chục định nghĩa do ông rút ra từ những luận văn khác nhau – từ thời Baumgarten đến cuối thế kỷ XIX, và ông đã kết luận rằng, trong số đó, không một định nghĩa nào thể hiện được bản chất thực sự của nghệ thuật.

Chức năng là những đặc tính của nghệ thuật thể hiện trong môi trường, tác động đến môi trường. Vậy chức năng chính cũng là mục đích của nghệ thuật. Nói văn học có chức năng nhận thức cũng chính là nói văn học có mục tiêu nhận thức xã hội và cung ứng nhận thức cho con người. Khi khẳng định chức năng, cũng chính là tìm được đối tượng: Văn học là nhân học, vậy đối tượng của văn học trước hết là con người. Phát hiện ra chức năng, cũng sẽ tìm ra nguồn gốc: Khi nhận ra văn học nghệ thuật có đa chức năng, thì không thể khẳng định lao động là nguồn gốc duy nhất sinh ra nó. Và khi hỏi chức năng của nghệ thuật sẽ thực thi như thế nào, bằng cách nào, tất phải đi tìm tới phạm trù hình tượng, rồi điển hình. Suy luận này còn có thể tiếp tục được nữa, để thấy vị trí đặc biệt của khái niệm chức năng. Chức năng – đối tượng – mục đích của nghệ thuật là ba khái niệm có quan hệ chặt chẽ, hữu cơ, như mối quan hệ nhân quả. Với đề mục Chức năng nghệ thuật, trong cuốn “Mỹ học”, I. Borev đã nhấn mạnh vấn đề “Sự thống nhất giữa đối tượng và mục đích của nghệ thuật” (7b178). M.Markov (trong sách “Nghệ thuật là một quá trình”) thì cho rằng đối tượng của lý luận nghệ thuật gồm ba vấn đề cơ bản: đối tượng, chức năng và phương thức tư duy nghệ thuật, và cho rằng phát hiện đối tượng đồng thời cũng đã phát hiện được chức năng của nghệ thuật (22)[1].

[1] Cũng cần phân biệt: Khái niệm đối tượng và chức năng ở đây chỉ dùng trên bình diện rộng. Nghệ thuật là một hình thái ý thức, một loại hoạt động tinh thần – thực tiễn, không sử dụng ở những cấp độ cụ thể (đối tượng, chức năng của một loại thể, một tác phẩm).

1.2.   Chức năng là tiền đề, loại thể là hệ quả

Ai cũng nhớ khi một nhà thơ lãng mạn ca lên rằng:

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

… …

Thì sau đó, có những câu thơ khác đáp lại:

Nếu thi sĩ là ru với gió

… Là tai ương chướng họa của nhân quần.

Chức năng của nhà thơ là gì? Làm thơ để làm gì? Mỗi bài thơ trên thể hiện một khuynh hướng nghệ thuật, đồng thời cũng là quan niệm nhân sinh, một khuynh hướng chính trị – xã hội.

Không thể suy luận máy móc về quan hệ nhân quả của chức năng và loại thể, cho rằng chức năng trực tiếp sinh ra loại thể. Nhưng có thể quan sát trong lịch sử văn học nghệ thuật ta thấy được loại thể của tác phẩm nghệ thuật cụ thể chính là hiện thực hóa, vật chất hóa những mục tiêu – chức năng của nghệ thuật. Càng là những chức năng có tính khuynh hướng chủ quan, càng thấy rõ điều đó.

Ÿ Chức năng “Văn dĩ tải đạo” (Văn để chở đạo). Dù khi đến Việt Nam, chức năng này được hiểu rộng hơn, mềm dẻo hơn cái gốc Tống Nho của nó, nhưng dù sao văn vẫn là để chở đạo, như Lê Quý Đôn đã nói: “Vô luận cổ văn hay kim văn, tuy thể loại và câu văn có khác nhau, nhưng đại để đều phải có nội dung là đạo. Có nội dung ấy thì văn chương phát đạt, không thì hỗn loạn” (84:103).

Từ sự định hướng này, văn học thời phong kiến thiên về những thể loại ít nhiều minh họa cho quan niệm về đạo.

Giáo sư Lê Trí Viễn cho rằng, “đối chiếu với các quan niệm khoa học của phương Bắc, sẽ dễ dàng thấy sự sáng tạo của văn học ta” – không theo các quan niệm “minh đạo”, “tải đạo”, “quán đạo” một cách máy móc, “văn học là tiếng nói của một thứ đạo lớn nhất ở Việt Nam là đạo yêu nước thương dân” (108:225). Dù có sự sáng tạo ấy thì vẫn là nền văn học thiên về một khuynh hướng chức năng hẹp.

Chức năng “Vì một thế giới khác, vì một cuộc sống từ bên trong” của mỹ học lãng mạn, đưa đến những tiểu thuyết lãng mạn của V. Huygo, G. Byron, thơ trữ tình tình cảm của Lamartine, Châteaubriand, những tiểu thuyết và thơ lãng mạn Việt Nam.

Chức năng “Văn học là vũ khí” là quan điểm chức năng của các lực lượng văn nghệ cách mạng, đang đấu tranh cho tự do. Ở nước ngoài, đó là các nhà văn thời tiền cách mạng Pháp, các nhà văn dân chủ cách mạng Nga. Ở Việt Nam, đó là văn học của các thời kỳ chống xâm lược thời cận hiện đại, tiêu biểu như văn chương Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh,… Các loại truyện luận đề về đường lối cách mạng, thơ ca kêu gọi đấu tranh và tuyên truyền cách mạng đáp ứng yêu cầu chức năng này.

“Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác và làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam).

“Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Nam Cao).

“Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời” (Vũ Trọng Phụng).

Phát biểu trên của các nhà văn (trực tiếp hoặc thông qua lời nhân vật) thể hiện rõ mục đích viết văn thuộc khuynh hướng hiện thực phê phán. Trong hoàn cảnh xã hội nào đó, đây là khuynh hướng tích cực nhất đòi hỏi văn chương nghệ thuật thực hiện sứ mệnh cao cả của mình đối với xã hội, đối với việc giải phóng con người, không chỉ ở Việt Nam giai đoạn lịch sử 1930 – 1945, mà ở tất cả mọi nơi trên thế giới, nơi nào có tồn tại áp bức bất công. Nhưng nếu chỉ thiên về phương hướng đó để giảng dạy cho học sinh về mục đích chức năng của văn học nghệ thuật thì sẽ có sự hiểu biết phiến diện. Vì ngoài “cái thế giới giả dối và tàn ác”, ngoài “ánh trăng lừa dối”, ngoài “sự thật” cần tố cáo, còn có nhiều điều khác trong ba vùng hiện thực (quá khứ, hiện tại, tương lai) mà văn học nghệ thuật cần quan tâm tới, chưa nói trong thế giới tinh thần của con người còn chứa nhiều suy tư và khát vọng, không chỉ có sự đau khổ. Hoạt động văn học nghệ thuật có những mục tiêu sâu rộng, có chức năng khách quan và bao trùm lên mọi thời gian và không gian, mọi khuynh hướng và hình thức nghệ thuật.

(Còn tiếp)