Văn Bản Quy Phạm Bộ Xây Dựng / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Bộ Xây Dựng Tổ Chức Hội Nghị Phổ Biến Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Về Xây Dựng

Thứ năm, 01/10/2020 12:03

Ngày 1/10/2020, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, trong đó có Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại hội nghị

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện các Sở Xây dựng địa phương, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thuộc các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh chào mừng các đại biểu tham dự hội nghị và cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong những năm qua, Bộ Xây dựng luôn chú trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, đồng thời sửa đổi những quy định không còn phù hợp nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh cũng như đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Bên cạnh nội dung chính của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Phó Cục trưởng Bùi Văn Dưỡng đồng thời chuyền tải những thông tin được quy định trong Nghị định số 113/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ quy định chi tiết điểm đ, khoản 3, Điều 3, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng về công tác thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và miễn giấy phép xây dựng.

Trong khuôn khổ hội nghị, TS. Nguyễn Trung Hòa – Nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) trình bày tham luận về “Chính sách phát triển Công trình xanh, Công trình hiệu quả năng lượng”. Đây là một trong những nội dung thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà đầu tư, doanh nghiệp, các kiến trúc sư, đơn vị tư vấn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và phát triển bền vững công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng.

Trước đó, hội nghị Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng đã được Bộ Xây dựng tổ chức tại Hà Nội vào ngày 18/9, dành cho đối tượng là đại diện các Sở Xây dựng địa phương, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thuộc các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Hội nghị đã giúp các đại biểu tham dự có được góc nhìn tổng quan và hệ thống về những nội dung, quy định mới nhất trong các văn bản pháp luật về xây dựng mới được ban hành.

Công Văn Của Bộ Xây Dựng Không Phải Là Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

Theo đó,ông Đồng Ngọc Ba – Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết, việc ban hành văn bản hành chính được thực hiện theo thẩm quyền quản lý nhà nước của cơ quan Nhà nước nói chung, Bộ Xây dựng nói riêng. Trước khi ban hành văn bản hành chính, cơ quan ban hành văn bản không bắt buộc phải xin ý kiến của cơ quan nhà nước khác cũng như ý kiến của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) – Bộ Tư pháp.

Theo quy định hiện hành, Cục Kiểm tra văn bản QPPL không có thẩm quyền đồng ý hay không đồng ý (tiền kiểm) đối với việc ban hành văn bản (văn bản hành chính và văn bản quy phạm pháp luật) của các bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương.

Mặt khác, Cục Kiểm tra văn bản QPPL cũng không có thẩm quyền kiểm tra, kết luận (hậu kiểm) về tính hợp pháp của các văn bản hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương sau khi ban hành (trừ trường hợp nội dung của văn bản hành chính đặt ra quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

Về Công văn số 26/BXD-QLN của Bộ Xây dựng hướng dẫnCông ty cổ phần Bất động sảnHapulico tổ chức hội nghị nhà chung cư, ông Đồng Ngọc Ba khẳng định, đó là văn bản hành chính nhằm hướng dẫn thực hiện pháp luật trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Nội dung Công văn số 26/BXD-QLN không chứa đựng quy phạm pháp luật (Theo Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện).

Thực tế, Cục Kiểm tra văn bản QPPL không nhận được văn bản đề nghị của Bộ Xây dựng về việc góp ý và Cục cũng không có văn bản góp ý đối với dự thảo Công văn số 26/BXD-QLN của Bộ Xây dựng.

Mặt khác, Cục Kiểm tra văn bản QPPL không có thẩm quyền kiểm tra, kết luận (hậu kiểm) về tính hợp pháp của văn bản hành chính (không chứa quy phạm pháp luật) nói chung và Công văn số 26/BXD-QLN của Bộ Xây dựng nói riêng.

Về việc một số người dân cho rằng Công văn số 26 của Bộ Xây dựng là trái pháp luật, đồng thời có đơn đề nghị Bộ Tư pháp cho ý kiến, ông Đồng Ngọc Ba cho biết,Cục Kiểm tra văn bản QPPL nhận được đơn của Ông Bùi Minh Đức – căn hộ số 605 tòa nhà 17T3, Khu chung cư HAPULICO, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đề nghị kiểm tra sự phù hợp theo pháp luật đối với Công văn số 26/BXD-QLN ngày 08-2-2017 của Bộ Xây dựng.

Vì Công văn số 26/BXD-QLN của Bộ Xây dựng là văn bản hành chính, không có chứa quy phạm pháp luật như đã nêu nên Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã trả lời Ông Bùi Minh Đức tại Công văn số 590/KTrVB ngày 19/10/2017, trong đó đã nêu Công văn số 26/BXD-QLN của Bộ Xây dựng không thuộc thẩm quyền kiểm tra của Cục Kiểm tra văn bản QPPL.

Đại diện Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho biết thêm,cần phải nói rõ là về giá trị pháp lý, Công văn số 590/KTrVB-KT của Cục Kiểm tra văn bản QPPL không có giá trị là căn cứ để kết luận Công văn số 26/BXD-QLN của Bộ Xây dựng có hợp pháp hay không, cũng như không có giá trị là căn cứ để kết luận việc tổ chức hội nghị nhà chung cư cụ thể nào đó là đúng hay không đúng pháp luật.

Lĩnh vực nhà ở thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng đã được Chính phủ giao. Bộ Xây dựng có nhiệm vụ, quyền hạn ban hành văn bản theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản để quy định cũng như hướng dẫn thực hiện pháp luật về nhà ở, trong đó có vấn đề về tổ chức hội nghị nhà chung cư. Do đó, các tổ chức, cá nhân có vướng mắc thì trước hết nên đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn, giải đáp.

Mức Chi Cụ Thể Xây Dựng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 338/2016/TT-BTC về quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Thông tư này quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật của các cơ quan, đơn vị.

Theo Thông tư, kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm, được tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Việc bố trí kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại cơ quan, đơn vị được thực hiện theo chương trình, kế hoạch chính thức và chương trình, kế hoạch bổ sung trong năm, bảo đảm phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ và trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao.

Về định mức chi cho các nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Thông tư 338 chia thành 8 nội dung với các mức cụ thể.

Trong đó, các khoản chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản dao động từ 650.000 đồng đến 4 triệu đồng; chi soạn thảo văn bản từ 2,7 triệu đồng đến 12 triệu đồng; chi soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện văn bản từ 800.000 đồng đến 12 triệu đồng; chi soạn thảo văn bản góp ý, báo cáo thẩm định, thẩm tra văn bản từ 250.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Mức chi chỉnh lý hoàn thiện đề cương nghiên cứu, các loại báo cáo, bản thuyết minh, tờ trình văn bản, dự thảo văn bản: mức chi 600.000 đồng/lần chỉnh lý; riêng văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân mức chi 200.000 đồng/lần chỉnh lý.

Ngoài ra Bộ Tài chính cũng quy định cụ thể mức chi cho cá nhân tham gia họp, hội thảo, toạ đàm, hội nghị và họp báo; chi thuê dịch và hiệu đính tài liệu,…

Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được Thông tư quy định theo loại hình văn bản quy phạm pháp luật với mức chi thấp nhất là 10 triệu đồng/văn bản đối với văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt và cao nhất là 2 tỷ đồng/dự án đối với Bộ luật mới, thay thế.

Căn cứ khả năng ngân sách và tình tình thực tế; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức phân bổ cụ thể đối với từng loại văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện cho phù hợp.

Các nội dung chi, mức chi mang tính hướng dẫn; căn cứ mức kinh phí được giao để thực hiện xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật quyết định thực hiện chi tiêu cho các nội dung công việc với mức chi phù hợp trong tổng mức kinh phí đã được giao để thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2017.

Theo H.Vân/Báo Hải Quan

Các Nguyên Tắc Khi Xây Dựng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Nguyên tắc này xuất phát từ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội. Đường lối chính sách của Đảng luôn giữ vai trò chỉ đạo đối với nội dung, phương hướng xây dựng pháp luật của Nhà nước.

Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết, là bảo đảm cao nhất cho sự ra đời tồn tại và phát triển của Nhà nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều có sự lãnh đạo của Đảng trong đó có hoạt động xây dựng pháp luật đó là yêu cầu có tính khách quan và trở thành nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc tối cao đối với hoạt động của hệ thống chính trị, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hoạt động chính trị, kinh tế và quốc phòng. Đảng phải xác định những phương hướng chủ yếu, kế hoạch và nội dung chính của hoạt động xây dựng pháp luật bảo đảm tính đảng và tính khoa học đối với hoạt động này. Những nghị quyết, văn kiện của Đảng là cơ sở vững chắc cho hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước.

Thông qua Nhà nước, Đảng lãnh đạo việc quản lý xã hội bằng pháp luật. Đảng lãnh đạo Nhà nước chứ không bao biện làm thay chức năng của Nhà nước và văn kiện của Đảng tất nhiên không phải là pháp luật. Bởi vậy, Nhà nước phải cụ thể hoá nó bằng những qui phạm pháp luật.

Trong công tác xây dựng pháp luật Đảng lãnh đạo bằng cách đưa ra đường lối đúng đắn và tuỳ thuộc vào hoàn cảnh khách quan của đất nước trong từng giai đoạn cách mạng mà có những chủ trương, biện pháp cho phù hợp từ đó Nhà nước có cơ sở cho việc cụ thể hoá thành những quy định pháp luật. Muốn vậy Đảng phải nắm chắc qui luật khách quan của sự vận động và phát triển xã hội, thực trạng của nền kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội trong nước và những quan hệ đối ngoại thì đường lối của Đảng được đề ra sẽ luôn có tính khoa học, phù hợp với quy luật phát triển xã hội và dễ được thực hiện nhất.

Đảng thông qua Nhà nước đào tạo và tuyển chọn những người có đức, tài, có năng lực vào các cơ quan Nhà nước, có đủ năng lực chuyên môn và trình độ pháp lý làm công tác xây dựng pháp luật. Những người này được Đảng giao phó và nhân dân tín nhiệm, là cầu nối liền giữa Đảng và Nhà nước ở các cấp, có khả năng nắm chắc đường lối chủ trương của Đảng, biết thể chế hoá một cách đúng đắn đường lối chủ trương đó thành pháp luật của Nhà nước.

Thông qua hệ thống các cơ quan Nhà nước, Đảng kiểm tra giám sát nắm tình hình và đánh giá các hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước, góp ý kiến cho Nhà nước sửa chữa những lệch lạc thiếu sót trong công tác này. Thông qua công tác này Đảng còn kiểm tra, kiểm nghiệm được sự đúng đắn của các chính sách của Đảng trong hoạt động của nhà nước để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Pháp luật là hiện tượng có tính khách quan, pháp luật sinh ra do nhu cầu đòi hỏi của xã hội, phản ánh đúng nhu cầu khách quan của xã hội, xuất phát từ thực tế cuộc sống, phù hợp với thực tế cuộc sống. Nhà làm luật không tự làm ra luật, họ chỉ ghi nhận những quy luật phát triển của xã hội bằng những ký tự được gọi là quy phạm pháp luật. Bất luận trong khía cạnh nào, pháp luật cũng là sự nhận thức chủ quan của con người đối với thế giới khách quan, con người nhận thức tồn tại xã hội rồi đưa ra các quy tắc xử sự chung (pháp luật). Do vậy, quá trình xây dựng pháp luật phải phản ánh được những yêu cầu khách quan về sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội nhất định. Nội dung của các quy định pháp luật phải phù hợp với các quy luật khách quan, bảo đảm phát huy vai trò tích cực của pháp luật đối với đời sống xã hội.

Bảo đảm tính khách quan là đặc trưng cơ bản trong mọi hoạt động của Nhà nước, nhằm đảm bảo sự cân đối hợp lý không mâu thuẫn của sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Vì vậy, hoạt động xây dựng pháp luật phải dựa trên nguyên tắc khách quan mới bảo đảm sự kịp thời và phù hợp với yêu cầu vận động và phát triển của xã hội.

Để đảm bảo nguyên tắc khách quan trong xây dựng pháp luật thì trước khi bắt tay vào xây dựng pháp luật cần nghiên cứu sâu sắc thực tiễn xã hội, các quá trình kinh tế, chính trị, tư tưởng, tâm lý xã hội; đặc điểm dân cư, nhu cầu của các tầng lớp, các nhóm nghề nghiệp; vấn đề dân tộc và sắc tộc… thông tin từ việc nghiên cứu này sẽ là cơ sở tốt để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp. Ngoài ra còn phải nghiên cứu thực tiễn pháp lý trước đó như thực tiễn quản lý, thực tiễn xét xử, hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong xã hội…

Mặt khác nguyên tắc khách quan còn đòi hỏi phải luôn đặt các quy định pháp luật trong mối liên hệ với sự phát triển về mọi mặt của xã hội và làm sao để xây dựng được các quy định pháp luật phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước. Các dự án luật phải được nhiều cơ quan tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, đặc biệt là cần có nhiều phương án để cho các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn. Sau khi đã có phương án điều chỉnh cần phải có sự thẩm định về các mặt kinh tế xã hội, khoa học…, nếu thực hiện tốt nguyên tắc này hoạt động xây dựng pháp luật sẽ mang lại hiệu quả cao.

Nguyên tắc này không chỉ đòi hỏi đối với nội dung của các quy định pháp luật mà còn đòi hỏi đối với cả hình thức thể hiện của chúng. Về nội dung các quy định pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở những thành tựu khoa học mới nhất, về hình thức bố cục, cấu trúc, cách thức trình bày các quy phạm pháp luật, văn bản pháp luật… phải mang tính khoa học. Xây dựng pháp luật trên cơ sở khoa học chính là điều kiện để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả thực tế của các văn bản, quy phạm pháp luật.

Nguyên tắc khoa học là yêu cầu chung đối với hoạt động xây dựng pháp luật, nó cho phép loại trừ những mâu thuẫn của pháp luật, bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định pháp luật. Tính khoa học trong hoạt động xây dựng pháp luật đòi hỏi phải nhận thức đựơc qui luật khách quan của xã hội, biết sử dụng những thành tựu của các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học pháp lý, biết phân tích dự đoán đúng đắn các số liệu về kinh tế, kỹ thuật… phục vụ công tác xây dựng pháp luật. Mỗi một quy phạm phải được sắp xếp lôgíc, hợp lý, mang tính hệ thống trong văn bản. Nội dung văn bản phải chính xác, biểu đạt rõ ràng, dễ hiểu. Tính khoa học còn được biểu hiện ở kế hoạch xây dựng pháp luật chặt chẽ và có tính khả thi, các hình thức thu thập tin tức, xử lý thông tin, tiếp thu ý kiến của nhân dân, ở việc thông qua, công bố văn bản pháp luật…

Xây dựng pháp luật cần phải dựa trên những luận cứ khoa học đầy đủ, chứ không phải do ý thích của các nhà làm luật. Chẳng hạn, các quy định pháp luật về độ tuổi kết hôn đối với nam và nữ là là bao nhiêu nhà làm luật phải xem xét về mặt khoa học, căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người, tương lai của trẻ thơ…

Nguyên tắc này xuất phát từ nhu cầu tham gia rộng lớn của nhân dân và đảm bảo cho đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật nhằm làm cho pháp luật thể hiện được ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Mặt khác nó cho phép phát huy được trí tuệ của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn ý thức pháp luật của nhân dân.

Nếu quần chúng, nhân dân càng tham gia rộng rãi và tích cực vào công việc xây dựng pháp luật thì các quy định pháp luật càng đảm bảo đầy đủ và toàn diện hơn lợi ích, ý nguyện của họ. Sự tham gia của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật sẽ là điều kiện để đảm bảo sự thực hiện pháp luật nghiêm minh và có hiệu quả sau này. Nhân dân tham gia xây dựng pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau như bầu các đại biểu tham gia hoạt động vào các cơ quan nhà nước các đại biểu này có quyền quyết định những vấn đề cơ bản của công tác xây dựng pháp luật. Thông qua các tổ chức xã hội thực hiện phản biện dự án luật, đóng góp ý kiến cho cơ quan, tổ chức để trình dự án luật (đóng góp ý kiến bằng miệng, bằng văn bản; phát biểu ở các hội nghị, viết bài cho báo chí; gửi thư điện tử…). Để đảm bảo nguyên tắc này thì nhà nước phải không ngừng mở rộng dân chủ, các cơ quan nhà nước phải thực sự lắng nghe ý kiến của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia đông đảo và phải coi đó là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

Nguyên tắc này phải được quán triệt từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, với mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm của quá trình đó hình thức và mức độ thể hiện sự tham gia của nhân dân sẽ khác nhau.

Nguyên tắc pháp chế trong xây dựng pháp luật được thể hiện ở hai nội dung cơ bản:

tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành pháp luật. Để đảm bảo các quy định pháp luật khi đã được ban hành có giá trị pháp lý, thì chúng phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục về nội dung cũng như hình thức. Điều này có nghĩa là các cơ quan nhà nước chỉ được ban hành những văn bản pháp luật phù hợp với thẩm quyền của mình, theo một trình tự thủ tục luật định, với những hình thức qui định trong Hiến pháp và luật.

bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. N guyên tắc pháp chế đòi hỏi các quy định pháp luật phải thống nhất với nhau không mâu thuẫn chồng chéo, bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và phải tôn trọng tính tối cao của hiến pháp và luật (các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp).

Đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong xây dựng pháp luật sẽ tránh được tình trạng ban hành văn bản vượt quá thẩm quyền, tránh được tình trạng “Pháp luật từng địa phương”, “Pháp luật riêng của từng vùng, ngành” tránh được sự chồng chéo, sai phạm ở nội dung và hình thức các loại văn bản pháp luật.

Pháp luật phụ thuộc ý chí của nhà nước, xuất phát từ lợi ích nhà nước, giai cấp, dân tộc, nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật. Tuy nhiên, để giữ cho xã hội ổn định, pháp luật được mọi người tôn trọng và thực hiện thì Nhà nước phải luôn chú ý bảo đảm sự hài hoà về mặt lợi ích của các lực lượng khác nhau trong quá trình ban hành pháp luật.

Việc bảo đảm hài hoà về lợi ích giữa các lực lượng xã hội sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện pháp luật, bảo đảm sự thống nhất ý chí và lợi ích cơ bản giữa các lực lượng xã hội, làm cho xã hội ổn định, đoàn kết và phát triển bền vững.

Thực tiễn cho thấy rằng pháp luật muốn trở thành công cụ hữu ích của nhà nước, của cộng đồng dân cư trong xã hội thì phải đảm bảo lợi ích của nhà nước, của cộng đồng và sự hài hoà về lợi ích của các lực lượng khác nhau trong xã hội. Do vậy, quá trình xây dựng pháp luật phải đảm bảo sự hài hoà lợi ích giữa các lực lượng khác nhau trong xã hội (sao cho có thể chấp nhận được).

Khi xây dựng pháp luật đòi hỏi phải cân nhắc được các loại lợi ích của tất cả những đối tượng được văn bản pháp luật điều chỉnh. Đồng thời phải làm sao cho các loại lợi ích không mâu thuẫn, không phủ nhận lẫn nhau, đảm bảo tương đối công bằng xã hội, với tinh thần tất cả vì con người, cho con người.

Để bảo đảm được sự hài hoà lợi ích của các lực lượng, các ngành, các cấp, các nhóm, tập thể cũng như của mỗi con người vấn đề đặt ra là làm thế nào để hoàn thiện cơ chế xây dựng pháp luật, làm sao cho cơ chế đó cân nhắc được đầy đủ nhất, khách quan nhất, toàn diện nhất các loại lợi ích của con người, của nhà nước và toàn xã hội. Việc cân nhắc các lợi ích trong xây dựng pháp luật sẽ tránh được những xung đột về mặt lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau, đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển.