Văn Bản Số 4096/Evn-Đt / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Văn Bản Của Sở Gd&Amp;Đt An Giang

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương triển khai phòng chống bão Tembin với cấp độ thảm họa – Ảnh: TUẤN PHÙNG

Bão Tembin đang trên đường tiến vào Biển Đông

TTO – Khoảng đêm nay 23-12, bão số 16 – tên quốc tế là Tembin – sẽ vượt qua phía Nam đảo Palawan (Philippines) và đi vào Biển Đông.

Có thể đổ bộ ở cấp độ thảm họa

Ông Nguyễn Xuân Cường – bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai – chủ trì cuộc họp trực tuyến sáng 23-12 với các địa phương về triển khai phòng chống bão số 16 – bão Tembin.

Theo ông Hoàng Đức Cường – phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, nhiều khả năng đêm 25, sáng 26-12, bão Tembin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, phạm vi ảnh hưởng được cảnh báo từ Nam Bình Thuận đến Cà Mau.

Trường hợp bão vào bờ vẫn còn gió mạnh cấp 10-11 thì cấp độ rủi ro thiên tai cho khu vực bão ảnh hưởng là cấp 4 – rủi ro lớn. Trường hợp gió mạnh cấp 12 thì khu vực Nam Bộ chịu cấp độ rủi ro thiên tai cấp 5 – cấp thảm họa.

Ông Hoàng Đức Cường dẫn dự báo của các cơ quan khí tượng quốc tế nhận định bão đi theo hướng Tây là chủ đạo và sẽ vào biển Đông trong đêm 23-12, liên tục mạnh lên và có khả năng đạt cấp 11-12, giật cấp 14-12 khi đến khu vực quần đảo Trường Sa.

Đến thời điểm này, các dự báo đều cho thấy bão sẽ đổ bộ vào cùng ven biển từ Vũng Tàu đến Cà Mau, sau đó ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Nam bộ. Nhiều khả năng khi vào gần bờ, bão còn mạnh cấp 10-11, khi đổ bộ còn cấp 9-10.

“Tuy nhiên, vẫn có khả năng khi đến Trường Sa bão giữ nguyên cấp độ cho đến khi vào bờ với gió mạnh cấp 11-12. Do vậy phải phòng chống với cấp độ thảm họa”, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương nhận định.

Ảnh hưởng từ Nam Bình Thuận đến Cà Mau

Cập nhật đường đi của bão số 16 cho đến 11h ngày 23-12 – Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương

Đặc điểm khá bất thường của cơn bão này là hoàn lưu bão lệch về phía Bắc và phía Tây của vị trí tâm bão. Vì vậy, vùng mưa và gió mạnh nhất tập trung ở phía Bắc và phía Tây của tâm bão. Nghĩa là dù bão có đổ bộ vào Cà Mau thì vùng gió mạnh vẫn ảnh hưởng đến tận Nam Bình Thuận, Vũng Tàu.

Cũng theo phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, kể cả khi bão giảm cấp khi đến Trường Sa rồi vào bờ, thì mây bão tan nhanh cũng sẽ gây nên mưa lớn với lượng 150-200mm từ đêm 25 đến hết ngày 26-12.

Bão cũng có thể gây sóng cao đến 10m ở khu vực Trường Sa, ngoài khơi Bình Thuận đến Cà Mau.

Đây là bão cuối mùa, khoảng 10 năm mới có một cơn bão muộn như thế này. Nhưng cơn bão này cường độ rất mạnh, dự kiến vào bờ vẫn cấp 12 thì chưa bao giờ có.

Bão đang hướng đến đồng bằng sông Cửu Long

Ông Hoàng Đức Cường – phó GĐ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TW

Theo bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bão Tembin có phạm vi ảnh hưởng trên biển rất lớn, trong khi có nhiều tàu thuyền đang tập trung khai thác vụ cá bắc. Cơn bão này cũng đang hướng đến đồng bằng sông Cửu Long là khu vực dễ tổn thương. Vì vậy, chủ quan trong phòng chống sẽ gây thiệt hại lớn.

Ông Cường đề nghị các địa phương trong khu vực có thể ảnh hưởng bởi bão không chủ quan, dừng hết các cuộc họp không cần thiết để tập trung phòng chống bão.

Bộ trưởng nhắc lại kinh nghiệm từ bão số 12 là bảo vệ lồng bè nuôi thủy sản, không để người ở lại trên lồng bè, kiên quyết sơ tán dân khỏi khu vực xung yếu, hướng dẫn dân chằng chống nhà cửa trước khi bão đổ bộ…

“Các tỉnh phải rà soát lại phương án, kịch bản phòng chống bão. Với khu vực người dân có ít kinh nghiệm phòng chống bão, dễ bị tổn thương về nhà cửa, nuôi trồng thủy sản… thì phải phòng chống với mức độ rủi ro thiên tai cấp 5 – cấp thảm họa”, bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Cơn bão Tembin đang ngấp nghé Biển Đông – Nguồn: Cơ quan khí tượng thủy văn Hoa Kỳ

Văn Bản Ban Hành Từ Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (Evn)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ban hành văn bản gửi các Tổng công ty Điện lực và Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin, hướng dẫn thực hiện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà (Văn bản số: 1532/EVN-KD, ngày 27 tháng 3 năm 2023).

Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu nguyên văn nội dung của văn bản hướng dẫn:

Thực hiện Quyết định số 11/2023/QĐ-TTg ngày 11/4/2023 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, Quyết định số 02/2023/QĐ- TTg ngày 08/01/2023 sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 11 /2023 QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 16/2023/TT-BCT ngày 12/9/2023 của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời (gọi tắt là Thông tư 16/2023/TT-BCT), Thông tư số 05/2023/TT-BCT ngày 11/3/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2023/TT-BCT (gọi tắt là Thông tư 05/2023/TT-BCT), EVN yêu cầu các đơn vị thực hiện mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà (dự án ĐMTMN) như sau:

I. Các Tổng công ty Điện lực:

1. Xác định dự án ĐMTMN:

Dự án ĐMTMN là dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà hoặc gắn với công trình xây dựng do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ đầu tư có đấu nối và bán điện lên lưới điện của EVN; Các dự án điện mặt trời lắp đặt trên mặt đất, mặt nước… không gắn với mái nhà hoặc công trình xây dựng không thuộc phạm vi hướng dẫn của văn bản này.

2. Cơ chế mua bán điện và giá mua điện của dự án ĐMTMN:

– Các dự án ĐMTMN được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều.

– Giá mua điện:

+ Trước ngày 01/01/2023, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10/4/2023 là 22.316 đồng/USD).

+ Từ ngày 01/01/2023 đến 31/12/2023, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) 2.096 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 31/12/2023 là 22.425 đồng/USD).

+ Từ ngày 01/01/2023 đến 31/12/2023, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) 2.134 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 31/12/2023 là 22.825 đồng/USD).

+ Kể từ năm 2023 và các năm tiếp theo, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được xác định theo từng năm và được tính bằng tiền Việt Nam đồng tương đương với 9.35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước.

3. Phân cấp ký kết và thực hiện Hợp đồng mua điện từ các dự án ĐMTMN:

– Các Tổng công ty Điện lực (TCTĐL) uỷ quyền cho Công ty Điện lực/Điện lực (CTĐL/ĐL) được ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) từ các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị theo Quyết định số 67/QĐ-EVN ngày 28/02/2023 của Hội đồng thành viên EVN.

– Các TCTĐL/CTĐL theo dõi, kiểm soát chặt chẽ công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện nhằm đảm bảo tránh tình trạng gây quá tải đường dây, máy biến áp (MBA) phân phối.

– TCTĐL/CTĐL thực hiện tư vấn cho chủ đầu tư lựa chọn lắp đặt tấm pin quang điện, bộ chuyển đổi điện một chiều thành xoay chiều (bộ inverter) thuộc dự án ĐMTMN có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất, thiết bị có hiệu suất, tuổi thọ và thời gian bảo hành cao để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Khuyến khích chủ đầu tư lắp đặt bộ inverter có khả năng hoạt động ở cả chế độ bám lưới và chế độ độc lập với lưới khi lưới điện bị mất điện (hybrid inverter), hệ thống tích trữ điện (nếu cần thiết) để sử dụng lượng điện phát ra từ dự án ĐMTMN của khách hàng khi lưới điện bị quá tải phải sa thải phụ tải hoặc bị sự cố mất điện.

4. Trình tự, thủ tục đấu nối và mua điện từ các dự án ĐMTMN:

Trình tự, thủ tục đấu nối và mua điện từ các dự án ĐMTMN thực hiện theo lưu đồ tại Phụ lục I, đính kèm. Cụ thể như sau:

a. Đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN của chủ đầu tư:

– TCTĐL/CTĐL thực hiện phổ biến và khuyến nghị các chủ đẩu tư thực hiện đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN với TCTĐL/CTĐL trước khi thực hiện đầu tư để được khảo sát về khả năng đấu nối vào lưới điện của dự án, nhằm đảm bảo hiệu quả khi đầu tư dự án.

– Khi đăng ký nhu cầu, chủ đầu tư cần cung cấp thông tin ban đầu về địa điểm và công suất dự kiến lắp đặt của dự án ĐMTMN, mà khách hàng sử dụng điện (nếu là khách hàng đang mua điện của EVN) để tiện liên hệ và khảo sát đấu nối.

– TCTĐL/CTĐL tổ chức tiếp nhận đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN của chủ đầu tư qua Trung tâm CSKH bằng các hình thức: điện thoại, email, Zalo, Chat box,…).

b. Khảo sát và thỏa thuận đấu nối:

– Nguyên tắc thỏa thuận đấu nối: Tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện trung, hạ áp phải đảm bảo không được vượt quá công suất định mức của đường dây, MBA phân phối trung, hạ áp.

– Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện (kể cả dự án đang khảo sát) nhỏ hơn công suất định mức của đường dây, MBA phân phối hạ áp. CTĐL/ĐL thống nhất với chủ đầu tư về công suất lắp đặt và phương án đấu nối như sau:

+ Dự án có công suất lắp đặt

– Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN lớn hơn công suất định mức của đường dây. MBA phân phối hạ áp:

+ CTĐL/ĐL có văn bản thông báo về khả năng quá tải của đường dây, MBA phân phối hạ áp và thỏa thuận chủ đầu tư giảm công suất lắp đặt của dự án hoặc xây dựng đường dây, MBA nâng áp để được đấu nối vào lưới điện trung áp gần nhất.

+ Trình tự, thủ tục thỏa thuận đấu nối dự án ĐMTMN vào lưới điện trung áp thực hiện theo quy định từ Điều 43 đến Điều 51 của Thông tư 39/2023/TT-BCT ngày 18/11/2023 của Bộ Công Thương quy định hộ thống điện phân phối (gọi tắt là Thông tư số 39/2023/TT-BCT).

– Trường hợp lưới điện hiện hữu chưa đáp ứng về công suất đấu nối của dự án ĐMTMN, CTĐL/ĐL có văn bản thông báo cho chủ đầu tư về việc lưới điện không còn khả năng tiếp nhận công suất phát lên lưới điện của dự án.

c. Gửi hồ sơ đề nghị bán điện từ dự án ĐMTMN:

Trước 03 ngày so với ngày dự kiến hoàn thành lắp đặt dự án, chủ đầu tư gửi một bộ hồ sơ đề nghị bán điện cho CTĐL/ĐL như sau:

– Giấy đề nghị bán điện (biểu mẫu BM.0I đính kèm);

– Hồ sơ kỹ thuật (nếu có): Tài liệu kỹ thuật về tấm pin quang điện, bộ inverter; giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất; các biên bản thí nghiệm các thông số kỹ thuật đáp ứng quy định hiện hành bởi một đơn vị có đủ năng lực.

d. Kiểm tra các thông số kỹ thuật và lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều cho dự án ĐMTMN:

– Trong vòng 03 ngày kể từ sau ngày tiếp nhận giấy đề nghị bán điện từ dự án ĐMTMN của chủ đẩu tư. CTĐL/ĐL phải hoàn thành việc kiểm tra các thông số kỹ thuật của dự án và ký kết hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư.

– Khuyến khích chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện thí nghiệm bởi một đơn vị có đủ năng lực và cung cấp cho CTĐL/ĐL các kết quả thí nghiệm hệ thống điện mặt trời của khách hàng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục 2 (đính kèm). Trường hợp chủ đầu tư không cung cấp được kết quả thí nghiệm đáp ứng các yêu câu kỹ thuật theo quy định, căn cứ tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, CTĐL/ĐL phối hợp với chủ đầu tư kiểm tra các thiết bị của dự án, lập biên bản kiểm tra và ghi nhận kết quả như sau:

+ Đồng ý mua điện nếu dự án ĐMTMN của chủ đầu tư đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

+ Không đồng ý mua điện nếu dự án ĐMTMN của chủ dầu tư không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Để bán được điện cho EVN, chủ đầu tư phải khắc phục, sửa chữa dự án ĐMTMN đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

– Lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều cho dự án ĐMTMN:

+ Đối với chủ đầu tư đã có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án: Ngay sau khi kiểm tra và đồng ý mua điện, CTĐL/ĐL thực hiện thay thế công tơ đo đếm 01 chiều bằng công tơ đo đếm 02 chiều và ký hợp đồng mua điện từ dự án với chủ đầu tư. Trường hợp phải chuyển đổi điểm đấu nối với lưới điện hạ áp từ 01 pha sang 03 pha để đấu nối dự án ĐMTMN, chủ đầu tư chịu trách nhiệm nâng cấp dây dẫn sau công tơ, CTDL/ĐL chịu trách nhiệm nâng cấp dây dẫn từ công tơ đến điểm đấu nối và công tơ.

+ Đối với chủ đầu tư chưa có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án (khách hàng đề nghị cấp điện mới): Ngay sau khi kiểm tra và đồng ý mua điện, CTĐL/ĐL thực hiện lắp đặt công tơ đo đếm 02 chiều và ký hợp đồng mua điện từ dự án của chủ đầu tư, đồng thời với hợp đồng bán diện cho chủ đầu tư sử dụng tại địa điểm lắp đặt dự án.

– Trong quá trình vận hành dự án ĐMTMN của chủ đầu tư. CTĐL/ĐL có trách nhiệm kiểm tra, giám sát vận hành và xử lý theo quy định tại Điều 52 Thông tư số 39/2023/TT-BCT và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

c. Ký kết mua, bán điện với chủ đầu tư dự án ĐMTMN:

– Hợp đồng mua điện từ dự án ĐMTMN của chủ đầu tư: Thực hiện theo mẫu tại Thông tư số 05/2023/TT-BCT, với các thỏa thuận cụ thể như sau:

+ Ngày vận hành thương mại: Là ngày hai bên ký biên bản chốt chỉ số công tơ thực hiện giao nhận điện năng của dự án. Đối với các dự án đã đưa vào vận hành trước thời điểm ban hành văn băn này, ngày vận hành thương mại của dự án là ngày hai bên ký Biên bàn thỏa thuận tạm thời về việc xác nhận chỉ số công tơ và điện năng giao nhận của dự án (theo Văn bản số 1337/EVN-KD ngày 21/3/2023).

+ Ghi chỉ số công tơ: 01 lần/tháng cùng với kỳ ghi chỉ số công tơ chiều mua điện từ lưới của chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư là khách hàng sử dụng điện ghi chỉ số công tơ nhiều kỳ/tháng, ghi chỉ số công tơ chiều bán điện lên lưới cùng với kỳ ghi chỉ số công tơ cuối cùng trong tháng.

– Hợp đồng bán điện từ lưới điện cho chủ đầu tư chưa có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án (khách hàng đề nghị cấp điện mới): Thực hiện ký mới theo mẫu tại bộ Quy trình kinh doanh điện năng của EVN căn cứ vào mục đích sử dụng điện của chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư đã có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án, thực hiện theo hợp đồng đã ký kết trước đó.

5. Thanh toán tiền điện:

– Tiền điện thanh toán bằng đồng Việt Nam (VNĐ) được xác định cho từng năm và được tính đến hàng đơn vị đồng (không làm tròn số).

– Hình thức thanh toán bằng chuyển khoản. Phí chuyển khoản do chủ đầu tư chịu.

– Giá trị thanh toán:

+ Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn: Hằng tháng CTĐL/ĐL thực hiện nhận hóa đơn. Kiểm tra và thanh toán tiền điện theo hóa đơn do chủ đầu tư phát hành theo quy định.

+ Đối với chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân không phát hành hóa đơn: Hàng tháng, bộ phận kinh doanh của CTĐL/ĐL thực hiện lập bảng kê thanh toán tiền điện trên hệ thống CMIS, trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt và chuyển sang bộ phận tài chính kế toán để thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư. Tiền thanh toán không bao gồm thuế GTGT. Sau thời điểm kết thúc hàng năm hoặc sau khi kết thúc hợp đồng mua điện từ dự án, căn cứ “Biên bản xác nhận chỉ số công tơ, điện giao nhận và tiền điện thanh toán” (theo biểu mẫu BM.02 đính kèm) hai bên sẽ thực hiện quyết toán tiền thuế GTGT theo quy định (nếu có).

– Phương pháp xác định thuế GTGT đối với chủ đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại Văn bản 1534/BTC-CST ngày 31/01/2023 của Bộ Tài chính (đính kèm).

6. Ghi nhận sản lượng và hạch toán chi phí mua điện:

– Điện mua từ các dự án ĐMTMN được ghi nhận vào sản lượng điện mua tại các TCTĐL (theo biểu mẫu BM.03 đính kèm).

– Chi phí mua điện từ các dự án ĐMTMN được ghi nhận vào chi phi mua điện của các TCTĐL.

– Hàng năm, EVN sẽ tính toán chi phí mua điện từ các dự án ĐMTMN của TCTĐL trên cơ sở sản lượng điện mua kế hoạch giao và giá điện theo các quy định hiện hành để tính giá bán buôn điện.

– Chi phí mua điện từ các dự án ĐMTMN đưa vào tính giá bán buôn điện năm kế hoạch sẽ được xem xét đối chiếu số kế hoạch với số liệu thực hiện quyết toán để bù trừ chênh lệch chi phí (nếu cần) trong tính toán giá bán buôn điện hàng năm.

II. Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin:

– Trước ngày 31/3/2023, hoàn thiện phân hệ Quản lý điện mặt trời trên mái nhà trên chương trình CM1S 3.0 và tổ chức hướng dẫn các TCTĐL thực hiện đảm bảo các tính năng quản lý theo dõi, khai thác thông tin và thanh toán tiền cho các chủ đầu tư có dự án ĐMTMN bán điện cho EVN.

– Bổ sung tính năng vào cổng thông tin điều hành công tác KD&DVKH của Tập đoàn để quản lý và theo dõi việc mua bán điện từ các dự án ĐMTMN. Hoàn thành trước 31/3/2023.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các đơn vị căn cứ hướng dẫn tại văn bản này khẩn trương triển khai thực hiện và báo cáo Tập đoàn các vướng mắc phát sinh (nếu có). Văn bản này thay thế cho Văn bản số 1337/EVN-KD ngày 21/3/2023 và Văn bản số 5113/EVN-KD ngày 09/10/2023 của Tập đoàn.

Nguồn: TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chia sẻ:

Phòng Gd&Amp;Đt Huyện Can Lộc (Hà Tĩnh): Đính Chính Văn Bản Trái Luật

GD&TĐ – Sau khi công văn yêu cầu giáo viên mầm non mua bảo hiểm khiến dư luận phản đối, mới đây Phòng GD&ĐT huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) thừa nhận văn bản chưa đúng quy định và đã sửa đổi.

Ngày 12/3 Phòng GD&ĐT huyện Can Lộc ra Văn bản số 82/PGDĐT về việc “Hướng dẫn công tác bảo hiểm đối với CB, GV trong trường mầm non”. Trong văn bản nêu rõ: “Vào ngày 1/3/2023, Phòng ra Công văn số 71/CV-PGDĐT gửi hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn, về việc mua bảo hiểm cho cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên, do sự phối hợp giữa Phòng và Phòng Bảo Việt Hà Tĩnh có một số nội dung chưa phù hợp. Vì vậy Phòng xin hướng dẫn lại các trường mầm non thực hiện công tác bảo hiểm cho cán bộ, giáo viên.

Cụ thể, tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên của các trường tham gia bảo hiểm kết hợp con người của Công ty Bảo hiểm có nhiều năm kinh nghiệm, có văn phòng đại diện tại các huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh và có uy tín trên địa bàn; Quan tâm hơn nữa trong việc tái tục hợp đồng bảo hiểm, giải quyết quyền lợi cho người mua bảo hiểm”.

Trước đó, Báo GD&TĐ thông tin ngày 1/3 Phòng GD&ĐT huyện Can Lộc ra văn bản “lạ” yêu cầu cán bộ, giáo viên phải mua bảo hiểm tự nguyên, đã gây phản ứng trong dư luận và ngành Giáo dục.

Bà Nguyễn Thị Hường, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Can Lộc cho biết, không chỉ riêng năm 2023 mà nhiều năm trước đây, Phòng GD&ĐT Can Lộc cũng triển khai bảo hiểm cho cán bộ, giáo viên mầm non như vậy.

“Chúng tôi thừa nhận trong Công văn số 71 vừa mới ban hành có một số nội dung chưa phù hợp do chủ quan của cá nhân. Từ những năm trước, các lãnh đạo phòng cũng đã ra công văn tương tự. Mục đích của công văn cũng là mang tính nhân văn đối với cán bộ, giáo viên chứ không bắt nguồn từ lợi ích của cá nhân nào. Hiện công văn vừa ban hành nên chưa trường nào thực hiện”, bà Hường cho biết.

Evn Tiếp Tục Có Văn Bản Đề Nghị Bộ Công Thương Hướng Về Điện Áp Mái

Các vướng mắc cụ thể được nêu trong văn bản này như sau:

1. Phân biệt dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), điện mặt trời (ĐMT) nối lưới:

– Vướng mắc lớn hiện nay là định nghĩa về công trình xây dựng và cơ sở để xác định là loại hình ĐMTMN: trường hợp các công trình xây dựng dân dụng, nhà xưởng có sẵn (trụ sở, nhà máy, trường học, trung tâm thương mại, khu công nghiệp…) thì đảm bảo quy định ở Quyết định 13/2023/QĐ-TTg, tuy nhiên, hiện nay nhiều dự án ĐMT có công suất dưới 01 MW thực hiện theo mô hình trang trại nông nghiệp thì cơ sở để xác định có phải là ĐMTMN chưa rõ ràng và chưa có hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan chức năng.

– Việc xác định “tấm pin quang điện lắp đặt trên mái nhà” theo Quyết định 13/2023/QĐ-TTg cũng gặp khó khăn do hình thức “mái nhà” rất đa dạng về hình thức tấm mái (mái tôn, mái nhựa, tấm lấy sáng, bạt nilon, lưới hoặc bản thân tấm pin thay thế mái nhà…), cách thức lợp mái (trên/dưới xà gồ…) trong khi các quy định để xác định thế nào là mái nhà chưa cụ thể. Nhiều dự án lắp đặt trên khung giá đỡ nằm trên đất vườn, đất nông nghiệp theo mô hình kinh tế trang trại, có mục đích chính là để sản xuất điện mặt trời nhằm hưởng giá bán điện dành cho ĐMTMN. Một số công trình dùng chính tấm pin làm mái che và lắp đặt cách nhau một khoảng hở để lấy ánh sáng cho phù hợp với vật nuôi, cây trồng bên dưới, sau đó có lắp bổ sung các tấm lợp bên dưới xà gồ để được công nhận là ĐMTMN.

Do các hướng dẫn để xác định là dự án ĐMTMN chưa rõ ràng như trên, các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực (TCTĐL/CTĐL) rất khó khăn trong việc xác định để áp dụng đúng giá mua bán điện theo Quyết định 13/2023/QĐ-TTg.

1. Thực tế có một số hệ thống ĐMTMN được đầu tư theo cụm có tổng công suất trên 01 MW (mỗi dự án < 01 MW) tại cùng 01 địa điểm (trên cùng một mảnh đất hoặc mái nhà khu công nghiệp) của 01 chủ đầu tư và đấu nối tại 01 điểm hoặc nhiều điểm. Trường hợp này có được xem là ĐMTMN để ký hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư không và có cần Giấy phép hoạt động điện lực không?

2. Trường hợp một chủ đầu tư có nhu cầu mua lại cụm hệ thống ĐMTMN nằm liền kề nhau trên cùng mảnh đất, có tổng công suất trên 01 MW. Vậy sau khi chuyển nhượng, chủ đầu tư có phải bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực không?

3. Đối với trường hợp chủ đầu tư tận dụng mái nhà của văn phòng làm việc, nhà điều hành, nhà bếp, nhà nghỉ, nhà để xe của nhân viên, nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu,… trong khuôn viên dự án ĐMT, nhà máy thủy điện, nhiệt điện để đầu tư năng lượng mặt trời mái nhà và đề nghị lắp công tơ riêng, ký hợp đồng mua điện cho các phần lắp thêm như hệ thống ĐMTMN. Trường hợp này có được thực hiện mua bán điện riêng không?

5. Quy định khác nhau của các địa phương về quản lý thuế, hóa đơn với các đối tượng không phải doanh nghiệp (hộ dân, công sở, trường học…); về quản lý xây dựng, đất đai… cũng gây lúng túng cho các CTĐL khi thực hiện các hướng dẫn về ĐMTMN, ví dụ:

– Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND Quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh không cho phát triển ĐMTMN trên các công trình nhà ở riêng lẻ trong khi chờ Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn, quy định về xây dựng và an toàn của hệ thống ĐMTMN.

– Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang yêu cầu các hệ thống ĐMTMN trên các nhà xưởng khu công nghiệp phải có thẩm tra phê duyệt thiết kế.

– Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp tỉnh Đắk Nông, Khánh Hòa yêu cầu báo cáo xin ý kiến BQL trước khi thỏa thuận đấu nối hoặc ký hợp đồng mua bán điện của các dự án ĐMTMN trong khu công nghiệp;

– UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu Công ty Điện lực chỉ thoả thuận với các hệ thống ĐMTMN khi đã có điểm đấu nối hiện hữu tại thời điểm thỏa thuận. Tại cụm có 2 công trình trở lên thì khi thỏa thuận đấu nối cho công trình thứ 2 trở đi phải có cột điện hiện hữu của công trình trước đó.

7. Vướng mắc về kỹ thuật:

– Thông tư 39/2023/TT-BCT và Thông tư 30/2023/TT-BCT chỉ quy định yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối lưới điện trung áp trở lên và hệ thống điện mặt trời đấu nối lưới điện hạ áp, chưa có quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp. Nếu các hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp phải áp dụng yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới điện trung áp trở lên theo các Thông tư nêu trên thì sẽ không khả thi và rất khó khăn cho chủ đầu tư.

– Tiêu chuẩn kỹ thuật về ĐMTMN: Hiện nay chưa có quy định của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các vật tư thiết bị của hệ thống ĐMT để đảm bảo hiệu suất, chất lượng điện năng cũng như quy chuẩn về an toàn cho công trình xây dựng, phòng chống cháy nổ cho hệ thống ĐMTMN.

– Chưa có quy định cụ thể về lắp đặt thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, nối đất, chống sét cho công trình, điều khoản giám sát, ngừng/giảm công suất phát của dự án ĐMTMN theo lệnh của chỉ huy điều độ trong trường hợp sự cố hoặc quá tải lưới điện.

Các kiến nghị từ EVN đối với Bộ Công Thương

Để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, nhất là đối với điện mặt trời mái nhà, EVN kiến nghị và đề xuất Bộ Công Thương một số nội dung sau:

1. Xem xét, hướng dẫn các tiêu chí xác định cụ thể để phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và hệ thống điện mặt trời nối lưới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định giá mua bán điện đối với các hệ thống điện mặt trời theo đúng Quyết định 13/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2. Các hệ thống điện mặt trời công suất đến 01 MW, đấu nối vào cấp điện áp dưới 35 kV, có các tấm pin mặt trời lắp trên hệ thống khung giá đỡ (có mái hoặc không có mái), lắp đặt một phần trên mái nhà, một phần trên đất; các hệ thống điện mặt trời lắp trên mái nhà xưởng trong KCN vừa mua điện của EVN để sử dụng vừa bán điện lên lưới của EVN qua máy biến áp 110 kV được ghi nhận là ĐMTMN để khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ĐMTMN và EVN sẽ thực hiện ký hợp đồng, thanh toán tiền mua điện cho các chủ đầu tư theo Quyết định 13/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3. Đối với mô hình trang trại nông nghiệp kết hợp điện mặt trời với công suất ≤ 01 MW thì được công nhận là ĐMTMN.

5. Cho phép Tổng Công ty Điện lực/Công ty Điện lực chỉ thỏa thuận đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện đối với các hệ thống ĐMTMN mà không gây quá tải trạm biến áp 110 kV khu vực.

6. Bổ sung quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp trong các Thông tư 39/2023/TT-BCT và Thông tư 30/2023/TT-BCT cho phù hợp với thực tế, đảm bảo khả thi cho các chủ đầu tư.

7. Chỉ đạo các Sở Công Thương thống nhất quy định, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia lắp đặt ĐMTMN.

Các nhà đầu tư điện mặt trời mái nhà rất mong muốn các vướng mắc đã nêu cũng như một số đề xuất kiến nghị của EVN sớm được Bộ Công Thương giải quyết và hướng dẫn cụ thể, ngoài ra cũng phát huy tác dụng tăng cường nguồn điện trong giai đoạn sắp đến, phù hợp với chủ trương khuyến khích của Chính phủ phát triển năng lượng tái tạo.

Nguồn EVN

[kkstarratings]

Cv Số 111/Pgd&Amp;Đt Công Tác Cấptiểu Học Tháng 5/2014

UBND HUYỆN THỌ XUÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 111/PGD&ĐT Thọ Xuân, ngày 05 tháng 5 năm 2014 V/v Chỉ đạo công tác cấp Tiểu học Tháng 05/2014, Năm học 2013-2014.

Kính gửi: Hiệu trưởng trường Tiểu học.

Căn cứ Kế hoạch số 59/KH-PGD&ĐT ngày 03/9/23013 về kế hoạch hoạt động của các cấp học năm học 2013-2014 . Căn cứ kế hoạch tháng 5/2014 của Phòng GD&ĐT Thọ Xuân . Phòng Giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cấp Tiểu học như sau:– Tập trung chỉ đạo công tác giảng dạy – học tập cuối học kỳ II, cuối năm học. – Thực hiện hoàn thành nội dung dạy học theo phân phối chương trình.– Chỉ đạo, tổ chức KTĐK cuối kỳ II đúng theo lịch của SGD&ĐT đảm bảo nghiêm túc, đúng quy định .( PGD&ĐT không tổ chức kiểm định chất lượng lớp 5)– Chỉ đạo, kiểm tra, rà soát, cập nhật thông tin vào các loại hồ sơ nhà trường. – Tổ chức đánh giá ,xếp loại CB,GV,NV, HS theo quy định vào cuối năm học .– Tổ chức Tổng kết năm học 2013-2014 .– Thực hiện công tác báo cáo cuối năm học 2013-2014 theo lịch ( theo các công văn (nếu có) .2. Các công tác khác:– Thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng (An toàn giao thông, vệ sinh học đường , phòng chống các dịch bệnh mùa hè…) trong tháng 5/2014 ( theo các văn bản hướng dẫn đã gửi). – Thực hiện phong trào xây dựng trường, lớp: Xanh, sạch, đẹp.( Lưu ý : Tập trung chỉ đạo làm vệ sinh môi trường khu vực quanh nhà trường , vệ sinh lớp học, bồn hoa cây cảnh và các công trình vệ sinh, công trình nước sạch…) – Tham mưu xây dựng trường chuẩn Quốc gia mới ( TH Xuân Khánh , TH Xuân Hưng) và trường chuẩn lại sau 5 năm trong năm 2014. – Các trường học chủ động phối hợp với các tổ chức chính quyền, đoàn thể chuẩn bị bàn giao học sinh về các địa phương; xây dựng kế hoạch hoạt động hè; triển khai kế hoạch phòng chống bão, lũ, an toàn giao thông, phòng chống đuối nước theo hướng dẫn của Sở, đảm bảo an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất trong dịp nghỉ hè.– Một số công tác khác của Phòng GD&ĐT và cấp trên ( nếu có).Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các trường Tiểu học căn cứ các nội dung trên xây dựng kế hoạch tháng cụ thể phù hợp với đơn vị , triển khai công văn và phân công nhiệm vụ đến cán bộ, giáo viên, nhân viên , học sinh để thực hiện.Quá trình chỉ đạo chuyên môn và các công tác tháng nếu có vấn đề gì cần trao đổi Hiệu trưởng báo cáo trực tiếp về Phòng Giáo dục và Đào tạo (Tổ chuyên môn Tiểu học) để được hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời ./.

Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG– Hiệu trưởng Tiểu học (để thực hiện);– Lưu văn thư, CVTH. ( Đã ký)

Nguyễn Đình Quế