Văn Bản Thánh Gióng Thuộc Thể Loại Truyện Dân Gian Nào / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Thánh Gióng Trong Truyện Thánh Gióng

Cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng trong truyện Thánh Gióng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình

Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.

Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” – thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước – tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo… của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.

Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em – một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.

Cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng trong truyện Thánh Gióng – Bài làm 2

Thánh Gióng là nhân vật chính trong câu chuyện đó. Vào thời Văn Lang, nước nam bị giặc Ân xâm lược, nhà vua tìm mọi cách để chống lại kẻ thù, tuy nhiên vẫn không hiệu quả. Bởi vậy vua đã ban lệnh xuống dưới tìm người có tài có thể đánh đuổi giặc Ân.

Trong thời điểm này thì ở một làng nọ có một đứa bé kì lạ sinh ra đã ba năm mà vẫn không nói, không cười, không biết làm gì hết. Song khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ “mẹ gọi sứ giả vào đây cho con”. Bất ngờ trước hành động của con nhưng bà mẹ cũng đã ra làm theo lời con gọi sứ giả vào. CHính sứ giả cũng bất ngờ vì khi thấy một đứa bé nói chuyện với mình. Bất ngờ hơn là yêu cầu của đứa bé đối với sứ giả.

Đây có thể coi là dấu mốc cho những thay đổi kì lạ của Thánh Gióng khiến cho mọi người kinh ngạc: cơm ăn bao nhiêu cũng không no, lớn nhanh như thổi, quần áo chật ních. Thánh Gióng đã vươn mình thành người thanh niên trai tráng.

Những ngày sau, nhà vua đã mang đến cho đứa bé những đồ mà đứa bé cần. Khi mặc lên người chiếc áo giáp, Thánh Gióng trở thành người lực lưỡng. Đi đến đâu, Thánh Gióng đều giết sạch kẻ thù, khi roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre ngà để đánh đuổi quân giặc. Chỉ trong một thời gian, đất nước ta đã sạch bóng kê thù.

Cuối cùng Thánh Gióng đã cưỡi ngựa phi đến đỉnh núi Sóc Sơn, hướng về quê mẹ, cưỡi ngựa bay về trời. Nhân dân tưởng nhớ công ơn nên đã lập đền Gióng để nhớ đến một người có công lao đánh đuổi giặc.

Như vậy câu chuyện với những tình tiết li kì như vậy và với kết thúc bất ngờ đã để lại trong lòng người xem nhiều suy nghĩ và nhiều trăn trở. Truyền thuyết chỉ là truyền miệng của mọi người nhưng đều dựa trên một căn cứ nào đó. Hình ảnh “Tháng Gióng” tượng trưng cho sức khỏe, cho ý chí và nghị lực của con người cần phải vượt lên số phận.

Người đời sau mỗi khi nhắc đến Thánh Gióng vẫn luôn tự hào vì những đức tính tốt đẹp. Tình yêu quê hương đất nước, quyết hi sinh thân mình để bảo vệ lấy bờ cõi của đất nước. Thánh Gióng đã trở thành một huyền thoại bất diệt cho những tấm lòng biết cống hiến cho đất nước.

Đối với những người trẻ thì Thánh Gióng là biểu tượng cho sức khỏe phi thường, cho sự vươn lên và nỗ lực. Đó là hình mẫu để chúng ta cần phải học tập, phải noi theo, rèn luyện để có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước này. Hằng năm vẫn có Hội khỏe Phù Đổng diễn ra nhằm tìm ra những người có sức khỏe, có thể chất. Bởi có sức khỏe chúng ta mới có thể làm nên tất cả.

Như vậy truyện “Thánh Gióng” với những yếu tố li kì đã góp phần để lại trong lòng người đi sau những điều tốt đẹp về truyền thống mà cha ông ta đã dạy. Truyền thống yêu nước, truyền thống bảo vệ tổ quốc, truyền thống rèn luyện sức khỏe.

Cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng trong truyện Thánh Gióng – Bài làm 3

Việt Nam vốn có truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam luôn anh hùng, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm, và trước sức mạnh ấy thì các thế lực bạo tàn cũng đã lật lượt bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi của Việt Nam, làm nên những chiến thắng lừng lẫy, oai hùng đó không chỉ bởi sức mạnh lớn lao, tinh thần đoàn kết của quân dân ta mà còn bởi những vị tướng tài giỏi, có tài mưu lược và cầm quân, như Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lí Bí, Trần Quốc Tuấn ….

Trong nền văn học viết, các nhà văn, nhà thơ cũng đã thể hiện thái độ tôn trọng cũng như sự đề cao đối với các nhân vật này, còn trong sự phát triển của văn học dân gian, khi văn học viết còn chưa ra đời thì hình tượng của những người anh hùng được phản ánh thông qua các tác phẩm của truyền thuyết, thông qua các nhân vật hư cấu, thể hiện được khát vọng của nhân nhân về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. Và nói đến truyền thuyết về người anh hùng thì không thể không nhắc đến truyền thuyết “Thánh Gióng”.

Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết tiêu biểu của nền văn học dân gian Việt Nam, truyện kể về nhân vật chính, đó chính là người anh hùng chống giặc ngoại xâm Thánh Gióng, đó là một nhân vật mang sức mạnh phi thường, kì diệu và chính sức mạnh siêu nhiên đó đã quét sạch quân xâm lược Ân ra khỏi bờ cõi nước ta. Và sau khi đã giúp cho dân chúng dẹp loạn giặc cỏ thì Thánh Gióng đã cùng ngựa bay về trời xanh. Ngay từ phần mở đầu thì các tác giả dân gian đã nói về sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng, bố mẹ của Thánh Gióng vốn là những người hiền lành, phúc đức nhưng mãi mà vẫn chưa có một mụn con.

Và sự kì diệu đã xảy đến, trong một lần ra đồng, thấy vết chân to, bà đặt lên ướm thử thì về nhà có thai và sinh ra Thánh Gióng. Ta có thể thấy ngay sự xuất hiện của Thánh Gióng cũng không giống người thường mà mang chút gì đó huyền kí, kì ảo. Có lẽ chính từ những chi tiết đầu tiên các tác giả dân gian đã làm cho Thánh Gióng khác thường để báo hiệu về một con người đầy phi thường. Nhưng sự kì lạ chưa kết thúc ở chi tiết đó, bởi khi Thánh Gióng được sinh ra thì dù đã ba tuổi nhưng không hề biết nói, biết cười, đặt đâu ngồi đấy. Đây quả thực là một trường hợp rất lạ lùng, bởi trước nay hầu như không có những trường hợp ba tuổi nhưng không nói, không cười như vậy.

Nhưng những chuyện kì lạ đã xảy ra, khi nghe tiếng sứ giả rao tìm người tài giỏi cứu nước thì Thánh Gióng bỗng cất tiếng dõng dạc nói với mẹ: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Đây thực sự là một chuyện rất kì lạ, gây ra sự bất ngờ không chỉ với chính bố mẹ Thánh Gióng mà còn đối với chính những độc giả theo dõi câu chuyện. Vì một đứa bé bình thường cũng khó có thể nói được những lời dõng dạc, nghiêm túc đến vậy, nói chi đến Thánh Gióng một đứa trẻ mà ba năm không nói, không cười. Mẹ của Thánh Gióng tuy cũng rất bất ngờ nhưng cũng theo lời Thánh Gióng mà mời sứ giả vào. Khi sứ giả vào thì chàng cũng không hề vòng vo mà nói thẳng vào việc chính: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

Ở trong truyền thuyết này, các tác giả dân gian có lẽ không quá miêu tả vào sự kì lạ của Thánh Gióng, cũng như đề cập đến những sự bất ngờ, hoài nghi của sứ giả khi nghe những lời Thánh Gióng yêu cầu về việc đánh giặc. Bởi mục đích chính của các tác giả dân gian đó chính là xây dựng hình ảnh của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và những người anh hùng này thường mang những nét phi thường, những đặc điểm kì lạ của những con người có tầm vóc. Quay trở lại với câu chuyện, ngay sau khi đưa ra những yêu cầu với sứ giả về những vật dụng cần thiết mà mình cần để chống giặc, thì chú bé Thánh Gióng bỗng chốc trở nên nhanh nhẹn,linh hoạt khác hẳn với dáng vẻ của một chú bé ba tuổi.

Chàng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới mặc nhưng cũng bị bục chỉ. Bố mẹ của Thánh Gióng dù có làm ra bao nhiêu cũng không đủ cơm gạo để nuôi. Thấy sự tình kì lạ bà con láng giềng cũng chung tay góp sức gom góp gạo để nuôi Thánh Gióng, vì ai cũng muốn chàng giết giặc, cứu nước. Khi giặc Ân đã kéo đến chân núi Trâu, tức đã xâm phạm vào lãnh thổ của nước ta, người người đều vô cùng hoảng hốt, lúc bấy giờ thì Thánh Gióng đã “vươn vai một cái, bỗng chốc trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt”. Thánh Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt cầm roi sắt đơn phương độc mã mà lao vào trận chiến.

Tuy chỉ có một mình nhưng trước sức mạnh phi thường của Thánh Gióng thì lũ giặc ngoại xâm cũng bị đánh cho tơi bời : “Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ”. Khi đang chiến đấu thì roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã nhổ những cụm tre bên đường mà quật vào lũ giặc làm cho lũ giặc sợ hãi hoảng hốt giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn. Ngay khi đã diệt xong giặc Ân, Thánh Gióng không về triều đình lĩnh thưởng, cũng không trở về thăm lại bố mẹ, làng xóm mà lên đỉnh núi Sóc rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.

Như vậy, Thánh Gióng là một nhân vật mà tác giả dân gian đã sáng tạo ra để thể hiện khát vọng về hình tượng anh hùng chống giặc ngoại xâm anh dũng, phi thường. Tuy có mang những sức mạnh kì lạ, bởi đó là sự hư cấu, tưởng tượng của nhân dân, nhưng qua truyền thuyết này ta có thể thấy các tác giả đã tái hiện được phần nào sức mạnh của con người Việt Nam xưa, kiên cường, anh dũng, đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm.

Từ khóa tìm kiếm:

Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Thuộc Thể Loại Nào

Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Thuộc Thể Loại Nào, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Thuộc Thể Loại Gì, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Được Viết Theo Thể Loại Nào, Hãy Chọn Một Loại Hàng Hoá Và Đóng Vai Người Sản Xuất Ra Loại Hàng Hoá Đó Để Thảo Luận Về Thuộc Tính, Hãy Chọn Một Loại Hàng Hóa Và Đóng Vai Trò Người Sản Xuất Ra Loại Hàng Hóa Đó Để Thảo Luận Về Thuộc , Hãy Chọn Một Loại Hàng Hóa Và Đóng Vai Trò Người Sản Xuất Ra Loại Hàng Hóa Đó Để Thảo Luận Về Thuộc, Bài 26 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Ngữ Văn 7, Tóm Tắt Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Ngữ Văn 7 Tóm Tắt Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản 7 Sống Chết Mặc Bay, Ngữ Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Tóm Tắt Sống Chết Mặc Bay, Ngữ Văn Lớp 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Sống Chết Mặc Bay, Soạn Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, ý Nghĩa Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Nêu ý Nghĩa Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Nêu ý Nghĩa Của Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Soạn Văn 7 Tập 2 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Soạn Ngữ Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Giáo án Sống Chết Mặc Bay, Bài Giảng Sống Chết Mặc Bay, ý Nghĩa Của Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Soạn Văn Lớp 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Ngữ Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Violet, Nội Dung Bài Văn Sống Chết Mặc Bay, Nội Dung Bài Sống Chết Mặc Bay, Giáo án Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Bài Soạn Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, ý Nghĩa Nhan Đề Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Truyện Ngắn Sống Chết Mặc Bay, Nghệ Thuật Chủ Yếu Của Văn Bản “sống Chết Mặc Bay” Là Gì, Hãy Kể Tên Những Loại Thước Đo Độ Dài, Hãy Kể Tên 4 Loài Thuộc Lớp Lưỡng Cư, Cac Loai Cay Thuoc Dong Y, Bát Quái Thuộc Vạn Vật Loại, Các Loại Thuốc Chữa Covid-19, Tieu Laun Cac Loai Cay Thuoc, Các Loại Thuốc Chữa Corona, Các Loại Thuốc Chữa Ncov, Các Nguyên Tố Nào Sau Đây Thuộc Kim Loại Kiềm, Đĩa Cứng Là Thiết Bị Thuộc Loại, Hãy Giải Thích Nhan Đề Của Truyện Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Thuộc Loại Văn Bản Nào, Nguyên Tố Nào Sau Đây Thuộc Nhóm Kim Loại Kiềm, Nguyên Tố Nào Thuộc Nhóm Kim Loại Kiềm Thổ, Nguyên Tố Nào Dưới Đây Thuộc Nhóm Kim Loại Kiềm, Nghị Quyết Quốc Hội Thuộc Loại Văn Bản Nào Giải Thích, Giới Hạn Quang Điện Của Mỗi Kim Loại Dùng Làm Catốt Tuỳ Thuộc Vào, Nguyên Tố Nào Thuộc Nhóm Iiia Không Phải Là Kim Loại, Quá Trình Cố Định Nitơ ở Các Vi Khuẩn Phụ Thuộc Vào Loại Enzim Nào Sau Đây, Hãy Phân Tích Rõ Hơn Về Việc Tiếng Việt Thuộc Loại Hình Ngôn Ngữ Đơn Lập, Các Loại Thực Phẩm Tươi Sống , Tổ Hợp Tác (tht) Là Tổ Chức Thuộc Loại Hình Kinh Tế Tập Thể Đang Được Khuyến Khích Phát Triển Tại Cá, Tổ Hợp Tác (tht) Là Tổ Chức Thuộc Loại Hình Kinh Tế Tập Thể Đang Được Khuyến Khích Phát Triển Tại Cá, Tổ Hợp Tác (tht) Là Tổ Chức Thuộc Loại Hình Kinh Tế Tập Thể Đang Được Khuyến Khích Phát Triển Tại Cá, Văn Bản Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Được Viết Theo Thể Loại Nào, Bước Sóng Dài Nhất Của Bức Xạ Chiếu Vào Kim Loại Đó Mà Gây Ra Được Hiện Tượng Quang Điện, Câu Thơ ôi Hàng Tre Xanh Xanh Việt Nam Thuộc Loại Thành Phần Biệt Lập Nào, Xác Định Công Thoát Của Electron Ra Khỏi Kim Loại Với ánh Sáng Kích Thích Có Bước Sóng, Phương Trình Hóa Học Của Phản ứng Nào Sau Đây Thuộc Loại Phản ứng Thế, Tại Các Điểm Giao Cắt Giữa Đường Bộ Và Đường Sắt Quyền ưu Tiên Thuộc Về Loại Phương Tiện Nào, Hãy Kể Tên 10 Loài Thực Vật Thuộc 2 Nhóm Thực Vật ưa ẩm Và Thực Vật Chịu H, Nguyên Tố Nào Thuộc Chu Kì 4 Có Tính Kim Loại Mạnh Nhất Và Phi Kim Mạnh Nhất, Hãy Giải Thích Mối Quan Hệ Giữa Các Loài Đacuyn Cho Rằng Các Loại, Đề 3 Giới Thiệu Về Một Loài Hoa Hoặc Một Loài Cây, Cây Thuốc Việt Nam Và Những Bài Thuốc Thường Dùng, Mẫu Sổ Nhập Thuôc Phat Thuôc Trong Trường Học, Hãy Kể Tên 3 Loại Quả Mọng Và 3 Loại Quả Hạch, Hãy Kể Tên 3 Loại Quả Khô Và 3 Loại Quả Thịt Có ở Địa Phương Em, Văn Bản ôn Dịch Thuốc Lá Thuộc Kiểu Văn Bản Nào, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, Khi Nói Về Sóng Điện Từ Phát Biểu Nào Sau Đây Là Sai Sóng Điện Từ Là Sóng Ngang, Hiện Tượng Quang Điện Là Hiện Tượng êlectron Bị Bứt Ra Khỏi Kim Loại Khi Chiếu Vào Kim Loại ánh Sáng, Trong Các Loại Nhiên Liệu Dưới Đây, Loại Nhiên Liệu Nào Giảm Thiểu ô Nhiễm Môi Trường, Dàn ý Đường Đi Khó Không Khó Vì Ngăn Sông Cách Núi Mà Khó Vì Lòng Người Ngại Núi E Sông, Trên Đường Bộ, Người Lái Xe ô Tô Có Được Phép Dừng Xe, Đỗ Xe Song Song Với Một Xe Khác, Sóng Điện Từ Và Sóng Cơ Học Không Có Chung Tính Chất Nào Dưới Đây?, Một Máy Thu Thanh Đang Thu Sóng Ngắn. Để Chuyển Sang Thu Sóng Trung, Hãy Kể Tên Ba Loại Quả Khô Và Ba Loại Quả Thịt, Hãy Kể Tên 3 Loại Quả Khô Và 3 Loại Quả Thịt, Tia Hồng Ngoại Và Tia Rơnghen Đều Có Bản Chất Là Sóng Điện Từ, Có Bước Sóng Dài Ngắn Khác Nhau Nên, Mạch Dao Động Lí Tưởng Lc Có Thể Phát Ra Sóng Vô Tuyến Truyền Trong Không Khí Với Bước Sóng, Sóng Điện Từ Và Sóng Cơ Học Không Có Cùng Tính Chất, Trắc Nghiệm ôn Tập Dao Động Và Sóng Điện Từ – Sóng ánh Sáng, Sóng Điện Từ Và Sóng Cơ Học Không Có Cùng Tính Chất Nào, Khái Niệm 2 Đường Thẳng Song Song, Một Sóng Điện Từ Đang Lan Truyền Từ Một Đài Phát Sóng ở Hà Nội Đến Máy Thu, Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Bờ Cửa Sông Ven Biển Cửa Sông Cái Lớn, Định Nghĩa 2 Đường Thẳng Song Song, Phương Trình 2 Đường Thẳng Song Song, 2 Phương Trình Đường Thẳng Song Song, Quan Niệm Thế Nào Là Cuộc Sống Đáng Sống, Các Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, Hãy Kể Tên Ba Loại Hoa Lưỡng Tính Và Ba Loại Hoa Đơn Tính Mà Em Biết, Định Nghĩa 2 Mặt Phẳng Song Song, Tia Rơn-ghen (tia X) Là Sóng Điện Từ Có Bước Sóng,

Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Thuộc Thể Loại Nào, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Thuộc Thể Loại Gì, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Được Viết Theo Thể Loại Nào, Hãy Chọn Một Loại Hàng Hoá Và Đóng Vai Người Sản Xuất Ra Loại Hàng Hoá Đó Để Thảo Luận Về Thuộc Tính, Hãy Chọn Một Loại Hàng Hóa Và Đóng Vai Trò Người Sản Xuất Ra Loại Hàng Hóa Đó Để Thảo Luận Về Thuộc , Hãy Chọn Một Loại Hàng Hóa Và Đóng Vai Trò Người Sản Xuất Ra Loại Hàng Hóa Đó Để Thảo Luận Về Thuộc, Bài 26 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Ngữ Văn 7, Tóm Tắt Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Ngữ Văn 7 Tóm Tắt Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản 7 Sống Chết Mặc Bay, Ngữ Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Tóm Tắt Sống Chết Mặc Bay, Ngữ Văn Lớp 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Sống Chết Mặc Bay, Soạn Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, ý Nghĩa Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Nêu ý Nghĩa Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Nêu ý Nghĩa Của Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Soạn Văn 7 Tập 2 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Soạn Ngữ Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Giáo án Sống Chết Mặc Bay, Bài Giảng Sống Chết Mặc Bay, ý Nghĩa Của Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Soạn Văn Lớp 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Ngữ Văn 7 Văn Bản Sống Chết Mặc Bay Violet, Nội Dung Bài Văn Sống Chết Mặc Bay, Nội Dung Bài Sống Chết Mặc Bay, Giáo án Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Bài Soạn Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, ý Nghĩa Nhan Đề Văn Bản Sống Chết Mặc Bay, Truyện Ngắn Sống Chết Mặc Bay, Nghệ Thuật Chủ Yếu Của Văn Bản “sống Chết Mặc Bay” Là Gì, Hãy Kể Tên Những Loại Thước Đo Độ Dài, Hãy Kể Tên 4 Loài Thuộc Lớp Lưỡng Cư, Cac Loai Cay Thuoc Dong Y, Bát Quái Thuộc Vạn Vật Loại, Các Loại Thuốc Chữa Covid-19, Tieu Laun Cac Loai Cay Thuoc, Các Loại Thuốc Chữa Corona, Các Loại Thuốc Chữa Ncov, Các Nguyên Tố Nào Sau Đây Thuộc Kim Loại Kiềm, Đĩa Cứng Là Thiết Bị Thuộc Loại, Hãy Giải Thích Nhan Đề Của Truyện Sống Chết Mặc Bay, Văn Bản Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Thuộc Loại Văn Bản Nào, Nguyên Tố Nào Sau Đây Thuộc Nhóm Kim Loại Kiềm, Nguyên Tố Nào Thuộc Nhóm Kim Loại Kiềm Thổ, Nguyên Tố Nào Dưới Đây Thuộc Nhóm Kim Loại Kiềm, Nghị Quyết Quốc Hội Thuộc Loại Văn Bản Nào Giải Thích,

Tóm Tắt Truyện Thánh Gióng

Tóm tắt truyện Thánh Gióng – Bài số 1

Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có cặp vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là phúc đức nhưng không có con. Một hôm, bà vợ đang làm đồng thấy một vết chân to liền ướm chân vào. về nhà bà mang thai và sau mười hai tháng thì sinh ra một bé trai khôi ngô tuấn tú. Điều kì lạ là mãi lên ba tuổi, cậu bé vẫn chưa biết đi, chảng biết nói, biết cười.

Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, vua Hùng cho người đi tìm nhân tài cứu nước. Cậu bé cất tiếng đầu tiên và cũng là lời xin được đi đánh giặc. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Từ đó cậu lớn nhanh như thổi. Sau khi ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà do bà con hàng xóm gom góp, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra trận diệt giặc. Trong lúc đánh giặc, roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc.

Dẹp xong giặc Ân, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi rồi bay lên trời. Để’ tưởng nhớ công ơn tráng sĩ, nhân dân lập đền thờ, hàng năm tổ chức hội làng để tưởng nhớ. Những dấu tích của trận đánh năm xưa vẫn còn lưu lại trên mặt đất, trên những bụi tre nơi cậu bé diệt giặc.

Tóm tắt truyện Thánh Gióng – Bài số 2

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng già chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức, nhưng lại không có con. Họ buồn lắm. Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to khác thường. Thấy lạ, bà lão đặt bàn chân mình vào ước chừng bàn chân mình nhỏ hơn bao nhiêu. Thấm thoắt thời gian trôi đi, bà lão có thai, rồi mười hai tháng sau bà sinh được một đứa bé trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng già mừng lắm. Nhưng lạ thay, đứa bé đã lên ba mà không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy. Vợ chồng ông lão đâm lo?

Bấy giờ giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: ” Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phải đánh tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp thuận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.

Từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà con xóm làng thấy thế, bèn xúm vào kẻ ít nhiều nuôi chú bé.

Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. Ai nấy đều lo lắng và sợ sệt. Vừa lúc, sứ giả mang đủ các thứ mà chú bé đã dặn. Chú bé vươn vai, trong phút chốc đã trở thành tráng sĩ thật oai phong, thật lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt cầm roi sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại, phun lửa xông thằng vào quân giặc hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt bị gãy, tràng sĩ liền nhổ nhũng bụi tre ven đường quất vào quân giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quân dẫm dạp lên nhau mà tháo chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời.

Để tưởng nhớ người tráng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

Hiện nay vẫn còn dấu tích đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Hàng năm, đến tháng tư là làng mở hội tưng bừng để tưởng nhớ người tráng sĩ Thánh Gióng. Và để ngắm nhìn những dấu tích mà tráng sĩ và ngựa sắt đã đánh tan giặc Ân, đó là tre đằng ngà, nhưng ao hồ liên tiếp…

Tóm tắt truyện Thánh Gióng – Bài số 3

Ngày xưa, ở làng Gióng có hai vợ chồng nhà nọ, nhà nghèo, họ đã sống với nhau nhiều năm mà chưa có con, hai ông bà ngày đêm ao ước có một đứa con để bế bồng. Có lẽ niềm mong mỏi của đôi vợ chồng nghèo đã động đến lòng trắc ẩn của nhà trời. Một hôm, người vợ ra đồng làm việc, bà thấy một vết chân to, khác lạ với chân bình thường, tò mò bà bèn đặt chân mình lên ướm thử. Không lâu sau đó bà thấy mình có dấu hiệu thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai. Hai vợ chồng rất hạnh phúc và đặt tên con là Gióng. Gióng lớn rất nhanh, nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, không biết cười. Đúng thời điểm ấy, giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta. Trước tình hình hung hãn của bọn giặc, nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước. Một hôm, chú bé đang nằm trong nhà, nghe thấy tiếng rao của sứ giả chú bé bỗng nhiên bật nói: ” Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con”. Sứ giả vào chú bé bảo: ” Ông về bẩm báo với nhà vua rằng đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái áo giáp sắt và một cây roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.”

Được một cậu bé còn nhỏ tuổi mà nói thế, sứ giả vừa mừng rỡ, vừa kinh ngạc, chạy vội về bẩm báo với nhà vua. Nhà vua mừng rỡ sai người ngày đêm làm gấp những thứ mà chú bé yêu cầu. Từ ngày ấy, chú bé lớn nhanh như thổi cơm ăn mấy cũng không no. Ba mẹ Gióng không đủ gạo để nuôi con, phải nhờ sự góp sức của dân làng. Đến ngày giặc kéo đến, sứ giả đem tới những thứ Gióng yêu cầu. Gióng đứng dậy vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt lao đến chỗ có giặc. Gióng đánh đến đâu giặc tan đến đó, một số giặc bỏ chạy thoát thân, còn lại chết la liệt. Sau khi đã giết được một số lượng lớn tên giặc, cũng là lúc roi sắt gãy. Gióng đã nhanh trí nhổ cụm tre bên đường làm vũ khí tiếp tục giết giặc để giết giặc. Sau khi đã giết được sạch bóng giặc Ân, Gióng phi thẳng ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn, cởi áo giáp sắt bỏ lại, phi ngựa về Trời.

Để tưởng nhớ công lao của Thánh Gióng với nhân dân Vua phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở ngay quê nhà. Vì ngày xưa ngựa sắt đã phun lửa thiêu cháy cả một làng. Nên từ đó còn có tên là làng Cháy hay làng Phù Đổng. Câu truyện ca ngợi vị anh hùng làng Gióng chống giặc ngoại xâm.

Tóm tắt truyện Thánh Gióng – Bài số 4

Ngày xưa, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ, nhà nghèo, hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm, bà mẹ ra đồng như mọi hôm, bà thấy một vết chân to bèn đặt chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai, hai ông bà đặt tên là Gióng, Gióng lên ba vẫn không biết nói, không biết cười. Lúc bấy giờ có giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, thế giặc mạnh nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước. Một hôm, chú bé đang nằm trong nhà, nghe thấy tiếng rao của sứ giả chú bé bỗng nhiên bật nói: ” Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con”. Sứ giả vào chú bé bảo ” Ông về bẩm báo với nhà vua rằng đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái áo giáp sắt và một cây roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.” Sứ giả vừa mừng rỡ, vừa kinh ngạc, chạy vội về bẩm báo với nhà vua. Nhà vua mừng rỡ sai người ngày đêm làm gấp những thứ mà chú bé yêu cầu. Từ ngày ấy, chú bé lớn nhanh như thổi cơm ăn mấy cũng không no. Ba mẹ Gióng nghèo không đủ tiền mua gạo nuôi Gióng, đành nhờ bà con giúp đỡ, mọi người ai cũng muốn Gióng ăn nhanh chống lớn để đi đánh giặc nên rất sẵn lòng góp gạo nuôi Gióng. Giặc ngoại xâm đã kéo đến, vừa lúc đó sứ giả đem tới những thứ Gióng yêu cầu. Bỗng Gióng vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc. Gióng đánh đến đâu giặc tan đến đó, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ cụm tre bên đường để giết giặc. Sau khi đã dẹp tan giặc Ân Gióng phi ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn cởi áo giáp sắt bỏ lại, phi ngựa về Trời. Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở ngay quê nhà.

Vì ngày xưa ngựa sắt đã phun lửa thiêu cháy cả một làng. Nên từ đó còn có tên là làng Cháy hay làng Phù Đổng. Câu chuyện ca ngợi vị anh hùng làng Gióng chống giặc ngoại xâm.

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

tom tat truyen thanh giong

Cảm Nhận Về Truyện Thánh Gióng

Cảm nhận về truyện Thánh Gióng

1. Nội dung

Truyền thuyết Thánh Gióng là một bản anh hùng ca mở đầu cho truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, trong dó Gióng là nhân vật trung tâm của truyện, mang tính cách anh hùng từ lúc sinh ra đến lúc hóa thân.

– Sự ra đời của Gióng rất kì lạ. Bà mẹ Gióng ướm chân vào vết chân khổng lồ, về nhà mang thai sinh ra Gióng. Đó là hình thức giao tiếp kì lạ giữa thần linh và con người, phản ánh nguồn gốc kì ảo của nhân vật. Chi tiết đó mang tính dự báo về cuộc đời và chiến công kì lạ của nhân vật ở chặng sau. Nguồn gốc kì ảo là tiền đề cho việc nhân vật có chiến công và kì tích phi thường.

– Cuộc đời và chiến công của Thánh Gióng được truyền thuyết thể hiện với nhiều nét thần kì: cậu bé 3 tuổi không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng tiếng nói đầu tiên lại là tiếng nói xin đi đánh giặc. Sự im lặng suốt mấy năm đó phản ánh sự dồn nén của bản lĩnh, quyết tâm của cả cộng đồng. Thánh Gióng lớn lên bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của dân làng cho nên cậu là hiện thân sức mạnh của tập thể, của tinh thần đoàn kết, của sự kết hợp sức mạnh giữa cá nhân và cộng đồng. Có thể nói, hình tượng Gióng đã tập trung những nét đẹp đẽ, hào hùng nhất về người anh hùng đánh giặc ngoại xâm. Đi khắp vùng trung châu đều có dấu vết của bước chân, vó ngựa Thánh Gióng:

+ Làng Mát: Kể chuyện Gióng dừng chân uống nước rồi đổi tên làng từ Kẻ Khó sang Kẻ Mát.

+ Làng Mã: Kể chuyện Gióng dừng ngựa nên làng có tên là làng Mã.

+ Làng Cháy: Kể chuyện ngựa Gióng phun lửa làm cháy cây cối xung quanh.

+ Ở làng Bàng, xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có bãi cát trắng tương truyền là bọt mép ngựa Thánh Gióng để lại…

– Về lễ hội Gióng: Dân gian có câu:

Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu

Mồng chín đâu đâu cũng về hội Gióng.

Hằng năm vào ngày mồng tám tháng tư âm lịch, tại đình làng Gióng (tên chữ là làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có mở hội kỉ niệm đức Phù Đổng Thiên Vương, tục gọi là Đức Thánh Gióng, rất linh đình và trang trọng. Hội đền Phù Đổng Thiên Vương, tục gọi là hội Gióng, với những nghi thức trang nghiêm của tế lễ, sự sôi nổi hoành tráng của trò diễn trận giả, màn múa hát của nhân dân,… tất cả cho thấy sự bất tử của hình tượng Gióng trong đời sông nhân dân và niềm tự hào, biết ơn của những thế hệ sau với người anh hùng chống ngoại xâm ở buổi đầu dựng nước.

2. Nghệ thuật

– Tác giả dân gian đã phát huy trí tưởng tượng, xây dựng nên những hình ảnh kì ảo, hoang đường nhằm ca ngợi nhân vật anh hùng Thánh Gióng. Thành công của truyện đã xây dựng hình tượng Thánh Gióng mang vẻ đẹp kì vĩ, chiến công phi thường: chàng trai làng Phù Đổng vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, cưỡi ngựa sắt phun lửa thiêu đốt quân giặc, quật gậy sắt tiêu diệt giặc Ân, nhổ bụi tre đằng ngà, cưỡi ngựa sắt bay về trời,…

– Mô-típ sự hóa thân của Gióng: Cuối truyện Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi áo giáp sắt vắt lên cây, rồi cả người và ngựa bay về trời. Trong ngôn ngữ dân gian “về trời” có nghĩa là chết nhưng nhân dân không để cho Gióng chết mà biến nhân vật thành bất tử. Gióng bay về trời, trở thành một trong những vị thánh bất tử (một trong Tứ bất tử), được muôn đời thờ Phụng. Như vậy, Gióng không chết mà sống mãi trong tâm thức dân gian. Hình tượng đẹp đẽ, lí tưởng và cao cả đó có sức lan tỏa to lớn, giáo dục ý thức về lịch sử, động viên tinh thần đấu tranh của muôn thế hệ sau.

Ý Nghĩa Của Truyện Thánh Gióng

Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng

Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng trong chương trình Ngữ văn lớp 6 giúp các em hiểu rõ về nội dung và ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Nội dung, ý nghĩa truyền thuyết Thánh Gióng lớp 6

Bài tham khảo 1

Thánh Gióng hình tượng người anh hùng đánh giặc ngoại xâm tiêu biểu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Thánh Gióng được sinh ra rất kỳ lạ từ một người mẹ nghèo được mẹ và nhân dân nuôi dưỡng. Gióng chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm bằng tất cả lòng yêu nước và mong muốn bảo vệ làng quê, đất nước.

Hình tượng Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả thiên nhiên và con người, của sự hiện đại lẫn thô sơ, sức mạnh đó như dung hòa và kết tinh lại tạo thành sức mạnh to lớn đủ sức quật ngã mọi kẻ thù to lớn.

Từ thực tế trong công cuộc đánh giặc bảo vệ đất nước của cha ông ta, hình tượng Thánh Gióng được thần thánh hóa và trở thành nhân vật anh hùng, với tinh thần ý chí quật khởi trong cuộc chiến chống giặc ngoại bang xâm lược. Bên cạnh đó hình tượng Thánh Gióng cũng nói lên một thời đại lịch sử của đất nước – Vua Hùng với nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, người dân luôn phải chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.

Bài tham khảo 2

Đứa nhỏ hôm qua chưa biết nói, hôm nay nghe tiếng rao cầu hiền đánh giặc của sứ giả vua Hùng Vương thứ tư, nó liền biết nói và tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, là lời xin tình nguyện đánh giặc ngoại xâm. Cái độc đáo của trí tưởng tượng và lòng yêu nước cũng là mới hôm qua trong thời bình, đứa trẻ còn nhỏ mà hôm nay, khi đất nước lâm nguy, nó vươn vai một cái tức thì nó cao lớn mười trượng. Dường như hễ nhiệm vụ nặng nề bao nhiêu thì nó cao lớn bấy nhiêu để thừa sức giết giặc. Giết giặc xong, vị thần làng Phù Đổng cưỡi ngựa lên trời chứ không về triều: ý chí phục vụ vô tư thật là gương mẫu.

Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tư tưởng yêu nước – tấm lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng, không truvện cố tích nào so sánh kịp. Chúng ta hãy chú ý một chi tiết: Thánh Gióng xuất hiện dưới đời Hùng Vương thứ 18. Thế là trong tâm trí của tố tiên chúng ta, tư tưởng thương nòi yêu nước bắt nguồn từ rất xa trong lịch sử. Hai truyện, một trị thủy vì dân, hai đánh giặc vì nước bổ sung với nhau và làm cho truyện họ Hồng Bàng phát triển được hoàn chỉnh nội dung tư tưởng của nó.

Hàng ngàn năm đã qua rồi mà truyện Phù Đổng, truyện Thánh Gióng vẫn giữ nguyên giá trị giáo dục và động viên lớn.