Văn Bản Tức Nước Vỡ Bờ Siêu Ngắn / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Soạn Bài Tức Nước Vỡ Bờ Siêu Ngắn

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

-Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông vào:

+ Gia cảnh nhà chị Dậu cùng đường: bán con, bán chó, bánh gánh khoai, chạy vạy tiền nộp sưu cho chồng và người em chồng đã chết.

+ Người chồng đau ốm tưởng chết, lại bị đánh đến ngất đi do thiếu sưu thuế.

+ Bọn tay sai sấn sổ xông vào đòi đánh trói anh Dậu.

⟹ Tình thế nguy khốn, cùng đường.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 8, tập 1):  

– Cai lệ: là cai cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường, tay sai chuyên đánh người là “nghề” của hắn.

– Cảnh cai lệ vào nhà chị Dậu:

   + Gõ đầu roi xuống đất, quát bằng giọng khàn khàn.

   + Xưng hô xấc xược “ông- thằng”.

– Bản chất hung bạo, dữ tợn: trợn ngược mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị đánh cái bốp.

– Ngôn ngữ của hắn thú tính, hắn chỉ biết thét, quát, hầm hè.

– Tàn ác, nhẫn tâm, bỏ ngoài tai lời van xin khẩn thiết của chị Dậu.

⟹ Cai lệ chỉ là tên tay sai vô danh, mạt hạng nhưng lại hống hách, bạo tàn dám làm những chuyện bất nhân, nhân danh “nhà nước”, “phép nước”. Đó cũng là hình ảnh chân thực nhất về tầng lớp thống trị bấy giờ: độc ác, hung hãn, không có tính người.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 33 SGK Ngữ văn 8, tập 1):  

Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:

– Ban đầu chị sợ hãi, nên lễ phép xưng cháu với hắn và gọi bằng ông.

– Khi tên cai lệ hung hãn và đáp lại lời cầu khẩn của chị một cách phũ phàng, hắn còn “cứ sấn đến để trói anh Dậu” thì chị “tức quá không thể chịu được” đã “liều mạng cự lại”.  Chị dùng lí lẽ phân trần, nói lí lẽ tự nhiên “chồng tôi đau ốm…hành hạ” ⟶ xưng hô “tôi” – “ông” ngang hàng, cứng rắn, cảnh cáo kẻ ác.

– Cuối cùng trước sự hung hãn, đểu cảng đến tột cùng của tên cai lệ, chị vô cùng phẫn nộ, xưng bà – mày với tên tay sai mất nhân tính.

– Sau đó chị quật ngã tên tay sai “ngã chỏng quèo”, phản ứng hết sức dữ dội, quyết liệt.

⟹ Sự phản kháng, trỗi dậy của chị Dậu do uất ức, phẫn nộ, căm tức. Hành động của chị tự phát nhưng bản lĩnh, cương quyết, phù hợp với diễn biến tâm lí. Chị Dậu là nhân vật yêu chồng, thương con, tảo tần nhưng mạnh mẽ, bản lĩnh.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 33 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

– Nhan đề: Tức nước vỡ bờ:

+ Nghĩa đen: Nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ.

+ Nghĩa bóng: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.

– Cách đặt như vậy vô cùng thỏa đáng, vì:

+ Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.

+ Tên nhan đề có ý nghĩa: khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 33 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

Nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Pha: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

– Tình huống truyện: tình huống căng thẳng, thể hiện tập trung cao độ mối xung đột gay gắt ở nông thôn trước cách mạng.

– Tình huống giúp bộc lộ tính cách nhân vật rõ nét:

+ Cai lệ: thô lỗ, đểu giả, hung ác, không chút tình người.

+ Chị Dậu: khi mềm mỏng tha thiết, khi đanh đá, dữ dội. Diễn biến tâm lí bất ngờ, tự nhiên, hợp lí.

– Ngôn ngữ đặc sắc: lời ăn tiếng nói hàng ngày được sử dụng một cách chân thật, tự nhiên, mang tính khẩu ngữ.

– Đoạn miêu tả cảnh phản kháng giữa chị Dậu với bọn tay sai qua ngòi bút linh hoạt, pha chút hóm hỉnh, độc đáo.

⟹ Đoạn “tuyệt khéo” trong văn bản này thể hiện việc tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, đặc biệt làm hiện hữu hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh, dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội bất công, áp bức.

Câu 6

Trả lời câu 6 (trang 33 SGK Ngữ văn 8, tập 1):  

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.

– Phản ánh đúng quy luật: có sự áp bức, bóc lột tất yếu sẽ có đấu tranh.

– Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh đấu tranh tiềm tàng của người nông dân.

– Hành động phản kháng là tự phát, khơi màn cho những sự trỗi dậy đấu tranh sau đó.

– Chỉ bằng bạo lực, đấu tranh mới giải quyết được sự đàn áp, gông cùm của chế độ nửa phong kiến thực dân.

Soạn Bài: Tức Nước Vỡ Bờ (Siêu Ngắn)

Văn bản chia thành 2 đoạn:

– Phần 1 (từ đầu … ngon miệng hay không): Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.

– Phần 2 ( còn lại): Cảnh chị Dậu phản kháng.

Gia đình chị Dậu nghèo khó, không đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thế mà bị đánh đập tàn nhẫn. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho chồng ăn. Cháo vừa kề miệng, cai lệ và lính đã xông vào bắt chị Dậu nộp sưu. Chị xin khất, chúng đánh chị và toan lôi anh Dậu đi. Chị cầu xin không được, quá phẫn uất, chị đã vùng lên chông trả lại bọn chúng, quật ngã bọn tay sai của lí trưởng.

Câu 1: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):

Khi bọn tay sai xông vào, tình thế của chị Dậu.

-Gia cảnh khốn cùng: Nghèo túng phải bán con, bán chó, chạy vạy nộp sưu cho chồng còn bị bắt nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái.

-Chồng vừa tỉnh sau một trận đòn thừa sống thiếu chết

-Anh Dậu vừa bưng bát cháo kề miệng

Câu 2: (trang 32 sgk Ngữ văn 8 tập I):

Nhân vật Cai lệ:

-Một tên tay sai mạt hạng dưới quyền lí trưởng

-Hắn chuyên đi đòi sưu thuế, thúc sưu và bắt bớ, đánh đập người dân.

-Ngoại hình: Lẻo khoẻo, giọng khàn khàn, giọng hầm hè

-Hắn xông vào nhà chị Dậu, thúc sưu khi anh Dậu vừa bị một trận thập tử nhất sinh hôm qua. Chị Dậu xin khất:

+ Chúng đánh đập chị

+ Toan nhảy vào trói anh Dậu.

+ Hành động, ngôn ngữ: Cầm roi cầm thước, thét, quát mắng, xưng hô “ông”-“thằng”, “ông”-“mày”.

Câu 3: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):

Diễn biếm tâm lí chị Dậu trong đoạn trích:

– Ban đầu:

+ Ngôn ngữ:”ông”, xưng “cháu”. Lời van xin ha thiết “cháu van ông,…”

+ Hành động: Run run, chạy đến đỡ tay cai lệ, vẫn thiết tha…

→ Nhẫn nhục, nhún nhường, chịu đựng

-Khi Cai lệ đánh chị và sấn đến trói anh Dậu:

+ Xưng hô: ông-tôi, sau đó mày-bà. Lời nói đầy quyết liệt thách thức.

+ Hành động: mạnh mẽ, khỏe khoắn túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa, túm tóc lẳng cho một cái…

→ Mạnh mẽ, dũng cảm, quyết liệt

* Diễn biến tâm lí của chị Dậu chân thực và hợp lí theo quy luật “tức nước vỡ bờ”. Chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ giàu tình thương yêu chồng, nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng cũng vô cùng can đảm, mạnh mẽ, giàu sức phản kháng.

Câu 4: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):

-Nhan đề “tức nước vỡ bờ” thể hiện quy luật: Có áp bức sẽ có đấu tranh, con người sẽ vùng lên phản kháng khi bị đè nén bởi áp bức, bất công.

-Đặt tên như vậy là thỏa đáng, phù hợp với diễn biến câu chuyện và hoàn cảnh của của chị Dậu.

Câu 5: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):

“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên Cai Lệ là một đoạn tuyệt khéo”:

– Tình huống truyện gay cấn: Anh Dậu đang trong tình thế nguy cấp, bị uy hiếp tới tính mạnh. Chị Dậu dù van xin tha thiết, nhưng bị chúng đánh và toan bắt trói anh Dậu, trước hoàn cảnh ấy chị Dậu đã phản kháng mạnh mẽ.

– Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật:

+ Chị Dậu: hiền lành, yêu thương chồng con, nhẫn nhục, chịu đựng nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

+ Cai lệ: ác độc, ngang ngược, hung hãn

-Nghệ thuật đối lập:

– Giọng văn ở đoạn này có pha sự hài hước, châm biếm, mỉa mai bọn tay sai.

→ Đoạn đánh nhau của chị Dậu đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ, kiên cường dám chống lại bè lũ tay sai phong kiến tàn bạo, vô nhân tính.

Câu 6: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):

Qua tác phẩm “Tắt đèn” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”: Hoàn cảnh của chị Dậu, sự phản kháng của chị như một mồi lửa thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta.

-Phản ánh quy luật: Có áp bức tất có đấu tranh, phải dùng bạo lực để làm cách mạng.

-Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh tiềm tàng của nhân dân ta.

Soạn Bài Tức Nước Vỡ Bờ (Siêu Ngắn)

Soạn bài Tức nước vỡ bờ Bố cục

Văn bản chia thành 2 đoạn:

– Phần 1 (từ đầu … ngon miệng hay không): Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.

– Phần 2 ( còn lại): Cảnh chị Dậu phản kháng.

Tóm tắt

Gia đình chị Dậu nghèo khó, không đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thế mà bị đánh đập tàn nhẫn. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho chồng ăn. Cháo vừa kề miệng, cai lệ và lính đã xông vào bắt chị Dậu nộp sưu. Chị xin khất, chúng đánh chị và toan lôi anh Dậu đi. Chị cầu xin không được, quá phẫn uất, chị đã vùng lên chống trả lại bọn chúng, quật ngã bọn tay sai của lí trưởng.

Soạn bài

Câu 1: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):

Khi bọn tay sai xông vào, tình thế của chị Dậu.

– Gia cảnh khốn cùng: Nghèo túng phải bán con, bán chó, chạy vạy nộp sưu cho chồng còn bị bắt nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái.

– Chồng vừa tỉnh sau một trận đòn thừa sống thiếu chết

– Anh Dậu vừa bưng bát cháo kề miệng

Câu 2: (trang 32 sgk Ngữ văn 8 tập I):

Nhân vật Cai lệ:

– Một tên tay sai mạt hạng dưới quyền lí trưởng

– Hắn chuyên đi đòi sưu thuế, thúc sưu và bắt bớ, đánh đập người dân.

– Ngoại hình: Lẻo khoẻo, giọng khàn khàn, giọng hầm hè

– Hắn xông vào nhà chị Dậu, thúc sưu khi anh Dậu vừa bị một trận thập tử nhất sinh hôm qua. Chị Dậu xin khất:

+ Chúng đánh đập chị

+ Toan nhảy vào trói anh Dậu.

+ Hành động, ngôn ngữ: Cầm roi cầm thước, thét, quát mắng, xưng hô “ông”-“thằng”, “ông”-“mày”.

Câu 3: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):

Diễn biếm tâm lí chị Dậu trong đoạn trích:

– Ban đầu:

+ Ngôn ngữ:”ông”, xưng “cháu”. Lời van xin ha thiết “cháu van ông,…”

+ Hành động: Run run, chạy đến đỡ tay cai lệ, vẫn thiết tha…

→ Nhẫn nhục, nhún nhường, chịu đựng

– Khi Cai lệ đánh chị và sấn đến trói anh Dậu:

+ Xưng hô: ông-tôi, sau đó mày-bà. Lời nói đầy quyết liệt thách thức.

+ Hành động: mạnh mẽ, khỏe khoắn túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa, túm tóc lẳng cho một cái…

→ Mạnh mẽ, dũng cảm, quyết liệt

* Diễn biến tâm lí của chị Dậu chân thực và hợp lí theo quy luật “tức nước vỡ bờ”. Chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ giàu tình thương yêu chồng, nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng cũng vô cùng can đảm, mạnh mẽ, giàu sức phản kháng.

Câu 4: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):

– Nhan đề “tức nước vỡ bờ” thể hiện quy luật: Có áp bức sẽ có đấu tranh, con người sẽ vùng lên phản kháng khi bị đè nén bởi áp bức, bất công.

– Đặt tên như vậy là thỏa đáng, phù hợp với diễn biến câu chuyện và hoàn cảnh của của chị Dậu.

Câu 5: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):

“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên Cai Lệ là một đoạn tuyệt khéo”:

– Tình huống truyện gay cấn: Anh Dậu đang trong tình thế nguy cấp, bị uy hiếp tới tính mạnh. Chị Dậu dù van xin tha thiết, nhưng bị chúng đánh và toan bắt trói anh Dậu, trước hoàn cảnh ấy chị Dậu đã phản kháng mạnh mẽ.

– Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật:

+ Chị Dậu: hiền lành, yêu thương chồng con, nhẫn nhục, chịu đựng nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

+ Cai lệ: ác độc, ngang ngược, hung hãn

– Nghệ thuật đối lập:

– Giọng văn ở đoạn này có pha sự hài hước, châm biếm, mỉa mai bọn tay sai.

→ Đoạn đánh nhau của chị Dậu đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ, kiên cường dám chống lại bè lũ tay sai phong kiến tàn bạo, vô nhân tính.

Câu 6: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):

Qua tác phẩm “Tắt đèn” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”: Hoàn cảnh của chị Dậu, sự phản kháng của chị như một mồi lửa thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta.

– Phản ánh quy luật: Có áp bức tất có đấu tranh, phải dùng bạo lực để làm cách mạng.

– Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh tiềm tàng của nhân dân ta.

Bài giảng: Tức nước vỡ bờ – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.

Soạn Bài Tức Nước Vỡ Bờ (Trích Tắt Đèn) Siêu Ngắn

Bố cục: 2 phần

-Phần 1 (từ đầu… ” ăn có ngon miệng hay không”): Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.

-Phần 2 (còn lại): Cảnh chị Dậu phản kháng.

Nội dung chính: Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh khổ cực, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Câu 1. Trả lời câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

-Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông vào:

+ Gia cảnh nhà chị Dậu cùng đường: bán con, bán chó, bánh gánh khoai, chạy vạy tiền nộp sưu cho chồng và người em chồng đã chết.

+ Người chồng đau ốm tưởng chết, lại bị đánh đến ngất đi do thiếu sưu thuế.

+ Bọn tay sai sấn sổ xông vào đòi đánh trói anh Dậu.

⟹ Tình thế nguy khốn, cùng đường.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

– Cai lệ: là cai cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường, tay sai chuyên đánh người là “nghề” của hắn.

– Cảnh cai lệ vào nhà chị Dậu:

+ Gõ đầu roi xuống đất, quát bằng giọng khàn khàn.

+ Xưng hô xấc xược “ông- thằng”.

– Bản chất hung bạo, dữ tợn: trợn ngược mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị đánh cái bốp.

⟹ Cai lệ chỉ là tên tay sai vô danh, mạt hạng nhưng lại hống hách, bạo tàn dám làm những chuyện bất nhân, nhân danh “nhà nước”, “phép nước”.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 33 SGK Ngữ văn 8, tập 1): Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:

– Ban đầu chị sợ hãi, nên lễ phép xưng cháu với hắn và gọi bằng ông.

– Khi tên cai lệ hung hãn và đáp lại lời cầu khẩn của chị một cách phũ phàng, hắn còn “cứ sấn đến để trói anh Dậu” thì chị “tức quá không thể chịu được” đã “liều mạng cự lại”. Chị dùng lí lẽ phân trần, nói lí lẽ tự nhiên “chồng tôi đau ốm…hành hạ” ⟶ xưng hô “tôi” – “ông” ngang hàng, cứng rắn, cảnh cáo kẻ ác.

– Cuối cùng trước sự hung hãn, đểu cảng đến tột cùng của tên cai lệ, chị vô cùng phẫn nộ, xưng bà – mày với tên tay sai mất nhân tính.

– Sau đó chị quật ngã tên tay sai “ngã chỏng quèo”, phản ứng hết sức dữ dội, quyết liệt.

⟹ Sự phản kháng, trỗi dậy của chị Dậu do uất ức, phẫn nộ, căm tức. Hành động của chị tự phát nhưng bản lĩnh, cương quyết, phù hợp với diễn biến tâm lí.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 33 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

– Nhan đề: Tức nước vỡ bờ:

+ Nghĩa đen: Nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ.

+ Nghĩa bóng: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.

– Cách đặt như vậy vô cùng thỏa đáng, vì:

+ Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.

+ Tên nhan đề có ý nghĩa: khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.

– Tình huống giúp bộc lộ tính cách nhân vật rõ nét:

+ Cai lệ: thô lỗ, đểu giả, hung ác, không chút tình người.

+ Chị Dậu: khi mềm mỏng tha thiết, khi đanh đá, dữ dội. Diễn biến tâm lí bất ngờ, tự nhiên, hợp lí.

– Ngôn ngữ đặc sắc: lời ăn tiếng nói hàng ngày được sử dụng một cách chân thật, tự nhiên, mang tính khẩu ngữ.

– Đoạn miêu tả cảnh phản kháng giữa chị Dậu với bọn tay sai qua ngòi bút linh hoạt, pha chút hóm hỉnh, độc đáo.

⟹ Đoạn “tuyệt khéo” trong văn bản này thể hiện việc tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, đặc biệt làm hiện hữu hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh, dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội bất công, áp bức.

Câu 6.

Trả lời câu 6 (trang 33 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.

– Phản ánh đúng quy luật: có sự áp bức, bóc lột tất yếu sẽ có đấu tranh.

– Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh đấu tranh tiềm tàng của người nông dân.

– Hành động phản kháng là tự phát, khơi màn cho những sự trỗi dậy đấu tranh sau đó.

– Chỉ bằng bạo lực, đấu tranh mới giải quyết được sự đàn áp, gông cùm của chế độ nửa phong kiến thực dân.

Văn Bản “Tức Nước Vỡ Bờ”

Nhớ lại, đúng là tội thật. Bọn cường hào, ác bá ngày đó lộng hành quá, chúng hạch sách, sách nhiễu người dân đủ điều. Sưu cao thuế nặng và bao nhiêu thứ oan khiên khác cứ mặc tình mà đổ xuống đầu những người nông dân hiền lành, chất phác, và nghèo đến cực cùng. Ca dao Việt Nam có câu:

Con ơi nhớ lấy lời này, Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

Không có gì ******** hơn và đáng lên án hơn khi mà chính chúng – những tên quan tham ô lại – thay vì làm nhiệm vụ “dân chi phụ mẫu” (đối xử với dân như bậc cha mẹ lo cho con cái) thì chúng lại lợi dụng chức quyền của mình để bòn rút những đồng tiền vốn đã còm cõi của những người nông dân chân lấm, tay bùn, suốt tháng quanh năm bán lưng cho trời, bán mặt cho đất.

Cướp! Chúng cướp hết! Bằng đủ mọi hình thức. Chị Dậu chạy đôn, chạy đáo bán tất cả mọi thứ mới đủ nộp suất thuế thân cho chồng, lại bị chúng buộc đóng thêm suất thuế cho người chết. Chết rồi mà vẫn phải đóng thuế! Nỗi oan rành rành ra đó mà chẳng thể nào giải được. Bao lần lên phủ, lên huyện ăn chực, nằm chờ để kêu oan, nhưng có ai nghe đâu mà kêu với réo. Chị quay về mái nhà tranh nhìn người chồng đã bị bọn chúng đánh đập dã man đến mang bệnh mà cảm thấy bất lực, không biết làm sao để thoát ra khỏi được cái bế tắc của cuộc đời mình.

Và đấy là đoạn mà giọng thầy đã nghẹn lại, gần như khóc: Đến người bệnh chúng cũng chẳng tha, nhà chị đã trống quơ, trống hoác, chẳng còn lại gì, mà một lũ ác ôn đầu trâu, mặt ngựa vẫn cứ nhất quyết xông vào để vơ vét. Cái hình ảnh cả một bọn cai lệ hung hãn, hách dịch, ỷ đông hè nhau xông vào để trấn áp một chị nông dân cô lẻ đã làm bật lên những tiếng thét gào cùng cực cho những phận người quá rẻ rúng, đã trót sống phải nhằm thời kỳ mạt vận, khi mà bọn cường quyền gian ác cấu kết với nhau và không từ bất cứ thủ đoạn nào để vơ vét làm giàu trên những cái xác khô cằn của đồng loại.

Con giun xéo mãi cũng quằn. “Tức nước” ắt “vỡ bờ”. Người đàn bà lực điền ấy, cuối cùng, nghiến chặt hai hàm răng lại và bật lên tiếng thách thức đầy phẫn nộ: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Rồi chị túm cổ tên cai lệ ấn giúi ra phía cửa. “Đó là một kết cuộc tất yếu cho mọi đè ép, bất công quá mức trong cuộc đời này.” Tôi vẫn còn nhớ đó là câu nói sau cùng thầy nói trước khi trao trả bài luận viết lại cho tôi. Sự bất mãn và tức giận vẫn còn hằn sâu trên gương mặt thầy. Thầy tôi vốn nhân hậu. Thầy nói thầy không chịu đựng nỗi khi phải nghe, phải nhìn thấy cảnh con người cùng chung nguồn cội lại nỡ lòng nào ức hiếp lẫn nhau.

Lâu quá rồi tôi đã không còn biết tin gì về thầy nữa, không biết thầy còn sống hay đã chết. Lần gặp thầy lần cuối là một kỷ niệm buồn. Lần đó, tôi trở về thăm quê khi vừa hoàn thành xong chương trình đại học và trở thành một đồng nghiệp của thầy. Vừa bước vào một quán cà phê, tôi ngỡ ngàng nhận ra thầy đang ngồi ở một góc quán với một bàn vé số kế bên: thầy đang bán vé số. Trên người thầy vẫn là bộ quần áo thầy đã mặc khi đứng trên bục giảng hơn bảy năm về trước, giờ đây đã sờn vai, bạc màu. Thầy tôi đó sao? Tôi như không tin vào mắt mình. Chưa kịp bật lên hai tiếng “thầy ơi”, tôi đã bắt gặp ánh mắt thầy ngượng ngùng lẫn tránh. Đó là lần cuối cùng tôi gặp thầy. Một vài năm sau, tôi có việc gấp, phải rời quê hương.

Ngày ấy thầy có dạy chúng tôi: “Chúng ta đang sống trong một xã hội mới mà mọi thứ đều là của chung, mọi thứ đều phải được sung vào công quĩ.” Nhớ lại lời thầy dạy, tôi bỗng đâm lo cho thầy: Không biết sau khi tôi đi rồi, cái bàn vé số kiếm sống qua ngày của thầy có được sung vào công quĩ không? Nếu có thì rồi thầy lấy gì mà sống. Càng nghĩ tôi càng đâm lo và tự trách mình đã không thể liên lạc được với thầy trong chừng ấy năm.

Đã hơn hai mươi năm qua trôi qua, bất chợt nhớ thầy, tôi lại nhớ về chị Dậu, nhớ về “Tức Nước Vỡ Bờ”.

Người ta nói: “Con người không thể nào tắm hai lần trên cùng một dòng nước chảy”. Câu ấy có nghĩa là lịch sử thường không lặp lại. Thế mà, sao tôi lại nhìn thấy bóng dáng của những người nông dân khốn khổ, đáng thương của một thế kỷ trước lại mơ hồ vương vất trên những cánh đồng hôm nay của Văn Giang, của những vùng đất trải dài từ Nam ra Bắc? Những oan hồn nào đã không thể siêu sinh? Định mệnh nào lại nghiệt ngã đến thế với những người con dân Việt?

Ngày xưa và ngày nay tưởng rằng là xa thế nhưng xét cho cùng, vẫn nằm trên cùng một dòng trục thời gian, mà ngày xưa ở đầu kia xa lắc, còn ngày nay ở đầu phía bên này của hiện thực. Tôi đứng ở đầu này của dòng thời gian, nhớ thầy, nhớ lại những gì thầy đã dạy: “Con giun xéo mãi cũng quằn, tức nước ắt vỡ bờ.” Vâng, em tin như thế, thầy ơi! Nhất định phải là như thế. Và em ước một lần nữa được nhìn lại gương mặt thỏa nguyện của thầy khi thầy cất cao câu nói của chị Dậu: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.

thanks nhiu nka kaka