tuyên truyền về công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học” Luật an toàn giao thông”TRƯỜNG TIỂU HỌG THANH VĂNTrật tự an toàn giao thông Giao thông của một nước được ví như mạch máu nuôi dưỡng cơ thể của con người. Sẽ thế nào đây nếu như mạch máu ấy bị ngừng chảy cũng như việc giao thông bị ách tắc không thông suốt ? Điều này để nói lên sự cần thiết và quan trọng biết bao của giao thông đối với đời sống xã hội của chúng ta. Ở Việt Nam chúng ta có rất nhiều các loại hình giao thông và phương tiện tham gia giao thông đó là: – Đường bộ– Đường sắt – Đường thuỷ – Đường hàng không Với mỗi loại đường giao thông có những phương tiện tham gia giao thông phù hợp với loại hình đường đó. Gần gũi với chúng ta và được tham gia nhiều nhất là giao thông đường bộ: Các bạn biết không ! tai nạn giao thông đang là một hiểm hoạ không chỉ riêng cho một quốc gia nào mà là của cả thế giới. Hàng ngày, nước ta có 33-34 người bị chết và bị thương vì tai nạn giao thông đường bộTrật tự an toàn giao thông 9 tháng của năm 2015( tính từ 16/12/2014 đến 15/9/2015), toàn quốc xảy ra 16.459 vụ, chết 6.518 người, bị thương 14.929 người.Năm 201 cả nước xảy ra 44.548 vụ tai nạn giao thông làm 11.395 người chết, 48.734 người bị thương. Trong số đó có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông, đó là một nỗi đau, nhức nhối, trăn trở đối với tất cả chúng ta.
Xin quý vị và các bạn hãy hướng lên màn hình . Đây là hình ảnh một số em còn rất trẻ, tuổi xuân tương lai phơi phới đang chờ đợi các em phía trước nhưng chỉ vì không hiểu hết được tầm quan trọng của luật giao thông nên các em đã tự tay huỷ đi chính cuộc sống và tương lại hạnh phúc cả cuộc đời mình. Tai nạn xảy ra ngoài thiệt hại về vật chất ở đó còn có nỗi đau tinh thần. Nỗi đau này còn to lớn và đáng sợ hơn vì nó đeo đẳng, đeo bám con người suốt cả cuộc đời. Người thì chết khi tuổi đời còn quá trẻ, người thì bị thương với thân thể không còn lành lặn và đeo nỗi ám ảnh theo suốt cả cuộc đời. Họ sẽ là gánh nặng cho gia đình, người thân và toàn xã hội.Trật tự an toàn giao thông Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như : Cơ sở hạ tầng (đường, cầu ) quá cũ và xuống cấp, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn ( quá hạn, quá cũ, xe tự tạo…). Nhưng quan trọng nhất đó chính là ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông còn quá hạn chế. Đại đa số những người tham gia giao thông không tôn trọng luật giao thông, chưa hiểu và tham gia đúng luật giao thông. Họ chưa ý thức hết được tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông đối với cuộc sống, tương lai của chính họ, của thế hệ con cháu họ sau và toàn xã hội. Trật tự an toàn giao thông Vậy chúng ta muốn tham gia giao thông đường bộ đúng Luật giao thông đã quy định, chúng ta phải làm như thế nào ? Trước hết chúng ta phải nắm được Luật giao thông đường bộ. Luật giao thông đường bộ đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, Luật giao thông đường bộ được chia làm 8 chương và 89 điều. Luật an toµn giao th”ngChương I : Những quy định chung từ : điều 1 đến điều 8Chương II : Quy tắc giao thông đường bộ : điều 9 đến điều 38 Chương III : Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ : điều 39 đến điều52 Chương IV : Phương tiện tham gia giao thông đường bộ điều 53 đến điều 57 Chương V : Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ : Điều 58 đến điều 63 Chương VI : Vận tải đường bộ Trong chương này gồm 2 mục ; Mục 1 : Hoạt động vận tải đường bộ từ điều 64 đến điều 81 Mục 2 : Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ từ điều 82 đến điều 83 Chương VII : Quản lý nhà nước về giao thông đường bộ : từ điều 84 đến điều 87.Chương VIII: Điều khoản thi hành: Từ điều 88 đến điều 89 Hàng ngày mỗi chúng ta khi bước chân ra đường là chúng ta đã bắt đầu tham gia giao thông đấy các bạn ạ. Tôi tin chắc rằng trong chúng ta ít nhất một lần chứng kiến cảnh người tham gia giao thông coi thường luật giao thông : phóng nhanh, vượt ẩu, đèn đỏ vẫn đi, đi sai làn đường, đèo quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, vừa đi vủa sử dụng điện thoại di động, uống rượu bia mà vẫn ngang nhiên điều khiển xe…. Thêm vào đó là tính ích kỷ chỉ muốn được việc mình đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích chung: Lấn chiếm vỉa hè, vứt rác đổ trộm phế thải ra đường, chen lấn khi xảy ra ùn tắc.Ngoài ra, mặc dù đã được tuyên truyền, giáo dục trong các trường học nhưng đôi khi vẫn bị ùn tắc vào giờ tan học ở trước cổng trường. Nguyên nhân chủ yếu là do các em học sinh tụ tập, gặp gỡ truyện trò mà có lẽ chính trong ý thức của các em nghĩ rằng: ” Đường ta ta cứ đi”. Đáng báo động hơn là tình trạng ùn tắc trong giờ cao điểm ở các thành phố và đô thị. Đây là một thực trạng thường xuyên và liên tục diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Mà nguyên nhân do cơ sở hạ tầng đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các phương tiện giao thông đường bộ. Và ý thức của một bộ phận người tham gia còn hạn chế, coi thường luật giao thông. Hà nội của chúng ta là một rong những thành phố đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông đường bộ. Một trong những giải pháp quan trọng mà Đảng, nhà nước ta đã và đang chỉ đạo quyết liệt để kìm chế tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông đường bộ như : Điều 7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ đã nêu rõ1. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.2. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số.3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ.5. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm quyền quản lý.Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.