Văn Bản Về Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Khẩn Trương Hoàn Thiện Các Văn Bản Về Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử

Theo báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng, trong tháng 2 vừa qua, Tổ công tác đã có 3 buổi làm việc với: 12 bộ, cơ quan về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh; 13 bộ, cơ quan về tình hình xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 13 tập đoàn, tổng công ty để đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ và nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp này.

Trong báo cáo gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác, cho biết sau hơn 1 năm thành lập, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định số 131/2018/NĐ-CP, Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban đã hoàn thành 157/185 nhiệm vụ giao, còn 26 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, chỉ có 02 nhiệm vụ quá hạn; đã tiếp nhận và thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.Ủy ban đã tích cực xử lý 259 công việc dở dang tiếp nhận từ các Bộ (trong đó có nhiều việc phức tạp, nhiều vướng mắc, khó khăn, tồn đọng qua nhiều năm); nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã chuyển đại diện chủ sở hữu về Ủy ban đã nỗ lực vượt khó, sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, còn một số tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của Ủy ban. Giữa Ủy ban và một số bộ chưa phối hợp chặt chẽ để giải quyết dứt điểm một số tồn đọng của doanh nghiệp trước khi chuyển về Ủy ban; việc áp dụng các quy định về thẩm quyền, nội dung phê duyệt giữa Ủy ban và các cơ quan liên còn có cách hiểu khác nhau nhưng Ủy ban chưa quyết liệt tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để để tháo gỡ, giải quyết kịp thời, triệt để.

Tổ công tác kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ủy ban đồng hành tích cực hơn nữa với doanh nghiệp; khẩn trương làm việc với từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc Ủy ban và tổ chức Hội nghị chuyên đề để phát hiện, nắm bắt đầy đủ những vướng mắc, khó khăn và phân loại cụ thể từng khó khăn, vướng mắc. Vướng mắc thuộc thẩm quyền của Ủy ban thì phải giải quyết, xử lý ngay, không gây cản trở đến hoạt động của doanh nghiệp; vướng mắc thuộc thẩm quyền của các bộ thì có văn bản đề nghị bộ, cơ quan giải quyết kịp thời; vướng mắc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khẩn trương báo cáo, tham mưu, đề xuất cụ thể.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động kinh doanh và quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và quản lý, sử dụng vốn nhà nước, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 262/TB-VPCP ngày 27/7/2019.

Các bộ có doanh nghiệp chuyển giao đại diện chủ sở hữu về Ủy ban khẩn trương phối hợp tích cực với Ủy ban để giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ còn tồn đọng của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của các Bộ giai đoạn trước khi Ủy ban được thành lập (trước khi chuyển đại diện chủ sở hữu về Ủy ban) theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Nội vụ khẩn trương báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đặc thù về tuyển dụng kiểm sát viên nhà nước cho Ủy ban (Ủy ban đã có văn bản gửi Bộ Nội vụ).

Chịu trách nhiệm giải trình nếu chậm tiến độ

Cũng theo Tổ công tác, thực hiện yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, trong thời gian qua các bộ, cơ quan đã nỗ lực, chủ động, tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết và đạt được một số kết quả nhất định.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, tình hình nợ đọng văn bản quy định chi tiết chưa được xử lý dứt điểm. Hiện, còn 19 văn bản đang nợ đọng, chưa được ban hành, gây khó khăn, lúng túng trong việc thi hành luật, pháp lệnh. Ngoài ra, các Bộ, cơ quan có 58 văn bản quy định chi tiết phải được ban hành trước 15 tháng 5 năm 2020 để bảo đảm có hiệu lực từ 01/7/2020 cùng với các luật, pháp lệnh.

Ngay sau buổi làm việc với các bộ, cơ quan (ngày 06/02/2020), Tổ công tác đã có báo cáo, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 228/TTg-PL ngày 13 tháng 02 năm 2020 chỉ đạo, yêu cầu cụ thể đối với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Đối với 19 văn bản quy định chi tiết nợ đọng, các bộ, cơ quan phải hoàn thiện, trình Chính phủ ngay sau phiên họp này để hoàn thiện ban hành trước 15 tháng 4 năm 2020. Riêng đối với một số văn bản có tính chất phức tạp, thuộc trách nhiệm trình của Bộ Công an phải hoàn thiện, trình trước 15 tháng 3 năm 2020; các thông tư phải ban hành trước 15 tháng 3 năm 2020.

Đối với 58 văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh có hiệu lực từ 01/7/2020, 31 Nghị định, các bộ, cơ quan phải trình Chính phủ trước 15 tháng 4 năm 2020 để bảo đảm ban hành trước 15 tháng 5 năm 2020; 27 Thông tư, các bộ, cơ quan phải ban hành theo thẩm quyền trước 15 tháng 5 năm 2020.

Bộ Tư pháp chủ động tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc soạn thảo, trình các văn bản quy định chi tiết của các bộ, cơ quan. Rà soát, đề xuất Thủ tướng phân công các Bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết ngay khi các luật, pháp lệnh được thông qua. Trong đó lồng ghép nhiều nội dung trong 1 văn bản, giảm thiểu tối đã việc ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết một luật.

Về xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, cơ bản các nhiệm vụ giao tại Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử đã được các bộ, cơ quan hoàn thành việc triển khai. Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ đã quá hạn, chưa hoàn thành.

Các bộ, ngành, địa phương đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, trực tiếp chỉ đạo, huy động, ưu tiên nguồn lực triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử; gương mẫu, đi đầu trong việc sử dụng chữ ký số cá nhân, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và chịu trách nhiệm về tiến độ triển khai, chất lượng công việc..

Cùng với đó, đề cao việc chuẩn hóa chế độ báo cáo của bộ, địa phương; phải coi đây là công việc trọng tâm trong việc triển khai Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Tập trung hoàn thiện Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, kết nối với Công Dịch vụ công quốc gia.

Bảo Lâm

Sẽ Có Nghị Định Mới Của Chính Phủ Về Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử

Hôm nay, ngày 3/7/2018, Hội đồng Giám đốc CNTT (CIO) của cơ quan nhà nước khối các cơ quan Trung ương đã họp phiên đầu tiên của năm 2018 tại Hà Nội. Phiên họp có sự tham dự của ông Phạm Sanh Châu – Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và được chủ trì bởi Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng – Chủ tịch Hội đồng CIO của cơ quan nhà nước.

Theo Thứ trưởng, tại cuộc họp nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá một số thành công của các bộ, ngành, địa phương giai đoạn vừa qua trong việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử. Nhưng đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đặt ra nhiều yêu cầu để giải quyết những tồn tại như: các cơ chế chính sách, vấn đề nguồn lực… “Thực tiễn triển khai xây dựng Chính phủ điện tử cho thấy, hiện vẫn thiếu những cơ chế để kết nối liên thông, xây dựng các cơ sở dữ liệu; thiếu các cơ chế để đẩy mạnh sử dụng văn bản điện tử…”, Thứ trưởng nói.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định trong thời gian tới sẽ thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu để triển khai quyết liệt hơn nữa việc xây dựng Chính phủ điện tử. Việc nhóm họp phiên đầu tiên của Ủy ban này được dự kiến sẽ diễn ra sớm, có thể ngay trong tháng 7/2018.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng cho biết, trong ngày hôm nay, 3/7/2018, Văn phòng Chính phủ sẽ gửi xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết mới của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025.

Cũng trong phiên họp đầu tiên của năm 2018, các thành viên Hội đồng CIO của cơ quan nhà nước khối các cơ quan trung ương đã tập trung trao đổi, bàn luận về các vấn đề đang còn tồn tại, cần giải quyết trong việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử cũng như một số công việc dự kiến trong Nghị quyết mới, Chính phủ sẽ giao cho các Bộ, ngành thời gian tới, bao gồm: việc triển khai Nghị định 61 ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; một số vấn đề về đảm bảo an toàn thông tin, vai trò của việc cảnh báo sớm các mối nguốn nguy hại an toàn thông tin đối với các cơ quan, tổ chức; định hướng về phát triển Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ triển khai Chính phủ điện tử; triển khai công nghệ IPv6 và tiêu chuẩn DNSSEC trong các cơ quan Đảng và nhà nước.

Đáng chú ý, định hướng xây dựng 2 Nghị định dự kiến sẽ được Chính phủ giao cho Bộ TT&TT chủ trì xây dựng (Nghị định về kết nối, chia sẻ dữ liệu trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Nghị định về định danh điện tử của cá nhân, tổ chức) cũng đã được 2 cơ quan chuyên môn của Bộ là Cục Tin học hóa và Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trình bày, lấy ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng CIO của cơ quan nhà nước khối các cơ quan trung ương trong phiên họp sáng ngày 3/7.

Ông Nguyễn Thành Phúc – Cục trưởng Cục Tin học hóa, cơ quan thường trực Hội đồng CIO của cơ quan nhà nước cho biết, với mục tiêu phát huy hơn nữa vai trò tham mưu của Hội đồng trong việc triển khai Chính phủ điện tử một cách hiệu quả, các ý kiến đóng góp, trao đổi, đề xuất của các thành viên Hội đồng tại phiên họp đầu tiên năm 2018 này sẽ được Bộ TT&TT tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

M.T

Bài Học Lớn Nhất Về Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử Tại Việt Nam

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị. – Ảnh: VGP

Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam

Trả lời câu hỏi tại hội nghị về việc Việt Nam đã bắt đầu hành trình chuyển đổi số như thế nào và những trăn trở của người tham gia vào quá trình này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, việc triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2000 và đạt được một số kết quả nhất định. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo báo cáo của Liên Hợp quốc năm 2018 đứng thứ 88/193 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, so sánh với mặt bằng chung trong khu vực và trên thế giới, kết quả này là rất khiêm tốn.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ Việt Nam xác định xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số là một trong những ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn 2016-2020 để tạo ra những nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021-2030.

Với vai trò là Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đồng thời là Ủy viên thường trực, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết luôn trăn trở với 2 câu hỏi lớn. Đó là, rào cản phát triển Chính phủ điện tử là gì, tại sao Việt Nam triển khai xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian tương đối dài như vậy mà kết quả không tương xứng? Thứ hai, làm thế nào để vượt qua các rào cản đó, triển khai nhanh, có hiệu quả chương trình Chính phủ điện tử?

Ảnh: VGP

VPCP cùng với một số bộ, ngành, doanh nghiệp công nghệ thông tin mạnh trong nước đi nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm về thực hiện Chính phủ điện tử tại các quốc gia như Pháp, Estonia, Malaysia, Hàn Quốc, Nga, Singapore để đánh giá thực trạng, chỉ ra những rào cản và đề xuất hướng đi đúng đắn trong giai đoạn tiếp theo.

Rào cản trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam là thiếu các nền tảng pháp lý quan trọng như việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước; định danh, xác thực điện tử; giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Về hạ tầng công nghệ, Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam chưa phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế. Chưa có các hệ thống nền tảng dùng chung gồm Nền tảng hạ tầng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, Hệ thống xác thực tập trung, Cổng dịch vụ công quốc gia. Các cơ sở dữ liệu quốc gia quan như cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai chưa hoàn thành.

Trong vấn đề nguồn nhân lực, việc tổ chức thực hiện chưa phát huy vai trò người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong chỉ đạo thực hiện. Cùng với đó là thói quen sử dụng văn bản giấy tờ của cán bộ, công chức cũng như chưa tiếp cận dịch vụ công trực tuyến của người dân.

Cách mạng công nghiệp 4.0 không thể chấp nhận cán bộ 0.4

Ảnh: VGP

Bài học lớn nhất được Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chia sẻ: Chúng tôi cho rằng bài học lớn nhất là phải triển khai đồng thời cải cách hành chính, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ (BPR) và ứng dụng công nghệ thông tin. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành, minh bạch thông tin, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Bên cạnh đó, bài học lớn là người đứng đầu các Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương phải chỉ đạo quyết liệt, trực tiếp, đây là yếu tố quyết định thành công.

Ngoài ra cần phải có chiến lược quản lý để thay đổi thói quen làm việc từ giấy tờ truyền thống sang môi trường điện tử. Do vậy cần thiết phải triển khai song song việc đào tạo, tập huấn và tạo áp lực từ trên xuống.

“Hiện nay, tại VPCP Việt Nam hầu như không ký “tươi” trên văn bản giấy nữa. Khi lãnh đạo không ký thì cấp dưới đương nhiên phải sử dụng hình thức điện tử. Trong cách mạng công nghiệp 4.0, không thể chấp nhận cán bộ 0.4″, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết.

Cụ thể, các quốc gia phát triển và các tổ chức, định chế lớn như WB cần tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tốt cho các nước đang phát triển. Chính phủ các nước và khu vực tư nhân cùng hợp tác xây dựng các nền tảng mở, tiêu chuẩn kỹ thuật mở phục vụ quản trị số.

“Về phía Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng tham gia các hoạt động nêu trên và có thể chia sẻ những bài học kinh nghiệm, những thành công cũng như những hạn chế trong việc triển khai Chính phủ điện tử với các nước, tổ chức có nhu cầu”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP phát biểu tại hội nghị.

Liên kết nguồn tin: http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Bai-hoc-lon-nhat-ve-xay-dung-Chinh-phu-dien-tu-tai-Viet-Nam/363694.vgp

Tổ Công Tác Kiểm Tra 7 Tỉnh Về Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng chủ trì buổi làm việc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 11-9-2020, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng chủ trì buổi làm việc của Tổ công tác để kiểm tra, đôn đốc 7 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình về tình hình cải cách TTHC và xây dựng Chính phủ điện tử. Buổi làm việc có sự tham dự của đại diện Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp…

Quyết tâm sử dụng văn bản điện tử thay văn bản giấy

Trước khi diễn ra buổi làm việc, các đại biểu đã tham quan, nghe giới thiệu về Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặt trụ sở tại VPCP và được khai trương ngày 19-8.

Tổ trưởng Tổ công tác cho biết, cuộc làm việc nhằm rà soát lại công tác gửi, nhận văn bản điện tử của các địa phương với quyết tâm sử dụng văn bản điện tử thay vì văn bản giấy, việc cấp chữ ký số cho các địa phương… Đồng thời, đề nghị các địa phương báo cáo, đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ được giao về xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách TTHC; nêu rõ các khó khăn, vướng mắc, bất cập và đề xuất hướng giải quyết.

Theo Tổ trưởng Tổ công tác, nhiều địa phương thực hiện rất tốt gửi nhận văn bản điện tử, tuy nhiên, một số địa phương còn ở mức độ khiêm tốn.

Về việc triển khai Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG), sau hơn 9 tháng khai trương, đã có 1.094 dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp; trên 16,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 505.000 tài khoản đăng nhập một lần. Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ nay cuối năm 2020 sẽ đưa 30% số dịch vụ công của địa phương phải đưa lên Cổng DVCQG.

Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ sớm kết nối để hoàn thành 100% kết nối với các bộ, địa phương để trở thành Trung tâm báo cáo quốc gia, phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Gửi, nhận văn bản điện tử tăng ở các địa phương

Kết quả kiểm tra của Tổ công tác cho thấy, về tình hình triển khai kết nối liên thông gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, đã có 7/7 tỉnh đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử qua Trục liên thông văn bản quốc gia và hầu hết đã thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử 4 cấp hành chính. Số lượng văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước như Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Giang.

Một số tỉnh đạt tỉ lệ cao về gửi, nhận văn bản giữa các cơ quan trong tỉnh hoàn toàn dưới dạng điện tử như Bắc Giang 98%, Bắc Ninh 95%.

Các tỉnh đều đã triển khai phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc ở các cấp chính quyền, bước đầu đã triển khai xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử. Một số tỉnh có số lượng xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử nhiều như Thái Bình (92%), tuy nhiên cũng còn một số tỉnh có tỉ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trương điện tử chưa cao.

Hiện nay, các tỉnh như Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc đã áp dụng chữ ký số cá nhân trong gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường điện tử, còn Thái Bình, Bắc Ninh đang triển khai, thử nghiệm áp dụng chữ ký số cá nhân.

Về triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến và tích hợp, cung cấp trên Cổng DVCQG, hiện tất cả các tỉnh đã triển khai kết nối với Cổng và hoàn thành tích hợp đăng nhập một lần, đồng bộ trạng thái hồ sơ. Bắc Ninh, Hà Nam là 2 tỉnh có nhiều hồ sơ đồng bộ trạng thái trên Cổng DVCQG.

Đã có 5/7 tỉnh đã tích hợp đồng bộ kết quả xử lý hồ sơ trên Cổng DVCQG; 6/7 tỉnh đã tích hợp với nền tảng thanh toán trên Cổng DVCQG, trong đó chỉ có Vĩnh Phúc, Bắc Ninh có số lượng giao dịch thành công phát sinh nhiều, các tỉnh còn lại chỉ dừng ở hoàn thành kết nối kỹ thuật, chưa phát sinh giao dịch hoặc số lượng giao dịch rất ít. Việc triển khai tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG của các tỉnh đều rất chậm. Thêm vào đó, còn nhiều dịch vụ công/TTHC đã quá hạn hoàn thành tích hợp, cung cấp trên Cổng DVCQG.

Đối với triển khai chuẩn hóa chế độ báo cáo; xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và kết nối, tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, hiện các địa phương đã thực hiện rà soát, chuẩn hóa chế độ báo cáo và có 5/7 địa phương ban hành các quyết định quy định chế độ báo cáo.

Về xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và kết nối, tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, hầu hết các tỉnh đã triển khai hoặc đang triển khai thử nghiệm Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh. Hà Nam, Thái Bình, Bắc Giang đang thử nghiệm kết nối 9 chỉ tiêu kinh tế-xã hội với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Bắc Ninh, Bắc Giang đã kết nối Hệ thống camera giám sát Trung tâm phục vụ hành chính công với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đối với triển khai cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, các tỉnh đã thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC, rà soát, công bố, công khai TTHC; nâng cao chất lượng giải quyết TTHC, tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

Bắc Ninh là tỉnh 2 năm liên tiếp duy trì kết quả trong top 10 các tỉnh, thành phố về Chỉ số thành phần cải cách TTHC theo PAR Index các năm 2018, 2019. Một số địa phương có tỉ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn cao như Bắc Ninh (99,97%), Hà Nam (99,7%), Thái Bình (99,1%).

Ảnh: VGP/Nhật Bắc Chủ động đưa dịch vụ công lên Cổng DVCQG

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa nêu ý kiến nhìn chung các địa phương tích cực, chủ động thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng về gửi, nhận văn bản điện tử, quan tâm cải cách TTHC, xây dựng Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, qua đánh giá tại các địa phương còn nhiều vướng mắc trong triển khai; kết quả triển khai có chất lượng chưa đồng đều; với dịch vụ công trực tuyến, qua kết quả chung cả về số lượng, chất lượng còn hạn chế.

Vì vậy, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương cần tích cực, quyết liệt hơn, sâu sát hơn trong thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC, xây dựng Chính phủ điện tử, cần xây dựng kế hoạch chi tiết, tham mưu cho cấp ủy có chỉ đạo về thời gian, thời hạn và có sản phẩm cụ thể; bố trí phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ lãnh đạo cấp sở. Vên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu về công chức, viên chức.

Kết luận tại buổi làm việc, Tổ trưởng Tổ công tác đánh giá cao các địa phương đã phối hợp VPCP thực hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số.

Về kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị 7 địa phương đến hết tháng 11-2020 hoàn thành việc kết nối để báo cáo với Thủ tướng Chính phủ. Bảo đảm được mục tiêu kết nối 70% ở cấp tỉnh, 60% cấp huyện, 30% cấp xã, phường, thị trấn.

Nguồn: chúng tôi