Trong nghĩa rộng, các bộ phận của luật pháp có thể phân chia trên cơ sở bên nào là bên có tố quyền. Một điều rất phổ biến là các lĩnh vực thực tế của áp dụng luật pháp có thể bao trùm nhiều bộ phận của luật pháp.
Khái niệm luật hình sự nói về những luật có chung tính chất là đề ra những hình phạt riêng biệt và nặng nề hơn bình thường nếu phạm vào. Tùy theo loại tội và thẩm quyền, sự trừng phạt (về mặt) hình sự bao gồm tử hình, giam giữ, bị quản thúc hoặc bị phạt vạ. Những tội cổ xưa như sát nhân (giết người), phản quốc.v.v. luật hình sự nơi nào cũng có. Nhưng cũng có nhiều tội ở nước này đưa vào luật hình sự mà nước khác thì không. Ngay cả trong các bộ luật đôi khi cũng không rõ ràng về ranh giới giữa dân sự và hình sự. Luật hình sự thường được tiến hành khởi tố bởi chính quyền, không giống như luật dân sự thường được tiến hành khởi tố bởi người dân hay các pháp nhân khác.
Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia, các thực thể quốc tế chưa đầy đủ,lãnh thổ hoặc vùng lãnh thổ. Hay giữa các công dân của các quốc gia khác nhau cũng như giữa các tổ chức quốc tế. Hai nguồn cơ bản của luật quốc tế là các luật tập quán và các điều ước quốc tế.
Đây là những nghề truyền thống và được nhiều người biết đến vì những nghề này đã ra đời từ rất lâu. Nếu bạn có ước mơ sẽ trở thành luật sư, kiểm sát viên hay thẩm phán thì bạn nên biết đôi điều về những nghề nghiệp này.
Những công việc, chức danh này thường sẽ do Nhà nước quy định về tiêu chuẩn và quy trình cấp chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm. Vì đây là những công việc khó, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng cao nên thời gian đào tạo thường lâu hơn so với các nghề khác. Ví như để trở thành một luật sư, bạn phải có bằng cử nhân Luật, có chứng chỉ lớp đào tạo luật sư và tập sự một năm tại các tổ chức hành nghề luật sư mới đủ điều kiện dự thi để được cấp chứng chỉ hành nghề. Thời gian để học lấy chứng chỉ luật sư thường kéo dài 6 hay 7 năm, thậm chí còn lâu hơn nếu bạn không qua kỳ thi để lấy chứng chỉ hành nghề.
Nếu bạn muốn làm nhân viên Nhà nước để góp phần xây dựng đất nước thì bạn có thể lựa chọn con đường trở thành công chức. Hàng năm, các cơ quan Nhà nước thường tổ chức các cuộc thi công chức nhằm lựa chọn nhân tài cho đất nước. Đừng lo lắng nếu bạn cho rằng chỉ tiêu tuyển dụng rất ít. Vì hiện nay, rất nhiều cơ quan Nhà nước các cấp từ cấp cơ sở đến cấp trung ương đều có nhu cầu tuyển dụng hàng năm. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành công chức thì sẽ có rất nhiều vị trí cho bạn ứng tuyển.
Công chứng viên cũng là một nghề cần có chứng chỉ hành nghề, tức là bạn cũng phải học một lớp đào tạo nghề công chứng, qua thời gian tập sự, qua kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự để được cấp chứng chỉ.
Công chứng viên là người xác nhận những giao dịch, hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, nghề này đòi hỏi người thực hiện công chứng có sự hiểu biết về pháp luật và có tinh thần trách nhiệm cao.
Nếu bạn yêu thích nghiên cứu pháp luật, thì trở thành giảng viên luật sẽ là lựa chọn phù hợp. Việc giảng dạy ngành Luật hiện nay mới chỉ được tổ chức ở một số trường đại học. Nhưng hầu hết, các trường đại học đều cần những giảng viên luật để dạy những bài giảng về pháp luật chung hay pháp luật về chuyên ngành cho những ngành không phải là Luật. Do đó, nhu cầu về giảng viên cũng ngày một tăng. Các trường có nhu cầu sẽ tổ chức các kỳ thi tuyển giảng viên để tuyển dụng. Làm giảng viên, bạn sẽ có nhiều thời gian và cơ hội để nghiên cứu Luật chuyên sâu, đóng góp cho sự phát triển luật pháp của nước nhà.
Trợ giúp viên pháp lý là những người được đào tạo về luật và có chức năng giúp đỡ, hỗ trợ những trường hợp cần được trợ giúp pháp luật. Công việc của trợ giúp viên pháp lý thường là tư vấn luật, hướng dẫn các đối tượng được trợ giúp thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính, hướng dẫn soạn thảo đơn từ, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ…Những người được trợ giúp pháp lý thường là những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn không nơi nương tựa, thương binh, bệnh binh,… là những người không có kiến thức pháp luật nhưng vì hoàn cảnh khó khăn mà không thuê được luật sư hoặc tư vấn pháp luật.
Đây là những công việc pháp luật trong từng ngành, nghề khác nhau. Thông thường, để làm các công việc như Chấp hành viên, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật… cần có những điều kiện cụ thể. Nếu bạn dự định lựa chọn công việc nào cho sự nghiệp hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc đó xem mình có đủ tiêu, chuẩn, điều kiện không.
Một số chức danh đang có nhu cầu tuyển dụng cao bao gồm: Luật sư, Công chứng viên, Kiểm sát viên/công tố viên, Thư ký tòa án, Giảng viên ngành luật, Thẩm phán
Công chứng viên là nhà chuyên môn về pháp luật, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.
Có bằng cử nhân luật.
Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật.
Thành thạo tin học văn phòng. Khả năng giao tiếp, xử lí tình huống tốt
Thẩm phán trong hệ thống tòa án nhân dân ở Việt Nam là người là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử
Chủ trì xét xử và điều trần các vụ án.
Nghiên cứu và phân tích các vấn đề theo luật pháp, đánh giá các tài liệu, báo cáo.
Lắng nghe, xem xét và đánh giá các lập luận, chứng cứ.
Quyết định quy trình thực hiện xét xử theo luật pháp và quy tắc, quyết định giam giữ bị cáo đến khi xét xử, phê duyệt lệnh bắt giữ.
Đưa ra phán quyết và giải quyết tranh chấp giữa các bên, quyết định và hướng dẫn về các trường hợp.
Có bằng cử nhân luật sau đó tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán của Học viện Tư pháp hoặc Học viện Tòa án.
Có kỹ năng định hướng, định vị, khả năng xác định và phân tích các vấn đề.
Khả năng làm chủ ngôn ngữ, thành thạo Ngoại ngữ (Tiếng Anh).
Công tố viên hoặc kiểm sát viên là người của cơ quan công tố, được cơ quan tư pháp trao trách nhiệm điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự trong các phiên tòa xét xử. Trong hầu hết các văn bản thông luật, Trưởng công tố viên của chính phủ, thường là cố vấn pháp lý chính cho chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cũng có thể có trách nhiệm thực thi pháp luật, truy tố hoặc thậm chí là trách nhiệm pháp lý nói chung
Kiểm tra, giám sát việc khởi tố các hành vi phạm tội hay buộc tội, các hoạt động điều tra từ đó đề xuất hình phạt thích hợp.
Kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử, việc chấp hành pháp luật của mọi người, quyết định của thẩm phán, Tòa án.
Tham gia điều tra, truy tố tội phạm, nếu kết quả điều tra không hợp lý, Công tố viên có quyền lật lại vụ án và yêu cầu điều tra lại từ đầu.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của bản thân.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
Nắm vững luật, nhiệm vụ của cảnh sát, công tác điều tra tội phạm.
Khả năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tranh biện, hùng biện, phân tích và xử lý thông tin, lập văn bản báo cáo,…
Phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh vững vàng.
Giảng viên ngành luật là người đã tốt nghiệp chuyên môn ngành Luật đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành đào tạo Luật của trường đại học hoặc cao đẳng.
Giảng dạy các bộ môn Pháp Luật tùy theo từng ngành như Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Kinh tế,…
Giảng dạy các môn về Dân sự, Tố tụng dân sự, hình sự.
Đánh giá rèn luyện sinh viên; thực hiện các công tác học vụ.
Thư ký Tòa án trong hệ thống tòa án nhân dân ở Việt Nam là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
Ghi chép biên bản diễn biến phiên tòa.
Quản lý và sắp xếp hồ sơ.
Kiểm tra danh sách và phổ biến nội quy phiên tòa với những người được triệu tập.
Làm rõ lý do của người vắng mặt và báo cáo với Hội đồng xét xử.
Đã tốt nghiệp đại học Luật / Có bằng cử nhân Luật, đã trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức của Tòa án.
Thành thạo tin học văn phòng.
Khả năng thuyết trình, diễn giải, kỹ năng giao tiếp tốt.
Danh sách một sơ cơ sở đào tạo ngành Luật tại hai khu vực Miền Bắc và Miền Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Học viện Ngoại giao
Trường Đại học Công đoàn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trường Đại học Luật Hà Nội
Trường Đại học Ngoại thương
Trường Đại học Thương mại
Viện Đại học Mở Hà Nội
Trường Đại học Vinh
Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Trường Đại học Luật TP.HCM
Trường Đại học Sài Gòn
Trường Đại học Mở TP.HCM
Trường Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng
Trường Đại học Đà Lạt
Trường Đại học An Giang
Trường Đại học Cần Thơ
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, cộng đồng kinh tế Asean AEC và một số các tổ chức, cộng đồng khác lại càng cần đến những người có kiến thức pháp luật. Theo ghi nhận từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động cho thấy, nhân sự ngành luật trong thời gian tới sẽ tăng mạnh.
Theo ghi nhận từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động cho thấy, nhân sự ngành luật trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. Chỉ tính riêng các chức danh tư pháp, từ nay đến năm 2023, cần phát triển hệ thống cơ sở đào tạo luật để có đủ sức đào tạo ước tính 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Đó là chưa kể nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương. Sinh viên khi theo học ngành Luật sẽ có rất nhiều lựa chọn cho sự nghiệp của mình. Không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước, sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo…