Van Phong Luat Su Tuan / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Phong Xay Dung Va Kiem Tra Van Ban Quy Pham Phap Luat

PHÒNG VĂN BẢN VÀ QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

I. Vị trí, chức năng của Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính

Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Tư pháp, chịu sự quản lý chỉ đạo toàn diện về tổ chức và hoạt động của Giám đốc Sở Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế và công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

 Tham mưu cho Giám đốc Sở:

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo nghị quyết, quyết định và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực được Giám đốc Sở phân công;

b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế và công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi được Giám đốc Sở phân công.

3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác tư pháp được Giám đốc Sở giao.

4. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

c) Tham gia xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh do cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì soạn thảo; 

d) Thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp;

e) Hướng dẫn việc đánh giá tác động thủ tục hành chính trong quá trình đề nghị xây dựng chính sách và soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân nhân và quyết định của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

5. Về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật;

b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn Phòng Tư pháp cấp huyện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật;

c) Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân; các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.

6. Về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:

a) Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định pháp luật;

b) Đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Về công tác pháp chế:

a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch công tác pháp chế hàng năm ở địa phương và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành;

b) Quản lý, kiểm tra công tác pháp chế đối với công chức pháp chế chuyên trách và Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành trong việc hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với công chức pháp chế chuyên trách và Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với tổ chức pháp chế của các doanh nghiệp nhà nước tại địa phương;

đ) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế tại địa phương.

8. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại địa phương; đề xuất việc nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau theo quy định của pháp luật;

b) Phổ biến, tập huấn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

c) Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.

9. Kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực được Giám đốc Sở phân công.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Giám đốc Sở Tư pháp.

III. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chuyên viên.

a) Trưởng phòng là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

b) Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, thực hiện một số nội dung công việc do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng đi vắng, Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của phòng.

c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Biên chế của Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính là biên chế hành chính nhà nước, số lượng do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định trên tổng số biên chế hành chính được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

De Thi Bai Van Tu Su

CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP NGỮ VĂN 8Bài 1:KIỂN THỨC VỀ VĂN TỰ SỰ1. BÀI VĂN TỰ SỰ HAYĐề bài: Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.Bài làm:Năm nay tôi đã là học sinh lớp 8, được biết thêm bao bạn bè mới, thầy cô giáo mới, được học nhiều điều hay hơn, tôi cảm thấy thật thích thú. Khi được học văn bản “Tôi đi học” (sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8), được tìm hiểu về những cảm xúc của chính nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học, tôi chợt nghĩ lại về buổi khai giảng năm học mới năm tôi mới vào lớp 1.Đã bao năm trôi qua nhưng cảm xúc ấy vẫn không thể nào xóa nhòa trong tâm trí tôi. Buổi sáng thức dậy, mẹ đã sắp xếp đầy đủ sách vở vào balô cho tôi. Khi đã hoàn tất những “thủ tục” của buổi sáng, tôi bắt đầu theo chân mẹ đến trường. Thế rồi mẹ đi trước, tôi bước theo sau, lạ lùng ngắm nhìn mọi cảnh vật xung quanh mình với cặp mắt mở to, lạ lùng. Vào cái lúc đó, tôi chẳng nghĩ được gì hơn ngoài việc cứ níu tay mẹ và đi đến trường.Chẳng mấy chốc, ngôi trường tiểu học đã hiện ra trước mắt tôi. Trông nó thật rộng và đẹp. Tất cả bức tường ở phía ngoài đều được sơn màu vàng, sáng rực lên. Tôi và mẹ đi xung quanh những bồn hoa của trường. Oa! Nhiều hoa thật đó! Những bông hoa cúc vàng đang nở xòe ra, nổi bật ở giữa là khóm hoa đồng tiền màu đỏ tươi. Tôi lần lượt ngắm nhìn mọi vật xung quanh. Các anh chị học sinh lớp trên mặc những bộ quần áo đồng phục của trường màu trắng và thắt khăn quàng đỏ trông thật nghiêm trang. Còn tôi (và các bạn của tôi nữa) đều mặc những trang phuc mà chúng tôi cho là đẹp và lịch sự nhất. Tôi đánh nhanh cặp mắt nhìn mọi phía và phát hiện ra Ngọc – cô bạn duy nhất học cùng tôi từ hồi mẫu giáo đang đi cùng mẹ ở phía gần cổng trường. Tôi thả tay mẹ và chạy về phía ấy. Ngọc cũng đã thấy tôi và vẫy tôi lại. Rồi tôi và Ngọc cùng nhau bắt đầu cuộc hành trình “dạo quanh sân trường”.Hồi trống đầu tiên vang lên, mẹ nhanh chóng đưa tôi chiếc mũ calô màu trắng và chỉ cho tôi hàng của lớp mình. Các bạn tôi, ai nấy đều ngơ ngác. Có đứa đã khóc oà lên vì một chút sự nhút nhát đang dần xâm chiếm lấy mình. Được biết thêm nhiều bạn mới, tôi thích lắm. Tiếng cô giáo hiệu trưởng đang dõng dạc tuyên bố trên bục giảng. Ở dưới sân trường, chúng tôi ngồi im phăng phắc, lắng nghe. Cuối cùng, sau những tiết mục văn nghệ kết thúc, cô giáo cho chúng tôi vào lớp.Lớp học của chúng tôi là lớp học đầu tiên của dãy nhà tính từ văn phòng trở lại. Lớp học được trang trí với đủ các loại tranh ảnh khác nhau, chỉ ít hơn lớp mẫu giáo của tôi khoảng vài bức. Nhưng với tôi, lớp học vẫn quen thuộc như tôi đang ngồi học ở lớp mẫu giáo vậy. Chính vậy, tôi chẳng lạ lẫm hay ngạc nhiên khi bước vào lớp học mới. Bạn ghế được kê thẳng tắp. Bàn học của chúng tôi còn có chỗ để treo cặp và ngăn bàn để sách vở nữa. Bao nhiêu thứ trong đó đã cùng tôi bắt đầu bài học đầu tiên. Bài học của chúng tôi bắt đầu là môn Tập đọc. Đó là môn học cũng tương tự như đọc các văn bản ở trường trung học. Lớp tôi ê a đọc những chữ cái đầu tiên: A; Ă; Â; B; C;…. Giọng đọc ngây thơ và non nớt cất lên, trông chúng tôi như những chú chim non lần đầu tiên cất lên tiếng hót. Những chú chim nhỏ đó đang ước mơ chinh phục bầu trời. Cũng như chúng tôi đang ước mơ chinh phục biển cả tri thức mênh mông với bao nhiêu sóng gió. Tôi nhận ra mình thực sự đã trở thành một cô bé “sinh viên lớp 1”. Hiểu được điều đó, tôi đã tự nhủ với mình rằng: phải cố gắng học tập để xứng đáng với những gì mà bố mẹ tôi đã vất vả có được để cho tôi được đi học như ngày hôm nay. Trở về nhà với bao cảm xúc mới lạ. Tôi vui vẻ kể lại cho cả nhà nghe chuyện ở trường, lớp. Đến bây giờ, khi đã lớn rồi, tôi không còn nhớ mình đã kể những gì với cả nhà. Chỉ nhớ rằng, cả nhà tôi đã cười rất vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc. Tôi tự nhủ với mình: khi đã lớn khôn rồi, tự tôi sẽ biết ý thức mình, cố gắng học tập để vun đầy tương lai của chính mình.2. Tìm hiểu bài văn:– Lời kể?– Nhân vật?

Tailieu.vn: Sách Luat Su Nguyen Huu Tho

Tác phẩm khắc họa chân dung và “hành trình yêu nước “của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ – một nhà trí thức tiêu biểu của miền Nam- một tên tuổi lớn gắn liền với các sự kiện lớn của đất nước và các phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam từ những năm 1950 , như : 9 tháng giêng, Phái đoàn đại biểu các giới, Phong trào Bảo vệ Hòa bình, Ngày toàn quốc chống Mỹ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; một vị Chủ tịch Quốc hội nước VN thống nhất , Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc ,…luôn gần dân, vì dân, tâm huyết và trăn trở với việc đại đoàn kết toàn dân và xây dựng nhà nước pháp quyền .

Tác phẩm có 3 phần chính :

1/ Biên niên về cuộc đời hoạt động của LS Nguyễn Hữu Thọ;

2/ 14 chương về hành trình lịch sử của LS Nguyễn Hữu Thọ, từ 1910 đến 1996 + Các Box trích lời của các nhân chứng lịch sử về LS NHT khẳng định mạnh mẽ và khách quan về tầm vóc và nhân cách, sự nghiệp để lại của LS NHT trong mỗi giai đoạn, trong cả quá trình hoạt động của LS Nguyễn Hữu Thọ.

3/ Phần Phụ lục gồm các bài , thư viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi LS Nguyễn Hữu Thọ và Mặt trận DTGPMNVN, một số bài viết của LS Nguyễn Hữu Thọ, thư mục tham khảo.

Qua tác phẩm, chúng ta thấy được hình ảnh ” người hùng” của một thế hệ trẻ những năm 50, một tầm vóc lớn về tài năng , đức độ của vị Chủ tịch Mặt trận DTGPMNVN, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc VN,…và hiểu vì sao ông trở thành ngọn cờ tập hợp, có sức mạnh hiệu triệu và đoàn kết các tầng lớp đồng bào trong cả thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, cùng những tâm huyết của ông trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, trong nỗ lực nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Luật Nghĩa Vụ Quân Sự Luat Nghia Vu Quan Su W Ppt Ppt

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

1/ Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta:2/ Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:Điều 77 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hôi chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: ” Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nhiện vụ quân sự và tham gia xây dựng QPTD”. – Đối với Tổ quốc, mỗi công dân phải có những nghĩa vụ và quyền như:Lao động, học tập, bầu cử, ứng cử…và bảo vệ Tổ quốc. Hiến pháp khẳng định nghĩa vụ và quyền bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng và cao quý, điều đó nói lên ý nghĩa, vị trí của nghĩa vụ và quyền đó, do vậy mỗi công dân có bổn phận thực hiện đầy đủ. – Luật NVQS quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình trong việc tổ chức thực hiện tạo điều kiện cho công dân hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc.

I- SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ:1/ Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta:2/ Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:3/ Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội nhân dân thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:– Nhiệm vụ hàng đầu của quân đội nhân dân ta là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân, đồng thời có nhiệm vụ tham gia xây dựng đất nước. – Luật NVQS quy định việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong thời bình để xây dựng lực lượng thường trực, đồng thời xây dựng, tích lũy lực lượng dự bị ngày càng hùng hậu để sẵn sàng động viên trong các tình huống cần thiết, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay.I- SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ:II/ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NVQS:1. Giới thiệu khái quát về Luật NVQS Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 đã được Quốc Hội khoá VII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ( 30/12/1981) thay thế luật nghĩa vụ quân sự năm 1960. Tuy nhiên, từ đó đến nay, trước yêu cầu của từng giai đoạn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Luật này đã được Quốc Hội lần lượt sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1994 và 2005. Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi, bổ sung năm 2005 có 11 chương, 71 điều:– Chương I: Những quy định chung. Từ điều 1 đến điều 11. Quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự, những người không được làm nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, nhà trường và gia đình trong động viên, giáo dục và tạo điều kiện để công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình.

– Chương II: Việc phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan và binh sỹ. Từ điều 12 đến điều 16. Quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ và thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan và binh sỹ.

– Chương III: Việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ. Từ điều 17 đến điều 20. Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở trường phổ thông trung học và quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự.Giới thiệu khái quát về Luật NVQS – Chương IV: Việc nhập ngũ và xuất ngũ. Từ điều 21 đến điều 36. Quy định về thời gian gọi nhập ngũ trong năm, số lượng công dân nhập ngũ, trách nhiệm của công dân có lệnh gọi nhập ngũ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc gọi công dân nhập ngũ và những trường hợp được hoãn gọi nhập ngũ hoặc miễn làm nghĩa vụ quân sự.

– Chương V: Việc phục vụ của hạ sỹ quan và binh sỹ dự bị. Từ điều 37 đến điều 44. Quy định về hạng dự bị, hạn tuổi phục vụ của hạ sỹ quan binh sỹ ở ngạch dự bị và việc huấn luyện cho quân nhân dự bị.

– Chương VI: Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp. Từ điều 45 đến điều 48. Quy định tiêu chuẩn trở thành quân nhân chuyên nghiệp; thời hạn phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp.

– Chương VII: Nghĩa vụ, quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sỹ tại ngũ và dự bị. Từ điều 49 đến điều 57. Quy định quyền lợi, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sỹ tại ngũ và dự bị, chế độ chính sách đối với gia đình quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ và dự bị.– Chương VIII: Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự. Từ điều 58 đến đều 62. Quy định địa điểm đăng ký quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, trách nhiệm của quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự.

– Chương IX: Việc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên. Từ điều 63 đến điều 68. Quy định việc nhập ngũ, xuất ngũ trong trường hợp đặc biệt.

Chương X: Việc xử lý các vi phạm. Điều 69.

– Chương XI: Điều khoản cuối cùng. Điều 70, điều 71. Quy định hiệu lực của Luật và trách nhiệm tổ chức thi hành Luật.

Giới thiệu khái quát về Luật NVQS HỎI: Hãy nêu ngắn gọn truyền thống của dân tộc Việt Nam?TRẢ LỜI: Dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.TRẢ LỜI: Lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc nên luôn được chăm lo xây dựng của toàn dân. Xây dưng và thực hiện nghĩa vụ quân sự đã, và sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng giúp chúng ta đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. HỎI: Em cho biết chương I của luật nghĩa vụ quân sự gồm mấy điều, tóm tắt nội dung chương I?TRẢ LỜI: Chương I: Những quy định chung. Từ điều 1 đến điều 11. (11 Điều) Quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự, những người không được làm nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, nhà trường và gia đình trong động viên, giáo dục và tạo điều kiện để công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình.II/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG, CHUẨN BỊ CHO THANH NIÊN NHẬP NGŨ:1- Những quy định chung: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Làm nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội. Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị có nghĩa vụ trung thành tuyệt đối với tổ quốc, nhân dân, nhà nước XHCN. Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị trong thời gian huấn luyện có quyền và nghĩa vụ của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Công dân nam giới không phân biệt thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú có nghiã vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Người đang trong thời kỳ bị pháp luật hoặc toà án nhân dân tước quyền phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân hoặc người đang bị giam giữ thì không được làm nghĩa vụ quân sự. Riêng đối với công dân nữ ở trong độ tuổi từ 18 đến 40 có chuyên môn kỹ thuật cần cho quân đội trong thời bình có trách nhiệm đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ. 2- Chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ: Nội dung chuẩn bị gồm có:

Huấn luyện quân sự phổ thông (giáo dục quốc phòng)

Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kĩ thuật cho quân đội

– Đăng kí NVQS và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam đủ 17 tuổi. Hằng năm, các địa phương tổ chức đăng kí NVQS lần đầu và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam đủ 17 tuổi nhằm nắm chắc lực lượng để làm kế hoạch gọi thanh niên nhập ngũ năm sau và để hướng dẫn mọi công tác chuẩn bị phục vụ tại ngũ cho thanh niên.

III/ PHỤC VỤ TẠI NGŨ TRONG THỜI BÌNH, XỬ LÍ CÁC VI PHẠM LUẬT NVQS:1. Phục vụ tại ngũ trong thời bình:

Hàng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ một đến hai lần. Đối tượng và độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định như sau: – Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định đối với công dân nam trong thời bình là từ đủ 18 đến hết 25 tuổi. – Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sỹ quan và binh sỹ là mười tám tháng. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sỹ quan chỉ huy, hạ sỹ quan và binh sỹ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sỹ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là hai mươi bốn tháng. – Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan và binh sỹ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Thời gian đào ngũ không được tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ.Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

+ Người chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của hội đồng khám sức khoẻ.

+ Người là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.

+ Người có anh, chị hoặc em ruột trong cùng một hộ gia đình là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.

+ Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở một số vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh do Thủ tướng Chính phủ quy định; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở vùng nói trên.

+ Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.

+ Người đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định.

+ Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong 03 năm.Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

+ Con liệt sĩ, con thương binh hạng một, con bệnh binh hạng một.

+ Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ.

+ Một con trai của thương binh hạng hai.

+ Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức đã phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn đã phục vụ được 24 tháng trở lên.Chế độ chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sỹ phục vụ tại ngũ được quy định:

+ Đảm bảo chế độ vật chất và tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội.

+ Được hưởng chế độ nghỉ phép năm theo quy định.

+ Được hưởng chế độ phần trăm phụ cấp hàng tháng theo quy định.

+ Được tính thời gian công tác liên tục.

+ Được hưởng chế độ ưu tiên mua vé đi lại bằng phương tiện giao thông.

+ Được hưởng ưu đãi bưu phí.

+ Được tính nhân khẩu ở gia đình để hưởng chế độ điều chỉnh đất canh tác, diện tích nhà ở. 2. Xử lý các vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự:

2) Chấp hành quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự: Học sinh Chấp hành những quy định về đăng kí NVQS theo quy định cụ thể của Ban Chỉ huy Quân sự huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh) nơi cư trú và hướng dẫn của nhà trường.

c) Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe: Kiểm tra sức khoẻ khi 17 tuổi để kiểm tra thể lực, phát hiện những bệnh tật và hướng dẫn công dân phòng bệnh, chữa bệnh để giữ vững và nâng cao sức khoẻ chuẩn bị cho việc nhập ngũ. Học sinh phải có mặt đúng thời gian, địa điểm theo đúng quy định trong giấy gọi, trong khi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thủ tục của phòng khám.d) Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ: Luật nghĩa vụ quân sự quy định về việc gọi nhập ngũ như sau:

Điều 21: ” Theo quyết định của Uỷ ban nhân dân, Chỉ huy trưởng Quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố, hoặc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày”.

Điều 22: ” Người được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh nhập ngũ, nếu không thể đúng thời gian thì phải có giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân. Người không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đã bị xử lí theo điều 69 của luật NVQS vẫn nằm trong diện gọi nhập ngũ cho đến khi hết 35 tuổi “.IV. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH:*HỎI: Tại sao học sinh trong các trường phải huấn luyện quân sự phổ thông? *TRẢ LỜI: Trang bị cho học sinh kiến thức quân sự phổ thông khi nhập ngũ có điều kiện thuận lợi học tập rèn luyện thành chiến sĩ tốt.*HỎI: Trong qua trình học tập em xác định tinh thần thái độ học tập như thế nào?*TRẢ LỜI: Học tập đầy đủ và có kết quả cao nhất , giúp đỡ bạn trong quá trình học tập.*HỎI: sau khi học tập quân sự phổ thông em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế như thế nào?* TRẢ LỜI: Xây dựng nề nếp sinh hoạt tập thể khoa học, kỷ luật, xây dung nếp sống văn minh trong và ngoài nhà trường. V- HƯỚNG DẪN CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:1. Trình bày sự cần thiết phải ban hành Luật nghĩa vụ quân sự? Cần làm rõ 3 nội dung:– Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta.– Để phát huy quyền làm chủ của công dân, tạo điều kiện để công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.Để đáp ứng với yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ mới.

2. Luật Nghĩa vụ quân sự đã sửa đổi bổ sung vào những ngày tháng năm nào? Luật gồm mấy chương, bao nhiêu điều?Làm rõ ngày tháng năm sửa đổi, bổ sung, nội dung sửa đổi, bổ sung.

3. Nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi dăng ký nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự? Câu hỏi này cần làm rõ 3 ý: – Khái niệm nghĩa vụ quân sự. – Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự: – Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đang ký nghĩa vụ quân sự4. Những trường hợp nào được miễn gọi nhập ngũ và hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình? Nêu đầy đủ các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ và hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.

5. Thời hạn phục vụ tại ngũ hạ sỹ quan, binh sỹ? Trường hợp nào được xuất ngũ trước thời hạn? – Nêu thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ. Nêu các trường hợp được xuất ngũ trước thời hạn như trong luật quy định.

6. Nghĩa vụ và quyền lợi của hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ và dự bị động viên? Trong thời gian hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ Nhà nước bảo đảm cho gia đình họ có những quyền lợi gì?– Nêu đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ và dự bị động viên.Nêu các quyền lợi gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ.

7. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự nói chung và đăng ký nghĩa vụ quân sự nói riêng?Nêu 4 trách nhiệm của học sinh ĐÁP ÁN NÀO ĐÚNG?1/Luật NVQS có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?a) 9 chương, 71 điềub) 12 chương, 81 điềuc) 11 chương, 71 điềud) 12 chương, 71 điềuĐÁP ÁN NÀO ĐÚNG?

2/ Lứa tuổi gọi nhập ngũ là nam công dân trong thời bình tuổi từ … đến hết …tuổi. Tuổi nhập ngũ tính theo ngày, tháng, năm sinh.

a) 18 – 25b) 17 – 28c) 19 – 27 d) 17 – 25CHÚC QUÝ THẦY CÔ GIÁO CÙNG TOÀN THỂ CÁC EM HỌC SINH MỘT NĂM HỌC THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!