Văn Thư Có Lưu Văn Bản Đến Không / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Văn Bản Đến Phải Được Đăng Ký Tại Văn Thư

03/01/2013

Ngày 22 tháng 11 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 07/2012/TT-BNV hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.

Theo đó, việc quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan phải được thực hiện theo nguyên tắc tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký. Những văn bản đến không được đăng ký tại Văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết.

Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Đối với văn bản đến có đóng dấu chỉ các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” phải được đăng ký và chuyển giao ngay sau khi nhận được. Văn bản khẩn đi phải được hoàn thành thủ tục phát hành và chuyển phát ngay sau khi văn bản được ký.

Khi tiếp nhận văn bản đến từ mọi nguồn, dù trong giờ hoặc ngoài giờ làm việc, Văn thư hoặc người được giao nhiệm vụ tiếp nhận văn bản đến phải có trách nhiệm kiểm tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong (nếu có), kiểm tra, đối chiếu với nơi gửi trước khi nhận và ký nhận. Đối với văn bản đến được chuyển phát qua máy Fax hoặc qua mạng, Văn thư phải kiểm tra số lượng văn bản, số lượng trang của mỗi văn bản; nếu có phát hiện sai sót cần phải kịp thời thông báo cho nơi gửi hoặc báo cáo người có trách nhiệm, trường hợp cần thiết phải lập biên bản với người chuyển văn bản.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2013 và bãi bỏ đối với Công văn số 261/NV ngày 12 tháng 10 năm 1977 và Công văn số 425/VTLTNN-NVTW.

Nghiệp Vụ Văn Thư Lưu Trữ Quản Lý Văn Bản Và Sử Dụng Con Dấu

Nghiệp vụ văn thư lưu trữ quản lý văn bản và sử dụng con dấu…

Chương III QUẢN LÝ VĂN BẢN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU Mục 1 QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐẾN

Điều 12. Nghiệp vụ văn thư lưu trữ – Trình tự quản lý văn bản đến

Tất cả văn bản, kể cả đơn, thư do cá nhân gửi đến cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là văn bản đến) phải được quản lý theo trình tự sau:

Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến;

Trình, chuyển giao văn bản đến;

Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.

Điều 13. Nghiệp vụ văn thư lưu trữ –Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến

Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải được tập trung tại văn thư cơ quan, tổ chức để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký. Những văn bản đến không được đăng ký tại văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết.

Điều 14. Trình, chuyển giao văn bản đến

Văn bản đến phải được kịp thời trình cho người có trách nhiệm và chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân giải quyết. Văn bản đến có dấu chỉ các mức độ khẩn phải được trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.

Việc chuyển giao văn bản phải bảo đảm chính xác và giữ gìn bí mật nội dung văn bản.

Điều 15. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời văn bản đến. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao chỉ đạo giải quyết những văn bản đến theo sự uỷ nhiệm của người đứng đầu và những văn bản đến thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.

Căn cứ nội dung văn bản đến, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho đơn vị hoặc cá nhân giải quyết. Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết văn bản đến theo thời hạn được pháp luật quy định hoặc theo quy định của cơ quan, tổ chức.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc người được giao trách nhiệm thực hiện những công việc sau:

a) Xem xét toàn bộ văn bản đến và báo cáo về những văn bản quan trọng, khẩn cấp;

b) Phân văn bản đến cho các đơn vị, cá nhân giải quyết;

c) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.

Điều 16. Nghiệp vụ quản lý văn bản đến được thực hiện theo hướng dẫn của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

Mục 2

NGHIỆP VỤ VĂN THƯ LƯU TRỮ – QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐI

Điều 17. Trình tự quản lý văn bản đi

Tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức phát hành (sau đây gọi chung là văn bản đi) được quản lý theo trình tự sau:

Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng của văn bản;

Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có);

Đăng ký văn bản đi;

Làm thủ tục, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi;

Lưu văn bản đi.

Điều 18. Chuyển phát văn bản đi

Văn bản đi phải được hoàn thành thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo.

Văn bản đi có thể được chuyển cho nơi nhận bằng Fax hoặc chuyển qua mạng để thông tin nhanh.

Điều 19. Việc lưu văn bản đi

Mỗi văn bản đi phải lưu ít nhất hai bản chính; một bản lưu tại văn thư cơ quan, tổ chức và một bản lưu trong hồ sơ.

Bản lưu văn bản đi tại văn thư cơ quan, tổ chức phải được sắp xếp thứ tự đăng ký.

Bản lưu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quan trọng khác của cơ quan, tổ chức phải được làm bằng loại giấy tốt, có độ pH trung tính và được in bằng mực bền lâu.

Điều 20. Nghiệp vụ quản lý văn bản đi được thực hiện theo hướng dẫn của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

Mục 3 LẬP HỒ SƠ HIỆN HÀNH VÀ GIAO NỘP TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ HIỆN HÀNH CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Điều 21. Nội dung việc lập hồ sơ hiện hành và yêu cầu đối với hồ sơ được lập

Nội dung việc lập hồ sơ hiện hành bao gồm:

a) Mở hồ sơ;

b) Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ;

c) Kết thúc và biên mục hồ sơ.

Yêu cầu đối với mỗi hồ sơ được lập:

a) Hồ sơ được lập phải phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hoặc của cơ quan, tổ chức;

c) Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có giá trị bảo quản tương đối đồng đều.

Điều 22. Giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức

Trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ chức

a) Các đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ chức phải giao nộp những hồ sơ, tài liệu có giá trị lưu trữ vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức theo thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều này.

c) Mọi cán bộ, công chức, viên chức trước khi nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác khác đều phải bàn giao lại hồ sơ, tài liệu cho đơn vị hay người kế nhiệm.

Thời hạn giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành được quy định như sau:

a) Tài liệu hành chính: sau một năm kể từ năm công việc kết thúc;

b) Tài liệu nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ: sau một năm kể từ năm công trình được nghiệm thu chính thức;

c) Tài liệu xây dựng cơ bản: sau ba tháng kể từ khi công trình được quyết toán;

d) Tài liệu ảnh, phim điện ảnh; mi-crô-phim;tài liệu ghi âm, ghi hình và tài liệu khác: sau ba tháng kể từ khi công việc kết thúc.

Thủ tục giao nộp

Điều 23. Trách nhiệm đối với công tác lập hồ sơ và giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của mình.

Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính, người được giao trách nhiệm có nhiệm vụ:

a) Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành đối với các cơ quan, tổ chức cấp dưới;

b) Tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành tại cơ quan, tổ chức mình.

Thủ trưởng các đơn vị trong cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức về việc lập hồ sơ, bảo quản và giao nộp hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức.

Trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc, mỗi cá nhân phải lập hồ sơ về công việc đó.

Điều 24. Nghiệp vụ lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành được thực hiện theo hướng dẫn của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

Mục 4

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU TRONG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ

Điều 25. Quản lý và sử dụng con dấu

Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của Nghị định này.

Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:

a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;

b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;

c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;

d) Không được đóng dấu khống chỉ.

Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau:

a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức;

b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó.

Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.

Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.

Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.

Chương I : Quy định từ ngữ chuyên ngành Công Tác Văn Thư Lưu trữ

Chương II : Nội dung,hình thức, thể thức Công Tác Văn Thư (p1)

Chương II: Quy định công việc công tác văn thư lưu trữ (P2)

Bạn mong muốn trở thành nhân viên hành chính văn phòng; có công việc và mức lương ổn định nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu. Ngành văn thư – lưu trữ là một giải pháp tốt dành cho bạn. Tuy nhiên, bạn e sợ không đủ điều kiện học đại học, vậy hãy học hệ trung cấp. Chúng tôi hiện đang tuyển sinh trung cấp ngành văn thư – lưu trữ với các chính sách đặc biệt cho sinh viên và đảm bảo chất lượng giảng dạy sẽ không làm bạn thất vọng.

Đào tạo chuyên ngành nghiệp vụ văn thư lưu trữ:

Trung cấp văn thư lưu trữ tuyển sinh liên tục

Mọi thứ về ngành công tác văn thư ở đây

Học trung cấp Văn thư lưu trữ hệ chính quy

Mọi thông tin chi tiết liên hệ: VĂN PHÒNG TUYỂN SINH SỐ 3

Địa chỉ: Số 181 Lê Đức Thọ, P. 17, Q. Gò Vấp, TP. HCM. ĐH Nội Vụ

Website: http://hocvalam.org

Điện thoại: Ban tư vấn tuyển sinh : 0936.201.222 – 0909.392.666

Quy Chế Về Công Tác Văn Thư Lưu Trữ

PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAMTRƯỜNG MN LÂM THỦY Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 45/QĐ-HT Lâm Thủy, ngày 04 tháng 10 năm 2016

HIỆU TRƯỞNG Đã ký Hoàng Thị Cúc

PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAMTRƯỜNG MN LÂM THỦY Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Lâm Thủy, ngày 04 tháng 10 năm 2016 HIỆU TRƯỞNG– Pḥng GD; (Đã ký)– BGH trường;– Tổ CM; Hoàng Thị Cúc– Đăng Website;– Lưu VP.

Quán Triệt, Triển Khai Thực Hiện Các Văn Bản Của Đảng Về Công Tác Văn Thư, Lưu Trữ

Sáng 16/8, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng về công tác văn thư, lưu trữ. Đồng chí Y Mửi – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện thường trực cấp ủy, đại diện lãnh đạo văn phòng và cán bộ làm công tác văn thư lưu trữ các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.

Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy quán triệt Quy định số 66-QĐ/TW, ngày 6/2/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng”, Hướng dẫn số 36-HD/VPTW ngày 3/4/2018 của Văn phòng Trung ương Đảng về “Thể thức văn bản của Đảng”; Đề án phát triển công tác văn thư, lưu trữ đảng và tổ chức chính trị – xã hội giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến năm 2035; dự thảo Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển công tác văn thư, lưu trữ ở cơ quan, tổ chức đảng và tổ chức chính trị – xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến năm 2035”.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Y Mửi nhấn mạnh: Việc Trung ương ban hành các quy định mới thống nhất về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng lần này là hết sức cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản của các cấp ủy, cơ quan, tổ chức đảng trong giai đoạn mới, phù hợp với quá trình cải cách thủ tục hành chính trong Đảng.

Đồng chí Y Mửi đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, các đoàn thể chính trị – xã hội của tỉnh tiếp tục phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ; trên cơ sở Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tiến hành rà soát, bổ sung nhiệm vụ và giải pháp để phát triển mạnh công tác văn thư, lưu trữ của địa phương, đơn vị mình; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho công tác lưu trữ; lãnh đạo cán bộ công chức, người được giao theo dõi, giải quyết công việc phải lập đầy đủ hồ sơ công việc, giao nộp vào lưu trữ cơ quan đảm bảo đúng yêu cầu nghiệp vụ; Văn phòng Tỉnh ủy tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ, cập nhật kịp thời các văn bản mới của Trung ương chỉ đạo về công tác văn thư, lưu trữ cho các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội trong tỉnh, đồng thời nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng mới Kho lưu trữ Tỉnh ủy đảm bảo quản lý chặt chẽ, tài liệu cơ quan, tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị – xã hội tỉnh.