Vẽ Sơ Đồ Văn Bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Sơ Đồ Tư Duy Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, Đọc tài liệu gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao

*******

Sơ đồ tư duy Hoàng Lê nhất thống chí Sơ đồ tư duy phân tích Hồi thứ mười bốn Hoàng Lê nhất thống chí

Luận điểm 1: Hoàn cảnh giặc Thanh xâm lược và sự đối phó của nghĩa quân

Luận điểm 2: Thắng lợi của quân khởi nghĩa

Luận điểm 3: Nhận xét về nghệ thuật

Tác giả đã mượn lời người cung nhân cũ để làm nổi bật tính cách anh hùng phi thường của Nguyễn Huệ khi trận Ngọc Hồi chưa diễn ra: “Không biết rằng, Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỉ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn không một người nào dám nhìn thẳng vảo mặt hắn. Thấy hắn trở tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sấm sét”. Lời nhận xét đó không phải là không có căn cứ. Điều này được thể hiện rất rõ, rất chân thực, cụ thể trong cuộc điều binh khiển tướng trực tiếp của nhà vua.

Trong chiến trận, vua Quang Trung hiện lên oai phong, lẫm liệt, có tài thao lược hơn người. Có thể nói dưới bàn tay chỉ huy của nhà vua, quân đi đến đâu, giặc bị tiêu diệt tới đó. Lúc đi đến sống Gián và sông Thanh Quyết, toán quân Thanh vừa trông thấy bóng nhà vua đã “tan vỡ chạy trước”; tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc vua lặng lẽ cho vây kín làng rồi dùng mưu bắc loa truyền gọi khiến quân Thanh “ai nấy đều rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực, khí giới đều bị quân Nam lấy hết”; sáng mùng 5 tết tiến sát đồn Ngọc Hồi, đề phòng trước mũi súng của giặc, vua Quang Trung đã sai quân lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, cứ mười người một bức, lưng giắt dao ngắn, theo sau là hai mươi người cầm binh khí dàn thành chữ “nhất” tiến thẳng vào đồn.

Xem bài văn mẫu: Phân tích Hồi thứ mười bốn Hoàng Lê nhất thống chí

Sơ đồ tư duy phân tích hình tượng nhân vật vua Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí

Luận điểm 1: Vua Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán

Luận điểm 2: Vua Quang Trung là một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén

Luận điểm 3: Vua Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng

Luận điểm 4: Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người

Luận điểm 5: Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận

Người anh hùng áo vải Quang Trung là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Ngay khi nghe tin giặc đã chiếm một vùng đất lớn của ta, Quang Trung không hề sợ hãi, nao núng mà định cầm quân đi ngay. Với ý thức dân tộc và lòng tự tôn sâu sắc, ông không thể chần chừ chứng kiến cảnh nước nhà bị quân thù dày xéo. Nghe lời khuyên từ quần thần, ông quyết định lên ngôi vua, đây là quyết định hết sức sáng suốt, có ý nghĩa quan trọng: làm cho cương vị rõ ràng, danh chính ngôn thuận để cầm quân; không chỉ vậy còn giúp thống nhất nội bộ, tránh được sự hai lòng của binh lính.

Hành động của ông không chỉ hội tụ được người tài mà còn giúp lấy lòng dân. Ông rất sáng suốt, nhanh nhạy trong việc phân tích tình hình thời cuộc, tương quan giữa ta và địch, điều đó được thể hiện rõ trong bài dụ tướng sĩ ở Nghệ An. Trong bài dụ ông khẳng định chủ quyền của dân tộc ta với phương Bắc “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”; nêu lên dã tâm xâm lược và hành động phi nghĩa của kẻ thù; đồng thời ông nêu lên lời kêu gọi binh sĩ đồng tâm hiệp lực đánh giặc.

Tìm hiểu về Ngô Gia Văn Phái và tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí I. Tác giả Ngô Gia Văn Phái

– Ngô Gia Văn Phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du

– Quê quán: làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây

– Ngô Thì Chí (1753-1788) làm quan dưới thời vua Lê Chiêu Thống

– Ngô Thì Du (1772-1840) là tác giả làm quan dưới thời nhà Nguyễn

II. Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí

A. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ 18 và mấy năm đầu thế kỉ 19. Cuốn tiểu thuyết bao gồm 17 hồi

– Đoạn trích trong SGK là hồi thứ 14 của cuốn tiểu thuyết này

2. Bố cục: 3 đoạn

– Đoạn 1: (Từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp): Được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế thân chinh cầm quân dẹp giặc

– Đoạn 2: (“Vua Quang Trung tự mình dốc suất đại binh… vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung

– Đoạn 3: (Từ “Lại nói Tôn Sĩ Nghị và vua Lê… cũng lấy làm xấu hổ”): Sự đại bại của tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống

3. Giá trị nội dung

Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

4. Giá trị nghệ thuật

Tác phẩm nổi bật là một tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán với cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự kiện, khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động, lời nói, kể chuyện xen miêu tả sinh động và cụ thể, gây ấn tượng mạnh

B. Tìm hiểu chi tiết

1. Hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung a. Một người hành động mạnh mẽ, quyết đoán

– Nghe tin giặc chiếm Thăng Long mà không hề nao núng, đích thân cầm quân đi ngay

– Trong vòng hơn tháng, làm được rất nhiều việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi và thân chinh cầm quân ra Bắc

b. Một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén

– Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong việc nhận định tình hình địch và ta

+ Quang Trung đã vạch rõ âm mưu và tội ác của kẻ thù xâm lược đối với nước ta: “mấy phen cướp bọc nước ta, giết dân ta, vơ vét của cải”…

+ Khích lệ tinh thần tướng sĩ dưới trướng bằng những tấm gương dũng cảm

+ Dự kiến được một số người Phù Lê có thể thay lòng đổi dạ nên có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc

– Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong xét đoán bề tôi:

+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp ta thấy Quang Trung nhận định tình hình sáng suốt để đưa ra lời ngợi khen cho Sở và Lân

+ Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao sự “đa mưu túc trí”

⇒ Dùng người sáng suốt

c. Một con người có tầm nhìn xa trông rộng và tài thao lược hơn người

– Tầm nhìn xa trông rộng:

+ Mới khởi binh những đã khẳng định “phương lược tiến đánh đã tính sẵn”

+ Đang ngồi trên lưng ngựa mà đã nói với Nhậm về quyết sánh ngọa giao và kế hoạch 10 năm tới ta hòa bình

– Tài thao lược hơn người thể hiện ở cuộc hành quân thành tốc mà đội quân vẫn chỉnh tề

2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh

– Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan, kéo quân vào Thăng Long mà không đề phòng gì ⇒ Tướng bất tài

– Khi quân Tây Sơn đánh vào, “tướng sợ mất mật”, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp…chuồn trước qua cầu phao”

– Quân sĩ xâm lược lúc lâm trận thì sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết….

⇒ Kể xen lẫn tả thực cụ thể, sống động, ngòi bút miêu tả khách quan

3. Số phận thảm bại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân

– Khi có biến, Lê Chiêu Thống vội vã “chạy bán sống bán chết”, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày không ăn, may có người thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn

– Đổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt

– Sang Trung Quốc, vua phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi gắm xương tàn nơi đất khách

⇒ Số phận tất yếu cho một người đứng đầu đất nước nhưng lại bán nước hại dân

********

Văn Bản: Hoàng Lê Nhất Thống Chí

+ Ngô Thì Chí (1753 – 1788) làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống.

+ Ngô Thì Du (1772 – 1840) làm quan dưới triều Nguyễn.

Tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở lui quân về núi Tam Điệp. Ngày 25 tháng Chạp năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua (hiệu là Quang Trung) ở Phú Xuân, tự mình đốc suất lại binh để chuẩn bị tiến quân ra Bắc diệt Thanh.

Dọc đường vua Quang Trung cho tuyển thêm lính, mở cuộc duyệt binh lớn và chia quân thành các ngả để tiến ra Bắc. Ra chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng Chạp, hẹn đến ngày mồng 7 Tết thắng lợi sẽ mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long.

Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu thắng đến đó khiến quân Thanh đại bại. Rạng sáng ngày mồng 3 Tết, nghĩa quân đã tiến vào Thăng Long, bí mật bao vây đồn Hạ Hồi, dùng mưu để quân giặc đầu hàng và hạ đồn một cách dễ dàng.

Ngày mồng 5 Tết, nghĩa quân tiến vào công đồn Ngọc Hồi. Quân giặc chống trả quyết liệt, cuối cùng phải chịu đầu hàng, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị vội vã tháo chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia quyến trốn chạy theo.

– Phần một: Từ đầu đến ” năm Mậu thân 1788″: Tin quân Thanh đã chiếm thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, thân chinh cầm quân dẹp giặc.

– Phần hai: Tiế theo đến ” kéo vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn.

– Phần ba: Còn lại: Sự đại bại của quân Thanh và số phận thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

II. Trọng tâm kiến thức

+ Vua Quang Trung đã khẳng định chủ quyền dân tộc: ” Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng… Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta “.

+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Lân và Sở, ta thấy: ông rất hiểu tình thế buộc phải rút quân để bảo toàn lực lượng của hai vị tướng này. Đúng ra thì ” quân thua chém tướng “. Nhưng ông hiểu lòng họ, sức ít không thể địch nổi quân hùng tướng hổ nhà Thanh.

+ Đối với Ngô Thì Nhậm, ông hiểu tường tận năng lực, khả năng ” đa mưu túc trí ” của vị quân sĩ này. Việc Lân và Sở rút chạy, Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao sau này.

– Đang lo việc đánh giặc, Quang Trung đã tính sẵn cả kế hoạch sau chiến thắng (kế hoạch cho mười năm sau), tìm cách ngoại giao với giặc để có thể dẹp ” việc binh đao“, ” cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng “,…

+ Ngày 25 tháng Chạp bắt đầu xuất quân từ Phú Xuân (Huế).

+ Vượt khoảng 350 km đường đèo, núi, đến ngày 29 đã tới Nghệ An.

+ Tổ chức tuyển quân, duyệt binh chỉ trong một ngày.

+ Ngay hôm sau, vượt khoảng 150 km, tiến ra Tam Điệp.

+ Đêm 30 tháng Chạp ” lập tức lên đường ” tiến thẳng Thăng Long. Vừa hành quân vừa đánh giặc và giữ bí mật đến bất ngờ.

+ Ở trận Hạ Hồi, bằng chiến thuật nghi binh đã giúp nghĩa quân chiến thắng vẻ vang mà không tốn một hòm tên, mũi đạn.

+ Ở trận Ngọc Hồi, cho quân làm những tấm ván ghép, bên ngoài phủ rơm dấp nước nên binh lính tiến sát đồn mà không bị đạn hỏa công.

– Đối lập với hình ảnh của nghĩa quân Tây Sơn:

+ Tướng Tôn Sĩ Nghị: ” sợ mất mật, ngựa không còn kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng Bắc mà chạy “; Sầm Nghi Đống thì thắt cổ tự tử.

+ Quân ” đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều… đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa “.

– Cả một đội binh hùng tướng mạnh mấy chục vạn người diễu võ dương oai giờ đây chỉ còn biết tháo chạy ” đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi “.

– Nguyên nhân của sự thất bại:

– Họ không còn tư cách của bậc quân vương mà phải chịu số phận nhục nhã của kẻ cầu cạnh, van xin và kết cục chịu chung số phận thảm hại của kẻ vong quốc: Lê Chiêu Thống cũng vội vã cùng kẻ thân tín chạy bán sống, bán chết, ” luôn mấy ngày không ăn, ai nấy đều mệt lử“, chỉ biết ” nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt “.

– Hoàng Lê nhất thống chí lựa chọn trình tự kể theo diễn biến của các sự kiện lịch sử.

– Khắc họa nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thực, sinh động.

– Giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều Lê, với chiến thắng của nhân dân, dân tộc với bọn cướp nước.

Sơ Đồ Tư Duy Hoàng Lê Nhất Thống Chí Hồi Thứ 14 Ngắn Gọn

1. Tác giả

Kiến thức cơ bản hoàng lê nhất thống chí I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

Ngô gia văn phái là một nhóm các tác giả dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai (Hà Tây) – một dòng họ lớn tuổi vói truyền thống nghiên cứu sáng tác văn chương ở nước ta.

* Ngô Thì Chí (1753-1788)

– Con của Ngô Thì Sỹ, em ruột của Ngô Thì Nhậm, từng làm tới chức Thiên Thư bình chướng tỉnh sự, thay anh là Ngô Thì Nhậm chăm sóc gia đình không thích làm quan.

– Văn chương của ông trong sáng, giản dị, tự nhiên mạch lạc.

– Viết 7 hồi đầu của Hoàng Lê nhất thống chí cuối năm 1786.

* Ngô Thì Du (1772-1840)

– Cháu gọi Ngô Thì Sĩ là bác ruột.

– Học rất giỏi, nhưng không dự khoa thi nào. Năm 1812 vua Gia Long xuống chiếu cầu hiền tài, ông được bổ làm đốc học Hải Dương, ít lâu lui về quê làm ruộng, sáng tác văn chương.

– Là người viết tiếp 7 hồi cuối của Hoàng Lê nhất thống chí (trong đó có hồi 14).

– Tác phẩm có tính chất chỉ ghi chép sự kiện lịch sử xã hội có thực, nhân vật thực, địa điểm thực.

2. Chú thích

– Là cuốn tiểu thuyết lịch sử – viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi.

(SGK)

4.Bố cục

– Tác phẩm là bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVII và mấy năm đầu thế kỷ XIX, trong đó hiện lên cuộc sống thối nát của bọn vua quan triều Lê – Trịnh.

– Chiêu Thống lo cho cái ngai vàng mục rỗng của mình, cầu viện nhà Thanh kéo quân vào chiếm Thăng Long.

– Người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, lập nên triều đại Tây Sơn rồi mất. Tây Sơn bị diệt, Vương triều Nguyễn bắt đầu (1802).

Hồi 14 có thể chia làm ba phần:

– Phần một (từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)”): Được tin quan Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế và cầm quân dẹp giặc.

1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ

– Phần hai (từ “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh” đến “rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.

– Phần ba (còn lại): Hình ảnh thất bại thảm hại của bọn xâm lăng và lũ vua quan bán nước.

II. Đọc – hiểu văn bản

– Tiếp được tin báo, Bắc Bình Vương “giận lắm”.

– Họp các tướng sỹ – định thân chinh cầm quân đi ngay; lên ngôi vua để chính danh vị (dẹp giặc xâm lược trị kẻ phản quốc).

Ngày 25-12: Làm lẽ xong, tự đốc suất đại binh cả thuỷ lẫn bộ, đến Nghệ An ngày 29-12.

– Gặp người cống sĩ (người đỗ cử nhân trong kỳ thi Hương) ở La Sơn.

– Mộ thêm quân (3 xuất đinh lấy một người), được hơn một vạn quân tinh nhuệ.

a) Nguyễn Huệ là người bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn.

b) Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén mưu lược

– Khẳng định chủ quyền dân tộc.

– Nêu bật chính nghĩa của ta – phi nghĩa của địch và dã tâm xâm lược của chúng – truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta.

– Kêu gọi đồng tâm hiệp lực, ra kỷ luật nghiêm, thống nhất ý chí để lập công lớn.

Lời dụ lính như một lời hịch ngắn gọn có sức thuyết phục cao (có tình, có lý).

– Kích thích lòng yêu nước, truyền thống quật cường của dân tộc, thu phục quân lính khiến họ một lòng đồng tâm hiệp lực, không dám ăn ở hai lòng.

c) Nguyễn Huệ là người luôn sáng suốt, mưu lược trong việc nhận định tình hình, thu phục quân sĩ.

– Theo binh pháp “Quân thua chém tướng”.

– Hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người, đúng việc.

– Sáng suốt mưu lược trong việc xét đoán dùng người.

– Tư thế oai phong lẫm liệt.

– Chiến lược: Thần tốc bất ngờ, xuất quân đánh nhanh thắng nhanh (hơn 100 cây số đi trong 3 ngày).

– Tài quân sự: nắm bắt tình hình địch và ta, xuất quỷ nhập thần.

– Tầm nhìn xa trông rộng – niềm tin tuyệt đối ở chiến thắng, đoán trước ngày thắng lợi.

d) Là bậc kỳ tài trong việc dùng binh: bí mật, thần tốc, bất ngờ.

Bằng cách khắc hoạ trực tiếp hay gián tiếp, với biện pháp tả thực, hình tượng người anh hùng dân tộc hiện lên đẹp đẽ tài giỏi, nhân đức.

– Khi miêu tả trận đánh của Nguyễn Huệ, với lập trường dân tộc và lòng yêu nước, tác giả viết với sự phấn chấn, những trang viết chan thực có màu sắc sử thi.

a) Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:

– Không đề phòng, không được tin cấp báo.

– Ngày mồng 4, quân giặc được tin Quang Trung đã vào đến Thăng Long:

+ Tôn Sĩ Nghị sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, nhằm hướng bắc mà chạy.

+ Quân sĩ hoảng hồn, tranh nhau qua cầu, xô nhau xuống sông, sông Nhị Hà bị tắc nghẽn.

1.Về nội dung

b) Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân:

2. Về nghệ thuật

– Vua Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”.

III. Tổng kết

Với cảm quan lịch sử và lòng tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện một cách chân thực, sinh động hình ảnh Nguyễn Huệ và hình ảnh thảm bại của quân xâm lược cùng bọn vua quan bán nước.

– Khắc hoạ một cách rõ nét hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ giàu chất sử thi.- Kể sự kiện lịch sử rành mạch chân thực, khách quan, kết hợp với miêu tả sử dụng hình ảnh so sánh độc lập

Phân Tích Văn Bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn phân tích văn bản Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi ghi lại những sự kiện lịch sử quan trọng của xã hội phong kiến Việt Nam ba mươi năm cuối của thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Các tác giả Ngô Gia Văn Phái không chỉ ghi lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu mà còn dựng lên được bức chân dung về người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ. Hình tượng này được thể hiện …

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn phân tích văn bản Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái

Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi ghi lại những sự kiện lịch sử quan trọng của xã hội phong kiến Việt Nam ba mươi năm cuối của thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Các tác giả Ngô Gia Văn Phái không chỉ ghi lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu mà còn dựng lên được bức chân dung về người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ. Hình tượng này được thể hiện một cách sắc nét thông qua hồi mười bốn của tác phẩm.

Ngô Gia Văn Phái đã tái hiện và điển hình hóa nhân vật lịch sử Quang Trung Nguyễn Huệ thành một biểu tượng anh hùng, có công lao lớn đối với đất nước. Trước hết, Nguyễn Huệ hiện lên là một con người mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn có chủ đích. Ngay khi nghe tin quân Thanh tấn công vào miền Bắc của nước ta, Nguyễn Huệ đã nhận định được mối nguy hại của quân thanh và sự cấp thiết của việc đánh đuổi nên ông đã quyết định lên ngôi hoàng đế và thân chinh dẫn quân ra Bắc.

Quang Trung Nguyễn Huệ là một vị tướng tài ba, có tài thao lược, ông đích thân đốc thúc đại quân, trực tiếp lãnh đạo cuộc tấn công ra Bắc. không chỉ vậy,Nguyễn Huệ còn là một người biết trọng dụng hiền tài. Trước quyết định tấn công ra Bắc, ông đã cho mời vào dinh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một người nổi tiếng học rộng tài cao lúc bấy giờ. Hành động này của Quang Trung cho ta thấy ông là một vị minh quân sáng suốt, mặc dù nắm trong tay quyền quyết định nhưng ông vẫn đặt việc trọng đại của đất nước lên trên hết.

Lời khẳng định của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng đã thể hiện được sự sáng suốt cũng như khả năng chiến thắng của toàn quân: “…Bây giờ trong nước trống không, lòng người tann rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh hay nên giữ ra sao. Chúa công ra đi chuyến này, không quá mười ngày, quân thanh sẽ bị dẹp tan”.

Xuất thân từ nhà tướng, Nguyễn Huệ vô cùng linh hoạt trong vệc tổ chức binh lính, từ việc chiêu mộ quân, mở những cuộc duyệt binh lớn ở các doanh trấn, bố chí quân đội thành bốn doanh chính: tiền, hậu,tả, hữu còn những binh lính mới chiêu mộ thì làm trung quân. Qua việc tổ chức quân ta có thể thấy Quang Trung Nguyễn Huệ là một vị tướng tài ba, bố trí binh lính quy củ, có tổ chức, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi vang dội trước hai mươi vạn quân Thanh.

Trước cuộc hành quân, để động viên tinh thần chiến đấu của binh lính, Nguyễn Huệ đã đưa ra chỉ dụ trước toàn binh lính, ông nói về âm mưu cùng thủ đoạn thâm độc của quân nhà Thanh,nêu ra những tấm gương chống giặc lừng lẫy trong lịch sử từ đó đưa ra lời động viên, dăn đe những binh lính chưa có tinh thần, ý chí đánh giặc: “…Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi…Các người đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như ta phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo ta không nói trước”.

Mưu lược hơn người của Quang Trung Nguyễn Huệ còn thể hiện ở cuộc tiến công thần tốc ra Bắc cùng chiến thuật tinh vi trong cuộc tấn công quân Thanh ở Ngọc Hồi. Trong cuộc chiến, vua Quang Trung đã cho người lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, quân Thanh quá hoảng loạn trước sự xuất hiện bất ngờ cùng sức mạnh của quân ta mà dẫm đạp lên nhau chạy về nước, đại quân toàn thắng.

Không chỉ xây dựng hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ mà các tác giả nhà Ngô Gia Văn Phái còn tái hiện lại sinh động tình cảnh thảm hại,nhục nhã của lũ cướp nước Tôn Sĩ Nghị và vua tôi Lê Chiêu Thống. Chúng vẫn luôn chủ quan về sự hùng mạnh của đội quân mình mà không ngờ được sức công phá khủng khiếp của quân ta, thất bại ở Ngọc Hồi khiến chúng sợ hãi mà chạy về nước, vua tôi Lê Chiêu Thống để bảo toàn tính mạng cũng chạy theo thuyền cá về phía Bắc lẩn trốn.

Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, đặc biệt là hồi mười bốn Đánh Ngọc Hồi, quân thanh thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài, tác giả Ngô Gia Văn Phái đã dựng lên được không khí ác liệt mà không kém phần hào hùng của dân tộc ta trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt, cùng với đó là sự ca ngợi chiến thắng của vua Quang Trung.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

HOANG LE NHAT THONG CHI

NGÔ GIA VĂN PHÁI

LÊ CHIÊU THỐNG

Ôn Tập Văn Bản “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”

: Ngô Gia Văn Phái: một nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753-1788), làm quan thời Lê Chiêu Thống, và Ngô Thì Du (1772-1840), làm quan dưới chiều nhà Nguyễn.

2. Thể loại : (chí là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc).

Cũng có thể xem Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.

3. Hoàn cảnh : hồi thứ 14, viết về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.

– Nội dung: Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

* Đại ý: Đoạn trích miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự thảm bại nhục nhã của quân tướng nhà Thanh và số phận lũ vua quan phản nước, hại dân.

– Trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn ở Thăng Long, rút quân về Tam Điệp và cho người vào Phủ Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.

– Nhận được tin ngày 24/11, Nguyễn Huệ liền tổ chức lại lực lượng chia quân làm hai đạo thuỷ – bộ.

– Ngày : ” 30, quân của Quang Trung ra đến Tam Điệp, hội cùng Sở và Lân. Quang Trung đã khẳng định Chẳng quá mười ngày có thể đuổi được người Thanh“. Cũng trong ngày 30, giặc giã chưa yên, binh đao hãy còn mà ông đã nghĩ đến kế sách xây dựng đất nước mười năm sau chiến tranh. Ông còn mở tiệc khao quân, ngầm hẹn mùng 7 sẽ có mặt ở thành Thăng Long mở tiệc lớn. Ngay đêm đó, nghĩa quân lại tiếp tục lên đường. Khi quân Tây Sơn ra đến sông Thanh Quyết gặp đám do thám của quân Thanh, Quang Trung ra lệnh bắt hết không để sót một tên.

– “Hoàng Lê nhất thống chí” là một cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán được viết theo thể chương hồi do nhiều tác giả trong Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du…) sáng tác. Đây là một bức tranh sâu rộng vừa phản ánh được sự thối nát, suy tàn của triều đình Lê Trịnh, vừa phản ánh được sự phát triển của phong trào Tây Sơn.

– Trong hồi thứ 14 của tác phẩm, hình tượng người anh hùng Quang Trung hiện lên thật cao đẹp với khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt và tài thao lược hơn người.

– Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết.

– Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng ” định thân chinh cầm quân đi ngay “.

– Rồi chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: ” tế cáo trời đất “, lên ngôi hoàng đế, dốc xuất đại binh ra Bắc…

* Ngay khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị hùng hổ kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước ” ngàn cân treo sợi tóc “, Nguyễn Huệ đã quyết định lên ngôi hoàng đế để chính danh vị, lấy niên hiệu là Quang Trung.

– Qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An, Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác“. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: ” Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.

– Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…

– Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”.

– Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Sở và Lân ta thấy rõ: Ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì ” quân thua chém tướng” nhưng không hiểu lòng họ, sức mình ít không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen.

– Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sĩ ” đa mưu túc trí ” việc Sở và Lân rút chạy Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao.

– Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột ” phương lược tiến đánh đã có tính sẵn “.

– Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 tới ta hoà bình. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được vì xỉ nhục của nước lớn còn đó. Nếu ” chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng “.

– Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tiết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày.

– Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề cũng là do tài tổ chức của người cầm quân.

– Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.

– Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.

– Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm liệt: trong cảnh ” khói tỏ mù trời, cách gang tấc không thấy gì” nổi bật hình ảnh nhà vua ” cưỡi voi đi đốc thúc ” với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.

– Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.

Với ý thức tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc, những người trí thức – các tác giả Ngô Gia Văn Phái là những cựu thần chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê, nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê yếu hèn đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn, làm nổi bật hình ảnh vua Quang Trung – người anh hùng áo vải, niềm tự hào lớn của cả dân tộc. Bởi thế họ đã viết thực và hay đến như vậy về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.

– Tôn Sỹ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan:

+ Kéo quân vào Thăng Long dễ dàng ” ngày đi đêm nghỉ” như ” đi trên đất bằng“, cho là vô sự, không đề phòng gì, chỉ lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thế suông để doạ dẫm.

+ Hơn nữa y còn là một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao. Dù được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước, y vẫn không chút đề phòng suốt mấy ngày Tết ” chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất chắc “, cho quân lính mặc sắc vui chơi.

– Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp… chuồng trước qua cầu phao, quân thì lúc lâm trận “ai nấy đều rụng rời, sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết“, ” quân sĩ các doanh nghe thấy đều hoảng hốt, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều“, ” đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa“. Cả đội binh hùng, tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai bây giờ chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy, ” đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi “.

* Nghệ thuật: kể chuyện, xen kẽ với những chi tiết tả thực thật cụ thể, chi tiết, sống động với nhịp điệu nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi sự hoảng hốt của kẻ thù. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứng tâm trạng hả hê, sung sướng của người viết cũng như của dân tộc trước thắng lợi của Sơn Tây.

– Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược, lẽ tất nhiên họ phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương, và kết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vọng quốc.

– Khi có biến, quân Thanh tan rã, Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín ” đưa thái hậu ra ngoài“, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, ” luôn mấy ngày không ăn “. May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt, và sau khi sang đến Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.

: Xen kẽ kể với tả sinh động, cụ thể gây ấn tượng mạnh. Ngòi bút đậm chút xót thương của tác giả bề tôi trung thành của nhà Lê.

– Tất cả đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại rất khác nhau:

– Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả ” ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…“, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.

– Ở đoạn văn dưới, nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc theíet đãi thịnh tình ” giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót. Là những cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.

Bài tập 2: Đọc đoạn trích ” Quân Thanh sang……không nói trước”

a. Những lời trên Quang Trung nói ở đâu?

b. Đọc đoạn văn này em thấy giống thể loại gì trong văn học cổ?

c. Đọc đến hai câu cuối, em liên tưởng thấy giống như những lời văn trong bài nào của văn học cổ? do ai viết? mục đích viết?

d. Nội dung đoạn văn gồm mấy ý chính? Đó là những ý gì?

Hai câu cuối khiến ta liên tưởng thấy giống như những lời văn trong bài ” Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.Mục đích viết : kêu gọi quân sĩ học tập ” Binh thư yếu lược” để đánh giặc Nguyên- Mông

Bài tập 3: Trong hồi thứ 14 có đoạn viết ” chúng tôi Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván….máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”

a. Nhận xét nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích trên?

b. Đoạn trích trên cho em hiểu gì về người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ?

a. Nghệ thuật đặc sắc : Trần thuật theo diễn biến sự việc; trần thuật xen lẫn miêu tả: tả việc làm -tả hình ảnh Quang Trung, tả quân sĩ Quang Trung, tả quân Thanh, tả không gian chung của trận đánh

b. Đoạn trích cho ta hiểu :

Nguyễn Huệ là người có tài thao lược, sáng tạo ra phương tiện độc đáo để chiến đấu

Là vị tướng có tài tổ chức trận đánh: bố trí quân lính, lúc thì sử dụng binh khí, lúc thì đánh giáp lá cà

Quang Trung không những là một vị tướng có tài mà còn là một người anh hùng trực tiếp xông pha chiến trận từ lúc bắt đầu trận đánh cho đến khi trận đánh kết thúc

→ Miêu tả chính xác chân dung kẻ cướp nước. Cả đội quân trước đây hùng hổ, huyênh hoang, ngạo mạn thì giờ đây xộc xệch, bấn loạn, dẫm đạp lên nhau mà chạy trốn. Quả là sự thảm bại nhục nhã

→ Đường đường là vua của một nước nhưng tự biến mình thành kẻ thù của cả dân tộc → cuối cùng đã phải trả giá

Bài tập 5: Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu qui nạp, trình bày cảm nhận của em về trí tuệ nhạy bén,sáng suốt của người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ thể hiện trong đoạn trích hồi thứ 14 của ” Hoàng Lê nhất thống chí”. Trong đoạn văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?

Trước hết, trí tuệ nhạy bén, sáng suốt của Quang Trung thể hiện trong việc lên ngôi. Trước biến cố lớn của đất nước, Nguyễn Huệ lên ngôi là điều cần thiết để chính vị hiệu yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, tập hợp sức mạnh đoàn kết để đánh đuổi giặc Thanh. Không những vậy, trí tuệ nhạy bén, sáng suốt của vua còn thể hiện trong việc phân tích thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. Trong lời phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An,với trí tuệ sáng suốt,ông đã nêu bật dã tâm của địch: người phương Bắc không phải nòi giống ta, bụng dạ ắt khác Bên cạnh đó ông đã khéo léo nhắc lại truyền thống đánh giặc để kích thích lòng quân,từ đó phân tích rõ cái được,cái mất,cái lợi,cái hại: mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Cách phân tích sáng suốt, thấu tình đạt lí ấy đã giúp quân sĩ thấy được thời cuộc, từ đó có hành động cứu nước.Ông còn thấy rõ tình hình lúc này Bắc Hà mới yên,lòng người chưa phục,Thăng Long lại là nơi bị đánh cả bốn mặt, không có núi sông để nương tựa, người trong kinh kì làm nội ứng cho giặc thì làm sao mà có thể cử động được. Qua những lời phân tích ấy, có thể thấy rõ vua Quang Trung là người sắc sảo, sáng suốt trong việc xác định thế tương quan chiến lược giữa ta và địch.Trong cách dùng người, Quang Trung cũng rất sáng suốt nhạy bén. Khi Sở, Lân mang gươm trên lưng mà xin chịu tội, ông đã không trách tội mà còn khen ngợi rằng họ đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của giặc, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu,bên trong thì kích thích lòng quân,bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng,kế ấy là rất đúng Qua lời khen ấy ta càng thấy rõ trí tuệ của người anh hùng trong việc xét đoán và dùng người. Tóm lại, qua đoạn trích hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí, với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực, sinh động hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ là người có trí tuệ nhạy bén,sáng suốt.

(1): Lời dân trực tiếp

(2): Lời dẫn gián tiếp