Ví Dụ Ban Hành Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Phân Tích Khái Niệm Áp Dụng Pháp Luật? Các Trường Hợp Áp Dụng Pháp Luật? Cho Ví Dụ?

*Định nghĩa áp dụng pháp luật: Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn cứ vào những qui định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ pháp luật. *Đặc điểm áp dụng pháp luật: + Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với một chủ thể và trong một quan hệ nhất định. + Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước. Mỗi một cơ quan, loại cơ quan, mỗi cán bộ chỉ được áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định mà nhà nước đã qui định. VD: Cảnh sát giao thông được xử phạt vi phạm hành chính nhưng chỉ trong giao thông. + Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo của người áp dụng pháp luật. + Áp dụng pháp luật là hoạt động tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ mà trình tự thủ tục này đã được pháp luật qui định. *Các trường hợp áp dụng pháp luật: + Khi có vi phạm pháp luật xảy ra. cảnh sát giao thông áp dụng pháp luật để xử phạt.àVD: 1 người vượt đèn đỏ +Khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể không tự giải quyết được. VD: 2 công ty ký hợp đồng, có xảy ra tranh chấp không tự giải quyết được. Khi đó nhà nước căn cứ vào qui định pháp luật để đứng ra giải quyết. +Khi các qui định của pháp luật không thể mặc nhiên được thực hiện bởi các chủ thể khác nếu không có sự can thiệp mang tính tổ chức của nhà nước. VD: 1 công dân với những điều kiện nhất định thỉ theo qui định của pháp luật có thể thành lập công ty tư nhân, nhưng nhất thiết phải có quyết định cho phép mở công ty của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Trong trường hợp nhà nước thấy cần thiết phải tham gia vào một số quan hệ pháp luật cụ thể với mục đích kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tính đúng đắn của hành vi các chủ thể hay xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện. VD: xác nhận di chúc, đăng ký kết hôn…

Lấy Ví Dụ Và Phân Tích Điều Kiện Áp Dụng Tập Quán Pháp Ở Việt Nam

Lấy ví dụ và phân tích điều kiện áp dụng tập quán pháp ở Việt Nam hiện nay. Lấy ví dụ về áp dụng tập quán pháp trong đó hai bên tranh chấp ở hai địa phương khác nhau.

Lấy ví dụ về áp dụng tập quán pháp trong đó có tình tiết hai bên tranh chấp ở hai địa phương khác nhau ở hai địa phương đều có tập quán để áp dụng. Phân tích điều kiện để áp dụng tập quán đó.

Tập quán pháp là tập quán được pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Đây được xem như một nguồn bổ trợ, nhất là khi nhiều quan hệ xã hội chưa được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật.

Trong Bộ luật dân sự 2015, Nhà nước ta đã thừa nhận một số tập quán. Việc thừa nhận này trước hết thông qua một quy định mang tính nguyên tắc thể hiện tại Điều 5: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định”

Thứ tự ưu tiên và điều kiện để áp dụng tập quán pháp:

– Giữa các bên không có thỏa thuận

– Không có pháp luật điều chỉnh trực tiếp

– Có tập quán áp dụng

– Tập quán không trái với với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về áp dụng tập quán pháp, tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: .

1. Tập quán điều chỉnh một số quan hệ nhân thân

Khoản 1 Điều 28 BLDS 2015 quy định: “Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn”.

Quy định này không chỉ rõ thứ tự ưu tiên xác định dân tộc theo tập quan trước hay theo thỏa thuận trước dẫn đến có những trường hợp tranh chấp xảy ra rất khó giải quyết.

Giải thích giao dịch dân sự (bao gồm cả hợp đồng dân sự) theo Điều 121:

“Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:

a) Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;

b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;

Như vậy, tập quán nơi giao dịch được xác lập nếu được lựa chọn để giải thích giao dịch dân sự thì đó chính là tập quán pháp

Tập quán còn được sử dụng để xác định nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng tài sản thuê trong giao dịch thuê tài sản. “Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa”.

→ Luật sư trực tuyến miễn phí qua điện thoại: – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.

3. Tập quán trong việc xác định quyền sở hữu, quyền định đoạt tài sản

Tập quán pháp còn được sử dụng để xác định quyền sở hữu chung, hình thành quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của cộng đồng. Việc xác lập quyền sở hữu chung có thể được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật và cũng có thể được hình thành theo tập quán (Điều 208 BLDS năm 2015).

Việc quy định về áp dụng tập quán trong việc xác định nghĩa vụ của người hưởng dụng tài sản là quy định mới phù hợp và tương thích với việc ghi nhận thêm một quyền khác đối với tài snar đó là quyền hưởng dụng tài sản.

4. Áp dụng tập quán trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và thừa kế

Thay đổi này của BLDS 2015 đã thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với các chủ thể tham gia quan hệ dân sự. Kể cả trong trường hợp có luật để áp dụng nhưng các bên lựa chọn tập quán quốc tế để áp dụng thì lựa chọn của các bên vẫn được tôn trọng và tập quán quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng.

Nguyên tắc áp dụng tập quán pháp:

– Tập quán phải rõ ràng để xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dân sự

– Tập quán phải là thói quen được hình thành, thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong đời sống xã hội

– Tập quán được áp dụng trong trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định

– Tập quán được áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Trong trường hợp, tập quán pháp trong đó có tình tiết hai bên tranh chấp thuộc hai địa phương khác nhau đều có tập quán để áp dụng thì tập quán trong trường hợp này được áp dụng như sau:

Ví dụ trường hợp trâu bò thả rông thuộc sở hữu của ai?

Ở khu vực miền núi phía bắc Tây Nguyên đối với trâu bò thả rông. Người được trâu bò thả rông sau một thời gian không phải là người được xác lập quyền sở hữu đối với trâu bò này mà người sở hữu thực sự của nó là người đã thả rông nó vì tập quán những nơi này là thả rông trâu bò, việc áp dụng tập quán này hoàn toàn phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu của vùng núi mùa khô lạnh, trâu bò không có thức ăn thì thả rông cho trâu bò tự tìm thức ăn, đến mùa ấm áp có thức ăn thì trâu bò về lại chuồng trại ban đầu của nó. Ở địa phương khác, việc xác định chủ sở hữu đối với trâu bò được xác định sở hữu cho người bắt được trâu bò trong một thời hạn nhất định. Như vậy, ở hai địa phương khác nhau, việc xác định chủ sở hữu đối với trâu, bò thả rông bị lạc áp dụng tập quán khác nhau. Do đó, khi phát sinh tranh chấp việc lựa chọn tập quán ở địa phương nào áp dụng để giải quyết tranh chấp còn nhiều vướng mắc.

– Có tập quán được cộng đồng thừa nhận như chuẩn mực ứng xử trong các trường hợp đó. Do các phong tục tập quán rất phong phú đa dạng và có sự khác biệt giữa các vùng miền, dòng họ, gia đình, dân tộc; nên khi áp dụng tập quán thì phải áp dụng những tập quán được đông đảo mọi người trong cộng đồng và khu vực thừa nhận. Không được phép áp dụng tập quán của địa phương này cho địa phương khác hay của dòng họ, gia đình này cho dòng họ và gia đình khác.

Theo đó, việc áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp ví dụ trên phải thỏa mãn những điều kiện trên.

Điều 231 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc:

“1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc”.

Tập quán được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội, vì vậy, không phải tập quán nào cũng còn phù hợp để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong thời kỳ hiện nay. Vì vậy, việc xác định rõ nguyên tắc áp dụng tập quán trong điều chỉnh các quan xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng rất quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của những tập quán tiến bộ và loại bỏ dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn những tập quán lạc hậu không còn phù hợp để áp dụng trong điều kiện hiện nay.

→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn luật qua điện thoại, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư:

Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật Là Gì? Đặc Điểm Của Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực do các chủ thể có thẩm quyền (cơ quan nhà nước; nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền) ban hành trên cơ sở pháp luật, theo trình tự, thủ tục luật định nhằm điều chỉnh cá biệt đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể trong những trường hợp cụ thể .

Ở góc độ khác thì văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo hình thức và trình tự thủ tục do pháp luật quy định, nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật thành những mệnh lệnh cụ thể, áp dụng một lần đối với cá nhân, tổ chức nhất định.

Đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật

– Văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền áp dụng pháp luật ban hành và bảo đảm thực hiện trong trường hợp cần thiết bằng cưỡng chế nhà nước. Do đó có thể hiểu rằng, chủ thể nào được trao quyền thì chủ thể đó mới được phép ban hành văn bản áp dụng pháp luật.

– Được ban hành theo trình tự, thủ tục do luật định, cụ thể là: soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật, trình,thông qua văn bản áp dụng pháp luật, ban hành văn bản áp dụng pháp luật.

– Văn bản áp dụng pháp luật tồn tại dưới hình thức cụ thể, nhất định là bản án, quyết định, lệnh,…

Theo đó, hình thức của một văn bản áp dụng pháp luật sẽ bao gồm tên gọi và thể thức cụ thể.

Văn bản pháp luật mang tính chất cá biệt, được áp dụng một lần đối với tổ chức, cá nhân. Theo đó, văn bản áp dụng pháp luật sẽ chỉ rõ cụ thể cá nhân, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì.

Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế, phải phù hợp với luật và dựa trên những quy định của pháp luật cụ thể.

Trong phần nội dung của văn bản áp dụng pháp luật, các mệnh lệnh đưa ra phải phù hợp với các quy phạm pháp luật về nội dung và mục đích điều chỉnh, nếu không có sự phù hợp trên thì văn bản áp dụng pháp luật có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Cập nhật ngày 25/12/2019

Yêu Cầu Gửi Báo Giá Tổng Đài Tư Vấn Luật 024 6258 7666

Luật sư Nguyễn Anh Văn thuộc đoàn luật sư Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu pháp lý của khách hàng trong các lĩnh vực đất đai, hôn nhân, doanh nghiệp, đầu tư, dân sự, hình sự, sở hữu trí tuệ…, là Thành viên sáng lập và Giám đốc điều hành tại công ty Luật Nhân Dân. Luật sư Nguyễn Anh Văn sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức hữu ích về pháp luật thông qua các bài viết.

Văn Bản Tiếng Anh Là Gì? Một Số Ví Dụ Câu Văn Có Sử Dụng?

Văn bản là một trong những phương tiện dùng để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ người này sang người khác bằng những ký hiệu hay ngôn ngữ nhất định.

Hay nói cách khác văn bản là một hình thức thể hiện và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ viết trên các chất liệu khác nhau (giấy, vải, bia đá…) thể hiện ý chí của một chủ thể nhằm mục đích thông báo hoặc yêu cầu chủ thể tiếp nhận thông tin phải thực hiện một hành vi nào đó để đáp ứng nhu cầu của chủ văn bản.

Hiện nay, chưa có cách phân chia loại văn bản cụ thể, tuy nhiên, ta có thể hiểu văn bản bao gồm các loại như sau: văn kiện, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, hợp đồng, hóa đơn, chứng chỉ, bằng cấp, sec, di chúc, bia đá, điều lệ chính trị, tuyên ngôn độc lập,…

Văn bản tiếng Anh là gì?

Văn bản tiếng Anh là Text.

Trong một số trường hợp, có thể sử dụng từ Document thay thế cho từ Text.

Ngoài ra, văn bản tiếng Anh còn được định nghĩa như sau:

Text is one of the means used to record, store and communicate information from one person to another in certain symbols or languages.

In other words, text is a form of expressing and communicating information in written language on different materials (paper, cloth, stone …) expressing the will of a subject for the purpose of notification or request the recipient of information to perform a certain act to meet the needs of the text owner.

Currently, there is no way to classify specific types of documents, however, we can understand documents including the following types: documents, legal documents, administrative documents, contracts, invoices, certificates, diplomas, secs, wills, stele, political conditions, declaration of independence, …

Các từ đi liền với văn bản tiếng Anh là gì?

Thường ngày, mọi người sử dụng từ văn bản rất nhiều, từ giao tiếp thường ngày dế giao tiếp trong công việc. Khi nhắc đến từ văn bản tiếng Anh, mọi người thường sử dụng các từ ngữ đi kèm như:

– Lập văn bản có nghĩa tiếng Anh là Create a text;

– Công văn có nghĩa tiếng Anh là Documentary hoặc Archives;

– Phúc đáp công văn có nghĩa tiếng Anh là Reply to documentary;

– Văn bản pháp luật có nghĩa tiếng Anh là Legal text;

– Chủ thể có nghĩa tiếng Anh là Subject;

– Cơ quan ban hành có nghĩa tiếng Anh là Agency issued;

– Chữ viết có nghĩa tiếng Anh là Writing;

– Con số có nghĩa tiếng Anh là Numbers;

– Thông tin có nghĩa tiếng Anh là Informotion;

– Ngôn ngữ có nghĩa tiếng Anh là Language;

– Tài liệu có nghĩa tiếng Anh là Document.

Một số ví dụ câu văn có sử dụng văn bản tiếng Anh như thế nào?

Để cho Quý độc giả hiểu rõ hơn về cách dùng từ văn bản tiếng Anh, chúng tôi đưa ra một số ví dụng câu văn có sử dụng văn bản tiếng Anh như sau:

– Các cá nhân, tổ chức cần tìm hiểu cách thức lập văn bản cho đúng với hình thức, quy trình – Individuals and organizations need to find out how to properly text the form and process;

– Cá nhân, tổ chức cần phúc đáp các công văn được gửi từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Individuals and organizations should respond to official dispatches sent from competent state agencies;

– Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của chủ thể về việc định đoạt tài sản sau khi chết – A will is a text that expresses the will of the subject about making a piece of property after death;

– Quốc hội, Chính phủ là những cơ quan điển hình có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật – The National Assembly and the Government are typical bodies with competence to promulgate legal documents;

– Nếu không nắm được cách phúc đáp công văn của các cơ quan có thẩm quyền, các chủ thể có thể tham khảo hoặc nhờ các cơ quan hướng dẫn trực tiếp – If you do not know how to respond to the dispatch of the competent authorities, you can consult or ask the agencies for direct guidance.