Ví Dụ Về Van Ban Quy Phạm Của Pháp Luật / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Xác Định (Phân Tích) Cấu Trúc Của Quy Phạm Pháp Luật. Ví Dụ?

105761

1. Quy phạm pháp luật là gì?

2. Ví dụ về quy phạm của pháp luật

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. (Khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

3. Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật

Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận là , quy định và . Tuy nhiên, không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận này.

Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ: ” Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.

Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?

Hoặc ” Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” (Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát (chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ khoản 1, Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: ” Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.”).

Hoặc không dứt khoát (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách xử sự đã nêu, ví dụ: Luật hôn nhân và Gia đình quy định: ” Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.; Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài”).

Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

Ví dụ: ” Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Một quy phạm luôn có đủ 3 bộ phần: giả định, quy định và chế tài đúng hay sai?

Xem bài giảng về Quy phạm pháp luật

Ví Dụ Về Thẩm Quyền Lập Quy

24366

Thẩm quyền lập quy là một loại thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước thực hiện bằng hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn luật.

Ví dụ về thẩm quyền lập quy

: Để thi hành quy định tại Điều 27 Luật Đất đai năm 1993 “trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 và sau đó là Nghị định số 22/4/1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Các quy phạm pháp luật trong các nghị định nêu trên quy định nguyên tắc, đối tượng, điều kiện được đền bù, mức được đền bù thiệt hại về đất, về tài sản, chính sách hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đền bù thiệt hại về đất v. v… khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng – những quy phạm nêu trên chưa được quy định trong văn bản luật của Quốc hội hoặc pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ví dụ 2: Hành vi vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, rất gần với tội phạm, đáng lẽ phải được quy định tại luật của quốc hội hoặc pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội. Nhưng trong thực tế cuộc sống có rất nhiều hành vi vi phạm hành chính xảy ra trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước và các hành vi này luôn thay đổi, không thể đưa vào luật của Quốc hội hoặc pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội những văn bản quy phạm pháp luật cần tính ổn định cao.

Vì vậy, Điều 2 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã giao Chính phủ thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành hàng chục nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và Chính phủ không cho phép Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thẩm quyền này.

Ví dụ 3: các nghị định của Chính phủ quy định về hộ tịch, hộ khẩu; các nghị định ban hành quy tắc giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy; các nghị định về chứng khoán, thị trường chứng khoán v. v…

Các quy phạm pháp luật trong các nghị định này có giá trị như các quy phạm pháp luật của luật hoặc pháp lệnh. Sau một thời gian thực hiện, Chính phủ tổng kết việc thi hành và tiến hành soạn thảo dự thảo luật, trình Quốc hội thông qua như Luật Cư trú, Bộ luật Dân sự, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy, Luật Đường sắt, Luật Chứng khoán v. v…

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật năm 1996 và khoản 4 Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 – sau đây gọi tắt là Luật năm 2008, thì Chính phủ phải xin Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép ban hành các nghị định “độc lập” tương tự như trên.

Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Hợp Hiến, Hợp Pháp Của Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Và Cho Ví Dụ Minh Họa

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là một trong những mặt hoạt động cơ bản, đặc thù của Nhà nước. Nó đáp ứng một nhu cầu thực tiễn của xã hội là cần phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Điều đó có tác dụng quyết định đối với chất lượng và hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước. Để VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao và thực sự đi vào cuộc sống xã hội thì một trong điều kiện cơ bản cần phải thực hiện đó là đảm bảo các nguyên tắc trong quá trình xây dựng và ban hành VBQPPL. Trong phạm vi đề tài này, em xin đi vào phân tích làm rõ nội dung của nguyên tắc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của VBQPPL và cho ví dụ minh họa.

Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Luật Ban hành văn bản pháp luật năm 2008: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.” Định nghĩa này giúp chúng ta có thể phân biệt được VBQPPL với văn bản mang tính pháp lý khác.

Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định năm nguyên tắc trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, có nguyên tắc: “Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật”.

Hợp hiến là “đúng với quy định của hiến pháp”. Theo đó, tính hợp hiến của VBQPPL được hiểu là: mọi văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành phải phù hợp với hiến pháp.

Theo Điều 46 Hiến pháp 1992: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nhà nước và có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản phải phù hợp với hiến pháp”. Vì là luật cơ bản của nhà nước nên ngôn ngữ của hiến pháp thường cô đọng, xúc tích, mang tính định hướng, hiến pháp quy định những nguyên tắc cơ bản về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước… Để đảm bảo nguyên tắc hiến pháp là luật cơ bản, có tính pháp lý cao nhất thì các văn bản pháp luật nói chung và VBQPPL luật nói riêng được tất cả các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành phải phù hợp với hiến pháp, hay nói cách khác là phải đảm bảo tính hợp hiến.

Tính hợp hiến được biểu hiện qua những điểm cơ bản đó là:

Hai là, VBQPPL phải phù hợp với tinh thần của hiến pháp.

Đây là việc không hề đơn giản vì không dễ dàng hiểu tinh thần của hiến pháp nhưn thế nào. Tuy nhiên, nếu chỉ quy định rằng văn bản quy phạm pháp luật chỉ cần không trái với các quy định của hiến pháp (điều khoản cụ thể của hiến pháp) thì chưa đủ. Thực tế ban hành và áp dụng pháp luật từ trước tới nay thường có xu hướng đối chiếu áp dụng các điều khoản cụ thể của văn bản pháp luật chứ chưa chú trọng đến các nguyên tắc chung được quy định ở Lời nói đầu hoặc ở phần những quy định chung của VBQPPL, do đó việc hiểu và áp dụng pháp luật nhiều khi mang tính máy móc, câu chữ và không có tính thống nhất.

Cục này khẳng định Quyết định 51 có một số quy định mang tính cấm đoán không có căn cứ, có biểu hiện “ngăn sông cấm chợ” đối với các cá nhân, công dân tham gia hoạt động giết mổ, vận chuyển, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm. Cụ thể như “cấm vận chuyển gia súc, gia cầm vào khu vực nội thành, nội thị; cấm vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên xe máy, xích lô, xe đạp hoặc các phương tiện khác”…..

Theo từ điển Tiếng Việt, hợp pháp là: “đúng với pháp luật, không trái với pháp luật”. “Về phương diện pháp lý, khái niệm hợp pháp được sử dụng để chỉ ra ranh giới hợp pháp (đúng với pháp luật, trái với pháp luật) trog việc nhà làm luật ban hành các quy định, quy phạm rõ ràng (và không rõ ràng), chính xác (hoặc không chính xác), thống nhất (hoặc không thống nhất), phù hợp (hoặc không phù hợp)…trong nội dung văn bản uy phạm pháp luật”. Theo đó, tính hợp pháp của VBQPPL cần phải bảo đảm tuân thủ thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. Điều đó có nghĩa là pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải phù hợp với luật, nghị quyết của Quốc hội; nghị định của Chính phủ phải phù hợp với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải phù hợp với nghị định của Chính phủ…Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền ở trung ương như luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các nghị quyết liên tịch, thông tư liên tịch,…và các văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp trên và nếu là văn bản của Ủy ban nhân dân còn phải phù hợp với văn bản của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Một điểm quan trọng là còn phải đối chiếu với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia khi ban hành các VBQPPL để đảm bảo rằng các VBQPPL không trái với các cam kết quốc tế đó.

Tính hợp pháp của VBQPPL được biểu hiện ở một số đặc điểm sau:

Để đảm bảo tính hợp pháp, các VBQPPL không chỉ có nội dung hợp pháp mà còn được ban hành đúng thẩm quyền do pháp luật quy định. Thẩm quyền ban hành VBQPPL là giới hạn quyền lực của chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Thực tế cho thấy, mỗi chủ thể được nhà nước trao cho thẩm quyền quản lý một lĩnh vực nhất định và thẩm quyền đó đươc quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Khi thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực được phân công, phân cấp, các cơ quan, cá nhân chỉ được thực hiện phần nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình. Như vậy, thẩm quyền ban hành VBQPPL bao gồm thẩm quyền hình thức và thẩm quyền nội dung. Thẩm quyền này được quy định trong các VBQPPL như: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 2004, các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể có thẩm quyền.

Khi xem xét tính hợp pháp của VBQPPL, yêu cầu về thẩm quyền ban hành được xem xét ở cả hai phương diện: đúng thẩm quyền hình thức và thẩm quyền nội dung.

Ban hành VBQPPL đúng thẩm quyền hình thức: Thẩm quyền hình thức được hiểu là các chủ thể ban hành VBQPPL đúng tên gọi do pháp luật quy định. Theo quy định này, mỗi cá nhân, cơ quan trong thẩm quyền của mình chỉ được ban hành một hoặc một số hình thức VBQPPL do luật quy định. Đây chính là quy định của nhà nước nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống VBQPPL, đồng thời đảm bảo duy trì tính hợp pháp của VBQPPL về mặt hình thức. Thẩm quyền về hình thức của các chủ thể trong hoạt động ban hành VBQPPL được quy định tại Điều 2, Điều 21 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, và khoản 2 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 2004.

Ban hành VBQPPL đúng thẩm quyền về nội dung. Thẩm quyền về nội dung là giới hạn về quyền lực của các chủ thể trong quá trình giải quyết công việc do pháp luật quy định. Về thực chất, đó là “giới hạn của việc sử dụng quyền lực nhà nước mà pháp luật thực định đã đặt ra đối với từng cơ quan trong bộ máy nhà nước về mỗi loại công việc nhất định”. Nói một cách cụ thể, thẩm quyền nội dung là thẩm quyền pháp luật cho phép chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL để giải quyết công việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Hệ thống pháp luật Việt Nam là hệ thống tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Để đảm bảo tính thống nhất thì VBQPPL phải được ban hành theo trật tự pháp lý từ trên xuống dưới, VBQPPL cấp dưới phải phù hợp với VBQPPL cấp trên. Nói cách khác, văn bản đó phải bảo đảm tính hợp pháp.

Để đảm bảo tính hợp pháp về nội dung của VBQPPL ngoài yêu cầu phải đúng về căn cứ pháp lý, VBQPPL còn phải có nội dung phù hợp với quy định của pháp luật.

Về phương diện khác, tính hợp pháp của VBQPPL còn được đánh giá theo nguyên tắc: văn bản của địa phương ban hành phải phù hợp và thống nhất với văn bản do trung ương ban hành. Nguyên tắc này phản ánh sự phân chia quyền lực trong hệ thống cơ qua nhà nước từ trung ương đến địa phương, đồng thời tạo ra sư đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Như vậy, trong công tác ban hành VBQPPL của chính quyền địa phương một đòi hỏi đặt ra là phải đảm bảo tính hợp pháp trong sự phù hợp với các văn bản khác do cơ quan trung ương ban hành. Chẳng hạn, khi đánh giá nội dung hợp pháp của VBQPPL do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, cần xem xét nội dung văn bản đó trong mối liên hệ với các văn bản đã ban hành của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ,…để đảm bảo sự phù hợp và thống nhất về các vấn đề nội dung và hiệu lực pháp lý của văn bản.

Ngoài những biểu hiện trên về sự phù hợp với các quy định của pháp luật, tính hợp pháp còn được phản ánh ở việc các chủ thể ban hành VBQPPL đảm bảo sự hài hòa thống nhất về nội dung giữa các văn bản có cùng thứ bậc hiệu lực pháp lý.

Một điểm quan trọng nữa để đảm bảo tính hợp pháp về nội dung cho VBQPPL là phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

VBQPPL là nhóm văn bản có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Do vậy, yêu cầu đảm bảo sự chặt chẽ, thống nhất trong hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL là rất cần thiết. Theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, Luật Ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 thì quy trình xây sựng, ban hành VBQPPL gồm: Lập chương trình xây dựng VBQPPL; soạn thảo; thẩm định; lấy ý kiến đóng góp; thẩm tra; trình, thông qua; công bố VBQPPL. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành VBQPPL phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục xây dựng, ban hành văn bản theo quy định của pháp luật. Nếu không VBQPPL đó sẽ bị coi là không hợp pháp.

Để VBQPPL ban hành đảm bảo tính hợp pháp, chủ thể có thẩm quyền khi ban hành văn bản cần chú ý cách thức trình bày theo quy định của pháp luật. Đồng thời, văn bản còn phải được trình bày theo bố cục, kết cấu phù hợp với hình thức và nội dung văn bản cần ban hành.

Ví dụ cho tính hợp pháp của VBQPPL: Ngày 23/4/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐ&ĐT) đã ban hành Thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (gọi tắt là Thông tư 22). Tuy nhiên, Thông tư 22 đã có dấu hiệu vượt quá Điều 62 Luật Thi đua khen thưởng năm 2003. Vì vậy, lãnh đạo Bộ Tư pháp và lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ đã có buổi làm việc với đại diện của Bộ GD &ĐT bàn về cách xử lý Thông tư 22.

Hiện nay, hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các VBQPPL đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp khi xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các VBQPPL trong giai đoạn hiện nay còn nhiều bất cập.

Nhiều VBQPPL ban hành không đúng thẩm quyền, đúng chủ thể, phù hợp với pháp luật, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống.

Nhiều VBQPPL được xây dựng không có tính khả thi cao, hay là việc ban hành VBQPPL quá chậm chạp, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước.

Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền nói riêng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do vậy, tình trạng ban hành các VBQPPL không hợp pháp và hiệu quả là điều khó tránh khỏi.

Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động xây dựng và ban hànhVBQPPL, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp cho VBQPPL cần làm tốt một số công việc sau:

Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành VBQPPL cần nắm rõ và làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình xây dựng và ban hành VBQPPL.

Cần truy cứu trách nhiệm đối với người có lỗi. Người có lỗi ở đây là người có trách nhiệm trong việc ban hành VBQPPL và người có trách nhiệm trong việc thi hành VBQPPL. Việc truy cứu trách nhiệm cần căn cứ vào mức độ lỗi.

Tăng cường công tác giám sát kiểm tra hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện VBQPPL. Tăng cường giám sát và phản biện xã hội trong hoạt động này.

Tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu xây dựng và ban hành VBQPPL trong giai đoạn hiện nay.

Trong qúa trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc xây dựng, ban hành pháp luật nói chung và VBQPPL nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Pháp luật càng hoàn thiện, VBQPPL càng chất lượng thì pháp chế xã hội chủ nghĩa càng được tăng cường. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của VBQPPL là điều kiện quan trọng để thực hiện được những mục tiêu đó.

Quyết Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Ví Dụ?

Trong đời sống có nhiều hành vi vi phạm pháp luật nhưng không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Và để đảm bảo an toàn trật tự xã hội cũng như tính răn đe đối với nhưng hành vi vi phạm đó nhà nước lập ra những chế tài xử lý các hành vi vi phạm hành chính.

Căn cứ để xử phạt hành chính đó là Quyết định xử phạt vi phạm hành chínhQua bài viết này Tổng đài 1900 6557 sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến quý vị

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Quyết định xử phạt hành chính là văn bản đưa ra các chế tài xử phạt cho những chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và ở trong mức độ phạt hành chính đối với những hành vi đó.

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính?

Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính của người có thẩm quyền là không quá 07 ngày kể từ khi lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm hành chính.

Nhưng đối với một số trường hợp có hành vi vi phạm hành chính có tình tiết phức tạp thuộc những trường hợp được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính thì được gia hạn, nhưng thời gian hạn là không quá 30 ngày kể từ khi lập biên bản.

Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính

QUYẾT ĐỊNH Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

Căn cứ Điều 57, Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính;

………………………………………………………………………………………….

Căn cứ Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm, hành chính, số ……../BB-XM lập ngày …../ ……/…….. (nếu có);

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số …………/QĐ-GQXP ngày …./…../…… (nếu có),

Tôi: ……………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………….

QUYẾT ĐỊNH:

:……………………………………………………………………. Giới tính: ………………

Ngày, tháng, năm sinh: ……./……/…….. Quốc tịch:…………………………………………………..

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………………………….

Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………………..

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………………………….. ngày cấp: ……./ ……/……..

Nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………………………

Hạng xe được phép điều khiển ghi trong GPLX (5):…………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:…………………..; ngày cấp:…./…./…..; nơi cấp: ……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………..

2. Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính (8): ……………………………………………………….

3. Quy định tại (9): ………………………………………………………………………………………………..

4. Các tình tiết tăng nặng (nếu có): ………………………………………………………………………..

5. Các tình tiết giảm nhẹ (nếu có): …………………………………………………………………………

6. Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

a) Hình thức xử phạt chính (10):

…………………………………………………………………………………………………………..

b) Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có) (12): ……………………………………………………………..

c) Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) (13): …………………………………………………..

Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân/tổ chức vi phạm có tên tại Điều này chi trả.

Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều này phải hoàn trả số kinh phí là: ………………………………

(Bằng chữ: …………………………………………………………………………………………………………………………….là cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành, quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà ông (bà)/tổ chức ( ……………….không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật

Trường hợp không nộp tiền phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, ông (bà)/tổ chức hoặc nộp tiền phạt vào tài khoản số (17) …………. phải nộp tiền phạt tại (1…………… 1 ……………….. ………….trong thời hạn …… ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt. (

Lưu ý rằng đây là mẫu quyết định xử phạt hành chính chung áp dung trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Tùy lĩnh vực khác nhau sẽ có quy định về mẫu quyết định khác nhau.

Phần tiếp theo của bài viết Quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ chuyển sang phần ví dụ cụ thể.

Ví dụ về thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông

Vi dụ về Cảnh sát giao thông có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính trong phạm vi thẩm quyền của mình trong những trường hợp sau:

– Đối với xe oto và các loại xe tương tự xe oto có những hành vi như:

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của đèn báo, vạch kẻ đường; không chuyển hướng, nhường đường trong một số trường hợp được quy định cụ thể; không chấp hành các quy định về tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; vi phạm các quy định về dừng xe, đỗ xe; vi phạm các quy định về biển báo của xe; vi phạm các quy định về còi xe trong khu dân cư và khu đô thị

Vi phạm các quy định về chuyển làn xe hoặc các quy định về tín hiệu xe khi chuyển làn cho các phương tiện đang di chuyển khác biết; các quy định về tốc độ; số lượng người chở quá quy định…

– Thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với người điều khiển xe moto xe gắn máy, xe điện và các loại xe tương tự

Với những hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báp, vạch kẻ đường, các quy định về giữ khoảng cách; nhường đường; lùi xe; số lượng người được chở trên xe; quy định về điều khiển xe khi tham gia giao thông: tốc độc, dàn hàng, tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu sáng; bấm còi ; lắp đặt những thiết bị phát hiện tín hiệu ưu tiên không đúng quy định….

Từ những phân tích trên Công ty Luật Hoàng Phi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 655.