Vi Luật Là Gì / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Vi Phạm Pháp Luật Là Gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật mang tính có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật thì vi phạm pháp luật sẽ được phân loại thành:

– Vi phạm pháp luật hình sự;

– Vi phạm pháp luật hành chính;

– Vi phạm pháp luật dân sự;

Khi tìm hiểu vấn đề này các chủ thể thường thắc mắc các chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật là gì. Trong mỗi lĩnh vực pháp luật khác nhau, các hành vi vi phạm sẽ có chế tài xử lý khác nhau.

Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

Vậy dấu hiệu xác định vi phạm pháp luật là gì? Các hành vi được coi là vi phạm pháp luật dựa trên các dấu hiệu sau:

– Là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Các hành vi của cá nhân hay tổ chức được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động gây nguy hiểm cho xã hội.

– Là hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ pháp luật xác lập và bảo vệ. Mỗi lĩnh vực trong đời sống pháp luật xây dựng và bảo vệ trên sự thừa nhận của nhà nước. Chính vì thế các hành vi này xâm hại tới các quan hệ đã được thừa nhận và bảo vệ thì được coi là vi phạm pháp luật.

– Có lỗi chủ thể. Yếu tố này xác định thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình khi thực hiện. Những hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi của chủ thể thì cũng không bị coi là vi phạm pháp luật.

– Chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể trước hành vi vi phạm của mình.

Năng lực trách nhiệm pháp lý được Nhà nước quy định ở độ tuổi nhất định tùy thuộc vào từng lĩnh vực pháp luật điều chỉnh. Các hành vi trái pháp luật nhưng được thực hiện bởi chủ thể không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

Về cơ bản, các hành vi vi phạm pháp luật sẽ có những dấu hiệu trên. Tuy nhiên để xác định một hành vi cụ thể có vi phạm pháp luật không cần xét trực tiếp qua các bộ phận cấu thành vi phạm pháp luật bao gồm: mặt chủ quan hành vi, mặt khách quan của hành vi, chủ thể thực hiện, khách thể bị xâm hại.

Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật là gì có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định hành vi đó có thật sự vi phạm pháp luật không. Tuy nhiên việc đánh giá này cần phải thực hiện bởi các công ty tư vấn có chuyên môn và kinh nghiệm cao

Tư vấn pháp luật bởi Luật Hoàng Phi

Công ty Luật Hoàng Phi với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn và hỗ trợ pháp lý trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống như: dân sự, hình sự, hành chính,… Chúng tôi tự tin là đơn vị đi đầu trong dịch vụ tư vấn pháp luật hiện nay.

Chúng tôi sẽ xem xét và đánh giá trường hợp cụ thể của khách hàng xem có vi phạm pháp luật hay không. Qua đó sẽ tư vấn các phương hướng giải quyết tốt nhất nhằm tránh các rủi ro sau này.

Với dịch vụ tư vấn qua tổng đài của Luật Hoàng Phi Quý khách hàng nhận được thông tin chính xác đồng thời thuận tiện hơn khi khách hàng không phải mất công sức và chi phí để đi lại. Hi vọng những chia sẻ trên giúp Quý vị hiểu hơn về vi phạm pháp luật là gì. Chúng tôi xin tiếp nhận yêu cầu qua địa chỉ sau:

– Hotline hỗ trợ dịch vụ:19006557;

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Vi Phạm Hợp Đồng Là Gì ? Quy Định Pháp Luật Về Vi Phạm Hợp Đồng

Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là những nghĩa vụ đã được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng hoặc được pháp luật điều chỉnh hợp đồng đó quy định.

Hành vi vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng được giao kết hợp pháp và đã có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng hợp pháp là hợp đồng thoả mãn các yếu tố căn bản như thể hiện sự tự do ý chí của các bên tham gia giao kết (không có dấu hiệu của ép buộc hoặc lừa dối), hợp đồng được kí kết giữa các chủ thể có đầy đủ năng lực kí kết hợp đồng. Tùy theo từng loại hợp đồng cụ thể mà điều kiện về năng lực chủ thể có thể khác nhau. Chẳng hạn, đối với những hợp đồng không nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi thì người chưa thành niên có thể không được tham gia giao kết; nội dung và hợp đồng không trái pháp luật và hình thức của hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật. Hợp đồng không có đầy đủ các yếu tố trên sẽ vô hiệu và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng.

Không thể coi là có hành vi vi phạm hợp đồng nếu bên thực hiện hành vi không có nghĩa vụ thực hiện hành vi đó. Chẳng hạn, trong hợp đồng mua bán hàng hoá, nếu bên bán hàng giao hàng trước thời hạn quy định, bên mua hàng có quyền không nhận và hành vi không nhận này không bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng bởi vì bên mua hàng không có nghĩa vụ phải nhận hàng trước thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.

Trong hệ thống pháp luật nước ta, khái niệm vi phạm hợp đồng chưa được giải thích cụ thể, tuy nhiên, nhiều đạo luật như Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật thương mại đã sử dụng thuật ngữ vi phạm hợp đồng với cách hiểu tương đối thống nhất là hành vi của bên có nghĩa vụ theo hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình. Các đạo luật này cũng đã quy định tương đối chỉ tiết về các trường hợp vỉ phạm hợp đồng và các chế tài được áp dụng tương ứng với từng trường hợp vi phạm ấy.

Trên thế giới, vi phạm hợp đồng được hiểu tương đối thống nhất, tuy nhiên việc áp dụng các chế tài đối với bên vi phạm hợp đồng lại được thực hiện tương đối khác nhau. Trong hệ thống luật án lệ (common law) tại Anh và Hoa Kì, vi phạm hợp đồng là sự vi phạm các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng. Sự vi phạm này có thể thể hiện ở chỗ không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng hoặc gây trở ngại cho việc thực hiện hợp đồng của đối tác. Hành vi vi phạm hợp đồng có thể là hành vi không thực hiện hợp đồng hoặc từ chối những thoả thuận trong hợp đồng hoặc cả hai hành vi nói trên. Bất kì hành vi vi phạm hợp đồng nào cũng làm phát sinh quyền yêu cầu được bồi thường của bên bị vi phạm ngay cả trong trường hợp bên bị vi phạm hợp đồng không phải gánh chịu bất cứ thiệt hại mang tính chất tài sản nào. Trong pháp luật của Pháp, vi phạm hợp đồng không chỉ bao gồm hành vi không thực hiện hợp đồng mà còn gồm cả hành vi thực hiện trễ hạn hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng cũng như vi phạm các nghĩa vụ phụ hoặc những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra thì quyền đầu tiên của bên có quyển bị vi phạm là yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện hợp đồng (chế tài buộc thực hiện hợp đồng) hoặc có thể chọn lựa giữa chế tài buộc thực hiện hợp đồng và chế tài hủy hợp đồng (chế tài hủy hợp đồng thường được áp dụng cùng với chế tài bồi thường thiệt hại). Tuy nhiên, chế tài buộc thực hiện hợp đồng phải được lựa chọn trước, nếu cảm thấy chế tài này không thực hiện được hoặc không thoả mãn được yêu cầu của mình thì mới có thể chuyển sang chế tài hủy hợp đồng và đòi bổi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu đã yêu cầu hủy hợp đồng và bồi thường thiệt hại rồi thì không thể chuyển sang chế tài buộc thực hiện hợp đồng nữa.

Vi Phạm Hành Chính Là Gì ? Nguyên Tắc Xử Lý Vi Phạm Hành Chính

Ở một số nước trên thế giới, vi phạm hành chính thường được hiểu chung là các hành vi vi phạm pháp luật mà không phải là tội phạm, bị xử phạt bằng các chế tài hành chính. Ví dụ Pháp lệnh của Hội đồng bang Milaca, Minnesota[2] định nghĩa VPHC là hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này và phải chịu các hình thức xử phạt hành chính theo quy định…”. Luật về xử phạt hành chính của Cộng hòa nhân dân Trung hoa năm 1996 (Điều 3) định nghĩa vi phạm hành chính là ” hành vi vi phạm trật tự hành chính của công dân và pháp nhân hoặc các tổ chức khác, bị áp dụng các hình thức phạt hành chính được quy định bởi pháp luật theo quy định của Luật này và các hình thức xử phạt này được giao cho các cơ quan hành chính áp dụng theo thủ tục do Luật này quy định”. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật xử phạt vi phạm hành chính của Cộng hòa liên bang Nga[3] thì vi phạm hành chính được định nghĩa là “hành động (không hành động) của thể nhân hoặc pháp nhân, trái pháp luật, có lỗi và bị Bộ luật này hoặc các luật của Cộng hòa liên bang Nga quy định phải chịu trách nhiệm hành chính”.

Nhìn chung, xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đều thuộc phạm trù xử lý vi phạm hành chính,có thể hiểu chung là việc áp dụng các biện pháp/chế tài mang tính cưỡng chế hành chính của Nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác. Như vậy, xử lý vi phạm hành chính là khái niệm rộng, bao trùm, trong đó xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp hành chính khác là hai “nhánh” chế tài cưỡng chế hành chính trong xử lý vi phạm hành chính có sự khác biệt nhất định.

5. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội, theo số liệu thống kê của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, từ tháng 10 năm 2002 đến tháng 12 năm 2007, lực lượng quản lý xuất cảnh, nhập cảnh đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính đối với 12.065 người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh với tổng số tiền phạt lên đến hơn 3 tỷ đồng; đưa vào diện “cấm nhập cảnh” 109 đối tượng, đưa vào diện “chú ý nhập cảnh” 220 đối tượng. Đối với người Việt Nam , các vi phạm hành chính chủ yếu là các hành vi xuất cảnh trái phép, sử dụng hộ chiếu giả, thị thực giả, giả mạo hồ sơ cấp hộ chiếu, khai sai sự thật để được cấp hộ chiếu, thị thực. Đối với người nước ngoài, vi phạm hành chính chủ yếu là các hành vi nhập cảnh trái phép, sử dụng hộ chiếu, thị thực giả để nhập cảnh, xuất cảnh; ở lại quá thời hạn cho phép, hoạt động trái mục đích nhập cảnh, lừa đảo, môi giới phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trái phép…

Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản ở nước ta, trên thực tế, đời sống sinh hoạt của nhân dân, hoạt động xuất nhập khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng bởi các hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Những sản phẩm kém chất lượng do thuỷ sản bị nhiễm bẩn, nhiễm tạp chất, nhiễm kháng sinh đã từng bị một số nước hạn chế nhập hoặc cấm nhập và đều gây thiệt hại về uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam . Đời sống sức khoẻ cộng đồng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tiêu dùng các sản phẩm này. Điều đó không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới chính sách xuất khẩu nói riêng và tới nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội nói chung của Nhà nước.

Điểm a khoản 1 Điều 66 của Pháp lệnh quy định cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định thì bị cưỡng chế bằng một trong những biện pháp được ghi nhận tại Pháp lệnh, trong đó có biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế không hiệu quả, việc khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng khó thực hiện vì các tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt có tài khoản không tiến hành trích chuyển vì bảo vệ quyền lợi khách hành của mình. Để đảm bảo tính răn đe, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước, Dự án Pháp lệnh cần tiến hành nghiên cứu để quy định rõ trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, nội dung điều này cần quy định theo hướng ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vào tài khoản của ngân hàng nhà nước đối với số tiền phạt phải nộp theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung quy định về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Mặc dù về hình thức, Điều này vẫn giữ cách quy định như PLXLVPHC là chia các lĩnh vực quản lý nhà nước thành 5 nhóm lĩnh vực để quy định mức phạt tiền tối đa. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính là 500 triệu đồng nhưng trong một số nhóm lĩnh vực đã quy định nâng mức phạt tiền tối đa như bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản…, đồng thời bổ sung mức phạt tiền ở một số lĩnh vực trước đây PLXLVPHC chưa quy định như phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý vật liệu nổ công nghiệp; thể dục, thể chúng tôi định này nhằm nâng cao tác dụng răn đe, giáo dục người vi phạm, đồng thời cũng là để Chính phủ có thêm điều kiện chủ động trong việc quy định cụ thể mức phạt tiền đối với từng lĩnh vực quản lý nhà nước cho sát hợp với thực tế.

Chương IV của PLXLVPHC (từ Điều 28 đến Điều 40) về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính là nội dung được sửa đổi “đậm nét” nhất trong PLXLVPHC. Các nội dung được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở quá triệt quan điểm chỉ đạo xây dựng Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung là đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho cấp cơ sở nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

– Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 61 của PLXLVPHC về việc phân cấp thẩm quyền bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thutheo hướng không phân cấp theo trị giá tang vật, phương tiện mà quy định thành các trường hợp cụ thể sau:

Công ty luật Minh Khuê – Sưu tầm và biên tập.

Ngành Luật Thương Mại Là Gì? Ngành Luật Dân Sự Là Gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch – Đầu tư…Hoặc làm chuyên viên ơ các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế. Hoặc cũng có thể công tác ở các Toà án kinh tế, Viên Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại…

Ngành luật dân sự trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành luật dân sự như: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp . . .

Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật, Toà dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, hoặc trở thành luật sư chuyên về dân sự như trang chấp nợ, đất đai, tranh chấp tài sản, hôn nhân gia đình…; làm ở các Phòng, Sở tư Pháp, cơ quan Công an, các Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, các đơn vị kinh doanh bất động sản, bộ phận pháp luật ở ngân hàng.

Ngành luật hành chính là gì?

Ngành luật hành chính cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo …

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm chuyên viên ở các Ủy ban nhân dân phường xã, các Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc cấp tỉnh, hoặc cơ quan khác như: Hải quan, cơ quan thuế, các cửa khẩu, sân bay. Bạn cũng có thể làm ở các Toà hành chính, Viện kiểm sát nhân dân, trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực hành chính hoặc làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật

Email: tuyensinh@aum.edu.vn