Trong Luật Cạnh tranh 2004, không có một điều luật nào quy định về khái niệm “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” mà chỉ quy định hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh này bằng cách liệt kê các hành vi thỏa thuận này tại Điều 8 bao gồm:
Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;
Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Với việc liệt kê các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh trên cho thấy, pháp luật Việt Nam không quan tâm hình thức thỏa thuận trên được thực hiện công khai hay ngầm mà chỉ dựa vào mục đích đạt được của sự thỏa thuận.
Bán hàng hóa, cũng ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;
Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới;
Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền;
Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.
Theo quy định tại Điều 16 Luật Cạnh tranh, tập trung kinh tế là hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh, bao gồm 05 hành vi sau: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnhTheo Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 thì “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. Bao gồm các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh như sau:
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
Xâm phạm bí mật kinh doanh;
Ép buộc trong kinh doanh;
Gièm pha doanh nghiệp khác;
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
Khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
Phân biệt đối xử của hiệp hội;
Bán hàng đa cấp bất chính.
PHAN LAW VIETNAMHotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888Email: info@phan.vn