Vi Phạm Luật Dân Sự / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

‘Vi Phạm Pháp Luật Dân Sự’!

Cán bộ và nhân dân ở xã Châu Hội đều khẳng định thửa đất có tranh chấp được bố chồng chị Hoàng Thị Thủy khai hoang. Ảnh: Nhật Lân

Vụ việc tranh chấp đất đai ở bản Lâm Hội, xã Châu Hội giữa nguyên đơn Hoàng Thị Thủy và bị đơn Phạm Văn Hải được Tòa án nhân dân huyện Quỳ Châu đưa ra xét xử, có quyết định tại Bản án số 04/2018/DS-ST ngày 19/4/2018.

Xung quanh việc xét xử tranh chấp đất đai ở bản Lâm Hội, xã Châu Hội của Tòa án nhân dân huyện Quỳ Châu, Báo Nghệ An điện tử ngày 3/5/2018 đã phản ánh tại bài viết: “Đã đảm bảo khách quan khi xét xử tranh chấp đất ở xã Châu Hội (Quỳ Châu)?”. Ngay sau đó, Viện KSND tỉnh có quyết định kháng nghị phúc thẩm đối với bản án này.

Ngày 17/5/2018, Viện KSND tỉnh ban hành Quyết định số 955/QĐKNPT-VKS-DS kháng nghị phúc thẩm đối với Bản án số 04/2018/DS-ST của Tòa án nhân dân huyện Quỳ Châu. Tại đây, Viện KSND tỉnh khẳng định, Bản án dân sự sơ thẩm số 04 của Tòa án nhân dân huyện Quỳ Châu đã vi phạm pháp luật dân sự.

Theo Viện KSND tỉnh phân tích: Nguyên đơn Hoàng Thị Thủy khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết hai nội dung gồm: Buộc anh Phạm Văn Hải phải tháo dỡ công trình trên đất lấn chiếm gồm 1 ngôi nhà 3 gian xây dựng trên đất lấn chiếm; buộc anh Phạm Văn Hải trả lại toàn bộ diện tích đất lấn chiếm.

Quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn Thủy đã trình bày nguồn gốc thửa đất là do bố chồng, ông Phạm Viết Thuận khai hoang từ năm 1967. Lời khai phù hợp với nhiều người làm chứng.

Trong khi đó, bị đơn Phạm Văn Hải khai thửa đất là của ông Phan Quốc Thiện đang giao vợ chồng bị đơn quản lý. Ông Phan Quốc Thiện trình bày thửa đất đang tranh chấp do ông khai hoang trong thời gian sinh sống ở Quỳ Châu. Khi Nhà nước có chủ trương kê đăng ký QSD đất, do ông đã chuyển về sinh sống tại TX. Hoàng Mai nên vợ chồng bị đơn Phạm Văn Hải trực tiếp kê khai.

Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án không có tài liệu chứng minh thửa đất có tranh chấp thuộc quyền sử dụng của ông Phan Quốc Thiện. Hồ sơ kê khai cấp giấy chứng nhận QSD đất đứng tên ông Phan Quốc Thiện nhưng là bản phô tô, không có công chứng, chứng thực, cũng không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Tại biên bản xác minh ngày 6/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện Quỳ Châu tại UBND xã Châu Hội chỉ xác nhận ông Thiện là người kê khai đăng ký QSD đất, không xác nhận nguồn gốc đất do ông Thiện khai hoang. Quá trình giải quyết vụ án, tòa án không yêu cầu các đương sự và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp hồ sơ quản lý thửa đất có tranh chấp qua các thời kỳ như bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, hồ sơ kỹ thuật… Do đó, chưa có cơ sở xác định diện tích đất tranh chấp thuộc về ai.

Thửa đất có tranh chấp ở bản Lâm Hội có vị trí sát QL48. Ảnh: Nhật Lân

Bởi Bản án dân sự sơ thẩm số 04 “đã vi phạm pháp luật dân sự”, và bởi “những vi phạm này cấp phúc thẩm không thể khắc phục được”, tại Quyết định số 955/QĐKNPT-VKS-DS Viện KSND tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Quỳ Châu giải quyết lại theo thủ tục chung.

Những băn khoăn

Ông Lương Đệ – Viện trưởng Viện KSND huyện Quỳ Châu khi được hỏi đã trao đổi với PV Báo Nghệ An rằng: “Tòa có quyền tuyên xử, nguyên đơn Hoàng Thị Thủy có quyền kháng cáo, còn Viện Kiểm sát có quyền kháng nghị…”. Chúng tôi hiểu rằng, vụ việc tranh chấp đất đai ở bản Lâm Hội, xã Châu Hội không dừng lại ở phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Quỳ Châu mà sẽ được xét xử lại ở những phiên tòa cấp cao hơn.

Ban cán sự xóm Lâm Hội nói về lịch sử hình thành của thửa đất có tranh chấp. Ảnh: Nhật Lân

Nhưng điều đáng nói ở đây là từ việc tuyên xử của Tòa án nhân dân huyện Quỳ Châu, đã dẫn đến những bức xúc của không ít cán bộ, nhân dân xã Châu Hội; đã có một số người phản ứng khá tiêu cực, ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở địa phương cơ sở.

Thiết nghĩ, Tòa án là cơ quan thi hành pháp luật. Mỗi cán bộ của cơ quan Tòa án đều phải nêu cao tấm gương “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”. Tức là phải tôn thờ lẽ công bằng, công lý, không thiên lệch.

Với Bản án số 04 ngày 19/4/2018 của Tòa án nhân dân huyện Quỳ Châu, như Viện KSND tỉnh đã chỉ ra là “đã vi phạm pháp luật dân sự”, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải xem xét về năng lực, trình độ chuyên môn và cái tâm của những người “cầm cân nảy mực” trong vụ việc này?.

Nhật Lân

Mượn Tiền Không Trả, Vi Phạm Pháp Luật Dân Sự Hay Hình Sự?

Việc cho vay, mượn tiền giữa cá nhân với nhau hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, khi người vay, mượn chây ì, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì không ít người cho vay vẫn không biết phải nhờ tòa án hay cơ quan công an can thiệp.

Luật sư Lưu Hồng Khanh (bìa phải, Đoàn Luật sư tỉnh) tư vấn pháp luật về tranh chấp dân sự cho người dân tại xã Phú Thạnh (H.Nhơn Trạch). Ảnh: Đoàn Phú

Luật sư Cao Sơn Hà (Đoàn Luật sư tỉnh) cho biết, vì mục tiêu phải đòi nợ bằng được, đôi khi chủ nợ muốn hình sự hóa vấn đề dân sự (vay, mượn), gán ghép người vay, mượn vào các tội danh: lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

* Tranh chấp dân sự

Vì là chỗ thân tình, bà H.D.T. (ngụ xã Tân An, H.Vĩnh Cửu) cho bà L.T.M. vay mượn 50 triệu đồng để đầu tư vườn cây ăn trái. Khi vay mượn, bà M. hứa với bà T. sau khi thu hoạch xong bà sẽ trả tiền gốc và lãi đầy đủ. Tuy nhiên, qua 3 mùa thu hoạch vườn cây, bà M. vẫn chỉ trả phần lãi. Bà T. nhiều lần đòi thì bà M. tránh mặt hoặc hứa hẹn nhưng không trả.

Hay như trường hợp của ông Đ.V.H. (ngụ xã Phú Vinh, H.Định Quán) cho bà N.T.U. vay 100 triệu đồng để buôn bán kinh doanh. Khi thấy bà U. làm ăn thua lỗ, ông H. liên tục đòi nợ và bà hứa hẹn hết lần này tới lần khác.

Để nhanh chóng đòi được số tiền cho người khác vay mượn, bà T., ông H. bức xúc, có đơn gửi cơ quan công an địa phương tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà M., bà U., nhưng được cơ quan công an trả lời đó là giao dịch dân sự nên thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Vì không hiểu rõ thế nào là tranh chấp dân sự, hình sự hóa quan hệ dân sự, bà T., ông H. gặp luật sư Cao Sơn Hà nhờ tư vấn. Luật sư Hà giải thích, tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ. Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: vay mượn nợ, tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn…

Riêng về hình sự hóa dân sự, luật sư Hà cho biết đó là việc “biến” một hành vi vốn không bị pháp luật xử lý hoặc chỉ bị xử lý bằng một chế tài khác và nhẹ, thành một hành vi có tính tội phạm và bị pháp luật xử lý bằng chế tài hình sự.

* Vay nợ cũng có thể bị xử lý hình sự

Luật sư Hà cho biết thêm, trong một số trường hợp vay nợ cũng có thể bị xử lý hình sự. Theo khái niệm về tội phạm học, về mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì khi người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác. Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Hậu quả là người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản hoặc đã bỏ trốn hoặc không còn khả năng trả lại tài sản. Về mặt chủ quan của tội phạm thì đó phải là lỗi cố ý, có mục đích chiếm đoạt tài sản rõ ràng.

Chính vì vậy, Điều 175, Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau: người nào thực hiện một trong những hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

Điều 175, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng quy định rõ, người nào vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản có trị giá từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt, tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, luật sư Hà phân tích, xét về mặt khách quan thì người phạm tội phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật), làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như: bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động, hoặc bằng nhiều hình thức khác như: giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

“Chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối. Thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị lừa dối dẫn tới giao tài sản cho kẻ phạm tội” – luật sư Hà cho biết.              

Khoản 1, Điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại…

Đoàn Phú      

Trường Hợp Vi Phạm Pháp Luật Hình Sự

Do mâu thuẫn đất đai ông Nguyễn Văn A đã trói ông Nguyễn Văn B vào cột bằng xích chó, sau đó cùng với con trai cởi hết quần áo của ông B và đánh ông B gãy xương sườn phải vào viện. Sau đó được nhân nhân báo chính quyền địa phương và có công an xã đến lập biên bản và chụp ảnh tại hiện trường. Xin hỏi luật sư rằng:

1. Ông A có vi phạm pháp luật hình sự không?

2. Thời gian điều tra vụ án là bao lâu để đưa ra câu trả lời cho nhân dân được biết vụ việc trên?

3. Công an xã có trách nhiệm như thế nào đối với vụ việc trên?

Trả lời:

Đối với tình huống trên, Văn phòng luật sư Giải Phóng đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Hành vi của ông A rõ ràng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về hành vi “giữ người trái pháp luật” “làm nhục người khác” và “cố ý gây thương tích”. Theo đó, nếu hành vi của ông A trói ông B chỉ với mục đích để đánh ông B thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại điều 104 Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, qua thông tin từ bạn, chúng tôi không thể khẳng định chắc chắn là ông A có vi phạm pháp luật hình sự hay không vì bạn không cung cấp rõ về tỷ lệ thương tích của ông B. Trong trường hợp tỷ lệ thương tật của ông B chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự, ông A vẫn có thể bị xem xét hành vi “giữ người trái pháp luật” hoặc “làm nhục người khác”.

Thời gian điều tra của một vụ án hình sự được quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự như sau:

Điều 119. Thời hạn điều tra

Nếu cần tư vấn thêm vui lòng gọi 1900 6665 để gặp luật sư hoặc truy cập mục hỏi đáp pháp luật để tìm hiểu thêm. Nếu cần thuê luật sư khẩn cấp gọi 0963 113113.

Năng Lực Pháp Luật Dân Sự, Năng Lực Hành Vi Dân Sự Của Cá Nhân

I. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

2. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

a) Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

b) Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

c) Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

II. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

2. Người thành niên

a) Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

b) Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự.

3. Người chưa thành niên

a) Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

b) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

c) Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

III. Mất năng lực hành vi dân sự

3. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

IV. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

V. Hạn chế năng lực hành vi dân sự