Vi Pham Luat Hon Nhan Gia Dinh Xu The Nao / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Phap Luat Hon Nhan Va Gia Dinh

Các thành viên trong gia đình quan tâm, yêu thương, giúp đỡ nhau

e. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, von đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.Dù là con trai hay con gái, là con nuôi hay con đẻ thi cha mẹ cũng phải yêu thương, chăm sóc, quan tâm và đối xử nhau

f. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.Phụ nữ được xã hội và gia đình chăm sóc và bảo vệ.Trẻ em được xã hội và gia đình bảo vệ và chăm sóc.II. LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

1. KẾT HÔN Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật nhằm xây dựng gia đình và thiết lập quan hệ vợ chồngKẾT HÔNKẾT HÔNKết hôn được coi là hợp pháp khi nó được tiến hành phù hợp với các điều kiện và hình thức kết hôn mà pháp luật đã quy định.Các điều kiện kết hôn theo PL Việt Nam hiện hành: 1. Nam từ 20 tuổi trở lên, Nữ từ 18 tuổi trở lên.2. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của PL (Các điều cấm của PL được quy định trong Điều 10 Luật HNGĐ.Người cùng dòng máu không được phép kết hôn.ĐIỀU KIỆN KẾT HÔNNam từ 20 tuổi trở lênNữ từ 18 tuổi trở lên Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết địnhNgười cùng dòng máu không được kết hônHình thức kết hôn:Được quy định trong pháp luật là hình thức nhân sự (Nhiều quốc gia thừa nhận cả nghi thức tôn giáo). Theo đó, trước sự chứng kiến của cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn ( UBND xã, phường, thị trấn… nơi cư trú).Hai bên nam, nữ kết hôn phải có mặt và bày tỏ ý kiến của mình là muốn tự nguyện kết hôn: cơ quan đăng ký kết hôn trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên.Về độ tuổi kết hônNam bước sang tuổi 20 mà kết hôn thì không vi phạm về độ tuổi kết hônNữ bước sang tuổi 18 mà kết hôn thì không vi phạm về độ tuổi kết hôn.Về điều kiện thứ hai Ý chí của hai bên, việc quy định kết hôn xuất phát từ ý nguyện của hai bên kết hôn là quy định tiến bộ. Sự ép buộc, đe dọa từ phía người thứ ba sẽ là hành vi trái pháp luật.Về điều kiện thứ baKết hôn không được vi phạm điều cấm của PL, đây là điều kiện nhằm đảm bảo: Tuân thủ nguyên tắc hôn nhân tiến bộ- nguyên tắc một vợ một chồng, các giá trị đạo đức , truyền thống của dân tộc.2. Quan hệ vợ chồngGồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản vợ chồng. Quan hệ nhân thân:– Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là những quan hệ không mang nội dung kinh tế như: + Tình nghĩa vợ chồng + Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng + Sự lựa chọn nơi cư trú của vợ và chồng + Sự tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng + Sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ chồng + Sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. Về tình nghĩa vợ chồng, đây là vấn đề nhằm củng cố hạnh phúc gia đình của vợ chồng. Xuất phát từ giá trị đạo đức của xã hội, vợ chồng phải có tình cảm tốt đẹp với nhau. Pháp luật củng cố những mặt tình cảm quan trọng nhất, căn cứ vào đó vợ chồng chung sống với nhau.

Điều 18: Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về tình nghĩa vợ chồng Vợ chồng phải chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Về sự bình đẳng giữa vợ, chồng. Đây là quy định vừa nhằm củng cố hạnh phúc hôn nhân vừa mang tính nhân quyền. Theo quy định, vợ chồng trong gia đình phải bình đẳng với nhau trong việc giải quyết các vấn đề trong gia đình. Về sự lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng, theo quy định của pháp luật thì nơi cư trú do chính vợ ,chồng lựa chọn, không ràng buộc bởi phong tục tập quán, địa giới hành chính. Quyền cư trú là quyền cơ bản của con người. Pháp luật yêu cầu việc lựa chọn nơi cư trú chung phài do hai vợ chồng cùng thỏa thuận bình đẳng và tự nguyện. Về sự tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng. Đây vừa là yêu cầu nhằm củng cố hạnh phúc lứa đôi vừa là đảm bảo quyền cơ bản của con người.Điều 21: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. Về sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng. Đây là quy định vừa có ý nghĩa đảm bảo hạnh phúc gia đình vừa đảm bảo sự tôn trọng các quyền tự do cơ bản của con người. Không tự do tín ngưỡng Tự do tín ngưỡng Vợ, chồng giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau trong học tập, công tác nhằm giúp đỡ nhau phát triển về mọi mặt. Vợ chồng phải có quyền và nghĩa vụ giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau trong việc chọn nghề, nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ, hoạt động chính trị, văn hóa xã hội. Quan hệ tài sản vợ chồng:– Quan hệ tài sản vợ chồng là quan hệ giữa vợ và chồng về một tài sản xác định. Quan hệ này gồm: + Quan hệ về tài sản chung của vợ, chồng + Quan hệ về tài sản riêng của vợ, chồng Tài sản chung: Là tài sản do vợ, chồng có được trong thời kì hôn nhân.Những tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng, cho chung và những tài khoản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Tài sản riêng:Là tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, tặng, cho riêng trong thời kì hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ chồng theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Quyền có tài sản riêng của con2. Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đìnhVề quản lí tài sản riêng của con, theo pháp luật hiện hành:

Điều 45. Quản lý tài sản riêng của con1. Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.2. Tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự thì do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con.3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.Các qui định đó có ý nghĩa củng cố các giá trị truyền thống, phong tục tốt đẹp, đồng thời trong trường hợp cần thiết, có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa cha mẹ và con. Cũng như trong lĩnh vực quan hệ vợ chồng, các tranh chấp phát sinh về quan hệ giữa cha mẹ và con rất ít được đưa ra giải quyết bằng pháp luật, vì ngay chính việc đưa ra như vậy đã là một sự tổn thương tới tình cảm của các chủ thể quan hệ trên. Trong quá trình quản lí tài sản riêng của con, cha mẹ và con chỉ có thể được định đoạt tài sản đó theo đúng qui định của pháp luật.Đó là các trường hợp sau:1.Trong trường hợp cha mẹ quản lí tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên.2.Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng của mình; nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ.4. Quan hệ giữa ông, bà và cháu; giữa anh chị em; giữa các thành viên trong gia đình.4.1. Quan hệ giữa ông,bà và cháu. Quan hệ giữa ông, bà và cháu là quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu. Quan hệ này bao gồm các quyền và nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại với cháu và ngược lại.Ông bà nội, ngoại có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu trog trường hợp cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưởng khác theo qui định của pháp luật.Ví dụ: Nam 14 tuổi không có tài sản để tự nuôi mình mà anh, chị, em và cha mẹ không còn hoặc không có điều kiện nuôi dưỡng thì ông bà nội, ngoại của Nam phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng Nam theo qui định của pháp luật hiện hành.Khoản 2 Điều 47 Luật Hôn Nhân và Gia đình qui định: các cháu phải có bổn phận kình trọng, chăm sóc phụng dưởng ông bà nội, ngoại.

4.2. Quan hệ giữa anh, chị, em.Quan hệ giữa anh chị, em là tổng thể các quyền và nghĩa vụ qua lại giữa anh, chị, em.Theo qui định của pháp luật hiện hành, anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc giúp đở; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.Ví dụ: Tuấn mới 6 tuổi có 2 người anh đã trên 18 tuổi. Bố mẹ của họ không còn, 2 người anh đùn đẩy nhau không chăm sóc Tuấn. Hành vi trên của 2 người anh rỏ ràng không chỉ là hành vi vô đạo đức, mà còn là hành vi vi phạm Luật Hôn Nhân và Gia đình.

4.3. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ qua lại giửa các thành viên trong gia đình.Các thành viên sống chung trong gia đình đều phải có nghĩa vụ quan tâm, giúp đở, cùng chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mình.

Ví dụ:có 1 thành viên trong gia đình không chịu góp tài sản để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập của anh ta. Hành vi đó rỏ ràng là vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật. Nếu các thành viên khác sống chung trong gia đình yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết ( ví dụ: Tòa án ), thì hành vi trên chắc chắn sẻ bị cơ quan có thẩm quyền là bất hợp pháp. 5. Li hôn

Khái niệm : Li hôn là sự chấm dứt quan hệ nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả 2 vợ chồng.Li hôn có hai dạng :

1.Thuận tình li hôn là cả hai vợ chồng đều mong muốn và cùng kí vào đơn li hôn.2. Li hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng.

Như vậy, li hôn là sự kiện pháp lí ngược lại vói kết hôn bởi vì, nếu như kết hôn là sự bắt đầu của quan hệ hôn nhân, thì li hôn là sự chấm dứt quan hệ ấy.1. Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.Vợ hoặc chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như: người nào chỉ biết phận người ấy, bỏ mặc người vợ hoặc chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.Căn cứ cho li hôn, theo quy định của pháp luật hiện hành, các căn cứ đó là:Vợ hoặc chồng có hành vi ngược đãi, hành vi xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm và uy tính của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức,đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

Hậu quả li hônViệc trông nom, chăm sóc , giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi li hôn.Vợ chồng có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật,mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.2. Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.

Vợ chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi li hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.Tình huống: Vợ chồng An đang làm thủ tục li hôn, hiện có một đứa con chung được 24 tháng tuổi, An muốn nuôi con mà vợ An giành quyền nuôi con và yêu cầu An cấp dưỡng mỗi tháng 2,5 triệu đồng. An không đồng ý, An nói có nhiều cho nhiều có ít cho ít,nếu vợ An nuôi không nổi thì An nuôi và không cần vợ cấp dưỡng. An làm như vậy có đúng hay không?

Trả lời:Vợ An có quyền trực tiếp nuôi con ( trừ trường hợp vợ chồng An không có thỏa thuận hoặc vợ An không có đủ điều kiện nuôi con). An không phải người trực tiếp nuôi con nhưng có quyền, nghĩa vụ đối với con mình.Điều 82, Luật Hôn nhân và gia đình về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi li hôn:Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.Cha,mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.Sau khi li hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai có quyền cản trở.Khoản 1 Điều 95, Khoản 1 Điều 97, Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Việc chia tài sản sau khi li hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.Chia tài sản sau khi li hônNhóm thực hiện: Lớp: Ngữ văn 381. Nguyễn Thị Thanh Hương2. Ngô Thị Kim Thảo3. Nguyễn Chí Tâm4. Trần Thị cẩm Thu5. Phan Thị Ngọc Ánh6. Nguyễn Văn Phú7.8.

Phong Xay Dung Va Kiem Tra Van Ban Quy Pham Phap Luat

PHÒNG VĂN BẢN VÀ QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

I. Vị trí, chức năng của Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính

Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Tư pháp, chịu sự quản lý chỉ đạo toàn diện về tổ chức và hoạt động của Giám đốc Sở Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế và công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

 Tham mưu cho Giám đốc Sở:

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo nghị quyết, quyết định và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực được Giám đốc Sở phân công;

b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế và công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi được Giám đốc Sở phân công.

3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác tư pháp được Giám đốc Sở giao.

4. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

c) Tham gia xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh do cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì soạn thảo; 

d) Thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp;

e) Hướng dẫn việc đánh giá tác động thủ tục hành chính trong quá trình đề nghị xây dựng chính sách và soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân nhân và quyết định của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

5. Về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật;

b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn Phòng Tư pháp cấp huyện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật;

c) Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân; các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.

6. Về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:

a) Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định pháp luật;

b) Đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Về công tác pháp chế:

a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch công tác pháp chế hàng năm ở địa phương và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành;

b) Quản lý, kiểm tra công tác pháp chế đối với công chức pháp chế chuyên trách và Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành trong việc hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với công chức pháp chế chuyên trách và Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với tổ chức pháp chế của các doanh nghiệp nhà nước tại địa phương;

đ) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế tại địa phương.

8. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại địa phương; đề xuất việc nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau theo quy định của pháp luật;

b) Phổ biến, tập huấn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

c) Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.

9. Kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực được Giám đốc Sở phân công.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Giám đốc Sở Tư pháp.

III. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chuyên viên.

a) Trưởng phòng là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

b) Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, thực hiện một số nội dung công việc do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng đi vắng, Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của phòng.

c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Biên chế của Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính là biên chế hành chính nhà nước, số lượng do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định trên tổng số biên chế hành chính được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Download Cau 2: So Sanh Van Ban Hanh Chinh Thong Thuong, Van Ban Quy Pham Phap Luat, Van Ban Ca Biet

Câu 2: so sánh vb hành chính thong thường, vb quy pham pháp luật, vb cá biệt ­GIỐNG NHAU: +đều được xác lập bằng ngôn ngữ viết nhằm đảm bảo trình bày đầy đủ, mạch lạc toàn bộ ý chí của các chủ thể ban hành về các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước, giúp cho đối tượng thi hành biết, hiểu và thực hiện, đồng thời còn giúp chuyển tải, lưu trữ, khai thác thông tin phục vụ quản lý nhà nước nhanh chóng tiện lợi. +đều được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền +đều có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý. +đều có hình thức do pháp luật qui định. +đều được ban hành theo thủ tục do pháp luật qui định +đều là những văn bản được Nhà nước đảm bảo thực hiện. ­KHÁC NHAU: VB VỀ THẨM QUYỀN Về trình tự thủ tục ban hành Về nội dung HC THÔNG THƯỜNG Nhiều hơn qppl không được quy định trong một văn bản pháp luật riêng mà được quy định trong nhiều văn bản. + thủ tục đơn giản nhất chức đựng các quy tắc chung mang tính pháp lý hoặc những mệnh lệnh các biệt được ban hành để tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản áp dụng pháp luật QPPL Ít hơn 2 cái kia Cụ thể, chặt chẽ + thủ tục lâu nhất chứa đựng quy tắc xử sự chung, đặt ra hành vi ứng xử mang tính khuôn mẫu; CÁ BIỆT Nhiều hơn qppl không được quy định trong một văn bản pháp luật riêng mà được quy định trong nhiều văn bản. thủ tục ban hành đơn giản hơn rất nhiều so với thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật mệnh lệnh cụ thể, dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật để áp dụng giải quyết công việc phát sinh Về đối +đối tượng thi hành tượng luôn cụ thể, xác định thi (có các dấu hiệu hành nhân thân nếu là cá nhân, tên gọi, địa chỉ nếu là tổ chức). +áp dụng nhiều đối tượng hay 1 nhóm đối tượng +thường áp dụng nhiều lần +thường hiệu lực có thời gian dài +tác động phạm vi rộng +áp dụng 1 số đối tượng nhất định +áp dụng 1 lần +hiệu lực thời gian ngắn +tác động phạm vi hẹp … – tailieumienphi.vn

Tác Dụng Của Quy Luật Giá Trị (Tac Dung Quy Luat Gia Tri)

a) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá

Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác dụng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu. Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hoá giảm xuống, hàng hoá bán không chạy và có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hoá cao.

Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt.

Như vậy, sự biến động của giá cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.

b) Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh

Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi, sẽ thu được lãi cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình, sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.

c) Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành kẻ giàu người nghèo

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó.

Tác dụng của quy luật giá trị có ý nghĩa: một mặt, quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hoá xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.