Vi Phạm Luật Pháp / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Vi Phạm Pháp Luật Là Gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật mang tính có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật thì vi phạm pháp luật sẽ được phân loại thành:

– Vi phạm pháp luật hình sự;

– Vi phạm pháp luật hành chính;

– Vi phạm pháp luật dân sự;

Khi tìm hiểu vấn đề này các chủ thể thường thắc mắc các chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật là gì. Trong mỗi lĩnh vực pháp luật khác nhau, các hành vi vi phạm sẽ có chế tài xử lý khác nhau.

Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

Vậy dấu hiệu xác định vi phạm pháp luật là gì? Các hành vi được coi là vi phạm pháp luật dựa trên các dấu hiệu sau:

– Là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Các hành vi của cá nhân hay tổ chức được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động gây nguy hiểm cho xã hội.

– Là hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ pháp luật xác lập và bảo vệ. Mỗi lĩnh vực trong đời sống pháp luật xây dựng và bảo vệ trên sự thừa nhận của nhà nước. Chính vì thế các hành vi này xâm hại tới các quan hệ đã được thừa nhận và bảo vệ thì được coi là vi phạm pháp luật.

– Có lỗi chủ thể. Yếu tố này xác định thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình khi thực hiện. Những hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi của chủ thể thì cũng không bị coi là vi phạm pháp luật.

– Chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể trước hành vi vi phạm của mình.

Năng lực trách nhiệm pháp lý được Nhà nước quy định ở độ tuổi nhất định tùy thuộc vào từng lĩnh vực pháp luật điều chỉnh. Các hành vi trái pháp luật nhưng được thực hiện bởi chủ thể không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

Về cơ bản, các hành vi vi phạm pháp luật sẽ có những dấu hiệu trên. Tuy nhiên để xác định một hành vi cụ thể có vi phạm pháp luật không cần xét trực tiếp qua các bộ phận cấu thành vi phạm pháp luật bao gồm: mặt chủ quan hành vi, mặt khách quan của hành vi, chủ thể thực hiện, khách thể bị xâm hại.

Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật là gì có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định hành vi đó có thật sự vi phạm pháp luật không. Tuy nhiên việc đánh giá này cần phải thực hiện bởi các công ty tư vấn có chuyên môn và kinh nghiệm cao

Tư vấn pháp luật bởi Luật Hoàng Phi

Công ty Luật Hoàng Phi với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn và hỗ trợ pháp lý trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống như: dân sự, hình sự, hành chính,… Chúng tôi tự tin là đơn vị đi đầu trong dịch vụ tư vấn pháp luật hiện nay.

Chúng tôi sẽ xem xét và đánh giá trường hợp cụ thể của khách hàng xem có vi phạm pháp luật hay không. Qua đó sẽ tư vấn các phương hướng giải quyết tốt nhất nhằm tránh các rủi ro sau này.

Với dịch vụ tư vấn qua tổng đài của Luật Hoàng Phi Quý khách hàng nhận được thông tin chính xác đồng thời thuận tiện hơn khi khách hàng không phải mất công sức và chi phí để đi lại. Hi vọng những chia sẻ trên giúp Quý vị hiểu hơn về vi phạm pháp luật là gì. Chúng tôi xin tiếp nhận yêu cầu qua địa chỉ sau:

– Hotline hỗ trợ dịch vụ:19006557;

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Chơi Forex Có Vi Phạm Pháp Luật?

Đầu tư Forex là gì và hoạt động này tại Việt Nam có vi phạm pháp luật?

forex là gì, trade forex là gì, chơi forex bị phạt

Vậy Forex là gì?

Forex (FX) là viết tắt của cụm từ Foreign Exchange để chỉ thị trường ngoại hối hay thị trường tiền tệ. Đây là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ giữa các ngân hàng được thành lập vào năm 1971. Những người tham gia chính trong thị trường này bao gồm các ngân hàng quốc tế lớn, ngân hàng trung ương, tổ chức đầu tư, các nhà đầu cơ tiền tệ, các tập đoàn, chính phủ, tổ chức tài chính khác và các nhà đầu tư bán lẻ.

Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính có tính thanh khoản nhất trên thế giới. Khối lượng giao dịch khổng lồ của nó đại diện cho các lớp tài sản lớn nhất thế giới dẫn đến tính thanh khoản cao. Không như các thị trường tài chính khác, Forex cũng không có một trung tâm tài chính hay giao dịch nào cả. Thị trường Forex không có vị trí địa lý cụ thể. Giao dịch Forex được thực hiện với sự giúp đỡ của phần mềm máy tính – thiết bị đầu cuối. Mua và bán tiền tệ qua đó có thể được thực hiện từ bất cứ điểm nào trên thế giới, chỉ cần nơi đó có truy cập Internet.

Đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với số lượng tiền giao dịch mỗi ngày đã lên đến gần 4,000 tỷ USD (2013). Nếu so sánh với thị trường chứng khoán New York 25 tỉ USD giao dịch mỗi ngày chúng ta sẽ thấy thị trường này khổng lồ như thế nào.

Hoạt động Forex tại Việt Nam

Bản chất của sàn giao dịch ngoại hối là hoạt động kinh doanh ngoại hối qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ. Thời gian gần đây, khi thị trường chứng khoán trong nước trồi sụt thất thường, sàn giao dịch vàng bị đóng cửa thì trong giới đầu tư rộ lên hình thức đầu tư vào ngoại tệ, ngoại hối qua mạng Internet.

Thành viên tham gia kinh doanh trao đổi tiền tệ kiếm tiền trong thị trường Forex bằng cách mua những cặp tiền tệ sẽ tăng và bán những cặp tiền tệ sẽ giảm. Chênh lệch đó là lợi nhuận của giao dịch. Khả năng thu được lợi nhuận luôn tồn tại vì tỷ giá trao đổi luôn luôn dao động. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã cho phép các Cty giao dịch trung gian tham gia thị trường. Vì vậy, đối tượng tham gia đã được mở rộng hơn, bao gồm cả các nhà đầu tư cá nhân “nhỏ lẻ”.

Trên thế giới, Forex là thị trường lưu thông tiền tệ lên đến hàng nghìn tỉ USD, nên không có một một tổ chức hoặc cá nhân nào có khả năng thao túng thị trường này. Ngoài ra, “chơi Forex” sẽ được giao dịch với số tiền lên tới 500 lần số tiền ký quỹ, được giao dịch khống, chuyển tiền về nhanh chóng. Người chơi chỉ cần ngồi tại nhà của mình là có thể tham gia giao dịch 24/24. Việc tham gia sàn Forex hết sức đơn giản nhờ qua lời chào mời và các hướng dẫn chi tiết nhan nhản từ các nhà môi giới trên mạng Internet.

Ở nước ta, hình thức “chơi Forex” đã bắt đầu du nhập và phát triển nhanh chóng trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực đặc thù, có điều kiện mà ở đó hiệu quả kinh doanh phụ thuộc nhiều vào trình độ công nghệ, sự hiểu biết thị trường tài chính quốc tế đặc biệt là tính nhanh nhạy trong các quyết định kinh doanh.

Do vậy, mảng Forex ở nước ta hiện nay mới chỉ được NHNN cấp phép cho các tổ chức tín dụng. Trong đó, các tổ chức tài chính lớn như ngân hàng nước ngoài, các Cty tài chính quốc tế là những tổ chức hoạt động hiệu quả nhờ có nhiều thế mạnh về trình độ và kỹ thuật. Đối với các tổ chức tín dụng trong nước, chỉ có một vài cái tên có kết quả kinh doanh mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực này là Vietcombank, STB…

Tuy nhiên, với việc tham gia dễ dàng, thủ tục nhanh gọn, ít tốn chi phí cộng với những lời chào mời hấp dẫn từ các tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư Forex không được cấp phép, không ít cá nhân, nhà đầu tư đã tham gia giao dịch trên thị trường này.

Tuy nhiên, “chơi Forex” là hoạt động vi phạm pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng vẫn có một số tổ chức và cá nhân Việt Nam tham gia rộ lên thành phong trào trong thời gian gần đây. Điển hình nhất là khi ông Nguyễn Hoàng Quân, Giám đốc Cty cổ phần Forex Toàn Cầu bỏ trốn đã khiến 21 khách hàng tại TP HCM cay đắng nhận ra rằng mình đã bị lừa tiền tỷ.

Chơi Forex tại Việt Nam vi phạm pháp luật?

Ngoài yếu tố rủi ro vì vi phạm pháp luật, người chơi còn phải chịu một rủi ro khác là sàn giao dịch online (broker) vì muốn “ăn” nhiều hơn nên phần lớn các sàn ảo đều không chịu làm trung gian mà đứng ra ôm lệnh của nhà đầu tư – tức làm nhà cái. Trong khi nhiều người cứ tưởng mình chơi và đang giao dịch với thị trường Forex toàn cầu nhưng thực chất là các lệnh chỉ được xử lý trên hệ thống máy chủ của chủ sàn, hầu hết các lệnh đặt mua bán đều được giữ lại.

Chính vì vậy, trường hợp traders dự đoán đúng xu thế thị trường và giao dịch có lãi, tức là chính chủ sàn (broker) phải trả tiền. Khi đó, nhiều chủ sàn tìm cách xóa dữ liệu lệnh hoặc can thiệp làm ảnh hưởng đến phần mềm giao dịch khiến lệnh của traders không thể gửi đi được. Nếu chủ sàn giao dịch không thanh toán tiền thì nhà đầu tư trong nước cũng không dám kiện do việc giao dịch này vi phạm pháp luật và cũng không có hợp đồng ký kết giữa nhà đầu tư và chủ sàn. Khi đó, mất tiền nhà đầu tư phải âm thầm gánh chịu.

Theo ông Nguyễn Quang Huy – Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (NHNN), việc kinh doanh trên sàn Forex không phải hoạt động mua, bán ngoại hối phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại hối mà là hoạt động mua, bán ngoại hối nhằm đầu cơ biến động giá. Giao dịch trên sàn Forex là bất hợp pháp. Theo Nghị định 95 của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi mua, bán ngoại tệ và kinh doanh, mua, bán vàng không đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, số tiền đầu tư trái pháp luật khi bị phát hiện sẽ bị tịch thu.

Nguồn: Cafef.vn

【Giải Đáp】Vi Phạm Pháp Luật Là Gì?

Trình bày khái niệm, cấu thành và phân loại của vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.

1. Vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật (tiếng Anh: Violate) là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực và làm mất ổn định xã hội. Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ nó xâm hại tới lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, xã hội. Vậy vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

a. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội

Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người hoặc là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội… (các chủ thể của pháp luật) nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi có biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động của các chủ thể pháp luật.

b. Trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ

Những hành vi hợp pháp hay hành vi trái với các quy định của các tổ chức xã hội, trái với quy tắc tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo… mà không trái pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

c. Có lỗi của chủ thể

Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi, để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, nghĩa là xác định lỗi (trạng thái tâm lý) của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật đó.

Lỗi là yếu tố của quan hệ thể hiện thể hiện thái độ của chủ thể đối với hanhf vi trái pháp luật của mình. Những hành vi trái pháp luật mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó (chủ thể không cố ý và cũng không vô ý thực hiện) thì không bị coi là vi phạm pháp luật. tất cả mọi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng ngược lại, không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều bị coil à vi phạm pháp luật.

d. Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý

Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể do nhà nước quy định. Pháp luật chỉ quy định năng lực trách nhiệm pháp lý cho những người đã đạt được độ tuổi nhất định, có khả năng lý trí và có tự do ý chí. Nhưngx hành vi trái pháp luật nhưng khi thực hiện chúng các chủ thể không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

3. Cấu thành vi phạm pháp luật

Cấu thành vi phạm pháp luật là toàn bộ những yếu tố, những bộ phận làm thành một vi phạm pháp luật cụ thể, bao gồm mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể.

a. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: những biểu hiện ra bên ngoài TGKQ của vi phạm pháp luật: những biểu hiện ra bên ngoài TGKQ của vi phạm pháp luật

Khoa học pháp lý phân biệt 2 hình thức biểu hiện của hành vi trái pháp luật là hành đông và không hành động (hành động: chủ thể có hành vi bị pháp luật cấm ; không hành động: chủ thể ko thực hiện sự bắt buộc của pháp luật).

Giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nó gây ra có mối quan hệ nhân quả.

b. Chủ thể của vi phạm pháp luật

Chủ thể của vi phạm pháp luật: là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

Cá nhân: con người cụ thể, năng lực trách nhiệm pháp lý xác định trên cơ sở tuổi, khả năng nhận thức

Tổ chức: nhóm người có liên kết chặt chẽ, thành lập hoạt động nhằm đạt mục tiêu nhất định

c. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật

Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật: thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể. Chủ thể bị coi là có thái độ tiêu cực đối với xã hội khi họ có ý thức phủ định lợi ích xã hội. Dựa vào thái độ có 2 loại lỗi

– Lỗi cố ý: chủ thể có ý thức để xảy ra thiệt hại cho xã hội + cố ý trực tiếp: mong muốn hậu quả xảy ra

– Cố ý gián tiếp: mặc hậu quả xảy ra

– Lỗi vô ý: chủ thể ko chủ ý gây thiệt hại + vô ý do quá tự tin: cân nhắc và loại trừ khả năng gây hậu quả

– Vô ý do cẩu thả: chủ thể có nghĩa vụ tuân theo quy tắc nhất định nhưng do cẩu thả nên đã ko thực hiện gây nên thiệt hại

Động cơ vi phạm: là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

– Theo tâm lý học, hành vi của con người trong trạng thái tâm lý bt được thúc đẩy bởi động cơ nào đó do nhu cầu, xúc cảm, tình cảm và sự tác động của TG bên ngoài

– Mục đích của vi phạm pháp luật và mục đích của hành vi nói chung

Khách thể vi phạm pháp luật: là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng vị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.

4. Phân loại vi phạm pháp luật

Phân loại vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định loại trách nhiệm pháp lý thích hợp.

Vi phạm hình sự (tội phạm): tính nguy hiểm cho xã hội ở mức cao nhất, xâm phạm những quan hệ xã hội quan trọng nhất trong hệ thống quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Vi phạm hành chính: tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm.

Vi phạm dân sự: là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng, ko đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể.

Link bài viết: https://havip.com.vn/vi-pham-phap-luat-la-gi/

Link trang chủ: https://havip.com.vn/

“Lách Luật” Có Phải Là Vi Phạm Pháp Luật?

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện tại có khoảng 225 Luật, Bộ luật đang và sắp có hiệu lực, bao quát tất cả các lĩnh vực trong đời sống. Tuy nhiên khoảng trống trong các đạo luật vẫn còn nhiều nên tình trạng lách luật vẫn diễn ra. Việc “lách luật” là một thuật ngữ được giới trẻ sử dụng khá phổ biến trong những năm trở lại đây. Vậy nó nghĩa là gì và có vi phạm pháp luật hay không?

“Lách luật” có thể hiểu là việc vận dụng các khe hở của pháp luật để làm những việc có lợi cho mình hay thân chủ của mình. Chỉ những người thực sự nắm chắc pháp luật về một mảng nào đó mới có thể sử dụng “kĩ năng” này.

2. Một số ví dụ về hành vi “lách luật”

VD1: Một số trường hợp giết người, hiếp dâm,… người phạm tội nếu mua được giấy chứng nhận tâm thần từ cơ quan giám định pháp y để chứng minh mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 21 bộ luật hình sự 2015.

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

VD2: Trước đây có một vụ án ở Quảng Ninh, người phụ nữ tên H bị bắt năm 2012 vì mua bán trái phép chất ma túy. Trải qua 2 phiên tòa sơ thẩm năm 2014, H đã bị tuyên án tử hình. Tuy nhiên trong thời gian giam giữ, lợi dụng sơ hở, H mua tinh trùng của một tù nhân nam kèm theo ống kim tiêm, bơm vào tử cung. Đến khi Viện kiểm sát và cơ quan điều tra Công an phát hiện thì tử tù H đã mang thai hơn 25 tuần. Thời gian H dự sinh là vào cuối tháng 4. Mà theo điều 40 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định: không áp dụng hình phạt tử hình đối với người bị kết án là phụ nữ có thai, chuyển sang tù chung thân.

Điều 40. Tử hình

1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. 2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. 3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. 4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

VD3: Về quyền tự do kinh doanh, mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Pháp luật quy định các nhóm ngành nghề cấm kinh doanh, người kinh doanh các mặt hàng ngoài nghành nghề mà pháp luật cấm, dù gây hậu quả nghiêm trọng nhưng là tội mới thì không có tội theo Điều 33 Hiến pháp 2013.

Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

3. Vậy hành vi “lách luật” có vi phạm pháp luật?

Như vậy, việc “lách luật” hiện chưa được quy định trong bất cứ văn bản pháp luật nào. Công dân có quyền được làm những gì mà phạm luật không cấm. Tuy nhiên đối với những hành vi lợi dụng những kẽ hở của pháp luật khi bị phát hiện thì người thực hiện có thể bị xử phạt hành chính, chịu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự bởi cơ quan chức năng tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.

LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam;

Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.