Vi Phạm Luật Xuất Bản / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Tiêu Hủy Xuất Bản Phẩm Vi Phạm Pháp Luật 2022

         Thực hiện Quyết định số 1612/QĐ-STTTT ngày 12/12/2018 về việc thành lập Hội đồng tiêu hủy xuất bản vi phạm pháp luật năm 2018 của Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên. Đội liên ngành phòng chống in lậu tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành tiêu hủy 1908 đầu xuất bản phẩm, 04kg xuất bản phẩm và tài liệu thu nhỏ vi phạm pháp luật.

Đội Liên ngành kiểm tra tịch thu xuất bản phẩm vi phạm Luật xuất bản

         Số xuất bản phẩm trên do Đội liên ngành phòng chống in lậu tỉnh Thái Nguyên, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, thu giữ trong năm 2018, gồm các sản phẩm in do cơ sở in không có giấy phép xuất bản; cơ sở in không đủ điều kiện trong hoạt động in, cơ sở photocopy sử dụng máy photocopy thực hiện nhân bản trái phép các xuất bản phẩm nhằm mục đích kinh doanh. Số xuất bản phẩm tiêu hủy năm nay tăng hơn so với năm trước.           Nguyên nhân được đánh giá là do bị ảnh hưởng suy giảm nền kinh tế chung, lạm phát tăng cao, in nối bản nhiều, in xuất bản phảm không có quyết định xuất bản, công tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên nhưng khó phát hiện được việc in lậu, in nối bản, do các cơ sở in hoạt động ở các thành phố lớn, một lượng sách khá lớn được chuyển về các tỉnh thông qua các cơ sở phát hành, khi Đội liên ngành kiểm tra thì các cơ sở phát đều xuất trình được hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc sách, một hiện tượng rất khó là việc phát hiện là “sách giả” và “sách thật” hoàn toàn giống nhau, bằng mắt thường không thể phân biệt được đâu là sách giả và đâu là sách thật, đây là một thực tế vô cùng khó khăn của Đội liên ngành.

Đội Liên ngành thực hiện tiêu hủy xuất bản phẩm vi phạm Luật xuất bản

         Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều Trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn, Qua kiểm tra, Đội kiểm tra Liên ngành cũng đã xử lý nghiêm một số cơ sở in, cơ sở photocopy sai phạm như: Photo nhân bản hàng loạt bài giảng, sách giáo khoa của các nhà xuất bản để bán cho học sinh, sinh viên. Photocopy tài liệu thu nhỏ, in xuất bản phẩm nhưng cơ sở in không đủ điều kiện hoạt động in, phát hành xuất bản phẩm không có hóa đơn chứng từ thể hiện nguồn gốc xuất bản phẩm hợp pháp,. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã lập biên bản nhắc nhở 25 cá nhân, tổ chức; Xử phạt vi phạm hành chính: 08 cá nhân, tổ chức. Số tiền xử phạt vi phạm hành chính 31.500.000 đồng (Ba mốt triệu năm trăm ngàn đồng). Qua đó nhắc nhở các cơ sở thực hiện đúng các quy định của Luật Xuất bản, tăng cường kế hoạch kiểm tra việc thực thi Luật Xuất bản của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, in và các đơn vị phát hành; phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thị trường xuất bản sản phẩm, xử lý các vi phạm và tiêu hủy các xuất bản phẩm tịch thu theo quy định của pháp luật./.

Nguyễn Hiền – Phó Chánh thanh tra

Các Mức Phạt Hành Vi Vi Phạm Luật Xuất Nhập Cảnh Việt Nam

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu; không xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ khác thay hộ chiếu khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.

Mức phạt từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Làm mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú mà không khai báo ngay với cơ quan có thẩm quyền.

– Tẩy, xoá, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú và thẻ thường trú.

– Khai không đúng sự thật để được cấp hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú; dùng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu mà không còn giá trị để nhập cảnh, xuất cảnh.

– Người nước ngoài đi vào các khu vực cấm, các khu vực nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép.

– Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

– Cơ sở cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không chuyển nội dung khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định hoặc không thực hiện đúng các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

Mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh không có hộ chiếu, thị thực hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và thị thực theo quy định.

– Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định.

– Trốn hoặc tổ chức, giúp đỡ người khác trốn vào các phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài.

– Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

– Sử dụng hộ chiếu, các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

– Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

– Người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú, chuyển địa chỉ mà không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại.

Mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Chủ phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện chuyên chở người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép.

– Sử dụng hộ chiếu giả, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu giả, thị thực giả, thẻ tạm trú giả, thẻ thường trú giả, dấu kiểm chứng giả để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mặt trong những hành vi sau:

– Giúp đỡ, chứa chấp, che dấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.

– Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của pháp luật.

– Cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi bảo lãnh, mời hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú.

Mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú.

– Làm giả hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng.

– Trốn vào đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam.

– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

– Tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép.

Các mức hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này.

Mẫu Biên Bản Nhắc Nhở Vi Phạm, Mẫu Biên Bản Cảnh Cáo Vi Phạm

Vi phạm lao động là hành vi phổ biến của người lao động trong các công ty, doanh nghiệp. Khi xử lý những hành vi vi phạm, người sử dụng lao động phải căn cứ vào nội quy công ty, thỏa ước lao động hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã được thỏa thuận giữa các bên, mức độ vi phạm cũng như hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần của người lao động mà có thể lập biên bản nhắc nhở vi phạm hoặc biên bản cảnh cáo vi phạm của người lao động.

Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm

CÔNG TY……. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …/2019/BB

…………., ngày…..tháng….năm…..

BIÊN BẢN NHẮC NHỞ VI PHẠM

(V/v vi phạm kỷ luật)

Hôm nay, vào lúc…..giờ, ngày….tháng…năm tại địa điểm………

 ………………………

BÊN LẬP BIÊN BẢN:

Tên người lập biên bản:……………………

Đơn vị:…………………………………………

Chức vụ:………………………………………………………………………………..

BÊN BỊ LẬP BIÊN BẢN:

Tên người bị lập biên bản:…………………………………………

Đơn vị:…………………………………………………

Chức vụ:…………………………………………

Biên bản được lập với nội dung sau:

1. Thời gian xảy ra vụ việc:…………………………………………..

2. Địa điểm xảy ra vụ việc:………………………………………………………………

3. Nội dung vi phạm:…………………………………………………………………….

4. Thiệt hại (nếu có):………………………………

5. Tang vật thu được (nếu có):…………………………………………

6. Ý kiến bên bị lập biên bản:…………………………………………

7. Xác nhận của bên lập biên bản:……………………………………………

Biên bản này được lập thành hai bản. Bên lập biên bản giữ một bản, bên bị lập biên bản lập biên bản giữ.

Người lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người bị lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ban lãnh đạo

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu biên bản cảnh cáo vi phạm

CÔNG TY……. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …/2019/BB

…………., ngày…..tháng….năm…..

BIÊN BẢN CẢNH CÁO VI PHẠM

(Về việc vi phạm kỷ luật)

Tên nhân viên vi phạm:………………………………………………………

Chức vụ:……………………………………………………………

Phòng ban:………………………………………………………………………….

Ngày xảy ra vi phạm:……………………………………………………….

Địa điểm xảy ra vi phạm:…………………………………………………

Hình thức vi phạm:………………………………………………………….

Thiệt hại xảy ra (nếu có):……………………………………………

Tang vật thu được (nếu có):…………………………………………………..

Cảnh cáo trước đó

Nhắc nhở

Bằng văn bản

Thời gian

Người lập biên bản

Cảnh cáo lần 1

Cảnh cáo lần 2

Cảnh cáo lần 3

Người lập biên bản trình bày sự việc:……………………………………

Ý kiến của nhân viên vi phạm:

󠆶- Đồng ý với trình bày của người lập biên bản

󠆶- Không đồng ý với trình bày của người lập biên bản

Lý do không đồng ý:………………………………

Hình thức xử phạt:…………………….(Các hình thức xử phạt sau đây: Nhắc nhở, Cảnh cáo, Theo dõi, Đình chỉ Sa thải, Khác)

Kết luận:……………………………

Nhân viên bị cảnh cáo đã được nghe, xác nhận biên bản này và không có ý kiến gì thêm.

Người lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người bị lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ban lãnh đạo

(Ký, ghi rõ họ tên)

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Email: luatnhandan@gmail.com

Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Tôm Và Mực Vn Vẫn Vi Phạm Luật An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Nhật Bản

Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và mực VN vẫn vi phạm Luật An toàn Vệ sinh Thực phẩm Nhật Bản

Được đăng : 03/11/2016

Ngày 9-1, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản thông báo lô hàng gồm 13.800 kg tôm và sản phẩm chế biến của Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản (CADOVIMEX) thuộc tỉnh Cà Mau bị phát hiện dư lượng chất kháng sinh Chloramphenicol khi kiểm tra tại cảng nhập khẩu Nhật Bản ngày 27-12-2006.

Trong khi đó, ngày 5-1, lô hàng gồm 418 kg mực của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và tái chế thực phẩm và cá Việt Phú (Viet Phu Foods and Fish Processing and Trading chúng tôi thuộc tỉnh Tiền Giang và lô hàng 6.510 kg mực của một công ty khác (đang xác định tên) cũng có dư lượng chất kháng sinh trên. Toàn bộ ba lô hàng đang bị phía Nhật Bản yêu cầu trả lại người xuất khẩu, hoặc hủy tại chỗ, hoặc không dùng làm thức ăn cho người do vi phạm Luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản.

Như vậy, kể từ sau khi Nhật Bản áp dụng lệnh cấm 100% đối với mặt hàng tôm và mực của Việt Nam, một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm Luật vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản, trong đó có những doanh nghiệp vi phạm tới hai hoặc ba lần.

Trong chuyến công tác của đoàn cán bộ Bộ Thủy sản Việt Nam cuối tháng 12-2006, Việt Nam đã thông báo chính thức với Nhật việc Việt Nam đã tìm ra nguyên nhân nhiễm chất Chloramphenicol trong tôm và mực cũng như những biện pháp mạnh mẽ mà các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành để ngăn chặn những lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị tồn đọng chất kháng sinh.

Việt Nam cũng cam kết sau ngày 15-1-2007, tình hình vi phạm sẽ giảm triệt để. Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam và rất quan tâm tới hiệu quả của các biện pháp mà các cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra để ngăn chặn tình trạng trên.

Theo đánh giá của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, hiện giờ là thời điểm rất nhạy cảm. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục vi phạm Luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản thì rất có khả năng Nhật Bản sẽ thực hiện lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn mặt hàng tôm Việt Nam. Do đó, biện pháp cấp bách hiện nay là phía ta phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng các lô hàng trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản.

Theo số liệu thống kê của Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản năm 2006 đạt khoảng 450 triệu USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu mực đạt hơn 90 triệu USD.