Vì Sao Luật An Ninh Mạng Ra Đời / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

An Ninh Mạng Và Sự Cần Thiết Ra Đời Luật An Ninh Mạng

Vấn đề về tội phạm mạng, khủng bố qua mạng, bảo vệ an ninh quốc gia nhất là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành vấn đề nhận được quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. * Video An ninh mạng và sự cần thiết ra đời Luật An ninh mạng:

Việt Nam hiện nay đang đón nhận CNTT như một xu hướng tất yếu, đi sâu vào ngõ ngách mọi hoạt động của người dân, của doanh nghiệp và của nhà nước, do đó, cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho công tác đảm bảo an ninh, an toàn không gian mạng…

Ngày 12/5, một cuộc tấn công mạng quy mô cực lớn với khoảng 75.000 máy tính bị lây nhiễm với gần 100 quốc gia bị ảnh hưởng bởi một loại mã độc tống tiền được biết tới có tên WannaCry. Điểm đặc biệt của loại mã độc này chính là khai thác lỗ hổng trong hệ điều hành của Microsoft mà hiện có nhiều máy tính trên thế giới vẫn chưa cập nhật được bản vá mới nhất nên nguy cơ bị “dính” mã độc WannaCry, làm lây nhiễm ra hệ thống máy tính của tổ chức, doanh nghiệp đang ở trong tình trạng báo động.

Tại Việt Nam, nguy cơ này cũng rất cao khi có tới trên 50% máy tính chưa được vá lỗ hổng này.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phụ trách mảng phòng chống mã độc, Tập đoàn công nghệ BKAV cho biết: “Với hơn 4 triệu cái máy tính tại Việt Nam đang có chứa lỗ hổng thì có thể nói đây là 1 nguy cơ rất lớn, không chỉ với loại mã độc tống tiền này, bởi vì chúng ta biết là mã độc tống tiền thì có thể nói là mọi người rất dễ nhận ra, lây nhiễm vào máy thì có thể nó sẽ hiển thị 1 bảng báo tống tiền thì chúng ta còn nhận ra được, tuy nhiên chúng ta cũng nên nhớ rằng hoàn toàn có thể có 1 cái tổ chức của 1 quốc gia khác cũng có thể lợi dụng lỗ hổng này phát tán những phần mềm gián điệp, theo dõi người dùng.”

Còn lời nhắn cảnh báo mà hacker đã để lại sau khi tấn công các website của cảng hàng không sân bay của nước ta đó là “web của bạn vẫn có nhiều lỗ hổng”. Việc website của các cảng hàng không tê liệt, dù trong thời gian ngắn đã khiến nhiều người lo lắng. Ngày 11/3, lực lượng An ninh mạng, Bộ Công an đã tìm ra thủ phạm là hai học sinh trung học phổ thông sinh năm 2002 trú tại chúng tôi và Đồng Nai.

Vụ việc này tiếp tục cho thấy sự yếu kém trong công tác đảm bảo an toàn công nghệ thông tin của một số cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó giám đốc trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính VIệt Nam VNCERT cho biết: “Tin tặc ngày càng tấn công có chủ đích hơn. Mục đích nó lớn hơn mục đích kinh tế, thậm chí là tấn công với mục đích chính trị. Cái hệ quả nó cũng lớn hơn, thậm chí có thể là tạo ra thảm họa, ví dụ như chúng ta thấy thời gian vừa rồi có tấn công vào cả sân bay, các hệ thống viễn thông, điện lực cũng như là những cái tấn công vào các hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia.”

Từ đầu năm 2017 tới nay, tình hình sự cố trên không gian mạng của nước ta vẫn có những diễn biến hết sức phức tạp. Trong đó, 9 lỗ hổng hệ điều hành Windows đã được phát hiện. Tính đến đầu tháng 9 năm nay, đã có 71 tên miền và 17 địa chỉ IP máy chủ điều khiển mã độc được phát hiện ra.

(Theo An Ninh TV)

Người Dân Đồng Tình Với Luật An Ninh Mạng Ra Đời

Trong kỳ họp thứ 5, quốc hội khóa XIV, luật an ninh mạng đã được quốc hội thông qua với 86,86% đại biểu tán thành, điều đó đã cho thấy việc ra đời của luật an ninh mạng là hết sức cần thiết trong thời điểm hiện tại, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo v

Trong kỳ họp thứ 5, quốc hội khóa XIV, luật an ninh mạng đã được quốc hội thông qua với 86,86% đại biểu tán thành, điều đó đã cho thấy việc ra đời của luật an ninh mạng là hết sức cần thiết trong thời điểm hiện tại, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân được Hiến pháp quy định.

Hầu hết cử tri đều đánh giá cao việc ra đời của Luật an ninh mạng, bởi trên thế giới rất nhiều nước đã có Luật này. Việt Nam là nước thứ 13 trong top 20 quốc gia có dân số sử dụng Internet cao nhất trên thế giới, vì vậy cần sớm ban hành Luật An ninh mạng. Việc thông qua Luật an ninh mạng trong thời điểm này là cần thiết, nhất là trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Công nghệ phát triển mang đến nhiều lợi ích, mặt khác cũng đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ để tránh việc lợi dụng không gian mạng kích động, gây rối, phá hoại, lừa đảo.

Trong một thời gian dài, pháp luật Việt Nam chưa có những hành lang pháp lý cụ thể để quy định những hành vi bị cấm trên mạng xã hội, trong đó có việc bày tỏ ý kiến cá nhân không mang tính xây dựng mà vi phạm pháp luật. Điều này dẫn đến thực trạng một bộ phận người dân không hiểu, không nhận thức được hoặc cố tình thực hiện các hành vi phạm pháp trong khi cơ quan chức năng lại không đủ công cụ pháp luật để xử lý. Chính vì vậy, khi Quốc hội thông qua Luật an ninh mạng đã có một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc tính đúng đắn của Luật. Các luận điệu kích động hay sử dụng là: khi luật an ninh mạng có hiệu lực sẽ mất đi quyền tự do báo chí, tự do cá nhân bày tỏ chính kiến hay sẽ lộ những thông tin cá nhân, hoạt động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin gặp khó khăn….

Thể hiện ý kiến cá nhân không chỉ là nhu cầu tất yếu của mỗi con người, mà còn là kênh ý kiến của nhân dân đang được các cấp, các ngành chức năng ở nước ta khuyến khích nhằm bổ sung, hoàn chỉnh các quyết sách phát triển kinh tế, xã hội. Nhất là trong thời đại internet, các thiết bị thông tin liên lạc di động, các mạng xã hội phát triển bùng nổ, việc thể hiện quan điểm cá nhân được thực hiện dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bày tỏ quan điểm cá nhân một cách văn hóa, tôn trọng cộng đồng, mang tính chất xây dựng và không vi phạm pháp luật thì rất cần thiết. Do đó luật an ninh mạng ra đời và có hiệu lực sẽ góp phần ổn định tình hình chính trị an toàn xã hội và lợi ích từ chính người dân trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay.

Vì Sao Điều Luật Cấm Quảng Cáo, Bán Rượu Bia Trên Mạng Bị ‘Đẩy Ra’?

Ngay từ những lượt phát biểu đầu tiên, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ quan điểm băn khoăn, lo ngại khi hầu hết chế định mạnh kiểm soát rượu, bia đã bị bỏ ra ngoài.

Ai cũng có thể trở thành tội phạm vì rượu bia

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) cho rằng nếu dùng rượu bia mà không thể kiểm soát những tác hại của nó thì bất kỳ ai cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân, thậm chí là trở thành tội phạm.

Nữ đại biểu bày tỏ băn khoăn về nhóm giải pháp có tính ngăn ngừa trong dự thảo luật mới nhất. “Liệu nó đã đủ tạo nên rào cản vững chắc để giải quyết vấn đề ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, thanh niên hay chưa”, bà Hiền đặt câu hỏi.

Chưa hài lòng với tính dự báo trong dự thảo luật, đại biểu Hiền cho rằng tính dự báo ấy vô tình xem nhẹ sức khỏe người tiêu dùng, trong khi có vẻ chủ ý bắt nhịp kịp thời với sự phát triển nhanh, mạnh của nền công nghiệp rượu, bia.

Bà Hiền nêu thực tế, các loại bia chiếm áp đảo thị trường trong nước hiện nay đa số có độ cồn từ 4,2 đến 5%. Đây cũng là lựa chọn chính khi giới trẻ bắt đầu làm quen với đồ uống có cồn.

Vì vậy, bà Hiền đề nghị quy định độ cồn từ 4% trở lên thay cho mốc 5,5% trong dự thảo. Bà cũng thẳng thắn chia sẻ “dự thảo mới nhất này không phục vụ cho mục tiêu phòng chống tác hại của rượu bia”.

Đối với biện pháp hạn chế, kiểm soát trẻ em mua rượu bia, đại biểu này cho biết bất ngờ khi dự thảo này không còn quy định cấm bán rượu trên 15% độ cồn trên Internet. Bà đề nghị cần bổ sung cấm bán cả rượu, bia trên Internet.

Theo nữ đại biểu tính Phú Yên, luật phải có sự minh định rõ ràng, tính đến yếu tố khả thi khi áp dụng chứ không thể thiếu sự mạch lạc, ít nhất là với các điều khoản có tác động, ảnh hưởng đến đối tượng trẻ em, vị thành niên.

“Chúng ta không thể “hồn nhiên” loại bỏ yếu tố quan trọng nhưng lại “hăm hở” đưa vào các điều “cấm” mà thực tế lại không diễn ra”, bà Hiền lưu ý.

Các chế định xương sống “bị đẩy ra ngoài”

Nói về dự án luật này, theo ông, đang có sự giằng xé giữa lợi ích kinh tế và sức khỏe cộng đồng.

Một trong những quy định bị đẩy ra khỏi dự luật là cấm bán rượu bia từ 15 độ cồn trở lên trên Internet.

“Thật lạ là báo cáo giải trình chỉ đề nghị cân nhắc điều cấm này vì không hợp thông lệ, tạo rào cản phát triển của các doanh nghiệp mà quên cân nhắc nguy cơ, tác hại đến trẻ em, một đối tượng yếu thế của xã hội”, ông Nhân nói.

Nhắc đến tình trạng xuống cấp về đạo đức xã hội mà có nguyên nhân từ rượu, bia, đại biểu tỉnh Bình Dương đặt vấn đề “chúng ta phẫn nộ, lên án các tác hại của rượu bia, thì tại sao lại kỳ kèo mặc cả với lương tâm của mình khi đủ sáng suốt và thẩm quyền để giảm thiểu vấn đề trên?”.

Cho rằng dự thảo có thể hoàn chỉnh về kỹ thuật lập pháp, nhưng theo ông Nhân, có lẽ dự thảo luật chưa hoàn chỉnh cả về tư duy và trách nhiệm trong sứ mệnh chăm lo sức khoẻ nhân dân.

“Chi phí cho ra đời luật không nhỏ từ tiền thuế của nhân dân, nhưng luật ra đời không phục vụ đúng lợi ích của nhân dân thì không đảm bảo tính đại diện lợi ích chung của xã hội mà nhà lập pháp từng cam kết trước đồng bào cử tri khi tranh cử”, ông Nhân nói.

Theo ông, luật phục vụ nhân dân chứ không phục vụ bất cứ nhóm lợi ích nào khác. Do đó đề nghị rà soát, điều chỉnh ngưỡng độ cồn từ 4-5 độ thay vì từ 5,5 độ như dự thảo, kể cả ở những điều khoản về khuyến mãi.

Vị đại biểu này cũng lưu ý, đừng để đạo luật đầy tính nhân văn lại thành công cụ đảm bảo “ngôi vương” trong tiêu thụ rượu bia.

Theo zing

Luật An Ninh Mạng: Cấm Gì, Xử Lý Sao?

Từ các quy định nằm ở nhiều điều khác nhau của Luật An ninh mạng 2018, có thể gom lại là có 20 nhóm hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng. Trong số này, có nhiều hành vi đã bị cấm trên mạng từ trước hoặc chỉ mới cấm ngoài đời và giờ cấm cả trên mạng.

20 nhóm hành vi bị cấm đoán

1. Đăng tải, phát tán thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

2. Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

3. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

4. Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế-xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

5. Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

6. Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

7. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng.

8. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống.

9. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

10. Thực hiện hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân.

11. Có hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng.

12. Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép.

14. Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

15. Có hành vi khác sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

16. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

17. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.

18. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

19. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

20. Có hành vi khác vi phạm quy định của Luật An ninh mạng.

Sẽ có 25 nghị định, thông tư hướng dẫn

Đáng lưu ý là người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong các biện pháp xử lý có thể có việc người dùng bị thu thập thông tin để lực lượng chức năng điều tra, xử lý hành vi sai phạm; đồng thời có việc nhà mạng trong và ngoài nước ngăn chặn việc chia sẻ, xóa bỏ thông tin vi phạm hoặc ngừng, không cung cấp dịch vụ trên mạng.

Theo thông tin từ Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, tới đây sẽ có 25 nghị định, thông tư hướng dẫn Luật An ninh mạng. Một con số không nhỏ để mong là khi các cơ quan chức năng luôn tuân thủ đúng căn cứ, thủ tục, trình tự xử lý thì những người hiểu đúng, làm đúng luật này sẽ không phải quá lo ngại về những rắc rối, oan sai.

Ông cũng cho hay: “Chưa bao giờ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân lại được bảo vệ trên mạng nhiều như vậy, đặc biệt là tôn giáo, dân tộc, giới,… Chúng ta được nói, được phản biện các vấn đề, miễn sao không vi phạm pháp luật, vi phạm điều cấm”.

Ở đời thực, chúng ta có 29 điều BLHS cấm thì trên mạng ảo cũng bị cấm, không thể có chuyện đe dọa giết người ở đời thực bị bắt mà đe dọa giết người trên mạng ảo lại được tự do. Không thể nào mua bán vũ khí ở ngoài đời thì bị xử lý, còn trên mạng thì thoải mái. Không thể kích động biểu tình, mang bom xăng hoặc gậy gộc mà không bị xử lý.

Trung tướng HOÀNG PHƯỚC THUẬN, Cục trưởng Cục An ninh mạng