Việc Làm Công Ty Luật / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Thành Lập Công Ty Dịch Vụ Việc Làm

Việt Nam là một quốc gia trẻ, có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên chỉ số thất nghiệp ở Việt Nam vẫn ở mức cao, nhiều người không tìm được việc làm phù hợp. Để có thể kết nối giữa người lao động với việc làm thì các công ty dịch vụ việc làm đóng vai trò rất quan trọng. Vậy cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty dịch vụ việc làm cần phải làm những thủ tục gì, phải đáp ứng điều kiện nào? Công ty luật Việt An xin giải đáp các thắc mắc trên trong bài viết này.

Căn cứ pháp lý

Luật việc làm năm 2013;

Nghị định số 52/2014/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm;

Luật doanh nghiệp năm 2014;

Nghị định số 78/2015/NĐ-CP Quy định về đăng ký doanh nghiệp.

Khái quát về công ty dịch vụ việc làm

Dịch vụ việc làm bao gồm: Tư vấn, giới thiệu việc làm; Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.

Công ty hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.

Các dịch vụ việc làm của công ty dịch vụ việc làm bao gồm:

Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động;

Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lap động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động;

Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiến việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.

Điều kiện để công ty được hoạt động dịch vụ việc làm

Công ty dịch vụ việc làm được thực hiện các hoạt động của mình trên thực tế khi được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.

Điều kiện được cấp Giấy phép:

Có trụ sở ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên;

Có bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng;

Đã thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật. Công ty phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính.

Thủ tục thành lập mới công ty hoạt động dịch vụ việc làm

Thủ tục thành lập công ty hoạt động dịch vụ việc làm được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Đăng ký thành lập mới doanh nghiệp

Công ty hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Khi đăng ký thành lập, công ty cần phải đăng ký các ngành nghề về dịch vụ việc làm được quy định cụ thể. Công ty luật Việt An cung cấp một số ngành nghề về hoạt động dịch vụ việc làm để Qúy khách hàng tham khảo.

STT Tên ngành nghề Mã số

1 Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm. 7810

2 Cung ứng lao động tạm thời 7820

3 Cung ứng và quản lý nguồn lao động

Bao gồm:

– Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước;

– Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

7830

Công ty luật Việt An cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói. Qúy khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết.

Thời hạn thành lập doanh nghiệp của Công ty luật Việt An trong 06 – 08 ngày làm việc.

Bước 2: Ký quỹ ngân hàng

Sau khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng tại ngân hàng thương mại.

Sau đó, công ty thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính.

Ngân hàng có trách nhiệm xác nhận tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp.

Bước 3: Xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;

Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xuất trình bản gốc để đối chiếu;

Bản sao chứng thực Giấy xác nhận việc đã thực hiện ký quỹ;

Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về địa điểm theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được (01 bộ) hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cấp giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Sau khi thực hiện các thủ tục trên thì công ty dịch vụ việc làm được thực hiện hoạt động kinh doanh các ngành nghề về dịch vụ việc làm đã đăng ký trên Giấy đăng ký doanh nghiệp.

Công ty luật Việt An cung cấp dịch vụ thành lập công ty dịch vụ việc làm trọn gói. Qúy khách hàng quan tâm xin vui lòng liên hệ để được hướng dẫn và hỗ trợ.

Công Ty Luật Tuyển Dụng, Việc Làm Ngành Luật, Văn Phòng Luật Sư Tuyển Dụng

Trong nghĩa rộng, các bộ phận của luật pháp có thể phân chia trên cơ sở bên nào là bên có tố quyền. Một điều rất phổ biến là các lĩnh vực thực tế của áp dụng luật pháp có thể bao trùm nhiều bộ phận của luật pháp.

Khái niệm luật hình sự nói về những luật có chung tính chất là đề ra những hình phạt riêng biệt và nặng nề hơn bình thường nếu phạm vào. Tùy theo loại tội và thẩm quyền, sự trừng phạt (về mặt) hình sự bao gồm tử hình, giam giữ, bị quản thúc hoặc bị phạt vạ. Những tội cổ xưa như sát nhân (giết người), phản quốc.v.v. luật hình sự nơi nào cũng có. Nhưng cũng có nhiều tội ở nước này đưa vào luật hình sự mà nước khác thì không. Ngay cả trong các bộ luật đôi khi cũng không rõ ràng về ranh giới giữa dân sự và hình sự. Luật hình sự thường được tiến hành khởi tố bởi chính quyền, không giống như luật dân sự thường được tiến hành khởi tố bởi người dân hay các pháp nhân khác.

Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia, các thực thể quốc tế chưa đầy đủ,lãnh thổ hoặc vùng lãnh thổ. Hay giữa các công dân của các quốc gia khác nhau cũng như giữa các tổ chức quốc tế. Hai nguồn cơ bản của luật quốc tế là các luật tập quán và các điều ước quốc tế.

Đây là những nghề truyền thống và được nhiều người biết đến vì những nghề này đã ra đời từ rất lâu. Nếu bạn có ước mơ sẽ trở thành luật sư, kiểm sát viên hay thẩm phán thì bạn nên biết đôi điều về những nghề nghiệp này.

Những công việc, chức danh này thường sẽ do Nhà nước quy định về tiêu chuẩn và quy trình cấp chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm. Vì đây là những công việc khó, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng cao nên thời gian đào tạo thường lâu hơn so với các nghề khác. Ví như để trở thành một luật sư, bạn phải có bằng cử nhân Luật, có chứng chỉ lớp đào tạo luật sư và tập sự một năm tại các tổ chức hành nghề luật sư mới đủ điều kiện dự thi để được cấp chứng chỉ hành nghề. Thời gian để học lấy chứng chỉ luật sư thường kéo dài 6 hay 7 năm, thậm chí còn lâu hơn nếu bạn không qua kỳ thi để lấy chứng chỉ hành nghề.

Nếu bạn muốn làm nhân viên Nhà nước để góp phần xây dựng đất nước thì bạn có thể lựa chọn con đường trở thành công chức. Hàng năm, các cơ quan Nhà nước thường tổ chức các cuộc thi công chức nhằm lựa chọn nhân tài cho đất nước. Đừng lo lắng nếu bạn cho rằng chỉ tiêu tuyển dụng rất ít. Vì hiện nay, rất nhiều cơ quan Nhà nước các cấp từ cấp cơ sở đến cấp trung ương đều có nhu cầu tuyển dụng hàng năm. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành công chức thì sẽ có rất nhiều vị trí cho bạn ứng tuyển.

Công chứng viên cũng là một nghề cần có chứng chỉ hành nghề, tức là bạn cũng phải học một lớp đào tạo nghề công chứng, qua thời gian tập sự, qua kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự để được cấp chứng chỉ.

Công chứng viên là người xác nhận những giao dịch, hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, nghề này đòi hỏi người thực hiện công chứng có sự hiểu biết về pháp luật và có tinh thần trách nhiệm cao.

Nếu bạn yêu thích nghiên cứu pháp luật, thì trở thành giảng viên luật sẽ là lựa chọn phù hợp. Việc giảng dạy ngành Luật hiện nay mới chỉ được tổ chức ở một số trường đại học. Nhưng hầu hết, các trường đại học đều cần những giảng viên luật để dạy những bài giảng về pháp luật chung hay pháp luật về chuyên ngành cho những ngành không phải là Luật. Do đó, nhu cầu về giảng viên cũng ngày một tăng. Các trường có nhu cầu sẽ tổ chức các kỳ thi tuyển giảng viên để tuyển dụng. Làm giảng viên, bạn sẽ có nhiều thời gian và cơ hội để nghiên cứu Luật chuyên sâu, đóng góp cho sự phát triển luật pháp của nước nhà.

Trợ giúp viên pháp lý là những người được đào tạo về luật và có chức năng giúp đỡ, hỗ trợ những trường hợp cần được trợ giúp pháp luật. Công việc của trợ giúp viên pháp lý thường là tư vấn luật, hướng dẫn các đối tượng được trợ giúp thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính, hướng dẫn soạn thảo đơn từ, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ…Những người được trợ giúp pháp lý thường là những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn không nơi nương tựa, thương binh, bệnh binh,… là những người không có kiến thức pháp luật nhưng vì hoàn cảnh khó khăn mà không thuê được luật sư hoặc tư vấn pháp luật.

Đây là những công việc pháp luật trong từng ngành, nghề khác nhau. Thông thường, để làm các công việc như Chấp hành viên, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật… cần có những điều kiện cụ thể. Nếu bạn dự định lựa chọn công việc nào cho sự nghiệp hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc đó xem mình có đủ tiêu, chuẩn, điều kiện không.

Một số chức danh đang có nhu cầu tuyển dụng cao bao gồm: Luật sư, Công chứng viên, Kiểm sát viên/công tố viên, Thư ký tòa án, Giảng viên ngành luật, Thẩm phán

Công chứng viên là nhà chuyên môn về pháp luật, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.

Có bằng cử nhân luật.

Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật.

Thành thạo tin học văn phòng. Khả năng giao tiếp, xử lí tình huống tốt

Thẩm phán trong hệ thống tòa án nhân dân ở Việt Nam là người là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử

Chủ trì xét xử và điều trần các vụ án.

Nghiên cứu và phân tích các vấn đề theo luật pháp, đánh giá các tài liệu, báo cáo.

Lắng nghe, xem xét và đánh giá các lập luận, chứng cứ.

Quyết định quy trình thực hiện xét xử theo luật pháp và quy tắc, quyết định giam giữ bị cáo đến khi xét xử, phê duyệt lệnh bắt giữ.

Đưa ra phán quyết và giải quyết tranh chấp giữa các bên, quyết định và hướng dẫn về các trường hợp.

Có bằng cử nhân luật sau đó tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán của Học viện Tư pháp hoặc Học viện Tòa án.

Có kỹ năng định hướng, định vị, khả năng xác định và phân tích các vấn đề.

Khả năng làm chủ ngôn ngữ, thành thạo Ngoại ngữ (Tiếng Anh).

Công tố viên hoặc kiểm sát viên là người của cơ quan công tố, được cơ quan tư pháp trao trách nhiệm điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự trong các phiên tòa xét xử. Trong hầu hết các văn bản thông luật, Trưởng công tố viên của chính phủ, thường là cố vấn pháp lý chính cho chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cũng có thể có trách nhiệm thực thi pháp luật, truy tố hoặc thậm chí là trách nhiệm pháp lý nói chung

Kiểm tra, giám sát việc khởi tố các hành vi phạm tội hay buộc tội, các hoạt động điều tra từ đó đề xuất hình phạt thích hợp.

Kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử, việc chấp hành pháp luật của mọi người, quyết định của thẩm phán, Tòa án.

Tham gia điều tra, truy tố tội phạm, nếu kết quả điều tra không hợp lý, Công tố viên có quyền lật lại vụ án và yêu cầu điều tra lại từ đầu.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của bản thân.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.

Nắm vững luật, nhiệm vụ của cảnh sát, công tác điều tra tội phạm.

Khả năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tranh biện, hùng biện, phân tích và xử lý thông tin, lập văn bản báo cáo,…

Phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh vững vàng.

Giảng viên ngành luật là người đã tốt nghiệp chuyên môn ngành Luật đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành đào tạo Luật của trường đại học hoặc cao đẳng.

Giảng dạy các bộ môn Pháp Luật tùy theo từng ngành như Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Kinh tế,…

Giảng dạy các môn về Dân sự, Tố tụng dân sự, hình sự.

Đánh giá rèn luyện sinh viên; thực hiện các công tác học vụ.

Thư ký Tòa án trong hệ thống tòa án nhân dân ở Việt Nam là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.

Ghi chép biên bản diễn biến phiên tòa.

Quản lý và sắp xếp hồ sơ.

Kiểm tra danh sách và phổ biến nội quy phiên tòa với những người được triệu tập.

Làm rõ lý do của người vắng mặt và báo cáo với Hội đồng xét xử.

Đã tốt nghiệp đại học Luật / Có bằng cử nhân Luật, đã trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức của Tòa án.

Thành thạo tin học văn phòng.

Khả năng thuyết trình, diễn giải, kỹ năng giao tiếp tốt.

Danh sách một sơ cơ sở đào tạo ngành Luật tại hai khu vực Miền Bắc và Miền Nam

Đại học Quốc gia Hà Nội

Học viện Ngoại giao

Trường Đại học Công đoàn

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Ngoại thương

Trường Đại học Thương mại

Viện Đại học Mở Hà Nội

Trường Đại học Vinh

Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Trường Đại học Luật TP.HCM

Trường Đại học Sài Gòn

Trường Đại học Mở TP.HCM

Trường Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng

Trường Đại học Đà Lạt

Trường Đại học An Giang

Trường Đại học Cần Thơ

Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, cộng đồng kinh tế Asean AEC và một số các tổ chức, cộng đồng khác lại càng cần đến những người có kiến thức pháp luật. Theo ghi nhận từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động cho thấy, nhân sự ngành luật trong thời gian tới sẽ tăng mạnh.

Theo ghi nhận từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động cho thấy, nhân sự ngành luật trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. Chỉ tính riêng các chức danh tư pháp, từ nay đến năm 2020, cần phát triển hệ thống cơ sở đào tạo luật để có đủ sức đào tạo ước tính 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Đó là chưa kể nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương. Sinh viên khi theo học ngành Luật sẽ có rất nhiều lựa chọn cho sự nghiệp của mình. Không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước, sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo…

Chán Việc Muốn Nghỉ? Bạn Nên Làm Gì Khi Muốn Nghỉ Việc Ở Công Ty?

Việc làm Sinh viên mới tốt nghiệp – Thực tập

1. Biểu hiện của việc chán nản với công việc

Nguyên nhân khiến bạn chán việc và muốn nghỉ việc

+ Bạn bắt đầu mất hết đam mê với công việc. Bạn đã từng đam mê với công việc của mình nhưng gần đây bạn bắt đầu không cảm nhận được đam mê với công việc và sự nhiệt huyết với công việc của mình. Bạn đến chỗ làm và làm việc hết trách nhiệm và về nhà trong mệt mỏi bởi hết đam mê với công việc. Bạn không con vui thích với việc được làm nó hàng ngày và bạn làm nó giờ đây giống như thực hiện hết trách nhiệm của mình là xong. Đây là biểu hiện của việc bạn đang chán công việc và nên quyết định nghỉ việc để tìm một công việc mới cho bạn.

+ Bạn làm việc ở đây một thời gian quá lâu và thấy được rằng mình không có cơ hội để phát triển cả về chuyển môn nghề nghiệp và việc phát triển trong cơ hội thăng tiến của bản thân tại công ty. Bạn bắt đầu không còn động lực để đi làm và thấy chán nản với công việc vì không có cơ hội phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc của mình.

+ Sau một thời gian gắn bó với công ty bạn bắt đầu phát hiện ra rằng mục tiêu trong công việc và sự nghiệp của mình không hợp với công ty và bạn không có cơ hội để phát triển và thực hiện được các mục tiêu mình đề ra hoặc ngược lại. Mục tiêu phát triển của công ty quá lớn khiến bạn không theo kịp được tiến độ thực hiện mục tiêu đó, làm bạn thấy chán với công việc và có ý định muốn nghỉ việc và tìm kiếm một công việc tốt hơn và một doanh nghiệp phù hợp với mình hơn.

+ Trong công việc bạn bắt đầu tỏ ra chán nản và không thiết tha với công việc đó. Luôn trong tình trạng căng thẳng và mệt mỏi khi làm việc tại doanh nghiệp đó và bắt đầu có dấu hiệu của việc không hoàn thành công việc được giao của mình. Hoặc hoàn thành công việc theo cách cho có và xong.

+ Bạn thường xuyên mất ngủ hay đau đầu và sức khỏe giảm sút do áp lực công việc đè nặng lên bạn, Đến chỗ làm bạn luôn cáu gắt và nhăn nhó với công việc đây là một trong những biểu hiện bạn đang bị stress trong công việc rất nặng nề. Bạn không có cách để thư giãn và giải tỏa nó, làm cho công việc của bạn không hiệu quả và chất lượng sức khỏe giảm sút. Bạn nên suy nghĩ đến việc thay đổi môi trường làm việc của mình.

+ Mức lương của doanh nghiệp trả cho bạn không sức đáng hoặc chưa thảo đáng với sức lao động bạn bỏ ra khiến bạn trở lên chán nản và có ý nghỉ muốn nghỉ việc để tìm một môi trường làm việc tốt hơn. Áp lực về chi tiêu trong cuộc sống khiến bạn đau đầu, tuy nhiên tiền lương của bạn lại không đáp ứng đủ nên bạn trở lên lo lắng và muốn nghỉ việc tại doanh nghiệp để tìm kiếm một môi trường làm việc tốt hơn, mức lương cao hơn.

+ Làm việc một thời gian, bạn đam mê với công việc quá mức hoặc khối lượng công việc bạn nhân được lớn hơn thời gian bạn có khiến cho thời gian dành cho bản thân và gia đình không còn. Các mối quan hệ xã hội trở lên nhỏ lại, bạn nhận ra mình đã thay đổi và dành quá nhiều thời gian cho công việc, bạn muốn có thời gian cho gia đình và bản thân mình nữa đây cũng là một trong những lý do bạn chán việc muốn nghỉ

+ Sau khi vào làm ở công ty bạn nhận ra rằng sếp là một người quá khắt khe, bảo thủ, hay làm những con người coi trọng bằng cấp và sự nịnh bợ. Không đối xử công bằng giữa các nhân viên với nhau, không có sự minh bạch trong lương thưởng khiến bạn khó chịu. Hoặc tính cách của sếp với bạn hoàn toàn trái ngược nhau khiến cho việc bạn không thoải mái khi làm việc và hiệu quả công việc không cao. Bạn chán nản và muốn nghỉ để tìm một công việc mới tốt hơn, môi trường làm việc phù hợp hơn.

+ Công ty không đầu tư vào việc phát triển nhân viên. Không có các khoản thưởng hay các chính sách đãi ngộ tốt cho nhân viên. Đây cũng là một trong các lý do khiến bạn chán nản và muốn nghỉ việc.

+ Bạn bị bóc lột sức lao động so với mực lương và thời gian theo thỏa thuận ban đầu. Ngoài việc làm trên công ty bạn còn phải làm ngoài giờ và mang việc về nhà để đảm bảo tiến độ mà công ty mong muốn. Bạn bị vắt kiệt sức lực cho công việc đang làm khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi với công việc khiến chán việc muốn nghỉ

+ Mối quan hệ của bạn với các đồng nghiệp trong công ty khiến bạn đau đầu và chán nản, bạn không thích môi trường làm việc đó và luôn suy nghĩ nghỉ việc. Vậy bạn nên nghỉ việc để tìm kiếm những cơ hội việc làm mới.

Trong công việc cũng có những khó khăn và áp lực riêng việc bạn chọn sai nghề cũng là một trong các nguyên nhân khiến bạn chán nản trong công việc, và thay đổi công việc của mình thường xuyên. KHông có sự gắn bó lâu dài với nó.

Việc làm Hành chính – Văn phòng

2. Làm thế nào để lấy lại tinh thần làm việc tại công ty?

Khi bạn chán nản với công việc và có ý định muốn nghỉ việc. Lời khuyên cho bạn là không nên nghỉ việc luôn và hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi xin nghỉ việc, cũng như có những biện pháp để lấy lại hứng thú trong công việc rồi mới nghĩ đến chuyện nghỉ việc. Một số gợi ý cho bạn về cách lấy lại hứng thú trong công việc trước khi nghĩ đến việc bỏ cuộc:

Bạn đã chan việc những vẫn phân vân giữa việc ra đi và ở lại công ty

+ Nghĩ đến lý do mình bắt đầu: Lý do lúc đầu bạn bắt đầu với công việc là gì, bạn lựa chọn nó là từ đâu và vì sao lại lựa chọn nó. Khi bạn có dấu hiệu chán nản với công việc hãy nghĩ về lý do bạn bắt đầu để có lại động lực làm việc và có được hứng thú làm việc như khi mới bắt đầu nó. Có thể ví việc này giống như “yêu lại từ đầu” với công việc mình đã làm thời gian qua để luôn cảm thấy đây là công việc thú vị và tạo hứng thú khi làm việc. Lấy lại đam mê trong công việc mà bạn đã đánh mất.

+ Bạn đã chán nản với công việc nhưng đừng vội nghỉ việc ngay. Hãy ở lại thêm một thời gian ngắn để bạn suy nghĩ thật kỹ về việc nên nghỉ việc tại đó không. Và với quyết định nghỉ việc ở đó có ảnh hướng đến cuộc sống của bạn không. Nếu có ảnh hưởng và ảnh hưởng nhiều thì hãy suy nghĩ thật kỹ về việc bạn có nên xin nghỉ việc không nha. Đừng để tình trạng nghỉ việc xong thất nghiệp và ảnh hưởng đến tài chính của bản thân, gia đình bạn nha

+ Hãy suy xét thật kỹ trước khi có ý định bỏ việc dù bạn đã chán nản với công việc nha. Hãy tính đến khả năng sau: Đủ kinh tế để trang trải khi bỏ việc, và việc bạn quyết định nghị việc của bạn là đã suy nghĩ đúng đắn. Hãy hỏi ý kiến của người thân, bạn bè của bạn để chắc rằng quyết định nghỉ việc của bạn là không vội vàng và quyết định đó là đúng đắn.

+ Hãy tính đến tương lai và kế hoạch của bạn sẽ có bị ảnh hưởng gì không nếu sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch hoặc dự định tương lai của bạn nha. Hãy nghĩ đến các dự định tương lai để việc nghỉ việc của bạn không ảnh hưởng nếu có ảnh hưởng thì hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định nghỉ việc nha.

Khi bạn đang bế tắc và không biết có nên nghỉ việc không thì bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định quá vội vàng.

Việc làm Kế toán – Kiểm toán

3. Mẹo đưa ra các lý do nghỉ việc không làm mất lòng cấp trên

Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng việc chấm dứt làm việc với công ty là bạn đã hết duyên nợ với công ty đó. Đó là một suy nghĩ rất sai lầm về việc hành xử của bạn. Nếu bạn là một người thông minh và biết cách ứng xử thì bạn có thể sử dụng cách giao tiếp và khéo léo xin nghỉ việc mà vẫn giữ được quan hệ với sếp một cách tốt đẹp. Một số mẹo cho bạn về lý do xin nghỉ việc không làm mất mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và công ty.

+ Lấy lý do khách quan: việc chuyển nhà, kết hôn, sinh con,.. ảnh hưởng đến quá trình và hoạt động trong công việc của bạn, Bạn muốn xin nghỉ để chăm lo cho gia đình và con cái. Đây là một trong những lý do hay để bạn có thể xin nghỉ việc mà vẫn không làm mất đi quan hệ tốt với sếp, đừng bao giờ nói đến lý do nghỉ việc của bạn là do bạn đã chán với công việc này, hoặc không bằng long với các đồng nghiệp trong cơ quan. Đây là lý do ít được chấp nhận khi bạn chán việc muốn nghỉ.

Chán nản với công việc, không có động lực làm việc, muốn nghỉ việc

+ Lấy lý do chủ quan về bản thân không muốn việc của mình ảnh hưởng đến công việc chung của doanh nghiệp nên xin nghỉ để mọi việc công ty được thực hiện đúng tiến độ và hoạt động của doanh nghiệp là tốt nhất. Hãy trình bày thẳng thắn lý do cá nhân ra sao để có thể xin phép nghỉ việc mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai bên

+ Lấy lý do là mục tiêu nghề nghiệp thay đổi. Bạn có thể đưa ra mục tiêu của mình mong muốn trong công việc thay đổi và không phù hợp với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp, do không không muốn ảnh hưởng đến hoạt động của công ty nên xin nghỉ đến công việc được tốt nhất.

Qua những chia sẻ về câu chuyện chán việc muốn nghỉ với những dấu hiệu và biểu hiện trên bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi có ý định nghỉ việc và nên nghỉ việc nếu bạn cảm thấy quyết định đó là đúng đắn và không ảnh hưởng đến cuộc sống và tài chính của bạn.

Học Luật Ra Trường Làm Những Công Việc Gì?

Đánh giá bài viết :

Hệ thống viện kiểm sát được tổ chức ở ba cấp như sau: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, rồi tới Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Viện kiểm sát nhân dân huyện, hoặc quận ,thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Ngoài ra hệ thống Viện kiểm sát nhân dân còn có Viện kiểm sát quân sự gồm Viện kiểm sát quân sự trung ương và Viện kiểm sát quân sự của các quân khu.

Học Luật công tác tại Cơ quan thi hành án

Nếu bạn thích nghề chấp hành viên thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ là nơi bạn làm việc ở các tỉnh trực thuộc trung ương có phòng thi hành án trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh còn ở huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh thì có các đội thi hành án trực thuộc Phòng Tư pháp huyện. Các phòng thi hành án và đội thi hành án được tổ chức ở tất cả các địa phương trong phạm vi toàn quốc.

Phòng công chứng nhà nước

Ở bất cứ tỉnh, ở thành phố nào trên đất nước chúng ta cũng có phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp. Có một số địa phương còn có nhiều phòng do nhu cầu công chứng của nhân dân càng ngày càng tăng. Ví dụ như ở Hà Nội có 4 phòng công chứng, TPHCM có 5 phòng công chứng. Thế mà khi đi công chứng, chúng ta thường vẫn phải đợi rất lâu. Bởi vậy, Nhà nước đang xem xét việc “xã hội hóa” công chứng, có thể hiểu nôm na là cho phép thành lập các văn phòng công chứng của tư nhân.

Cơ quan tư pháp ở địa phương có các Sở Tư pháp ở các tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Tư pháp ở huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, riêng ở phường, xã, thị trấn thì có các Ban Tư pháp cơ sở. Ở đây, bạn sẽ thường xuyên được tiếp xúc, và giúp đỡ những người cùng xã, cùng phường với mình trong các công việc pháp lý như khai sinh, khai tử v.v…

Bộ phận pháp chế

Các bạn có thể lựa chọn nơi công tác tương lai của mình ở bộ phận pháp chế của Văn phòng Quốc hội, hay Văn phòng Chính phủ, tại các Bộ, các ngành… những cơ quan này đều cần những cán bộ pháp lý giỏi chuyên môn để tham mưu cho lãnh đạo các vấn đề về pháp luật, gồm cả việc soạn dự thảo các văn bản luật.

Cơ quan thanh tra các Bộ, ngành

Ở các Bộ, ngành, ngoài công tác ở bộ phận pháp chế, các bạn còn có cơ hội làm việc ở bộ phận thanh tra. Với nhiệm vụ kiểm tra, xem xét giải quyết khiếu nại, bộ phận này rất cần những người có chuyên môn ngành luật.

Các cơ sở đào tạo

Nếu các bạn yêu nghề giáo viên thì có thể giảng dạy các môn học luật ở các trường đại học hoặc môn giáo dục công dân ở các trường phổ thông trung học. Ngoài các cơ sở đào tạo Văn bằng 2 luật – ngành luật như Trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh… còn nhiều trường đại học khác có giảng dạy một số môn học luật. Hay bạn có thể làm việc ở Học viện Tư pháp – là cơ sở duy nhất ở Việt Nam đào tạo các kỹ năng hành nghề cho thẩm phán,các kiểm sát viên, các luật sư, các chấp hành viên, và công chứng viên…

Còn nếu bạn muốn trở về với tuổi học sinh mộng mơ đầy kỷ niệm, thì bạn có thể làm giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân để truyền đạt cho các em học sinh những kiến thức pháp luật ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.

Cho dù bạn không thích tất cả những công việc kể trên thì vẫn còn một cơ hội nữa cho bạn. Đó là, bạn hoàn toàn có thể tự mình kinh doanh và kiến thức luật không bao giờ thừa. Có rất nhiều sinh viên luật sau khi tốt nghiệp đã tự mình gây dựng cơ sở kinh doanh và rất tự tin với kiến thức của mình, có thể đứng vững được trên thương trường và thành đạt.