Viết 1 Văn Bản Báo Cáo Lớp 7 / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Soạn Văn Lớp 7: Văn Bản Báo Cáo

Soạn văn lớp 7: Văn bản báo cáo (ngắn nhất)

I. Đặc điểm của văn bản báo cáo

1. Đọc các văn bản báo cáo

2. Trả lời câu hỏi

a. Mục đích của việc viết báo cáo là tổng kết, trình bày kết quả một sự kiện, công việc gì đó.

b. Viết báo cáo phải chú ý những yêu cầu sau:

– Về nội dung: cần chú ý các mục:

+ báo cáo của ai?

+ báo cáo với ai?

+ báo cáo về việc gì?

+ kết quả như thế nào?

– Về hình thức: trình bày trang trọng rõ ràng theo một số mẫu của văn bản hành chính đã được quy định sẵn

c. Một số trường hợp cần viết báo cáo:

– Báo cáo tình hình rèn luyện đạo đức tháng

– Báo cáo tình hình học tập tháng

3. Các tình huống phải viết báo cáo là: b

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 136 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Một số văn bản báo cáo sưu tầm

Văn bản 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP, LAO ĐỘNG TRONG THÁNG 12 CỦA TỔ 3 LỚP 3A.

Thưa các bạn! Tôi xin trình báo kết quả học tập và lao động của tổ ta trong tháng qua như sau:

A. NHẬN XÉT CÁC MẶT

1. Học tập:

– Nhìn chung các bạn trong tổ đi học chuyên cần, đúng giờ, thực hiện nghiêm túc những quy định và nề nếp học tập do trường, lớp đề ra.

Học bài và làm bài đầy đủ. Có ý thức xây dựng bài khi học bài mới. Người phát biểu nhiều nhất là bạn Thu Hằng 12 ý kiến, ít nhất là bạn Đức Khôi 6 ý kiến

– Kết quả: 8 điểm 10, 12 điểm 9, 6 điểm 8, 10 điểm 7, điểm 5, 6 có 4 con, không có điểm yếu.

2. Lao động:

Trong tháng qua chỉ có 1 buổi lao động làm cỏ xung quanh lớp học. Các cá nhân đều tham gia đầy đủ và tích cực.

B. ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG:

1- Tập thể: Nhóm 2

2- Cá nhân: Bạn Thu Hằng.

Bài 2 (trang 136 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Lỗi cần tránh khi làm văn bản báo cáo:

– Cần chú ý mẫu của một văn bản hành chính

– Cần trình bày sáng sủa, khoa học, mạch lạc các phần cần phân bố rõ ràng

– Nội dung cụ thể chi tiết nhưng không rườm rà lan man, không đi sâu vào kể lể

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất)

Soạn Bài Lớp 7: Văn Bản Báo Cáo

Soạn Ngữ văn lớp 7 bài văn bản báo cáo

Soạn bài Văn bản báo cáo

được VnDoc sưu tầm, hy vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô và các em học sinh sẽ có thêm nhiều tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Mời quý thầy cô giáo và các em học sinh tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình THCS. VĂN BẢN BÁO CÁO I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BÁO CÁO

1. Văn bản báo cáo (t.133, 134)

a) Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.

b) Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu sau:

– Về hình thức trình bày: Trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số quy định sẵn.

– Về nội dung: Không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?

c) Một số trường hợp cần viết báo cáo:

Lớp trưởng báo cáo kết quả buổi lao động vệ sinh đầu năm học của lớp cho thầy (cô) chủ nhiệm.

Lớp trưởng báo cáo kết quả đợt thi đua tìm hiểu về Đoàn trong tháng 3 cho thầy (cô) chủ nhiệm

Lớp trưởng báo cáo về buổi tham quan địa đạo Củ Chi cho thầy (cô) chủ nhiệm.

2. Tình huống phải viết báo cáo:

– Tình huống b: Cần viết báo cáo.

– Tình huống a: Cần viết văn bản đề nghị.

– Tình huống c: Cần viết đơn xin nhập học.

II. CÁCH LÀM VĂN BẢN BÁO CÁO

1. Cách làm văn bản báo cáo (t. 135, 136)

a) Các mục trong cả hai văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự:

(1) Quốc hiệu và tiêu ngữ.

(2) Địa điểm làm báo cáo và ngày tháng.

(3) Tên văn bản: Báo cáo về…

(4) Nơi nhận báo cáo.

(5) Người (tổ chức) báo cáo.

(6) Nêu lí do, sự việc và các kết quả đã làm được.

(7) Kí tên.

– Hai văn bản báo cáo trên giống nhau về cách trình bày các mục và khác nhau ở nội dung cụ thể.

– Những mục quan trọng, cần chú ý trong hai câu văn bản báo cáo trên là: (5) Báo cáo của ai, (4) báo cáo với ai, (3) báo cáo về việc gì, (6) kết quả như thế nào.

b) Cách làm một văn bản báo cáo.

– Dàn mục: 7 Mục như câu trả lời a.

– Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.

– Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục sau:

Báo cáo của ai.

Báo cáo với ai.

Báo cáo về việc gì.

Kết quả như thế nào.

III. LUYỆN TẬP (t.136)

Các lỗi lầm cần tránh

– Thiếu một trong các mục sau đây:

(1) Quốc hiệu và tiêu ngữ.

Hướng Dẫn Viết Văn Bản Báo Cáo

– Phản ánh đúng sự thật khách quan, nêu đúng ưu điểm, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn, việc đã giải quyết, việc còn tồn đọng, không được hư cấu hoặc chủ quan duy ý chí.

– Người trực tiếp soạn thảo không được thiên vị, không thêm bớt hiện tượng nhằm bóp méo sự thật, phải trung thực và khách quan toàn diện trong cách đưa tin và đánh giá trong báo cáo. Cần phải theo dõi, nghiên cứu sâu sát quá trình diễn biến sự việc, hiện tượng để tìm nguyên nhân phản ánh và báo cáo. Nếu sự thật bị cắt xén, xác định sai nguyên nhân, đưa ra những nguồn tin không chính xác, không toàn diện, sẽ làm lãnh đạo đưa ra giải pháp không đúng, xử lý thiếu kịp thời và không triệt để.

Nội dung báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm:

– Người soạn thảo phải đầu tư thời gian, chọn lọc các số liệu và sự kiện về các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ chính yếu của tổ chức mình để đưa vào báo cáo, không nên liệt kê tràn lan mọi sự việc, hiện tượng xảy ra. Tập hợp được số liệu chính xác, ăn khớp với nhau là việc làm cần thiết, song đòi hỏi phải biết lập luận để thấy được ưu khuyết điểm thông qua những con số đó. Cần tránh những con số ma hoặc những sự kiện chung chung không chứng minh, lý giải được điều gì. Trường hợp cần giải thích kỹ hơn thì có thể đính kèm theo báo cáo các bản phụ lục ghi các số liệu làm phương tiện minh chứng cho các kết luận trong báo cáo.

– Một bản báo cáo chỉ thuần túy thống kê sự việc mà không rút ra được những kinh nghiệm, bài học gì thì đó là báo cáo kém chất lượng, hiệu quả. Cần xuất phát từ mục đích, yêu cầu của từng loại báo cáo, xuất phát từ đối tượng đọc báo cáo mà có phương pháp viết báo cáo cho cụ thể, mạch lạc, hợp với người nghiên cứu. Tránh báo cáo tràn lan, vụn vặt, sa vào chi tiết rườm rà, sa vào các số liệu rắc rối mà phải chọn đúng trọng tâm, trọng điểm.

– Báo cáo kịp thời thể hiện ý thức, kỷ luật, ý thức tôn trọng tổ chức, tôn trọng cấp trên, có trách nhiệm với công việc. Báo cáo chậm trễ làm cho lãnh đạo không nắm được thông tin từ cấp dưới, dẫn đến hậu quả không thể ứng phó kịp thời, nhanh nhạy với tình hình để có những quyết định và mệnh lệnh chính xác, nhiều trường hợp gây ra hậu quả lớn trong quản lý.

Soạn Văn 7: Văn Bản Báo Cáo

Soạn Văn 7: Văn bản báo cáo

Soạn Văn lớp 7 Văn bản báo cáo

Soạn Văn Văn bản báo cáo

được VnDoc sưu tầm, hy vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô và các bạn học sinh sẽ có thêm nhiều tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình THCS.

Soạn Văn: Văn bản báo cáo

Đặc điểm của văn bản báo cáo

a. Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của cá nhân hay tập thể.

b. Báo cáo cần chú ý:

– Về nội dung: Nhất thiết phải có các mục: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?

– Về hình thức: Trang trọng, sáng sủa theo một số quy định.

c. Một số trường hợp cần viết báo cáo:

– Lớp trưởng báo cáo về tình hình mất trật tự trong lớp qua một tuần học.

– Lớp trưởng báo cáo về công tác thực hiện vệ sinh môi trường của lớp.

3. Các tình huống cần viết:

a. Văn bản đề nghị

b. Báo cáo

c. Đơn xin nhập học

Cách làm văn bản báo cáo

1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo

a. Các mục trong văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự:

(1) Quốc hiệu tiêu ngữ

(2) Địa điểm, thời gian làm báo cáo

(3) Tên văn bản

(4) Nơi nhận báo cáo

(5) Người báo cáo

(6) Lí do, sự việc, kết quả báo cáo

(7) Chữ kí, họ tên người làm báo cáo

– Hai văn bản chỉ khác nhau ở tên báo cáo, người nhận, người gửi, và nội dung báo cáo. Còn lại các mục khác là giống nhau.

– Phần quan trọng nhất là: Người nhận, người làm báo cáo, nội dung báo cáo.

b. Cách làm một văn bản báo cáo:

– Trình bày đầy đủ các mục ở trên.

– Hình thức ngắn gọn, sáng sủa, trang trọng, rõ ràng.

2. Dàn mục một văn bản báo cáo

3. Lưu ý

Luyện tập 1. Sưu tầm văn bản báo cáo:

2. Các lỗi cần tránh khi viết văn bản báo cáo: Tránh trình bày quá dài dòng, khó hiểu. Nên thực hiện đầy đủ các mục của văn bản báo cáo.