Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:Đã bấy lâu nay, bác tới nhàTrẻ thời đi vắng, chợ thời xaAo sâu nước cả, khôn chài cáVườn rộng rào thưa, khó đuổi gàCải chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoaĐầu trò tiếp khách, trầu không cóBác đến chơi đày, ta với ta.Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:Đã bấy lâu nay, bác tới nhàCách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ – lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:Trẻ thời đi vắng, chợ thời xaCách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:Trẻ thời đi vắng, chợ thời xaAo sâu nước cả, khôn chài cáVườn rộng rào thưa, khó đuổi gàCải chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoaTa hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.Đầu trò tiếp khách, trầu không cóĐến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp… những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý – tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.Bác đến chơi đây, ta với taLần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viếtRượu ngon không có bạn hiềnKhông mua không phải không tiền không muaCâu thơ nghĩ, đắn đo muốn viếtViết đưa ai, ai biết mà đưa?Giường kia, treo những hững hờĐàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đànCó thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ… Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:Từ trước bảng vàng nhà sẵn cóChẳng qua trong bác với ngoài tôi(Gửi bác Châu Cầu)Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngayBác bệnh tật, tôi yếu gầyGiao du rồi biết sau này ra sao(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử – Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
Viết Bài Văn Bản Biểu Cảm / TOP 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Viết Bài Văn Bản Biểu Cảm được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Viết Bài Văn Bản Biểu Cảm hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài:đặc Điểm Văn Bản Biểu Cảm
Tuần 6Tiết 24Ngày soạn:22/09/2011Ngày dạy:03/10/2011
ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN BIỂU CẢM
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. -Nắm được đặc điểm của văn bản biểu cảm. -Hiểu được đặc điểm của phương thức biểu cảm. -Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc hiểu văn bảnB.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1.Kiến thức. -Bố cục của bài văn biểu cảm. -Yêu cầu của việc biểu cảm. -Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp. 2.kĩ năng. Nhận biết đặc điểm của bài văn biểu cảm. 3.Thái độ. Biết vận dụng vào viết bài văn biểu cảmC.PHƯƠNG PHÁP. Đàm thoại- Hoạt động nhóm.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định lớp: 7A 4:…………….. 7A 5:………………… 2.Bài cũ: Nêu đặc điểm của văn bản biểu cảm? 3.Bài mới: Trong cuộc sống cũng như trong văn chương nhu cầu biểu cảm của con người là rất nhiều vì trong mỗi cá nhân đều chất chứa một tình cảm tốt đẹp. Vậy đặc điểm của văn bản biểu cảm như thế nào bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu sõ điều đó
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSNỘI DUNG BÀI
Hoạt động 1:-Đọc ví dụ sgk và trả lời câu hỏi:-Bài văn tấm gương biểu đạt tình cảm gì?
-Tình cảm và sự đánh giá của tác giả là sõ ràng chân thực, không thể bác bỏ. Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi, tạo giá trị văn bản. Ghi nhớ sgk/86
2.Bài tập củng cố VDSGK/86-Đoạn văn Nguyên Hồng thể hiện tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm.-Tình cảm được biểu hiện trực tiếp. Dấu hiệu tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm.II.LUYỆN TẬP. Đọc bài: Hoa học tròa. -Văn bản bộc lộ tình cảm: Nỗi buồn nhớ khi phải xa trường, xa bạn.-Mượn hoa phượng để nói về cuộc chia ly.-Đoạn văn thể hiện sự hụt hẫng, bâng khuâng khi phải xa trường, xa bạn.
b.Mạch ý của đoạn văn.Phượng nở….Phượng rơiPhượng nhớ: người sắp xa…;Một trưa hè….;Một thành xưaPhượng khóc….;mơ…..;Nhớ Hoa đẹp với ai khi hs đã đi cả rồi.III.HƯỚNG DẪN Ở NHÀ.-Đọc thuộc ghi nhớ-Soạn bài : ” Bánh trôi nước”, với nội dung:+Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi nước.+Hình ảnh người phụ nữ được miêu tả như
Soạn Bài Ôn Tập Văn Bản Biểu Cảm
Soạn bài ôn tập văn bản biểu cảm
Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường (bài 5), An Giang (bài 6), bài Hoa học trò (bài 6), bài Cây sấu Hà Nội (bài 7), các đoạn văn biểu cảm (bài 9), bài Cảm nghĩ về một bài ca dao (bài 12) và các văn bản trữ tình khác, hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào?
Gợi ý:
Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường, về An Giang, bài Hoa học trò, bài Cây sấu Hà Nội, các đoạn văn biểu cảm, bài Cảm nghĩ về một bài ca dao và các văn bản trữ tình khác, ta thấy văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như sau:
-Văn miêu tả là tái hiện lại để người đọc cảm nhận được nó thông qua việc dùng các chi tiết hình ảnh, để từ đó hình dung ra những dặc diểm, tính chất nổi bật của sự vật sự việc, con người. Ngược lại, văn biểu cảm với mục đích là bày tỏ tư tưởng tình cảm, cảm xúc, thái độ của người nói với đối tượng được nói tới bằng cách miêu tả những đặc điểm, phẩm chất của nó đế nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Câu hỏi 2: Đọc lại bài Kẹo mầm (bài 11), hãy cho biết văn biểu cảm khác với văn tự sự ở điểm nào?
Gợi ý:
Đọc văn bản Kẹo mầm ở bài 11, ta nhận thấy văn tự sự khác với văn biểu cảm ở những điểm sau:
-Văn tự sự thiên về trình bày các sự việc có đầu có đuôi, có nguyên nhân, diễn biến và có kết quả nhăm giải thích sự việc, tìm hiểu con người.
-Trong văn biểu cảm, yếu tố tự sự chỉ là bức phông nền để người viết thể hiện những tình cảm cảm xúc của mình. Do vậy, khi kể thường không đi sâu vào nguyên nhân, diễn biến kết quả mà chỉ nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm để bộc lộ cảm xúc của bản thân.
Câu hỏi 3: Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? Nêu VD.
Gợi ý:
Tình cảm, cảm xúc của con người chỉ có thể nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thế. Do vậy, trong văn biểu cảm yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gợi cảm rất lớn:
Nếu yếu tố tự sự có tác dụng làm cho tình tiết thêm hấp dẫn, gây sự tò mò, hứng thú cho người đọc và gợi lên những ý nghĩa sâu xa, từ đó giúp cho người đọc nhớ lâu và khơi gợi cảm xúc ở họ, thì yếu tố miêu tả lại khơi gợi sức cảm thụ và trí tưởng tượng của người đọc và qua đó làm cho yếu tô’ biểu cảm trở nên cụ thể, chân thực và sống động hơn.
Như vậy, trong văn biểu cảm muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, chúng ta cần sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả bởi hai yếu tố này có tác dụng khêu gợi cảm xúc, làm cho cảm xúc được bộc lộ hay hơn, chân thực hơn và gây xúc động đôi với người đọc.
Ví dụ như trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ, ông đã kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm, lấy tự sự và biểu cảm làm phông nền để bộc lộ cảm xúc được sâu sắc.
(Xem lại phần hướng dẫn trả lời câu hỏi để tìm hiểu thêm)
Câu hỏi 4; Cho một đề bài biểu cảm, chẳng hạn: Cảm nghĩ mùa xuân, em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào? Tìm ý và sắp xếp ý như thế nào?
Gợi ý
Với đề vãn biếu cảm như trên, em sẽ thực hiện bài làm qua 4 bước như sau:
-Tìm hiểu đề và tìm ý.
-Đọc và sửa lại bài viết.
Với khâu tìm ý và sắp xếp ý cần thực hiện như sau:
-Cảm nghĩ của em về ý nghĩa của mùa xuân đối với mỗi người và riêng bản thân em.
-Khi mùa xuân đến là lúc cây côi đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi nảy nở.
-Mùa xuân khởi đầu cho những dự định tốt đẹp trong tương lai, từ đó gợi cho em suy nghĩ về cuộc sống và những người sông bên em.
Câu hỏi 5: Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao?
Gợi ý:
Trong văn biểu cảm, để khơi gợi cảm xúc với người đọc, ngoài yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự, người viết còn sử dụng các biện pháp tu từ. Do đó, trong thể loại văn này, chúng ta thường bắt gặp những biện pháp tu từ rất quen thuộc như: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nhân hoá, các câu cảm thán. Các biện pháp tu từ đó đã làm cho ngôn ngữ trong văn biểu cảm rất giàu chất thơ, các câu văn thường có nhịp điệu, tạo ra tính nhạc và làm cho bài viết trở nên cân đối, uyển chuyến rất gần gũi với ngôn ngữ của thơ ca.
Từ khóa tìm kiếm:
soạn văn ôn tập văn bản biểu cảm
Soạn Bài Đề Văn Biểu Cảm Và Cách Làm Bài Văn Biểu Cảm
Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
1. Đề văn biểu cảm
2. Các bước làm bài văn biểu cảm
– Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ
– Hình dung về nụ cười của mẹ: ấm áp, yêu thương; khích lệ, động viên, …
– Tình cảm của em với nụ cười của mẹ nói riêng và với mẹ nói chung.
* Mở bài : Cảm xúc với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.
* Thân bài :
– Vài nét về mẹ:
+ Tuổi, sức khỏe.
+ Đảm đang, tháo vát.
+ Tính tình hiền hòa, dễ mến.
– Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
+ Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
+ Nụ cười vui,thương yêu.
+ Nụ cười khuyến khích.
+ Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
+ Những khi vắng nụ cười của mẹ.
+ Làm sao để luôn thấy được nụ cười của mẹ
c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
Luyện tập
a. Bài văn biểu đạt tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương An Giang yêu dấu. Đặt nhan đề: An Giang đất mẹ …
Đặt đề văn : Nêu cảm nghĩ về vẻ đẹp quê hương An Giang.
b. Dàn ý :
– Mở bài: Giới thiều tình yêu quê hương An Giang.
– Thân bài: Biểu hiện tình yêu quê hương:
+ Kỉ niệm tuổi thơ.
+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu với những người con anh hùng.
– Kết bài: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành).
c. Phương thức biểu cảm: biểu cảm trực tiếp, rất giàu cảm xúc và dung dị.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Viết Bài Văn Bản Biểu Cảm xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!