Viết Đoạn Văn Cảm Nhận Về Văn Bản Trong Lòng Mẹ / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Viết Đoạn Văn Ngắn Cảm Nhận Về Chú Bé Hồng Trong Tác Phẩm “Trong Lòng Mẹ”

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về chú bé Hồng trong tác phẩm “Trong lòng mẹ” là tài liệu môn Ngữ văn lớp 8 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Ngữ văn 8: Cảm nhận về chú bé Hồng trong tác phẩm “Trong lòng mẹ”

VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

1. Đoạn văn ngắn cảm nhận về chú bé Hồng – Đoạn văn 1

Hồng là một cậu bé đáng thương trong xã hội phong kiến, cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là người cô. Người cô luôn muốn xóa đi tình cảm trong sáng về người mẹ của cậu bé đáng thương nhưng không, cậu vẫn luôn tin vào mẹ của mình, bảo vệ mẹ và tình yêu mẹ lại càng mãnh liệt hơn nữa. Tình yêu đó đủ đánh tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiệt mà người cô đặt ra và tình yêu đối với mẹ đã làm cậu bé Hồng vượt qua tất cả và còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất.

2. Đoạn văn ngắn cảm nhận về chú bé Hồng – Đoạn văn 2

Cậu bé Hồng là nhân vật chính, nhân vật tự truyện được viết như sự phát ngôn và hóa thân của nhà văn Nguyên Hồng. Cậu bé Hồng có một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi cực. Cha cậu mất sớm do nghiện ngập, mẹ cậu vì túng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nhà nội. Nhưng Hồng cũng là một cậu bé thông minh, nhạy cảm. Khi nghe những lời nói thâm độc và những rắp tâm vấy bẩn của bà cô. Cậu bé tinh ý nhận ra những tâm địa độc ác của bà cô. Cậu bé Hồng có một trái tim tha thiết yêu thương mẹ. Mặc cho bà cô luôn nói xấu mẹ cậu nhưng tình yêu của Hồng dành cho mẹ vẫn đằm thắm, vẹn nguyên. Cậu có một trái tim luôn khao khát hạnh phúc được ở bên người mẹ hiền. Khi đi học về, cậu vô tình gặp được mẹ. Cậu sung sướng cực điểm khi gặp mẹ ở trong lòng mẹ. Có thể nói, cậu bé Hồng là hình ảnh của tuổi thơ nhiều bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim yêu thương sâu sắc, để lại ấn tượng trong lòng người đọc.

3. Đoạn văn ngắn cảm nhận về chú bé Hồng – Đoạn văn 3

Chú bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi, nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực. Còn cậu, cậu phải sống với bà cô cay nhiệt, ghẻ lạnh, luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa cháu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình. Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt một niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình, cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa. Hơn ai hết, cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương, được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,… như bao đứa trẻ khác. Giờ đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu. Và rồi, vào hôm giỗ đầu thầy cậu. Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào, miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về. Tất cả những khổ đau, những lời nói của bà cô đều bị lãng quên – trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc. Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo, có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình: hay là biểu hiện rõ nhất của tình mẫu tử thiêng liêng.

4. Đoạn văn ngắn cảm nhận về chú bé Hồng – Đoạn văn 4

Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo rắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.

Cảm Nhận Về Đoạn Trích Trong Lòng Mẹ

Gia sư uy tín tại tphcm nhận thấy “Trong lòng mẹ” là đoạn trích thứ IV được trích từ tác phẩm hồi kí “Những ngày thơ ấu” gồm có 9 chương kể về tuổi thơ đầy cay đắng của tác giả Nguyên Hồng. Ngòi bút của Nguyên Hồng luôn hướng đến những số phận bất hạnh dưới đáy xã hội và hồi kí “những ngày thơ ấu” là tác phẩm đại diện cho phong cách sáng tác ấy của ông.

Đoạn trích “trong lòng mẹ” đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của tác giả đối với người mẹ bất hạnh của mình. Chú bé Hồng lúc này mồ côi cha và phải sống xa mẹ, khi gần đến ngày giỗ đầu của cha Hồng mà mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về thì cậu bé Hồng liền phải nghe những lời nói như gai đâm của người cô. Những lời nói đầy cay độc của người cô: “Hồng mày muốn vào Thanh Hóa với mẹ mày không ?”, ” mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu”, ” bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”,….

Trung tâm gia sư quận 5 nhận ra từng câu từng chữ của người cô liên tiếp nói ra như từng mũi dao sắc nhọn đâm vào trái tim non nớt, nhạy cảm của chú bé đang tuổi ăn tuổi lớn. Trước những lời nói đầy thâm độc của người cô, nhân vật tôi chỉ biết cúi đầu không đáp, hai hàng nước mắt nóng hổi lăn tràn trên má, xuống đến mép rồi chan hòa xuống dưới cổ, đôi lúc phải cười dài trong nước mắt, có lúc thì cổ họng nghẹn đắng, khóc không ra tiếng, một đứa bé như Hồng có thể làm được gì chứ ? Cãi lại cô ư ? Chắc đó không phải là cách, bởi bây giờ chú đang mang tiếng ăn nhờ ở đậu nhà họ hàng, nếu như to tiếng đáp lại, không chừng người cô lại nghĩ Hồng không biết điều, là một kẻ ăn cháo đá bát, vậy nên sự cùng cực, tủi nhục trong Hồng dâng lên đỉnh điểm. Nhưng không vì vậy mà tình cảm chú dành cho mẹ bị lung lay, người cô càng nói xấu về mẹ chú bao nhiêu, thì tình cảm chú dành cho mẹ lại nhiều lên bấy nhiêu, và lòng tin vào mẹ kiên định hơn bao giờ hết, chú có những suy nghĩ trưởng thành rằng muốn đập tan những lề lối cổ hủ đã đày đọa người mẹ phải đi tha hương cầu thực.

Trung tâm gia sư quận 7 thấy càng thương mẹ bao nhiêu thì chú càng cảm nhận được những rắp tâm tanh bẩn hiện rõ mồn một trên khuôn mặt rất kịch của người cô. Và chú hiểu được rằng người cô cũng như bao người ngoài kia, mang những định kiến xã hội, ích kỉ, hẹp hòi, chỉ toan áp đặt những định kiến xã hội lên thân phận người phụ nữ. Khi được gặp mẹ, tác giả liền đuổi theo, bối rối gọi : : mợ ơi! Mợ ơi,…

Đây là những tiếng gọi bật lên từ lòng tha thiết khát khao tình mẹ con. Khi gặp mẹ, cậu bé không kịp làm gì , chỉ ” thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi leo lên xe, tôi ríu cả chân….òa khóc nức nở”, lúc này chú trở về nguyên trạng là một đứa con bé bỏng sà vào lòng mẹ, bao nhiêu nhớ nhung, yêu thương, tủi cực cứ thế theo hai dòng nước mắt tuôn ra như suối. Khi được nhìn thấy mẹ, thấy khuôn mặt hồng hào, được áp vào lòng mẹ, cảm nhận hơi ấm từ mẹ toát ra, chú hiểu ngay rằng những lời của người cô thâm độc và người bà con xa kia hoàn toàn chỉ là bịa đặt, mẹ của chút vẫn rất xinh đẹp, khỏe mạnh chứ không hề như lời người ta nói, mẹ chú vẫn giữ đúng lời hứa trở về với chú dù cho chỉ là trong một thời gian ngắn. Lúc này chú bé Hồng mới cảm nhận được sự thiêng liêng của tình mẫu tử.

Trung tâm gia sư quận 9 cho rằng qua đoạn trích “trong lòng mẹ”, Nguyên Hồng đã cho chúng ta hiểu được tình cảnh đáng thương, sự tổn thương về tâm hồn của chú bé Hồng cùng tình yêu thương vô bờ bến, lòng khát khao tình mẫu tử của chú dành cho người mẹ của mình. Đoạn trích thể hiện phong cách Nguyên Hồng: sử dụng thể loại hồi kí, thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành đến từng câu chữ, và giàu cảm xúc, đi sâu vào trái tim người đọc. Đây cũng là giá trị nhân đạo mà Nguyên Hồng gửi gắm qua tác phẩm.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận về đoạn trích trong lòng mẹ nghị luận về văn bản trong lòng mẹ viết đoạn văn cảm nhận về tình mẫu tử trong lòng mẹ cảm nhận của em về người mẹ trong văn bản trong lòng mẹ cảm nhận về nhân vật bé hồng trong đoạn trích trong lòng mẹ suy nghĩ về nhân vật hồng ở đoạn trích trong lòng mẹ dàn ý suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích trong lòng mẹ Các bài viết khác…

Cảm Nhận Đoạn Trích Trong Lòng Mẹ

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động kèm theo nỗi cay đắng vào trong những câu chuyện của ông. Hồi kí “Những ngày thơ ấu” là kỉ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kì, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.

Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn – cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến ta hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những kí ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kì diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.

Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu.

Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”.

Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ. Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hòa chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ”.

Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng

khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm. Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.

Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

Cảm Nhận Về Tấm Lòng Người Mẹ Trong Văn Bản “Mẹ Tôi”

Dàn ý 1

1. Mở bài cho đề phân tích hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung văn bản: Văn bản “Mẹ tôi” là một đoạn trích trong tác phẩm, nói lên tấm lòng yêu thương cao cả, vô bờ bến của người mẹ dành cho đứa con của mình.

2. Thân bài cho đề phân tích hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi

– Hoàn cảnh bức thư của bố En-ri-cô: Hoàn cảnh tạo ra bức thư chính là khi En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ, bố của En-ri-cô đã viết bức thư này.

– Hình ảnh người mẹ trong bức thư: Bức thư còn là hình ảnh của người mẹ, mẹ En-ri-co hiện lên với sự dịu dàng, hiền hậu và bao dung, tuy rất bình dị nhưng ẩn sâu trong đó lại vô cùng lớn lao.

3. Kết bài cho đề phân tích hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi

Nhận thức về tình yêu thương của mẹ, công lao vĩ đại của cha mẹ: Văn bản đã phác họa cho người đọc một chân dung của người mẹ với tình yêu thương con tha thiết, sâu sắc và cao cả

Dàn ý 2

– Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái.

– Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.

– Bài văn Mẹ tôi trích từ cuốn Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi là bài học sâu sắc, thấm thìa về đạo làm con.

+ Ham chơi hơn ham học.

+ Thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.

* Thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai:

+ Buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ.

+ Tức giận vì đứa con trong phút nông nổi đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ.

+ Nhắc lại cho con nhớ công lao to lớn và tình thương yêu, đức hi sinh cao cả của mẹ…

+ Muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ, hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

* Lời khuyên thấm thía của người cha:

+ Khuyên con hãy nhớ rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người.

+ Nhắc cho con nhớ: Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó.

+ Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ bằng thái độ thành khẩn và cầu xin mẹ hôn con để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.

+ Khẳng định: Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn lá thấy con bội bạc với mẹ.

– Văn bản được thể hiện dưới hình thức một bức thư bố gửi cho con. Giọng điệu vừa nghiêm khắc, vừa ân cần, tha thiết.

– Văn bản cập đến đạo làm con. Kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi con người.

Viết Đoạn Văn Biểu Cảm Về Mẹ

Viết đoạn văn biểu cảm về mẹ

Đoạn văn 1:

Con sinh ra trong một ngày đầy giông bão. Mẹ đã vượt qua nỗi đau đớn tận cùng để đưa con đến với thế giới này. Con lớn lên trong tình yêu thương bao la của mẹ. Vòng tay mẹ chính là chiếc nôi tuyệt vời nhất vỗ về tâm hồn con, đưa con vào giấc ngủ say, đưa con vào với những giấc mơ thần tiên, êm ả. Đi suốt cuộc đời, con vẫn là dòng sông nhỏ bé, còn mẹ hiền là biển cả mênh mông. Tình mẹ cao như mây trời, rộng như biển cả. Mẹ là người có thể thay thế bất kể ai khác, nhưng không ai có thể thay thế được mẹ. Mẹ là tuyệt vời nhất. Đối với con, mẹ mãi mãi là kỳ quan cao quý nhất trên thế giới này. Con chỉ mong kỳ quan này luôn khỏe mạnh để theo dõi con mỗi ngày.

Đoạn văn 2:

Sờ lên trán mẹ, vầng trán ướt đẫm mồ hôi và nóng hừng hực như lửa đốt, tôi giật mình hoảng hốt. Mẹ sốt cao quá. Nhìn lên đồng hồ đã mười một giờ khuya, giờ này biết kêu ai giúp. Lấy lại bình tĩnh, tôi chạy xuống bếp pha chậu nước ấm sôi lau cho mẹ. Nhìn khuôn mặt xanh mẹ xao, hai gò má hóp lại, bờ môi khô ráp, mái tóc xõa trên gối rối bời, tôi vừa thương mẹ vô cùng, hai dòng nước mắt cứ lăn dài trên má. Nắm lấy bàn tay mẹ, bao nhiêu vết vết chai sần là bấy nhiêu lo âu, khổ nhọc của cuộc đời. Mẹ đã làm tất cả vì chúng tôi, bất chấp nắng mưa, mệt nhọc và hiểm nguy để chúng tôi được vui vẻ cười đùa mỗi ngày, được đến trường mà không phải lo toan. Giờ đây, mẹ tôi ốm rồi, tôi biết phải làm gì đây? Mẹ ơi, hãy cứ nghĩ ngơi cho mau khỏe. Ngày mai, con sẽ thay làm mọi việc trong nhà và đưa em đi học. Mẹ yên tâm đi, nhất định con sẽ làm được, vì con là con của mẹ.