Viết Đoạn Văn Về Văn Bản Sông Núi Nước Nam / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Văn Bản (Ngữ Văn 7) Sông Núi Nước Nam

Văn bản (ngữ văn 7) Sông núi nước nam

giúp mình với

1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thất ngôn tứ tuyệt để nhận dạng thể thơ của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần 2.. Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì? 3.Sông núi nước Nam là 1 bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nôi dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó 4. Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm( bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín) chúng tôi cụm từ Tiệt nhiên,định phận tại thiên thư,hành khan thủ bại hư,hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ

2.. Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì? Tuyên ngôn độc lập dùng để khẳng định độc lập chủ quyền của một quốc gia.. Sở dĩ Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta vì Bài thơ đã khẳng định những cơ sở thiết yếu về chủ quyền của đất nước.Phạm vi lãnh thổ không ai có thể xâm phạm được.

3.Sông núi nước Nam là 1 bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nôi dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó Bố cục : Câu đầu : khẳng định phạm vi chủ quyền lãnh thổ Câu 2 : cơ sở của sự khẳng định chủ quyền Câu 3 và 4 : tuyên bố sự thất bại tất yếu của kẻ thù khi chúng dám xâm phạm bờ cõi nước ta

4. Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm( bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín) Thái độ cương quyết

5.Qua cụm từ Tiệt nhiên,định phận tại thiên thư,hành khan thủ bại hư,hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ Giọng điệu chắc nịch, cương quyết, mạnh mẽ

Tìm Hiểu Chi Tiết Văn Bản: Sông Núi Nước Nam

– Lý Thường Kiệt – một danh tướng đời vua Lý Nhân Tông – là tác giả. Ông viết bài thơ để động viên tinh thần tướng sĩ trong cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến nam sông Cầu năm 1076 – 1077. Đêm đêm cho người lẻn vào đền thơ hai anh em họ Trương, đọc vang bài thơ – như lời phán truyền.

– Theo PGS Bùi Duy Tân, thì chưa rõ tác giả, có thể là vô danh.

Sông núi nước Nam được sáng tác khoảng năm 1077, trong cuộc kháng chiến chống Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy dưới thời vua Lý Nhân Tông.

– Thơ Trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, có nhiều thể thơ: thơ Đường luật, song thất lục bát, lục bát… Trong đó, đường luật là luật thơ có từ thời Đường ở Trung Quốc; Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là một thể thơ đường luật quy định mỗi bài có bốn câu thơ, mỗi câu có bảy tiếng, có niêm luật chặt chẽ.

– Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

– Phần 1: 2 câu đầu: Nước Nam là của người Nam. Điều đó được sách trời định sẵn.

– Phần 2: 2 câu cuối: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu không sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.

– Hai câu đầu nên lên 1 nguyên lý khách quan, tất yếu, có giá trị như lời tuyên ngôn: Nước Nam là của người Nam, điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.

– Đế là vua, vương cũng là vua, nhưng đế được coi lớn hơn vua, chỉ có đế mới được phong vương cho vua.

– Âm điệu bài thơ hùng hồn, rắn rỏi diễn tả sự vững vàng trong tư tưởng, niềm tin sắt đá của một dân tộc có bản lĩnh, có truyền thống đấu tranh.

– Giọng thơ đanh thép, lạnh lùng.

Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta. Bài thơ có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước.

– Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.

– Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép.

Soạn Vnen Văn7 Bài 5: Sông Núi Nước Nam

A. Hoạt động khởi động

1. Nối tên nhân vật lịch sử với sự kiện, chiến công tương ứng trong bảng sau

Tên nhân vật lịch sử

Sự kiện, chiến công

1. Trần Hưng Đạo

a. 16 tuổi, căm thù giặc đến bóm nát quả cam trong tay ở bến Bình Than mà không hề hay biết, giương cao ngọn cờ thêu 6 chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”, góp công đánh thắng giặc Mông – Nguyên lần thứ hai.

2. Lí Thường Kiệt

b. Ban Chiếu dời đô vào mùa xuân năm 1010 để chuyển dời kinh đô của nước Đại C Việt từ Hoa Lư (Ninh BÌnh) ra Đại La (Hà Nội)

3. Lí Công Uẩn

c. Ba lần cầm quâ đánh đuổi giặc Mông – Nguyên được nhân dân tôn vinh là Đức Thánh Trần, là người viết áng văn bất hủ Hịch tướng sĩ.

4. Phạm Ngũ Lão

d. Đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075 – 1077, nổi tiếng với chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt và thường được coi là tác giả bài thơ thần Nam quốc sơn hà.

5. Trần Quốc Toản

e. Ngồi đan sọt bên vệ đường, mải nghĩ về một câu trong binh thư, đến nỗi quân lính dẹp lối cho xa giá của Hưng Đạo Vương càm giáo đâm vào đùi chảy máu mà vẫn không nhúc nhích. Trở thành môn khách của Hưng Đạo Vương, là vị tướng giỏi góp nhiều công lớn cho chiến thắng quân Mông – Nguyên

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc các văn bản 2. Tìm hiểu văn bản

a) Nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà bằng cách hoàn thành các câu sau:

– Số câu trong bài………………………………………….

– Số chữ trong câu ………………………………………..

– Cách hiệp vần của bài thơ…………………………..

– Nam quốc sơn hà được viết bằng thể thơ………..

d) Tìm hiểu tiếp những nội dung sau, rồi trình bày bằng miệng với các bạn trong lớp

Việc dùng chữ ” đế ” mà không dùng chữ ” Vương ” ở câu thơ thứ nhất của bài thơ cho thấy điều gì trong ý thức về dân tộc của người Việt Nam ngay từ thế kỉ XI

– Cách nói ” chúng mày … chuốc lấy bại vọng ” ( thủ bại ) có gì khác với cách nói ” chúng mày sẽ bị đánh bại ” ? Tác giả bài thơ muốn thể hiện điều gì qua cách nói đó ?

– Nhận xét về giọng điệu của bài thơ qua các cụm từ:

+ ” Tiệt nhiên ” ( rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác )

+ ” Định phận tại thiên thư ” ( định phận tại sách trời )

+ “Hành khan thủ bại hư ” ( nhất định sẽ nhìn thấy việc chuộc lấy bại vọng )

– Bài thơ có đơn thuần chỉ là biểu ý ( bày tỏ ý kiến ) không ? Tại sao ? Nếu có biểu cảm ( bày tỏ cảm xúc ) thì sự biểu cảm thuộc trạng thái nào : lộ rõ hay ẩn kín?

4. Tìm hiểu chung về văn biểu càm

a) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bài ca dao là lời của ai, bày tỏ tình cảm gì?

b) So sánh cách thức biểu cảm của bài ca dao trên với cách biểu cảm trong những đoạn văn sau. Sau đó, em hãy sắp xếp cách biểu cảm của bài ca dao và hai đoạn văn vào bảng bên dưới cho phù hợp.

(1) Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô.

(2) Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa đều cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải dương bằng hình ảnh cảu những người đẹp vương giả. Sự thực nước ta hải đường đâu chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu ra rắn màu gỉ hồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải dường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh.

Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt (1)…………………….. của con người đối với (2)……………….. khêu gợi (3)……………nơi người đọc. Tình cảm trong văn bản biểu cảm thường là những tình cảm (4)…………………

C. Hoạt động luyện tập

1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

a) Bài thơ Phò giá về kinh ra đời trong hoàn cảnh nào? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

3. Phân loại các từ ghép

Phân loại các từ ghép hán việt : Sơn hà, xâm phạm, giang sơn, quốc gia, ái quốc, thủ môn, thiên vị, chiến thắng, thiên thư, thiên tử, tuyên ngôn, cường quốc

– Từ ghép chính phụ : ………………………………………………………………….

– Từ ghép đẳng lập : …………………………………………………………………

D. Hoạt động vận dụng

1. Tưởng tượng mình là người được chứng kiến chiến công Chương Dương, Hàm Tử, nay tham gia đoàn quân “phò giá về kinh”, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) thể hiện niềm tự hào của bản thân về truyền thống giữ nước và xây dựng đất nước của dân tộc. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 5 từ Hán Việt (Gạch dưới các từ Hán Việt trong đoạn)

3.Đọc lại bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự và miêu tả của em rồi thực hiện các yêu cầu sau:

1) Em hãy xác định rõ những yêu cầu của bài làm (về nội dung kiến thức, ề kiểu văn bản, về bố cục, mạch lạc và liên kết, diễn đạt.

2) Nhận rõ những ưu, khuyết điểm chính trong bài làm của em, những yêu cầu đã đạt và chưa đạt.

3) Hãy sửa những lỗi đã mắc trong bài làm và đặt kế hoạch phấn đấu để bài làm sau có thể đạt được kết quả tốt hơn.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm một bài viết về những chiến công vẻ vang

Giải Vbt Ngữ Văn 7 Bài Sông Núi Nước Nam

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 50 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Đọc kĩ phần phiên âm và bản dịch nghĩa. Sử dụng Bảng tra yếu tố Hán Việt ở cuối SGK Ngữ Văn 7, tập hai.

a. Ghi lại những chữ trong bài thơ được đưa vào cột Yếu tố Hán Việt và những từ ngữ chứa các yếu tố Hán Việt đó mà em chưa từng gặp hoặc chưa hiểu rõ nghĩa.

b. Còn có thể đưa thêm những chữ nào trong bài thơ vào cột Yếu tố Hán Việt? Tìm một số từ ngữ chứa yếu tố Hán Việt đó.

Phương pháp giải:

a. Với những từ ngữ lạ và khó, cần hoàn thiện bài tập bằng cách trâ từ điển hoặc hỏi phụ huynh, thầy cô giáo để nắm được nghĩa của chúng.

b. Đọc kĩ phần dịch nghĩa từng chữ sau phần dịch nghĩa bài thơ để chọn thêm yếu tố Hán Việt, sau đó suy ngẫm hoặc tra cứu để tìm cho mỗi yếu tố đó ít nhất hai từ ngữ chứa nó (chẳng hạn: thiên – thiên văn, thiên tai).

Lời giải chi tiết:

a. – Những chữ đã được đưa vào cột Yếu tố Hán Việt: cư, quốc, thiên, thư

– Những từ ngữ lạ và khó chứa các yếu tố trên: cư nhiên, thiên thai, minh thiên, tối hậu thư,…

b. – Những chữ có thể bổ sung vào cột Yếu tố Hán Việt: tiệt nhiên, lỗ, nhữ đẳng, hành khan, thủ.

– Những từ ngữ chứa các yếu tố Hán Việt đó: lỗ mãng, thủ túc,…

Câu 2 Câu 2 (trang 50 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

a. Căn cứ vào số câu trong bài và số chữ trong câu, hãy xác định thể thơ của bài Nam quốc sơn hà và hai bản dịch thơ được sử dụng trong SGK.

b. Cách gieo vần ở hai bản dịch thơ có gì giống và khác với cách gieo vần ở nguyên văn bài Nam quốc sơn hà?

c. Căn cứ vào gợi ý (c) ở dưới, hãy phát biểu một cách đầy đủ hơn về thể thơ của bài Nam quốc sơn hà và bản dịch thơ của Ngô Linh Ngọc.

Phương pháp giải:

a. Đọc kĩ phần đầu của chú thích (*)

b. Chú ý thanh của tiếng cuối cùng ở các câu 1, 2 và 4.

c. Thơ Đường luật chỉ gieo vần bằng.

Lời giải chi tiết:

a. Cả ba bài đều làm hoặc dịch theo thể thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ)

b. Điểm giống nhau và khác nhau về cách gieo vần:

– Về vị trí gieo vần: cả ba bài thơ đều gieo vần chân (gieo vần ở cuối các câu).

– Về thanh của vần: trong bản phiên âm gieo thanh ngang, bản dịch thơ của Lê Thước – Nam Trân gieo thanh trắc, bản dịch của Ngô Linh Ngọc gieo thanh ngang.

Câu 3 Câu 3 (trang 51 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ câu thơ thứ nhất, tìm hiểu nội dung của từng từ, từng chữ (Nam quốc, sơn hà, Nam đế, cư), cách sắp xếp ý, cách ngắt nhịp của câu thơ để nhận ra tác giả muốn “tuyên ngôn” điều gì và lí giải được vì sao bài thơ lại được coi như một bản Tuyên ngôn độc lập. Câu đầu đã là một sự khẳng định mạnh mẽ, vì sao còn cần khẳng định lại trong câu thứ hai? Nên hiểu chữ thiên thư như thế nào?

– Suy ngẫm về mối quan hệ giữa hai câu đầu và hai câu sau. Liên hệ với hoàn cảnh ra đời của bài thơ (xem phần sau của chú thích ở SGK) để giải thích sự xuất hiện hợp lí của nội dung được đề cập ở hai câu sau trong bài thơ có tính chất tuyên ngôn này.

Lời giải chi tiết:

– Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định chủ quyền quốc gia.

– Nội dung tuyên ngôn độc lập của bài thơ được thể hiện:

+ Khẳng định nước Nam là của người Nam (2 câu đầu).

+ Kẻ thù không được xâm phạm (2 câu cuối).

C. Sung sướng

D. Quyết tâm và tin tưởng

Phương pháp giải:

Phân tích giọng điệu của các câu 1, 3 và 4.

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện không phù hợp với nội dung bài thơ: C. Sung sướng.

Câu 5 Câu 5 (trang 52 VBT Ngữ văn 7, tập 1):

Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc lại phần gợi ý cho bài tập 3 ở trên và chú thích (1), phân tích ý nghĩa của chữ “đế” và so sánh với chữ “nhân”.

Lời giải chi tiết:

Sở dĩ không nóí “Nam nhân cư”, mà nói “Nam đế cư”, vì nói “Nam đế” là một cách khẳng định đất nước có sông núi bờ cõi riêng, đất nước có chủ quyền. Không có chủ quyền thì không thể có “đế” được. Hơn nữa, xưa kia các vua Tàu chỉ xem nước họ là nước lớn và tự xưng là “đế” còn nước Nam ta cũng như các nước chư hầu chỉ là các nước nhỏ, vua chỉ được gọi là “vương”, vì thế nói “Nam đế” là một cách xem nước ta cũng ngang hàng, cũng có chủ quyền như nước Tàu vậy.