Viết Hoa Trong Nghị Định 30/2020 / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Quy Định Về Viết Hoa Trong Nghị Định 30/2020/ Nđ

I. Sơ lược về Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Nghị định 30/2020 thay thế cho Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 110/2004 về công tác văn thư.

Công tác văn thư được quy định tại Nghị định 30/2020 bao gồm: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.

Nghị định 30/2020 có nhiều quy định chi tiết về viết hoa trong các văn bản hành chính khác với Thông tư số 01/2011/TT- BNV (Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bầy văn bản hành chính).

Phụ lục II của Nghị định 30/2020 quy định về “Viết hoa trong văn bản hành chính”. Các quy định chính như sau:

II. Viết hoa vì phép đặt câu

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.

III. Viết hóa danh từ riêng chỉ tên người

a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người. Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú,…

b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết. Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Bác Hồ, Cụ Hồ,…

2. Tên người nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt

a) Trường hợp phiên âm sang âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam. Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn,…

b) Trường hợp phiên âm không sang âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần. Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen,…

IV. Viết hóa tên địa lý

a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, phường, thị trấn) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối. Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định,…

b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó. Ví dụ: Quận 1, Phường Điện Biên Phủ,…

c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

d) Tên địa lí được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm,…) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh. Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy,…

Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng. Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long,…

đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng, miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết. Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ,…

2. Tên địa lý nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt

a) Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam. Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh,…

b) Tên địa lý phiên âm không sang âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài quy định tại điểm b khoản 2 Mục II Phụ lục này. Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-bơn,…

V. Viết hóa tên cơ quan, tổ chức

1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam

a) Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. Ví dụ: Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài chính,…

b) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng,…

2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài

a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO),…

b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh. Ví dụ: WTO, UNDP, UNESCO, ASEAN,…

VI. Viết hóa các trường hợp khác

1. Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước.

2. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành phần tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng. Ví dụ: Huân chương Sao vàng, Nghệ sĩ Nhân dân, Anh hùng Lao động,…

3. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể. Ví dụ: Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Giáo sư Tôn Thất Tùng,…

4. Danh từ chung đã riêng hóa

Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng. Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam),…

5. Tên các ngày lễ, ngày kỉ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm. Ví dụ: ngày Quốc khánh 2-9, ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày Quốc tế Lao động 1-5, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10,…

6. Tên các loại văn bản: Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể. Ví dụ: Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Quốc hội,…

7. Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

Ví dụ:

– Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.

– Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Tiểu mục 1 Mục 1 Chương III của Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14.

8. Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày và tháng trong năm

a) Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hợi, Mậu Tuất, Mậu Thân,…

b) Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. Ví dụ: tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Trung thu. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tết Nguyên đán.

c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số. Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám,…

9. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó. Ví dụ: Triều Lý, Triều Trần, Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng Tám,…

10. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo. Ví dụ: từ điển Bách khoa toàn thư, tạp chí Cộng sản,…

Quy Định Viết Hoa Trong Văn Bản Hành Chính

Quy định viết hoa trong văn bản hành chính

Quy định viết hoa trong văn bản hành chính được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ quy định nguyên tắc viết hoa như: Viết hoa vì phép đặt câu, viết hoa danh từ riêng chỉ tên người, viết hoa tên địa lý,… Mời các bạn cùng tham khảo.

I. Viết hoa vì phép đặt câu

1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống dòng.

2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩu (,) khi xuống dòng. Ví dụ:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

II. Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người

1. Tên người Việt Nam

a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người. Ví dụ:

– Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Giàng A Pao, Kơ Pa Kơ Lơng…

b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.

Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Bác Hồ, Cụ Hồ….

2. Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt

a) Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam.

Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn…

b) Trường hợp phiên âm không qua âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố.

Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen, Phi-đen Cat-xtơ-rô…

III. Viết hoa tên địa lý

1. Tên địa lý Việt Nam

a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, xã…) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối.

Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định, tỉnh Đắk Lắk…; quận Hải Châu, huyện Gia Lâm, huyện Ea H’leo, thị xã Sông Công, thị trấn Cầu Giát…; phường Nguyễn Trãi, xã Ia Yeng…

b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó.

Ví dụ: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Điện Biên Phủ…

c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội.

d) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm v.v…) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh.

Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy….

Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng.

Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long…

đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết.

Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Nam Kỳ, Nam Trung Bộ…

2. Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt

a) Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam.

Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha…

b) Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài quy định tại Điểm b, Khoản 2, Mục II.

Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-bơn, Sing-ga-po, Cô-pen-ha-ghen, Béc-lin…

IV. Viết hoa tên cơ quuan, tổ chức

1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam

Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Ví dụ:

– Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng; Ban Quản lý dự án Đê điều…

– Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội; Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài;

– Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định…

– Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông…

– Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục…

– Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam…

– Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;…

– Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La; Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh; Ủy ban nhân dân quận Ba Đình; Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản;…

– Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giáo dục và Đào tạo;…

– Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội; Trường Đại học dân lập Văn Lang; Trường Trung học phổ thông Chu Văn An; Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn; Trường Tiểu học Thành Công;…

– Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Ứng dụng công nghệ;…

– Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục dân tộc; Trung tâm Khoa học và Công nghệ văn thư, lưu trữ; Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam; Trung tâm Tư vấn Giám sát chất lượng công trình;…

– Báo Thanh niên; Báo Diễn đàn doanh nghiệp; Tạp chí Tổ chức nhà nước; Tạp chí Phát triển giáo dục; Tạp chí Dân chủ và Pháp luật;…

– Nhà Văn hóa huyện Gia Lâm; Nhà Xuất bản Hà Nội; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;…

– Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm; Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy; Xí nghiệp Chế biến thủy sản đông lạnh; Xí nghiệp Đảm bảo an toàn giao thông đường sông Hà Nội; Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 305;…

– Công ty Cổ phần Đầu tư Tư vấn và Thiết kế xây dựng; Công ty Nhựa Tiền Phong; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch và Vận tải Đông Nam Á; Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình;…

– Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Người cao tuổi Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam…

– Vụ Hợp tác quốc tế; Phòng Nghiên cứu khoa học; Phòng Chính sách xã hội; Hội đồng Thi tuyển viên chức; Hội đồng Sáng kiến và Cải tiến kỹ thuật;…

– Trường hợp viết hoa đặc biệt:

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn phòng Trung ương Đảng.

2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài

a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.

Ví dụ: Liên hợp quốc (UN); Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)….

b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La – tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh.

Ví dụ: WTO; UNDP; UNESCO; SARBICA; SNG….

V. Viết hoa các trường hợp khác

1. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự

Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng.

Ví dụ: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Sao vàng; Huân chương Lê-nin; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Chiến công; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Huy chương Chiến sĩ vẻ vang; Bằng Tổ quốc ghi công; Giải thưởng Nhà nước; Nghệ sĩ Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú; Thầy thuốc Nhân dân; Anh hùng Lao động; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;…

2. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu

Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể.

Ví dụ:

– Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống V.V. Pu-tin, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,…

– Phó Thủ tướng, Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Tổng thư ký…

– Giáo sư Viện sĩ Nguyên Văn H., Tiến sĩ khoa học Phạm Văn M….

3. Danh từ chung đã riêng hóa

Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng.

Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam),…

4. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm

Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm.

Ví dụ: ngày Quốc khánh 2-9; ngày Quốc tế Lao động 1-5; ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10; ngày Lưu trữ Việt Nam lần thứ Nhất,…

5. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại

Tên các sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó.

Ví dụ: Phong trào Cần vương; Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh; Cách mạng tháng Tám; Phong trào Phụ nữ Ba đảm đang;…

Tên các triều đại: Triều Lý, Triều Trần,…

6. Tên các loại văn bản

Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên riêng của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể.

Ví dụ: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; Bộ luật Dân sự; Luật Giao dịch điện tử;…

Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm

Ví dụ:

Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động…

Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Luật Giao dịch điện tử…

7. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí

Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo

Ví dụ: tác phẩm Đường kách mệnh; từ điển Bách khoa toàn thư; tạp chí Cộng sản;…

8. Tên các năm âm lịch, ngày tiết, ngày tết, ngày và tháng trong năm

a) Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi.

Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hội, Mậu Tuất, Mậu Thân….

b) Tên các ngày tiết và ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.

Ví dụ: tiết Lập xuân; tiết Đại hàn; tết Đoan ngọ; tết Trung thu; tết Nguyên đán;…

Viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để thay cho một tết cụ thể (như Tết thay cho tết Nguyên đán).

c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số:

Ví dụ: thứ Hai; thứ Tư; tháng Năm; tháng Tám;…

9. Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo

– Tên gọi các tôn giáo, giáo phái: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên gọi.

Ví dụ: đạo Cơ Đốc; đạo Tin Lành; đạo Thiên Chúa; đạo Hòa Hảo; đạo Cao Đài… hoặc chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi như: Nho giáo; Thiên Chúa giáo; Hồi giáo;…

– Tên gọi ngày lễ tôn giáo: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.

Ví dụ: lễ Phục sinh; lễ Phật đản;….

Nghị Quyết Có Viết Hoa Không

Nghị Quyết Có Viết Hoa Không, Viết Đoạn Văn Về Bài Thơ Không Có Chuyện Gì Khó Chỉ Sợ Lòng Không Bền Đào Núi Và Lấp Biển Quyết Chí, Viết Đoạn Văn Về Bài Thơ Không Có Chuyện Gì Khó Chỉ Sợ Lòng Không Bền Đào Núi Và Lấp Biển Quyết Chí , Nghị Quyết Có Coi Là Chế Độ Mật Không, Quyết Định Nghỉ Việc Không Lương, Nghị Quyết Có Phải Là Văn Bản Pháp Luật Không, Ke Hoach Thuc Hien Nghi Quyet Tw5 Khong, Quyết Định Về Việc Nghỉ Không Hưởng Lương, Quyết Định Nghỉ Việc Không Hưởng Lương, Nghị Quyết Hội Nghị Lần Thứ 12 Của Trung ương Hội Nông Dân Việt Nam, Nghị Quyết 29 Về Chiến Lược Bảo Vệ Tổ Quốc Trên Không Gian Mạng, Quyết Định Quan Trọng Nào Dưới Đây Không Phải Của Hội Nghị Ianta, Nghị Quyết 29-nq/tw Ngày 25/7/2018 Về “chiến Lược Bảo Vệ Tổ Quốc Trên Không Gian Mạng”, Nghị Quyết 19 ở Việt Nam, Nghị Quyết 19 Tại Việt Nam, Dàn Bài Không Có Việc Gì Khó Chỉ Sợ Lòng Không Bền Đào Núi Và Lấp Biển Quyết Chí ắt Làm Nên, Hướng Dẫn Viết Nghị Quyết Chi Bộ, Bai Viết Thu Hoạch Nghị Quyết Số 55, Quy Trình Viết Nghị Quyết Của Chi Bộ, Cách Viết Sổ Nghị Quyết Chi Bộ, 3 Nghị Quyết Của Hội Nông Dân Việt Nam, Nghị Quyết 9 Của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Cách Viết Dự Thảo Nghị Quyết Chi Bộ, Hướng Dẫn Viết.baithuhoach.nghi.quyet.tu6.koa.12, Cách Viết Dự Thảo Nghị Quyết, Viết Bản Thu Học Nghị Quyết Khóa 6 Lần Thứ 12 Của Đảng, Mâu Bài Viết Nghị Quyết Trung ương 5 Khóa 12, Quy Trình Viết Nghị Quyết Của Chi Bộ Hàng Tháng, Nghi Quyet 09 Ve Chien Luoc Bien Viet Nam, Viết Bài Thu Hoạch Nghị Quyết Trung ương 5 Khóa 12, Nghị Quyết 09 – Nq/tw Về Chiến Lược Biển Việt Nam Đến Năm 2020, Nghị Quyết 09-nq/tw Về Chiến Lược Biển Việt Nam Đến Nă 2020, Nghị Quyết Liên Tịch Số 01/1999/ Bca- Hccb Việt Nam, Cách Viết Dự Thảo Nghị Quyết Hàng Tháng Chi Bộ, Nghị Quyết Liên Tịch Số 01/1999 Giữa Bộ Công An Với Hội Ccb Việt Nam, Nghị Quyết Số 09-nq/tw Ngày 9/2/2007 “về Chiến Lược Biển Việt Nam Đến Năm 2020”,, Hãy Kể Tên 09 Giải Pháp Phát Triển Giáo Dục Việt Nam Theo Nghị Quyết 29/nq-tw, Nghị Quyết Giới Thiệu Đoàn Viên ưu Tú Vào Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nghị Quyết Liên Tịch Số 01 Ngày 12/7/1999 Của Trung ương Hội Ccb Việt Nam Và Bộ Cong An, Nghị Quyết Về Chiến Lược Xây Dựng Và Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Việt N, Nghi Quyet Trung Uong 9 Ve Chien Luoc Bien Bien Viet Nam Den Nam 2020, Cách Viết Nghị Quyết Giới Thiệu Đoàn Viên Công Đoàn Vào Đảng, Nghị Quyết Đại Hội Xii Của Đảng, Gắn Với Việc Thực Hiện Nghị Quyết Trung ương 4 Khóa Xii Và Các Chỉ, Hướng Dẫn Số 1031/hd-ct Ngày 20/6/2016 Của Tcct Về Nghị Quyết Và Chế Độ Ra Nghị Quyết Lãnh Đạo Của C, Tỉnh ủy Quảng Ninh- Kế Hoạch Thực Hiện Nghị Quyết 18, Nghị Quyết 19, Không Viết Bài Trong Lớp, Cách Viết Đơn Xin Không Mặc áo Dài, Câu Thơ Nào Sau Đây Không Sử Dụng Từ Hán Việt, Giấy Vay Nợ Viết Tay Có Giá Trị Không, Hướng Dẫn 1031 Của Tcct “một Số Nội Dung Về Nghị Quyết Và Chế Độ Ra Nghị Quyết Lãnh Đạo Của Các Cấp, Chính Sách 3 Không Của Việt Nam, Vi Viết Lại Câu Cho Nghĩa Không Thay Đổi, Tại Sao Việt Nam Không Thực Hiện Gói Kích Cầu 2, Cách Viết Đơn Xin Không Đi Tham Quan, Mẫu Di Chúc Viết Tay Không Có Người Làm Chứng, Dự Báo Chất Lượng Không Khí Tại Hà Nội Và Khu Vực Phía Bắc Việt Nam, Viết Giấy Xin Phép Không Maẹc áo Dài, “công Ty Cổ Phần Hàng Không Tre Việt”, Sự Cần Thiết Ban Hành Các Nghị Quyết Quyết Hội Nghị Trung ương 5, Sự Cần Thiết Ban Hành Nghị Quyết Số 18 Nghị Quyết Trung ương 6, Một Số Nội Dung Về Nghị Quyết Và Chế Độ Ra Nghị Quyết Lânhx Đạo Của Các Cấp Uỷ Chi Bộ Trong Đảng Bộ, Mmaaux Viết Báo Cáo Tổng Kết Cuối Năm Của Câu Lạc Bộ Không Sinh Con Thứ 3 ở Xã Tuy Lai Mỹ Đức Hà N, Báo Cáo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Hàng Không Tre Việt, Dự Thảo Ct Tổng Thể Có Kế Thừa Các Ct Gdpt Đã Có Của Việt Nam Không ở Mức Độ Nào, Mmaaux Viết Báo Cáo Tổng Kết Cuối Năm Của Câu Lạc Bộ Không Sinh Con Thứ 3 ở Xã Tuy Lai Mỹ Đức Hà N, Nhận Định Nào Sau Đây Không Đúng Với Đặc Điểm Vị Trí Địa Lí Của Việt N, Khung Pháp Lý Cho Các Không Gian Sáng Tạo Tại Việt Nam, Bí Quyết ăn Vào Con Không Vào Mẹ, Bí Quyết ăn Không Mập, 4 Bí Quyết Trẻ Mãi Không Già, Bí Quyết ăn Mãi Không Béo, Có Bí Quyết Gì Không, áp Dụng Quy Hoạch Không Gian Biển Và Vùng Bờ ở Việt Nam, Tiểu Luận Tại Sao Việt Nam Không Thực Hiện Gói Kích Cầu 2, Nghị Quyết Bãi Bỏ Nghị Quyết Trái Pháp Luật, Bí Quyết Yêu Xa Không Chán, Bí Quyết ăn Nhiều Mà Không Béo, Bí Quyết Uống Bia Không Say, Bí Quyết Uống Bia Không Đỏ Mặt, Bí Quyết ăn Nhiều Mà Không Mập, Đơn Đề Nghị Nghỉ Không Lương, Quyết Định Vậy Đi Khi Tình Ta Không Còn Chi, Mẫu Quyết Định Không Bổ Nhiệm Lại Cán Bộ, Gái Hà Nội Quyết Không Yêu Trai Tỉnh Lẻ, Quyết Định Không Bổ Nhiệm Lại, Bí Quyết Uống Rượu Không Say, Có Quyết Định Cách Ly Xã Hội Nữa Không, Bí Quyết Uống Bia Rượu Không Say, Quyết Định Hủy Bỏ Quyết Định Không Khởi Tố Vụ An Hình Sự, Đơn Xin Nghỉ Không Đi Thi Gvg, Đơn Xin Nghỉ Không Đi Thự Tế, Phương án Giải Quyết ô Nhiễm Không Khí, Có Quyết Định Cách Ly Tiếp Không, Quyết Định Có Đóng Dấu Giáp Lai Không, Quyết Định Bổ Nhiệm Không Có Thời Hạn, Quyết Định Xử Phạt Xe Không Chính Chủ, Đơn Xin Nghỉ Dạy Không Lương, Mẫu Đơn Xin Nghỉ Không Đi Thực Tế, Đơn Xin Nghỉ Làm Không Lương, Nghị Định Không Đầu,

Nghị Quyết Có Viết Hoa Không, Viết Đoạn Văn Về Bài Thơ Không Có Chuyện Gì Khó Chỉ Sợ Lòng Không Bền Đào Núi Và Lấp Biển Quyết Chí, Viết Đoạn Văn Về Bài Thơ Không Có Chuyện Gì Khó Chỉ Sợ Lòng Không Bền Đào Núi Và Lấp Biển Quyết Chí , Nghị Quyết Có Coi Là Chế Độ Mật Không, Quyết Định Nghỉ Việc Không Lương, Nghị Quyết Có Phải Là Văn Bản Pháp Luật Không, Ke Hoach Thuc Hien Nghi Quyet Tw5 Khong, Quyết Định Về Việc Nghỉ Không Hưởng Lương, Quyết Định Nghỉ Việc Không Hưởng Lương, Nghị Quyết Hội Nghị Lần Thứ 12 Của Trung ương Hội Nông Dân Việt Nam, Nghị Quyết 29 Về Chiến Lược Bảo Vệ Tổ Quốc Trên Không Gian Mạng, Quyết Định Quan Trọng Nào Dưới Đây Không Phải Của Hội Nghị Ianta, Nghị Quyết 29-nq/tw Ngày 25/7/2018 Về “chiến Lược Bảo Vệ Tổ Quốc Trên Không Gian Mạng”, Nghị Quyết 19 ở Việt Nam, Nghị Quyết 19 Tại Việt Nam, Dàn Bài Không Có Việc Gì Khó Chỉ Sợ Lòng Không Bền Đào Núi Và Lấp Biển Quyết Chí ắt Làm Nên, Hướng Dẫn Viết Nghị Quyết Chi Bộ, Bai Viết Thu Hoạch Nghị Quyết Số 55, Quy Trình Viết Nghị Quyết Của Chi Bộ, Cách Viết Sổ Nghị Quyết Chi Bộ, 3 Nghị Quyết Của Hội Nông Dân Việt Nam, Nghị Quyết 9 Của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Cách Viết Dự Thảo Nghị Quyết Chi Bộ, Hướng Dẫn Viết.baithuhoach.nghi.quyet.tu6.koa.12, Cách Viết Dự Thảo Nghị Quyết, Viết Bản Thu Học Nghị Quyết Khóa 6 Lần Thứ 12 Của Đảng, Mâu Bài Viết Nghị Quyết Trung ương 5 Khóa 12, Quy Trình Viết Nghị Quyết Của Chi Bộ Hàng Tháng, Nghi Quyet 09 Ve Chien Luoc Bien Viet Nam, Viết Bài Thu Hoạch Nghị Quyết Trung ương 5 Khóa 12, Nghị Quyết 09 – Nq/tw Về Chiến Lược Biển Việt Nam Đến Năm 2020, Nghị Quyết 09-nq/tw Về Chiến Lược Biển Việt Nam Đến Nă 2020, Nghị Quyết Liên Tịch Số 01/1999/ Bca- Hccb Việt Nam, Cách Viết Dự Thảo Nghị Quyết Hàng Tháng Chi Bộ, Nghị Quyết Liên Tịch Số 01/1999 Giữa Bộ Công An Với Hội Ccb Việt Nam, Nghị Quyết Số 09-nq/tw Ngày 9/2/2007 “về Chiến Lược Biển Việt Nam Đến Năm 2020”,, Hãy Kể Tên 09 Giải Pháp Phát Triển Giáo Dục Việt Nam Theo Nghị Quyết 29/nq-tw, Nghị Quyết Giới Thiệu Đoàn Viên ưu Tú Vào Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nghị Quyết Liên Tịch Số 01 Ngày 12/7/1999 Của Trung ương Hội Ccb Việt Nam Và Bộ Cong An, Nghị Quyết Về Chiến Lược Xây Dựng Và Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Việt N, Nghi Quyet Trung Uong 9 Ve Chien Luoc Bien Bien Viet Nam Den Nam 2020, Cách Viết Nghị Quyết Giới Thiệu Đoàn Viên Công Đoàn Vào Đảng, Nghị Quyết Đại Hội Xii Của Đảng, Gắn Với Việc Thực Hiện Nghị Quyết Trung ương 4 Khóa Xii Và Các Chỉ, Hướng Dẫn Số 1031/hd-ct Ngày 20/6/2016 Của Tcct Về Nghị Quyết Và Chế Độ Ra Nghị Quyết Lãnh Đạo Của C, Tỉnh ủy Quảng Ninh- Kế Hoạch Thực Hiện Nghị Quyết 18, Nghị Quyết 19, Không Viết Bài Trong Lớp, Cách Viết Đơn Xin Không Mặc áo Dài, Câu Thơ Nào Sau Đây Không Sử Dụng Từ Hán Việt, Giấy Vay Nợ Viết Tay Có Giá Trị Không, Hướng Dẫn 1031 Của Tcct “một Số Nội Dung Về Nghị Quyết Và Chế Độ Ra Nghị Quyết Lãnh Đạo Của Các Cấp,

Một Số Điểm Mới Trong Nghị Định Số 30/2020/Nđ

I. MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN KHI DỰ THẢO, BAN HÀNH VÀ TIẾP NHẬN VĂN BẢN

– Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản thực hiện theo Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.

– Viết hoa trong văn bản hành chính: viết hoa vì phép đặt câu; viết hoa danh từ chỉ tên người; viết hoa tên địa lý; viết hoa tên cơ quan, tổ chức và viết hoa các trường hợp khác được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II, ban hành kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.

– Chữ viết tắt tên loại, mẫu trình bày văn bản hành chính và bản sao các văn bản trình bày theo Mẫu quy định tại Phụ lục III, ban hành kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.

– Quản lý, sử dụng thiết bị lưu khoá bí mật trong công tác văn thư: thực hiện theo quy định tại Chương V, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.

II. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CẦN LƯU Ý

1. Về khổ giấy, phông chữ trình bày văn bản

a) Khổ giấy

Tất cả các loại văn bản hành chính đều sử dụng chung khổ giấy A4 (210mm x 297mm). Văn bản được trình bày theo chiều dài của khổ giấy A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng.

b) Phông chữ trình bày văn bản

Văn bản hành chính thống nhất dùng: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.

2. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính

a) Các loại văn bản hành chính

Văn bản hành chính gồm 29 loại văn bản được quy định tại Điều 7 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.

– Thêm 01 loại văn bản: phiếu báo.

– Bỏ 04 loại văn bản: bản cam kết, giấy đi đường, giấy chứng nhận và giấy biên nhận hồ sơ.

b) Thể thức văn bản hành chính

– Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản:

Đối với tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản: tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp ở địa phương cần ghi đầy đủ tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, tổ chức ban hành văn bản đóng trụ sở.

Ví dụ:

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN

BAN DÂN TỘC

SỞ Y TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN

BỆNH VIỆN A

Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp dài có thể trình bày thành nhiều dòng.

– Đối với cỡ chữ của tên loại văn bản: cỡ chữ 13 hoặc 14.

– Đối với nội dung của văn bản:

+ Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản được ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản (riêng Luật, Pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).

+ Căn cứ ban hành văn bản được trình bày là chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ từ 13 đến 14; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu phẩy (;), căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm (.).

+ Cách trình bày “Tiểu mục” và số thứ tự của tiểu mục được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

– Đánh số trang văn bản: được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.

3. Soạn thảo và ký ban hành văn bản hành chính

a) Soạn thảo văn bản

Đơn vị, cá nhân được giao chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện theo quy định khoản 2, 3 Điều 10 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.

b) Ký ban hành văn bản hành chính

– Việc ký ban hành văn bản: tại khoản 2, Điều 13 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP “Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể”. Theo quy định này tất cả văn bản của các cơ quan làm việc theo chế độ tập thể ở thể thức đề ký đều phải ký thay mặt (TM.).

– Thẩm quyền ký thừa lệnh: người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức được giao ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay.

Ví dụ:

TL. TRƯỞNG BAN

CHÁNH VĂN PHÒNG

TL. CHỦ TỊCH

KT. CHÁNH VĂN PHÒNG

PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG

– Bút để ký văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.

c) Chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo văn bản chính

+ Văn bản kèm theo (phụ lục, Quy chế,…) cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan chỉ thực hiện ký số văn bản và không thực hiện ký số lên văn bản kèm theo.

+ Văn bản kèm theo (phụ lục, Quy chế,….) không cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan thực hiện ký số trên văn bản kèm theo.

Mẫu 1.3 Quyết định (quy định gián tiếp) tại Phụ lục III kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP, mẫu văn bản điện tử (được ban hành, phê duyệt kèm theo quyết định), mẫu này áp dụng đối với văn bản điện tử kèm theo không cùng tệp tin với nội dung Quyết định ban hành hay phê duyệt.

+ Vị trí, hình ảnh, thông tin chữ ký số của cơ quan, tổ chức được thực hiện theo quy định điểm b, khoản 8, Mục II, Phần I, Phụ lục I kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.

d) Nơi nhận văn bản

– Đối với loại văn bản là Tờ trình, Báo cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới gửi cơ quan, tổ chức cấp trên và Công văn, từ “Kính gửi” được thực hiện tại ô số 9a (Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản hành chính) Mục IV, Phần I, Phụ lục I kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.

– Tại ô số 9b (Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản hành chính) Mục IV, Phần I, Phụ lục I kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định được áp dụng chung đối với các loại văn bản.

đ) Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản trên mỗi Phụ lục

Cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản mà có Phụ lục kèm theo thì phải có các thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản trên mỗi Phụ lục được ban hành bao gồm: số, ký hiệu văn bản, thời gian ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản được canh giữa phía dưới tên của Phụ lục, chữ in thường, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng, cùng phông chữ với nội dung văn bản, màu đen.

Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản trên mỗi Phụ lục (Kèm theo văn bản số…/…–… ngày … tháng… năm…) được ghi đầy đủ đối với văn bản giấy; đối với văn bản điện tử, không phải điền thông tin tại các vị trí này.

4. Quản lý văn bản đi

– Cấp số văn bản đi:

+ Văn bản chuyên ngành: do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.

+ Văn bản hành chính: do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

+ Văn bản điện tử: việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.

– Đăng ký văn bản bằng Hệ thống: văn bản được đăng ký bằng Hệ thống phải được in ra giấy đầy đủ các trường thông tin theo mẫu Sổ đăng ký văn bản đi, đóng sổ để quản lý.

5. Quản lý văn bản đến

– Quản lý văn bản đến được bổ sung “Phiếu giải quyết văn bản đến” để ghi ý kiến chỉ đạo giải quyết của người có thẩm quyền, ý kiến của đơn vị chủ trì và ý kiến của cá nhân được giao trực tiếp giải quyết.

– Mẫu sổ đăng ký văn bản đến thêm cột số 8 (ngày chuyển).

– Mẫu dấu đến: nội dung cuối cùng trên dấu đến là “Số và ký hiệu hồ sơ”.

6. Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan

– Kết thúc hồ sơ:

+ Đối với hồ sơ điện tử thì việc biên mục văn bản trong hồ sơ được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.

+ Đối với hồ sơ giấy người lập hồ sơ ngoài việc hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định còn phải viết “Chứng từ kết thúc” đối với tất cả các hồ sơ thay vì trước đây chỉ viết “Chứng từ kết thúc” đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn.

7. Sao văn bản

Điểm mới trong việc sao văn bản: quy định các loại bản sao từ văn bản điện tử sang văn bản bản giấy và từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.

Hình thức

và các bản sao

– Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy; sao y từ văn bản bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hoá văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.

            – Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử; sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy; sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.

– Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử; trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử; trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy; bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.

– Bản sao sang định dạng điện tử từ văn bản giấy:

Tiêu chuẩn của văn bản số hoá; hình thức chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên bản sao định dạng điện tử thực hiện theo quy định Mục I, Phần II, Phụ lục I kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.

– Bản sao từ văn bản điện tử sang định dạng giấy được thực hiện đảm bảo đúng về thể thức, kỹ thuật trình bày bản sao sang định dạng giấy quy định tại Mục II, Phần II, Phụ lục I kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.

b) Thẩm quyền

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc sao văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành, văn bản do cơ quan, tổ chức khác gửi đến và quy định thẩm quyền ký các bản sao văn bản.

8. Kiểm tra và chịu trách nhiệm đối với văn bản được soạn thảo, thể thức, ký ban hành và lập hồ sơ

Một số quy định mới về trách nhiệm của cá nhân trong việc kiểm tra, soạn thảo, ký ban hành và lập hồ sơ công việc:

– Trách nhiệm của cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản: cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị và trước pháp luật về bản thảo văn bản trong phạm vi, chức trách nhiệm vụ được giao.

– Người đứng đầu đơn vị soạn thảo phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về nội dung văn bản.

– Về trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản trước khi ký ban hành: người được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.

 – Trách nhiệm đối với văn bản đã được ký ban hành: người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.

– Trách nhiệm của cá nhân trong việc lập hồ sơ: trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc ngoài việc lập hồ sơ công việc và chịu trách nhiệm về số lượng, thành phần, nội dung tài liệu trong hồ sơ; bảo đảm yêu cầu, chất lượng của hồ sơ theo quy định trước khi nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan.

Với một số điểm mới như trên, Nghị định 30/2020/NĐ-CP sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ đối với công tác văn thư nói chung và văn thư điện tử nói riêng trong tiến trình cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam và hội nhập quốc tế./.