Việt Nam Dân Luật Lược Khảo / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Sơ Lược Về Luật Thành Lập Doanh Nghiệp Tại Việt Nam

Sự phát triển của pháp luật về doanh nghiệp

Từ sau giai đoạn đổi mới đất nước, pháp luật về kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Khởi đầu với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987, tiếp đó Quốc hội đã lần lượt ban hành hai đạo luật là Luật công ty 1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân 1990. Tiếp đó, nước ta ban hành Luật doanh nghiệp nhà nước 1995 và Luật Hợp tác xã 1996.

Năm 1999, Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp 1999 thay cho hai đạo luật 1990 trước đó. Tuy nhiên để bắt kịp xu thế cũng như điều chỉnh được cụ thể từng lĩnh vực cụ thể mà bên cạnh luật thành lập doanh nghiệp hay Luật doanh nghiệp 2005 thì một số đạo luật chuyên ngành khác cũng được ra đời như Luật Thương mại 2005, Luật đầu tư 2005, Luật hợp tác xã 2012 ( thay thế Luật hợp tác xã 2003),…

Luật thành lập doanh nghiệp hiện hành 

Hiện nay Luật doanh nghiệp 2014 là đạo luật cơ bản nhất điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Trong những văn bản luật thành lập doanh nghiệp thì đây là đạo luật quy định chung nhất về tất cả các mô hình công ty và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên bên cạnh đó thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù thì còn phải chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản luật chuyên ngành khác như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật luật sư,…

Về nguyên tắc, trường hợp có sự khác biệt giữa các quy định của Luật doanh nghiệp và những luật doanh nghiệp khác về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể,… thì áp dụng quy định của luật chuyên ngành đó. Nhưng nhìn chung những văn bản quy phạm pháp luật này đều nhằm mục đích chung là tạo điều kiện thuận lợi và môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi ở Việt Nam.

Để tìm hiểu kỹ hơn quy định trong những văn bản luật thành lập doanh nghiệp tại VIệt Nam. Bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được tư vấn cụ thể và hướng dẫn thi hành chính xác nhất.

PHAN LAW VIETNAM

Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888

Email: info@phan.vn

Chia sẻ:

Pinterest

Linkedin

Vì Sao Luật Việt Nam Coi ‘Hồ Sơ Panama Là Thông Tin Tham Khảo’

Trên phương diện pháp lý, các cá nhân xuất hiện tên trong “Hồ sơ Panama” không đồng nghĩa với việc họ phạm pháp. Hiệp hội Phóng viên Điều tra Quốc tế (ICIJ), đơn vị cung cấp danh sách “Hồ sơ Panama” cũng khẳng định dữ liệu họ cung cấp chỉ đơn thuần bao gồm thông tin về công ty offshore, chủ sở hữu của công ty offshore, các trung gian và người được ủy quyền. ICICJ nói rằng mục đích công bố chỉ để cho công chúng biết có sự hiện diện của các công ty offshore này và chủ sở hữu là ai chứ không phải để khuyến nghị hay ám chỉ có các hành vi vi phạm pháp luật.

Theo luật, nếu các công ty offshore tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật ngân hàng và thuế thì có quyền tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài hợp pháp và cũng có thể chuyển lợi nhuận về Việt Nam. Để kết luận các cá nhân, tổ chức Việt Nam trong “Hồ sơ Panama” có vi phạm pháp luật hay không cần sự vào cuộc của cơ quan có thẩm quyền theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 (đang có hiệu lực): “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”.

Vì thế, việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội không thể dựa trên những thông tin trên mạng, chưa được kiểm chứng và đánh giá bởi các cơ quan tiến hành tố tụng. Theo luật, các cơ quan chức năng của Việt Nam không thể coi đây là căn cứ pháp lý để xử lý vấn đề rửa tiền, trốn thuế, gian lận thuế với những cá nhân có tên trong “Hồ sơ Panama” mà chỉ có thể xem đây là nguồn tham khảo để vào cuộc, tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm.

Với thông tin được ghi nhận trong “Hồ sơ Panama”, nếu các cơ quan chức năng của Việt Nam thu thập được chứng cứ khác để chứng minh việc các cá nhân, tổ chức có tên có hành vi vi phạm pháp luật (trốn thuế, rửa tiền…), các cơ quan này sẽ điều tra, xử lý vi phạm theo những tội danh tương ứng với quy định của pháp luật Việt Nam.

“Hồ sơ Panama” là vụ rò rỉ thông tin lớn nhất lịch sử, với hơn 11 triệu tài liệu từ hãng luật Mossack Fonseca (Panama). Báo cáo của Hiệp hội Phóng viên Điều tra Quốc tế dựa trên những thông tin này cho thấy Mossack Fonseca đã giúp giới nhà giàu và quyền lực lập ra hàng trăm nghìn công ty tại Quần đảo British Virgin, Cayman, Seychelles và Bermuda. Đây là những nơi được mệnh danh là thiên đường thuế, lý tưởng cho các hoạt động ngầm, né thuế hay rửa tiền

Trong “Hồ sơ Panama” có tên của nhiều pháp nhân tại Việt Nam mà Bộ luật hình sự hiện hành lại chưa có đường lối xử lý. Cơ quan chức năng nếu phát hiện vi phạm nên khởi tố sau ngày 1/7, bởi lúc này Bộ luật hình sự 2016 đã có hiệu lực với quy định về việc xử lý hình sự pháp nhân thương mại.

Theo Vnexpress

10 Năm Thực Hiện Chiến Lược Biển Việt Nam: Bài 1

Tàu cá của ngư dân Quảng Trị khai thác hải sản. Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN

Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 ra đời trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân ta kết thúc 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và đã trải qua 20 năm đổi mới. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, vị thế quốc tế của nước ta không ngừng được nâng cao. Quan hệ kinh tế của nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế được mở rộng thông qua thực hiện các hiệp định đa phương, song phương góp phần tạo ra “thế” và “lực” mới cho đất nước. Do đó, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học – công nghệ, tăng cường quốc phòng, an ninh, làm cho đất nước giàu mạnh từ biển.

Từ những chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước, trong 10 năm qua các bộ, ngành từ Trung ương đến các địa phương có biển đã nỗ lực cụ thể hóa Chiến lược biển vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế biển một cách cụ thể và đạt hiệu quả thuyết phục. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng từ 2,14 triệu lượt người năm 2000 lên hơn 10 triệu lượt năm 2016 và 12,9 triệu lượt năm 2017, tăng 6 lần trong vòng 17 năm. Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên tục trong suốt giai đoạn vừa qua, từ 11,2 triệu lượt năm 2000 đến 62 triệu lượt năm 2016 và 73,2 triệu lượt năm 2017. Trong đó, khách du lịch đến 28 tỉnh, thành phố ven biển trong năm 2017 ước đạt khoảng 60 triệu lượt (bao gồm cả khách du lịch trong nước và quốc tế).

Lĩnh vực kinh tế hàng hải đã có bước phát triển đáng kể, giá trị sản lượng của ngành vận tải biển, dịch vụ cảng biển và đóng tàu đã liên tục gia tăng, với tốc độ tăng trong giai đoạn 2007-2010 là 22%/năm, giai đoạn 2011-2015 là 13%/năm. Tuy vậy, tỷ trọng đóng góp chung của kinh tế hàng hải vào GDP cả nước còn rất nhỏ và có xu hướng giảm, với mức 1,05% vào năm 2010, 0,98% vào năm 2015 và 0,97% vào năm 2017. Đội tàu biển trong nước tính đến hết tháng 11/2017 có tổng trọng tải khoảng 7,8 triệu tấn, đứng thứ 4 trong ASEAN và thứ 30 trên thế giới. Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển tăng đều theo các năm (năm 2015 đạt 427,3 triệu tấn thì đến năm 2017 đạt khoảng 511,6 triệu tấn). Sau 10 năm thực hiện Chiến lược biển, toàn ngành đã có những nỗ lực rất lớn trong công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ logistics, đảm bảo nhu cầu lưu thông hàng hóa bằng đường biển với mức tăng trưởng hàng hóa hàng năm từ 10-20%. Nhiều cảng biển có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 200.000 tấn.

Phong cảnh bãi biển Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN

Đối với lĩnh vực xây dựng các khu kinh tế ven biển, tính đến hết năm 2017, cả nước đã có 17 khu kinh tế ven biển được thành lập, với tổng diện tích gần 845 nghìn ha, thu hút khoảng 78,6 tỷ USD vốn đầu tư. Bên cạnh đó, cả nước có 58 khu công nghiệp tập trung ven biển, với tổng diện tích đất công nghiệp gần 13,6 nghìn ha. Các khu kinh tế ven biển đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm. Năm 2016, các khu kinh tế ven biển đạt tổng doanh thu khoảng 8 tỷ USD, xuất khẩu đạt hơn 5 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 30 nghìn tỷ đồng. Các khu kinh tế ven biển tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 130 nghìn lao động.

Cùng với sự phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, các đô thị cũng được hình thành cung cấp nhà ở, dịch vụ xã hội cho lượng lớn người lao động làm việc trong các trung tâm kinh tế tập trung này. Một số khu nghỉ dưỡng, khu nhà ở hiện đại được xây dựng tại các khu kinh tế ven biển, góp phần phát triển du lịch và cung cấp chỗ ở thường trú, tạm trú cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp đến làm việc trong các khu kinh tế. Các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển đã đóng góp nhất định vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, góp phần tăng nhanh quá trình đô thị hóa ven biển.

Tăng trưởng còn thiếu bền vững

Tuy 10 năm qua, công tác quản lý và khai thác tài nguyên, môi trường biển đã đạt được những kết quả nhất định, song một số lĩnh vực vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang phối hợp với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) để tính toán các chỉ số GDP, GRDP, thu nhập bình quân đầu người. Kết quả bước đầu cho thấy, trong 10 năm qua, đóng góp của kinh tế biển và ven biển vào GDP cả nước từ 48% năm 2005, giảm xuống còn 40,73% năm 2010 và năm 2017 ước đạt 30,19%. Thu nhập bình quân đầu người của người dân ven biển có tăng, nhưng không cao hơn quá nhiều so với mức tăng trung bình của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người của người dân sống ở 28 địa phương có biển đã tăng gấp 4,84 lần trong giai đoạn 2006-2016, nhưng vẫn thấp hơn so với cả nước về số tuyệt đối: Năm 2006 là 627 USD/người/năm so với mức 637 USD của cả nước, năm 2016 là 3035 USD/người/năm so với mức 3049 của cả nước.

Các giàn khoan trên mỏ Bạch Hổ (PVN). Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Đối với lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, trong 10 năm qua ngành dầu khí đã có nhiều nỗ lực trong thăm dò, khai thác các mỏ dầu, khí mới (bao gồm cả đầu tư các dự án dầu khí ở nước ngoài) và đẩy mạnh đầu tư các tổ hợp chế biến dầu, khí quy mô lớn. Tuy vậy, đóng góp của ngành dầu khí vào kinh tế cả nước đã giảm rõ rệt. Theo Tổng cục Thống kê, đóng góp của ngành dầu khí (bao gồm cả thăm dò, khai thác và chế biến dầu, khí) vào GDP khá cao và ổn định trong giai đoạn từ 2007-2010, với mức đóng góp trung bình là 10,83%; sau đó giảm xuống mức trung bình 7,21% trong giai đoạn 2010-2014, đến năm 2015 mức đóng góp này chỉ còn 3,79% và năm 2017 là 2,76%.

Khai thác và chế biến hải sản đã tăng 50% trong 10 năm từ 2,07 triệu tấn năm 2007 lên 3,07 triệu tấn năm 2016 và 3,19 triệu tấn năm 2017. Công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam hiện nay thuộc loại khá trên thế giới, có 500 cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU. Giá trị xuất khẩu thủy sản những năm gần đây có xu hướng tăng, năm 2010 là 6,03 tỷ USD, năm 2016 đạt 7,05 tỷ USD. Tuy vậy, theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, tỷ trọng đóng góp của ngành vào GDP chưa cao, đạt trung bình 1,99% giai đoạn 2007-2010, 1,91% giai đoạn 2011-2015 và 1,8% trong hai năm 2016-2017, thể hiện xu hướng giảm trong thời gian gần đây.

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định phát triển khai thác hải sản như hỗ trợ vay vốn tín dụng để đóng mới tàu cá khai thác xa bờ; hỗ trợ chi phí nhiên liệu; hỗ trợ bảo hiểm; hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch; khắc phục rủi ro, thiên tai; hỗ trợ thiết bị thông tin, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển… tạo cơ sở phát triển nhanh đội tàu đánh bắt xa bờ, tăng nhanh sản lượng, cơ sở hạ tầng (cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá).

Bài 2: Tạo ‘bứt phá’ trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo

Người Việt Nam Mang Quốc Tịch Việt Nam Là Công Dân Việt Nam Đúng Không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

Ở nước ta thì mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, người đã nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam cho phép công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

– Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

– Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

– Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam, người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, người có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không cần phải đáp ứng điều kiện đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam và điều kiện có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam và trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về Quốc tịch Việt Nam.

Tại Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định như sau:

Do đó, trường hợp Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì kể từ ngày được quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì người đó đã trở thành công dân Việt Nam

Trân trọng!