Viết Văn Bản Báo Cáo Về Kết Quả Học Tập / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Làm Văn Lớp 3: Tập Viết Báo Cáo Về Tình Hình Học Tập Trong Tổ

1. Viết báo cáo gửi thầy, cô giáo về kết quả học tập, lao động của tổ em trong tuần qua:

– Yêu cầu của bài là viết bản báo cáo gửi thầy, cô giáo nên em cần nắm được cấu tạo của một bản báo cáo với cấp trên gồm những phần sau:

+ Trên cùng, chính giữa là phần quốc hiệu (CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM) và tiêu ngữ (Độc lập -Tự do- Hạnh phúc).

+ Tiếp theo là địa điểm, thời gian viết báo cáo (Ví dụ: Hà Nội, ngày …. tháng …… năm……………. ).

+ Tên báo cáo; báo cáo của tổ, lớp, trường nào (viết chữ in hoa cỡ lớn hoặc nhỏ).

+ Người nhận báo cáo (Kính gửi thầy giáo (cô giáo) lớp ………….. ).

+ Phần mở đầu: Ghi lí do, mục đích của báo cáo (báo cáo về vấn đề gì, trong khoảng thời gian nào).

+ Phần nội dung: Đây là phần chính của bản báo cáo, cần trình bày tất cả các nội dung yêu cầu của báo cáo. Nội dung cần viết thật ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và khách quan. Sử dụng câu đơn giản, không sử dụng từ ngữ địa phương hoặc từ ngữ có tính biểu cảm hay cảm xúc cá nhân.)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

… ngày 31 tháng 12 năm 2005

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ 1 LỚP 3A

Kính gửi: Cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm lớp 3A.

Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ 1 trong tháng 12 vừa qua như sau:

1. Về hoạt động học tập:

– Cả tổ gồm 8 bạn đều đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện tốt nề nếp truy bài cho nhau trước giờ vào học 15 phút không bạn nào vi phạm.

– Học bài và làm bài tập về nhà đầy đủ, nghiêm túc.

– Có ý thức phát biểu xây dựng bài. Trong tháng có 124 ý kiến phát biểu. Nhiều nhất là bạn Phương Linh 20 ý kiến.

– Kết quả: có 12 điểm 10, 10 điểm 9, 11 điểm 7, 8, 4 điểm

– Không có điểm yếu.

2. Về lao động:

Có 1 buổi lao động vệ sinh trường lớp. Tất cả đều chấp nhận tốt tự phân công và hoàn thành được công việc được giao.

Qua tổng kết, chúng em đề nghị cô (thầy) chủ nhiệm biểu dương nhóm và cá nhân sau:

1- Tập thể: Nhóm 2

2- Cá nhân: Trần Thị Phương Linh

Tổ trưởng tổ 1

Lê Đức Trung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Cần Thơ ngày 31 tháng 11 năm 2005

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ 3 LỚP 3

Kính gửi: Cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm lớp 35

Chúng em xin tổng hợp các hoạt động của tổ trong tháng và báo cáo với cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm những nội dung chínhsau đây:

1- Về học tập:

– Nhìn chung tháng qua cả tổ đi học chuyên cần, đúng giờ. (Chỉ có 1 trường hợp bị bệnh có giấy xin phép).

– Thực hiện nội quy học tập nghiêm túc: học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ.

– Có ý thức tốt trong phát biểu xây dựng bài.

* Kết quả: 22 điểm giỏi, 18 điểm khá, không có điểm trung bình yếu kém. Tiêu biểu trong học tập của tổ có bạn Diễm Mi đạt 4 điểm 10.

2- Về lao động:

Có một buổi tham gia làm vệ sinh trường lớp: tổ tham gia đầy đủ nhiệt tình.

Qua tổng hợp tình hình, tổ thống nhất đề nghị biểu dương:

– Nhóm 2, nhóm 3

– Hoàng Diễm Mi

Tổ trưởng (Kí tên)

Lưu Đức Thành

Các Viết Báo Cáo Một Báo Cáo Khoa Học

Published on

1. CÁCH VIẾT BÁO CÁO MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC Ths Nguyễn Thị Minh Lý Bộ môn Tim mạch -Trường Đại học Y Hà Nội

2. THẾ NÀO LÀ: MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC? *  Trình bày sự hiểu biết của bạn về một lĩnh vực học thuật nhất định *  Là một công trình ghi lại công việc nghiên cứu bạn đã tiến hành *  Là sự đóng góp vào kho cơ sở dữ liệu *  Cần được đánh giá một cách hệ thống

3. XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU

4. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Bức tranh chung *  Bạn định nghiên cứu gì (câu hỏi nghiên cứu) *  Bạn dự định thực hiện nghiên cứu của mình bằng phương pháp gì? *  Tại sao cần phải nghiên cứu vấn đề này? *  Khi nào cần phải hoàn thành nghiên cứu *  Bạn sẽ tiến hành nghiên cứu này ở đâu

6. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC Mục tiêu *  Lập kế hoạch cho công trình nghiên cứu của bạn. *  Chỉ ra công trình của bạn có đóng góp gì cho nghiên cứu hiện tại. *  Chứng tỏ bạn hiểu cách thực hiện một công trình nghiên cứu trong một khoảng thời gian cho phép. Khán giả: *  Người phê bình, đồng nghiệp và những người quan tâm đến lĩnh vực bạn nghiên cứu

7. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC *  Bắt đầu càng sớm càng tốt *  Đừng đợi tới khi bạn đã đọc “tất cả mọi thứ”. *  Công việc viết sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ. *  Báo cáo nghiên cứu ≠ Luận văn: *  Cần phải nêu tất cả các kết quả thu được, kể cả kết quả không như mong muốn, hạn chế *  Không phải tất cả các vấn đề đúng đều phù hợp (người đọc sẽ đặt câu hỏi: liệu vấn đề sẽ đi đến đâu?) *  Lựa chọn thông tin để trình bày chứng tỏ bạn đã rất am hiểu vấn đề nghiên cứu

8. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC *  Sử dụng từ ngữ của riêng bạn: *  Không trích dẫn quá nhiều *  Khi trích dẫn, cần chỉ ra nguồn trích dẫn, phần trích dẫn cần để trong dấu ” ” *  Cấu trúc rõ ràng *  Không phân đề mục quá nhỏ (1.6.3.7.a) *  Sự cân đối về độ dài của các phần trong báo cáo

9. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC *  Định dạng *  Thống nhất *  Cần viết lại nhiều lần: *  Bổ sung các kết quả nghiên cứu mới thu được. *  Chỉnh sửa các phần chưa hợp lí.

10. Lời khuyên chung *  Nhắm vào một vấn đề hẹp *  Đặt vào bối cảnh lớn hơn để thấy thành quả đó ra sao, phải làm gì tiếp trong tương lai *  Nhất quán về dữ liệu, chú thích *  Ngôn ngữ dễ hiểu, không tối nghĩa *  Không hấp tấp khi viết

11. CẤU TRÚC MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC *  Tên Báo cáo khoa học *  Tóm tắt *  Dẫn nhập *  Phương pháp *  Kết quả *  Bàn luận *  Tài liệu tham khảo

14. VIẾT PHẦN TÓM TẮT *  Nêu lên bức tranh chung về vấn đề nghiên cứu trong thực tế và trong nghiên cứu. *  Câu hỏi nghiên cứu: mô tả những nền tảng của nghiên cứu, mô tả mục đích nghiên cứu một cách ngắn gọn, cho người đọc một cơ sở khoa học đầy đủ. *  Mô tả phương pháp nghiên cứu *  Kết quả chính của nghiên cứu, kể cả số liệu, trả lời câu hỏi nghiên cứu ban đầu. *  Kết luận nói về ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Người đọc chú tâm phần này trước nên cần viết sao cho thuyết phục.

15. VIẾT PHẦN DẪN NHẬP *  Định nghĩa vấn đề: Nêu lên vấn đề tồn tại, những gì đã được nghiên cứu *  Tóm lược những kết quả trước đã được công bố trong y văn *  Mục đích nghiên cứu này là gì?

16. NÊU LÊN VẤN ĐỀ TỒN TẠI *  Trả lời câu hỏi: “Đâu là chỗ trống cần lấp đầy?” và “Vấn đề cần giải quyết là gì?” *  Nêu lên tầm quan trọng của vấn đề một cách rõ ràng, cụ thể. *  Giới hạn những biến số mà bạn cần đánh giá khi nêu ra câu hỏi nghiên cứu.

18. MỤC TIÊU/ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU *  Chỉ ra mục tiêu nghiên cứu. *  Chỉ ra đóng góp mà nghiên cứu của bạn sẽ đem lại. *  Cần chỉ rõ những phạm vi mà nghiên cứu của bạn không đề cập tới.

20. VIẾT PHẦN PHƯƠNG PHÁP *  Giới thiệu về phương pháp tiếp cận chung. *  Sự phù hợp của cách tiếp cận này với thiết kế nghiên cứu. *  Mô tả phương pháp cụ thể để thu thập số liệu. *  Giải thích cách mà bạn sẽ phân tích và phiên giải kết quả. *  Với các phương pháp ít quen thuộc, cần giải thích về phương pháp và lí do lựa chọn phương pháp. *  Nêu ra những hạn chế có thể của nghiên cứu.

21. VIẾT PHẦN PHƯƠNG PHÁP §  Quần thể mẫu nghiên cứu của công trình. Cách chọn mẫu như thế nào? Mô tả chi tiết. *  Những điều tác giả dự định đánh giá: Hoạt động của một loại thuốc, kết quả của một thủ thuật, giá trị của một xét nghiệm. *  Các tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu: Biến chứng, thời gian theo dõi, các chỉ tiêu sinh học Các kết quả được phân tích và chuẩn hoá như thế nào: các thuật toán thống kê sử dụng.

24. LƯU Ý VIẾT PHẦN KẾT QUẢ *  Thì động từ *  Các kết quả được quan sát trong quá khứ. *  Sự chính xác *  Tương thích của các số liệu trong bài viết, trong các bảng số liệu và biểu đồ. *  Sự sáng sủa *  Theo một trật tự hợp lý

25. VIẾT PHẦN BÀN LUẬN MỤC TIÊU 1: Mục đích nghiên cứu có đạt được hay không. *  Không nhắc lại tất cả các kết quả trong phần kết quả nghiên cứu *  Không đưa thêm một kết quả mới vào chương Bàn luận. *  Không thay đổi số liệu đã đưa ở phần kết quả: *  Kết quả là 48% không được biến thành “gần 50%” hay “khoảng một nửa”.

26. VIẾT PHẦN BÀN LUẬN MỤC TIÊU: Đánh giá chất lượng và giá trị của kết quả nghiên cứu (2) *  Số lượng cá thể nghiên cứu có đủ lớn để rút ra kết luận? *  Liệu có sự chệch hướng trong việc chọn đối tượng? *  Phương pháp nghiên cứu đã đáp ứng tốt nhất cho vấn đề đặt ra? *  Nhận định các kết quả như thế nào căn cứ theo các phương pháp được sử dụng và độ mạnh của các phép suy diễn thống kê được sử dụng.

27. VIẾT PHẦN BÀN LUẬN MỤC TIÊU: So sánh kết quả thu được với kết quả của các tác giả khác. *  Tìm cách giải thích sự khác biệt *  Thông báo sự đóng góp cá nhân của mình *  Tính chất đại diện của mẫu thử tốt hơn, *  Phương pháp thống kê phù hợp hơn. *  Tránh sự công kích cá nhân.

29. VIẾT PHẦN BÀN LUẬN *  Giải thích ý nghĩa những dữ liệu trình bày trong phần Kết quả *  Giải thích nhưng không lặp lại số liệu trong phần Kết quả *  Cho người đọc thấy công trình nghiên cứu là quan trọng và có tác động hay có đóng góp tới tri thức hiện nay, giải đáp được câu hỏi lớn của nghiên cứu. *  Thể hiện một đóng góp cho khoa học.

30. CÁCH VIẾT PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO *  Các quy định về cách viết tài liệu tham khảo *  Hệ thống Havard *  Hệ thống Vancouver *  Nên tuân theo quy định của nơi bạn nộp báo cáo khoa học *  Cần có sự thống nhất *  Tham khảo các tài liệu trước đây

31. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Lỗi thường gặp *  Viết văn nói *  Ý kiến cá nhân *  Đây là một công trình khoa học!

32. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Lỗi thường gặp *  Câu phức với nhiều từ dài *  Báo cáo khoa học là một công trình khoa học đơn giản, thuyết phục! *  Hài hước *  Cần được chú thích

33. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Lỗi thường gặp *  Không bao giờ bao quát được mọi khía cạnh *  Bạn sẽ không bao giờ kết thúc? *  Đôi khi chỉ ra được vấn đề là đủ *  Người bình duyệt sẽ rất vui khi bạn chỉ ra được những giới hạn

34. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Vấn đề thường gặp *  Ở vài thời điểm, não bạn sẽ trở nên giống chiếc bánh mì nướng *  Nghỉ giải lao *  Ăn đủ ngủ khỏe, tập thể dục… *  Đây chỉ là tình trạng tạm thời

36. NHỮNG ĐIỀU HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRÔNG ĐỢI *  Bàn luận *  Những hạn chế của nghiên cứu có được chỉ ra *  Có phát hiện ra những điểm mới từ nghiên cứu? *  Có tạo được mối liên kết với y văn? *  Có những phát triển gì về mặt lý thuyết? *  Có những dự đoán mới được thiết lập không?

37. Good Luck & Thank You!

Báo Cáo Kết Quả Hội Nghị Cbccvc Năm Học 2022

TRƯ­ỜNG MN HỢP THỊNH

S ố : 23/BC-MN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do – Hạnh phúc

Hợp Thịnh, ngày 20 tháng 10năm 2017

BÁO CÁO Kết quả tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức, viên chức

Năm học 2017- 2018

Căn cứ công văn số 275/PGD ĐT-KTr ngày 13/9/2017 của phòng GD&ĐT Tam Dương về việc tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức năm học 2017-2018;

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018. Trường mầm non Hợp Thịnh báo cáo kết quả tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức năm học 2017- 2018 như sau:

– Thời gian: Chủ nhật, ngày 15/10/2017 (buổi sáng).

– Địa điểm: Sân trường (khu trung tâm).

– Thành phần: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trư­ờng.

– Nội dung:

1 . Đoàn chủ tịch trình bày các văn bản, báo cáo theo phân công. ( Báo cáo kiểm điểm thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; Báo cáo th ực hiện nghị quyết HNCBCC,VC n¨m häc 2016-2017, phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018; kết quả thực hiện dân chủ trong nhà trường; Thông qua quy chế ứng xử trong trường học; Báo cáo kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường; Báo cáo tổng kết phong tr ào thi đua năm học 2016-2017 và dự kiến nội dung phong trào thi đua năm học 2017-2018; D ự thảo giao ước thi đua năm học 2017-2018 ).

3. Đoàn chủ tịch giải đáp thắc mắc, kiến nghị của CBCCVC đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của CBCCVC trong cơ quan, đơn vị.

4 Trưởng ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của ban Thanh tra nhân dân năm học 2016-2017 và chương trình công tác năm học 2017-2018.

5. Thông qua cách phân bổ tiền thu phục vụ học sinh bán trú cho CBGVNV năm học 2017-2018.

6. Ký kết giao ước thi đua giữa Hiệu trưởng với tổ chức công đoàn.

7. Thông qua nghị quyết Hội nghị.

Nơi nhận:

– Phòng GD&ĐT Tam Dương (b/c);

– Lưu: VT.

HIỆU TR­ƯỞNG Nguyễn Thị Hải

Hướng Dẫn Cách Viết Văn Bản Báo Cáo

Một báo cáo hoặc bản báo cáo hoặc văn bản báo cáo là tập hợp những thông tin được thực hiện với mục đích cụ thể nhằm thông tin chuyển tiếp hoặc tường trình, kể lại các sự kiện nhất định trong một hoàn cảnh hiện hành và có thể có hoặc không những nội dung kiến nghị, đề xuất. Một văn bản báo cáo cần có các yêu cầu sau đây:

Phải bảo đảm trung thực, chính xác:

– Phản ánh đúng sự thật khách quan, nêu đúng ưu điểm, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn, việc đã giải quyết, việc còn tồn đọng, không được hư cấu hoặc chủ quan duy ý chí.

– Người trực tiếp soạn thảo không được thiên vị, không thêm bớt hiện tượng nhằm bóp méo sự thật, phải trung thực và khách quan toàn diện trong cách đưa tin và đánh giá trong báo cáo. Cần phải theo dõi, nghiên cứu sâu sát quá trình diễn biến sự việc, hiện tượng để tìm nguyên nhân phản ánh và báo cáo. Nếu sự thật bị cắt xén, xác định sai nguyên nhân, đưa ra những nguồn tin không chính xác, không toàn diện, sẽ làm lãnh đạo đưa ra giải pháp không đúng, xử lý thiếu kịp thời và không triệt để.

Nội dung báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm:

– Người soạn thảo phải đầu tư thời gian, chọn lọc các số liệu và sự kiện về các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ chính yếu của tổ chức mình để đưa vào báo cáo, không nên liệt kê tràn lan mọi sự việc, hiện tượng xảy ra. Tập hợp được số liệu chính xác, ăn khớp với nhau là việc làm cần thiết, song đòi hỏi phải biết lập luận để thấy được ưu khuyết điểm thông qua những con số đó. Cần tránh những con số ma hoặc những sự kiện chung chung không chứng minh, lý giải được điều gì. Trường hợp cần giải thích kỹ hơn thì có thể đính kèm theo báo cáo các bản phụ lục ghi các số liệu làm phương tiện minh chứng cho các kết luận trong báo cáo.

– Một bản báo cáo chỉ thuần túy thống kê sự việc mà không rút ra được những kinh nghiệm, bài học gì thì đó là báo cáo kém chất lượng, hiệu quả. Cần xuất phát từ mục đích, yêu cầu của từng loại báo cáo, xuất phát từ đối tượng đọc báo cáo mà có phương pháp viết báo cáo cho cụ thể, mạch lạc, hợp với người nghiên cứu. Tránh báo cáo tràn lan, vụn vặt, sa vào chi tiết rườm rà, sa vào các số liệu rắc rối mà phải chọn đúng trọng tâm, trọng điểm.

– Báo cáo kịp thời thể hiện ý thức, kỷ luật, ý thức tôn trọng tổ chức, tôn trọng cấp trên, có trách nhiệm với công việc. Báo cáo chậm trễ làm cho lãnh đạo không nắm được thông tin từ cấp dưới, dẫn đến hậu quả không thể ứng phó kịp thời, nhanh nhạy với tình hình để có những quyết định và mệnh lệnh chính xác, nhiều trường hợp gây ra hậu quả lớn trong quản lý.