Viết Văn Bản Báo Cáo / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Hướng Dẫn Viết Văn Bản Báo Cáo

– Phản ánh đúng sự thật khách quan, nêu đúng ưu điểm, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn, việc đã giải quyết, việc còn tồn đọng, không được hư cấu hoặc chủ quan duy ý chí.

– Người trực tiếp soạn thảo không được thiên vị, không thêm bớt hiện tượng nhằm bóp méo sự thật, phải trung thực và khách quan toàn diện trong cách đưa tin và đánh giá trong báo cáo. Cần phải theo dõi, nghiên cứu sâu sát quá trình diễn biến sự việc, hiện tượng để tìm nguyên nhân phản ánh và báo cáo. Nếu sự thật bị cắt xén, xác định sai nguyên nhân, đưa ra những nguồn tin không chính xác, không toàn diện, sẽ làm lãnh đạo đưa ra giải pháp không đúng, xử lý thiếu kịp thời và không triệt để.

Nội dung báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm:

– Người soạn thảo phải đầu tư thời gian, chọn lọc các số liệu và sự kiện về các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ chính yếu của tổ chức mình để đưa vào báo cáo, không nên liệt kê tràn lan mọi sự việc, hiện tượng xảy ra. Tập hợp được số liệu chính xác, ăn khớp với nhau là việc làm cần thiết, song đòi hỏi phải biết lập luận để thấy được ưu khuyết điểm thông qua những con số đó. Cần tránh những con số ma hoặc những sự kiện chung chung không chứng minh, lý giải được điều gì. Trường hợp cần giải thích kỹ hơn thì có thể đính kèm theo báo cáo các bản phụ lục ghi các số liệu làm phương tiện minh chứng cho các kết luận trong báo cáo.

– Một bản báo cáo chỉ thuần túy thống kê sự việc mà không rút ra được những kinh nghiệm, bài học gì thì đó là báo cáo kém chất lượng, hiệu quả. Cần xuất phát từ mục đích, yêu cầu của từng loại báo cáo, xuất phát từ đối tượng đọc báo cáo mà có phương pháp viết báo cáo cho cụ thể, mạch lạc, hợp với người nghiên cứu. Tránh báo cáo tràn lan, vụn vặt, sa vào chi tiết rườm rà, sa vào các số liệu rắc rối mà phải chọn đúng trọng tâm, trọng điểm.

– Báo cáo kịp thời thể hiện ý thức, kỷ luật, ý thức tôn trọng tổ chức, tôn trọng cấp trên, có trách nhiệm với công việc. Báo cáo chậm trễ làm cho lãnh đạo không nắm được thông tin từ cấp dưới, dẫn đến hậu quả không thể ứng phó kịp thời, nhanh nhạy với tình hình để có những quyết định và mệnh lệnh chính xác, nhiều trường hợp gây ra hậu quả lớn trong quản lý.

Cách Viết Báo Cáo Biên Bản Cuộc Họp

Biên bản cuộc họp phản ánh các hành động, nội dung được thực hiện trong cuộc họp của tổ chức. Biên bản thường được ghi lại bởi thư ký của một tổ chức và nó được lưu lại làm dữ liệu hồ sơ cho tổ chức. Trong thực tế, biên bản cuộc họp có thể được coi là một tài liệu pháp lý của tòa án và các cơ quan chính phủ.

I. Mục đích của Biên bản cuộc họp

Mục đích của biên bản cuộc họp là để mô tả các hành động được thực hiện bởi những người tham dự cuộc họp. Trái với suy nghĩ của một số người, ghi lại biên bản cuộc họp không phải là vấn đề “ghi chép” hay phiên âm những gì mọi người nói trong cuộc họp. Biên bản cuộc họp nên mô tả những gì đã được thực hiện tại cuộc họp, chứ không phải những lời được nói bởi từng thành viên.

Mặc dù ghi chú cuộc họp có thể rất hữu ích cho sử dụng nội bộ, nhưng cũng cần phải nhận ra rằng một số phút họp, chẳng hạn như từ cuộc họp hội đồng quản trị hoặc cuộc họp của giám đốc điều hành của một công ty giao dịch công khai, là tài liệu pháp lý. Điều này có nghĩa là chúng có thể được sử dụng bởi các luật sư, thẩm phán và các cơ quan chính phủ trong các vụ kiện tại tòa án, tranh chấp về tình trạng thuế của tổ chức của bạn và trong các quy trình kinh doanh và pháp lý khác nhau. Khi bạn soạn thảo biên bản cuộc họp, hãy cân nhắc rằng ai đó bên ngoài tổ chức của bạn có thể một ngày nào đó đọc chúng. Sự hiểu biết của cá nhân đó về những gì bạn đã viết có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến tổ chức của bạn.

II. Chuẩn bị cho một cuộc họp

Với một cuộc họp sắp được tổ chức, với vai trò thư ký bạn nên dành vài phút nói chuyện với cấp trên về những mong muốn của họ trong cuộc họp. Có thể công ty của bạn có một mẫu biên bản định dạng sẵn, nếu không hãy tham khảo một số mẫu biên bản có sẵn hoặc các ứng dụng phần mềm hỗ trợ việc này. Làm việc với một mẫu biên bản chuyên nghiệp có thể giúp bạn dễ dàng hơn với những bố cục chuyên nghiệp.

Khi bạn đến phòng họp, hãy lựa vị trí ngồi nơi mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy và nghe thấy những người tham gia cuộc họp. Hãy nhớ rằng, tùy thuộc vào bạn để ghi lại những gì xảy ra trong cuộc họp: Bạn sẽ cần có thể nhận ra các cá nhân có mặt để bạn có thể mô tả hành động của họ trong vài phút.

III. Thành phần thiết yếu của Biên bản họp

Tùy thuộc vào chính sách của công ty của bạn, bạn có thể linh hoạt khi chọn định dạng cho mẫu biên bản cuộc họp của mình. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp có thể đóng vai trò là tài liệu pháp lý, vì vậy chúng nên bao gồm thông tin có thể giúp người đọc xác định thời điểm và địa điểm diễn ra cuộc họp, ai tham dự, mục đích của cuộc họp và những gì đã được thực hiện ở đó.

– Dự thảo biên bản cuộc họp nên bao gồm tên của tổ chức của bạn, loại cuộc họp diễn ra, ngày diễn ra cuộc họp, địa điểm của cuộc họp và thời gian bắt đầu.

– Biên bản cuộc họp cũng nên bao gồm tên của các thành viên hội đồng quản trị, giám đốc điều hành hoặc người tham gia cuộc họp. Danh sách này sẽ phụ thuộc vào loại cuộc họp mà bạn đang ghi lại.

– Vào đầu biên bản, lưu ý khi biên bản của cuộc họp trước được trình bày và phê chuẩn bởi hội đồng quản trị hoặc những người khác có thẩm quyền trong tổ chức.

– Nếu một cuộc họp được tổ chức tốt, nó thường sẽ tuân theo một chương trình nghị sự trong đó các thành viên hội đồng quản trị, giám đốc điều hành và các bên khác sẽ trình bày thông tin hoặc thực hiện các hành động cụ thể. Biên bản của bạn nên phản ánh và ghi lại các hoạt động này.

– Khi mô tả một hành động và phân tích nó, nếu có.

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam

Cách Viết Báo Cáo Hoàn Hảo

Cách viết báo cáo hiệu quả bao gồm các bước chuẩn bị sau:

Xác định mục đích của báo cáo

Dù viết báo cáo ngày, tháng hay năm bạn cũng cần xác định được nội dung yêu cầu của bản báo cáo. Việc xác định nội dung của báo cáo là điều kiện bắt buộc để bạn có một bản báo cáo chính xác và đầy đủ nhất. Nếu bạn không nắm được nội dung yêu cầu khi viết báo cáo chắc chắn bạn sẽ không biết viết gì hoặc nếu có viết được cũng chỉ là một bản báo cáo vô nghĩa mà thôi. Do đó, hãy dành thời gian để suy nghĩ về mục đích của báo cáo. Bạn có cần mô tả, giải thích, giới thiệu hoặc thuyết phục? Có một mục đích rõ ràng ngay từ đầu đảm bảo rằng bạn luôn tập trung và giúp thu hút người đọc của bạn dễ dàng hơn.

Xây dựng đề cương chi tiết

Bạn đã xác định được nội dung yêu cầu của báo cáo, tuy nhiên bạn đừng vội viết mà việc cần làm tiếp theo là soạn thảo ra một đề cương chi tiết những nội dung bạn muốn nói trong báo cáo. Đề cương này sẽ giúp cho bạn không bị thiếu ý hay bị mất thời gian suy nghĩ phải viết gì trong quá trình làm báo báo.

Cấu trúc của một báo cáo hoàn chỉnh:

Một bản cáo cáo thường có 4 yếu tố sau:

1. Tóm tắt đánh giá

Báo cáo của bạn nên được bắt đầu với bản tóm tắt đánh giá kết quả công việc. Là mục đầu tiên người đọc bắt gặp, nên đây là phần quan trọng nhất của tài liệu. Họ có thể sẽ sử dụng phần tóm tắt đánh giá này để quyết định xem có nên tiếp tục đọc bản báo cáo hay không.

Việc đánh giá kết quả công việc sẽ giúp bạn nhìn lại toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ, nó cũng giống như bản báo cáo thành tích với cấp trên, vì vậy trong phần này bạn hãy hết sức lưu ý. Nên đánh giá một cách trung thực nhất, không nên chỉ khoe những việc làm được, còn những khó khăn, thiếu sót lại giấu nhẹm đi. Bởi cấp trên họ sẽ dễ dàng nhìn ra được những thiếu sót của bạn trong bản báo cáo đó dù bạn không nói ra.

2. Giới thiệu bối cảnh báo cáo

Cung cấp một bối cảnh cho báo cáo và phác thảo cấu trúc của nội dung. Xác định phạm vi của báo cáo và bất kỳ phương pháp cụ thể nào được sử dụng.

– Phân tích nguyên nhân

– Đề xuất, kiến nghị

Cuối bản báo cáo bạn hãy đưa ra những kiến nghị riêng của bản thân như: Công việc đó cần có những gì, cần hỗ trợ những gì để có thể thúc tiến quá trình thực hiện nhanh hơn, kết quả được tốt hơn. Việc đưa ra kiến nghị không phải để mang lại lợi ích riêng cho bạn mà là mang lại lợi ích chung cho cả công ty, tập thể của bạn. Vì vậy, hãy mạnh dạn nêu ra trong báo cáo để cấp trên biết và xem xét.

4. Kết luận

Tổng hợp các yếu tố khác nhau của báo cáo một cách rõ ràng và súc tích. Xác định các bước tiếp theo và bất kỳ hành động nào cần phải thực hiện.

Một số mẹo nhỏ về cách viết báo cáo công việc hiệu quả

Ngôn ngữ trong báo báo

Trong báo cáo bạn nên sử dụng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu. Lối hành văn mạch lạc, rõ ràng, thiết thực. Nên tránh những từ ngữ quá hoa mỹ, phô trương vì báo cáo cần sự ngắn gọn nhưng đầy đủ và chính xác.

Giữ câu ngắn gọn và đơn giản

Chỉ bao gồm một ý chính trong mỗi câu, với thông tin bổ sung trong các câu sau cùng một từ liên kết thích hợp như “Vì vậy”, “Do đó”, “Vì lí do này” giúp người đọc đi theo mạch ý tưởng của bạn. Tránh viết các câu dài với nhiều mệnh đề phụ gây khó khăn cho người đọc, cụ thể các câu không dài hơn 20 đến 25 từ.

Thu thập sự kiện và dữ liệu

Đưa vào báo cáo các sự kiện và dữ liệu hấp dẫn sẽ giúp lập luận của bạn trở nên thuyết phục hơn. Hãy nhớ trích dẫn các nguồn như báo chí, nghiên cứu và các bài phỏng vấn để tăng thêm độ tin cậy.

Cách trình bày báo cáo công việc nên hấp dẫn, trực quan

Độc giả của bạn sẽ hiểu được những gì bạn nói chỉ bằng cách nhìn sơ qua nó. Do đó, hãy viết các tiêu đề chính và tiêu đề phụ của bạn một cách rõ ràng và đầy đủ.

Bạn có thể sử dụng màu sắc để làm nổi bật các điểm quan trọng. Hãy sáng tạo nhưng cần chắc rằng nó không ảnh hưởng đến nội dung thông điệp của bạn.

Xem lại và chỉnh sửa

Bản thảo đầu tiên của báo cáo hiếm khi nào là hoàn hảo, do đó bạn sẽ cần chỉnh sửa và sửa đổi nội dung. Nếu có thể, hãy đặt tài liệu sang một bên trong vài ngày trước khi xem lại nó một lần nữa hoặc nhờ đồng nghiệp cùng xem xét. Một “đôi mắt” mới thường sẽ giúp phát hiện ra những lỗi mà bạn không chú ý.

Trước khi gửi báo cáo, hãy tự hỏi mình:

– Báo cáo không có lỗi ngữ pháp, ngắn gọn và dễ đọc?

– Các mục được trình bày một cách logic?

– Mỗi điểm có được giải thích, chứng minh bằng các dữ liệu phù hợp?

– Các kết luận và khuyến nghị có thuyết phục không?

– Tất cả các nguồn được tham khảo là chính xác?

Góc kỹ năng – Cẩm nang khác

Soạn Bài Văn Bản Báo Cáo

Soạn bài Văn bản báo cáo

I. Đặc điểm của văn bản báo cáo 1. Đọc các văn bản SGK 2. Trả lời các câu hỏi

a. Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.

b. Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu sau:

+ Về hình thức trình bày: trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số quy định sẵn.

+ Về nội dung: không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?

c. Một số trường hợp cần viết báo cáo:

+ Lớp trưởng báo cáo kết quả xếp loại thi đua của lớp trong tháng.

+ Bí thư báo cáo về buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp

+ Tình hình học tập của lớp khi kết thúc năm học.

Câu 3: Tình huống phải viết báo cáo:

+ Tình huống a: cần viết văn bản đề nghị.

+ Tình huống b: cần viết báo cáo.

+ Tình huống c: cần viết đơn xin nhập học.

II. Cách làm văn bản báo cáo 1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo

a. Các mục trong cả hai văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự:

+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ

+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo

+ (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì

+ (4) Nơi nhận báo cáo

+ (5) Người (tổ chức) báo cáo

+ (6) Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được

+ (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo

– Hai văn bản báo cáo trên giống nhau về cách trình bày các mục và khác nhau ở nội dung cụ thể.

– Những mục quan trọng, cần chú ý trong hai câu văn bản báo cáo trên là: (3), (4), (5), (6).

b. Cách làm một báo cáo là tuân thủ theo 7 mục như câu a, và cần lưu ý:

– Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.

– Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục (5), (4), (3), (6).

III. Luyện tập

Câu 1: Sưu tầm và giới thiệu trước lớp một văn bản báo cáo nào đó (chỉ ra các nội dung, hình thức, phần, mục được trình bày trong văn bản đó).

Gợi ý

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 1 năm 2019

BÁO CÁO

Về kết quả của phong trào Đôi bạn cùng tiến

Kính gửi : Ban giám hiệu trường THCS Dịch Vọng.

Hưởng ứng phong trào Đôi ban cùng tiến do Nhà trường tổ chức, lớp 7a2 chúng em đã tích cực tham gia và đã thu được kết quả như sau:

Về học tập : điểm Tổng kết cuối học kì, 100% các bạn đạt được điểm trung bình trở lên. Trong đó, 25% đạt điểm giỏi, 70% đạt điểm khá, 5% đạt điểm trung bình khá và không có điểm yếu.

Về thái độ: Thực hiện tốt nội quy nhà trường, đi học đúng giờ, giữ trật từ trong lớp, các bạn hăng say phát biểu ý kiến. Trong lớp đặc biệt có đôi bạn Hoàng Mạnh Hải và Vũ Duy Bắc có nhiều điểm tiến bộ vượt bậc.

Với việc duy trì phong trào trên, năm học này cả lớp sẽ phấn đấu đạt 100% các bạn có học lực khá.

Thay mặt tập thể lớp 7a2

Lớp trưởng

Nguyễn Thu Trang

Câu 2: Nêu và phân tích các lỗi cần tránh khi viết một văn bản báo cáo.

Gợi ý

Các lỗi cần tránh khi viết một văn bản báo cáo:

– Tên văn bản viết chữ thường.

– Về hình thức: Các phần trong báo cáo trình bày không cân đối, tối nghĩa.

– Về nội dung: Các kết quả báo cáo không được nếu rõ ràng với các số liệu chi tiết, cụ thể mà chỉ nói chung chung.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: