Viết Văn Bản Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Nghị Luận Xã Hội Về Bảo Vệ Môi Trường

Bài làm

Ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà trên Thế Giới, ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề vô cùng bức thiết bởi sự tàn phá, sự hủy hoại của con người. Bởi vậy cho nên bảo vệ môi trường là một việc làm cần được tuyên truyền và thực hiện một cách nhanh chóng để đẩy lùi nạn ô nhiễm, trả lại không khí trong lành, nguồn nước sạch, khuôn viên thoáng mát và đảm bảo cho sức khỏe của cộng đồng. Bảo vệ môi trường không phải là một giải pháp hay một việc làm tức thời, nó là cả một quá trình mà toàn bộ con người cùng tham gia thì mới hiệu quả được.

Việt Nam đang trên đà phát triển, vì vậy mà việc xây dựng những công trình, cơ sở hạ tầng luôn được thực hiện và triển khai mỗi ngày. Chính vì sự xuất hiện của các công trình đó, các tòa nhà, khu đô thị, trung tâm công nghiệp… đã biến cả thành phố nói riêng và đất nước nói chung trở thành một công trường khổng lồ, ngổn ngang. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kéo theo đó là việc thải ra vô số các rác thải xây dựng, những rác thải không thể và có thể xử lí được nhưng chẳng ai xử lí. Những rác thải rắn được thu về chỉ chiếm hơn 60%, chưa thể đáp ứng được nhu cầu về bảo vệ môi trường. Những nhà đầu tư, những công trình thi công thường tự cho rằng việc thải lại những loại rác xây dựng tại những bãi đất trống bỏ hoang sẽ chẳng ảnh hưởng đến ai, nhưng thực chất lại gây hại cho toàn thành phố. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm di dời và xử lí khi chẳng biết ai là người bỏ lại để xử lí họ, và ai đủ quan tâm đến những bãi đất bỏ hoang không tên đó mà dọn dẹp? Không chỉ ở các công trình mà ngay tại những nhà máy, đặc biệt là các khu công nghiệp thường xuyên đổ nước thải ra sông, ra hồ làm ô nhiễm trầm trọng nước sinh hoạt của người dân. Những người dân sống gần những khu công nghiệp đó có nguy cơ và tỉ lệ mắc bệnh ung thư và các bệnh về đường hô hấp cao hơn những nơi khác. Một cá nhân không thể huy hoại được cả xã hội nhưng cả tập thể thì có, chính vì quy mô rộng như vậy mà xã hội đang bị ô nhiễm nặng nề.

Vậy, nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Các nhà máy, công trình chưa thực sự có quy trình đảm bảo, những hệ thống xử lí rác thải và nguồn nước để không ảnh hưởng đến người dân. Những người dân thì cũng chưa có ý thức nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường. Những hành động bảo vệ môi trường chưa được lan tỏa đến tất cả những người dân. Thêm vào đó là sự thờ ơ, vô trách nhiệm của các vị lãnh đạo, những người trực tiếp triển khai công trình thường xuyên rút ruột công trình, lấy ngân sách của nhà nước để vụ lợi cá nhân, gây ra hậu quả không hề nhỏ. Dù có rất nhiều nguyên nhân sâu xa về tình trạng này nhưng nguyên nhân chính vẫn là do ý thức của con người. Vì vậy khi triển khai về bảo vệ môi trường, ta cần phải nâng cao nhận thức và hành vi của họ, để họ thấy được sự cấp bách và cần thiết của vấn đề này.

Để bảo vệ môi trường thì có rất nhiều cách. Hiện tại rất nhiều người đang triển khai hành động giảm thải rác nhựa bằng cách sự dụng những chiếc túi vải khi đi chợ, mang theo hộp cá nhân khi đi mua đồ tại các cửa hàng để không mang theo túi nhựa về nhà. Nhiều siêu thị đã dùng lá chuối gói thực phẩm thay vì sử dụng túi ni lông như trước kia. Các cửa hàng đồ ăn, đồ uống cũng tích cực đưa ra khuyến mãi, quà tặng khi cá nhân đến mua hàng mang theo sẵn cốc, hộp để đựng. Đây là một việc làm tốt, tích cực và đang dần lan rộng tới cộng đồng. Bên cạnh đó, các trường học cũng cần phải chú trọng trong việc dạy các học sinh về cách phân loại rác để giúp rút quá trình phân loại rác cực khổ từ các công nhân vệ sinh môi trường. Uỷ ban nhân dân của làng, xã cũng nên có kế hoạch tổng hợp rác về chung một địa điểm tập kết để mang đi xử lí, xây dựng đường làng, ngõ xóm xanh – sạch – đẹp.

Kết lại, bảo vệ môi trường không phải là vấn đề của riêng ai mà là vấn đề chung của toàn xã hội. Cả xã hội cần chung tay bảo vệ môi trường vì một cuộc sống tươi đẹp hơn, phát triển hơn, vì tương lai của con em mỗi chúng ta được sống trong một môi trường đảm bảo nhất.

Thông qua bài văn Nghị luận về bảo vệ môi trường trong bài viết số 6 lớp 11, Cunghocvui hi vọng các em sẽ dựa vào bài viết này để có được một bài văn thật hay. Chúc các em học tập tốt!

Kế Hoạch Bảo Vệ Môi Trường

Tương tự Báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM), là hồ sơ pháp lý quan trọng nhất trong bộ “hồ sơ môi trường” mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có. Đối với các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ hơn, thay vì lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, các bạn sẽ thực hiện . Kế hoạch bảo vệ môi trường là báo cáo mang tính dự báo những hoạt động gây ô nhiễm khi các bạn đưa doanh nghiệp của mình vào vận hành, khai thác thương mại. Dựa trên những dự báo đó, các doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Tất cả các dự báo cũng như biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong Kế hoạch bảo vệ môi trường đều được thông qua dưới sự thẩm tra của Phòng Tài nguyên Môi trường và các chuyên gia trong ngành môi trường. Đây cũng là nền tảng quan trọng nhất, song song với các Nghị định, Thông tư về môi trường mà doanh nghiệp cần lấy làm căn cứ để thực thi.

Kế hoạch bảo vệ môi trường được lập và trình phê duyệt trước khi triển khai xây dựng hoặc vận hành sản xuất. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề sản xuất đặc biệt như sản xuất hoá chất, phân bón, tái chế phế liệu,… thì các bạn cần được “chấp thuận chủ trương đầu tư” trước khi thực hiện KHBVMT. Một nhà máy, cơ sở kinh doanh dịch vụ chỉ được thực hiện các bước tiếp theo sau khi được cơ quan có thẩm quyền xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường.

Cơ quan nào xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Có 02 cấp xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

Sở TNMT tỉnh/thành phố;

Phòng TNMT quận/huyện.

Đối tượng nào sẽ phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Để biết được doanh nghiệp của mình có thuộc đối tượng phải lập Báo cáo DTM hay không, các bạn tra cứu theo Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Cách thức tra cứu như sau:

Tra cứu cột (2): loại hình dự án.

Tra cứu cột (5): quy mô dự án.

Nếu dự án của bạn thuộc cột (2) và quy mô nằm trong quy định tại cột (5) thì dự án này thuộc đối tượng phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nếu dự án của bạn không thuộc cột (2) của Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì bạn xem xét đến lượng phát thải của dự án như sau:

Dự án có phát sinh nước thải (cả nước thải sinh hoạt lẫn nước thải sản xuất) từ 20m3/ngày đến dưới 500m3/ngày;

Dự án có phát sinh khí thải từ 5.000m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000m3 khí thải/giờ;

Dự án có phát sinh chất thải rắn từ 1 tấn/ngày đến dưới 10 tấn/ngày;

Hướng dẫn phân cấp loại dự án thuộc phê duyệt của Sở TNMT hay Phòng TNMT như sau:

Dự án thuộc cột (5) Phụ lục II – Nghị định 40/2019/NĐ-CP

Dự án thuộc cột (5) Phụ lục II – Nghị định 40/2019/NĐ-CP

Dự án có phát sinh nước thải (cả nước thải sinh hoạt lẫn nước thải sản xuất) từ 50m3/ngày đến dưới 500m3/ngày

Dự án có phát sinh nước thải (cả nước thải sinh hoạt lẫn nước thải sản xuất) từ 20m3/ngày đến dưới 50m3/ngày

Dự án có phát sinh khí thải từ 10.000m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000m3 khí thải/giờ

Dự án có phát sinh khí thải từ 5.000m3 khí thải/giờ đến dưới 10.000m3 khí thải/giờ

Dự án có phát sinh chất thải rắn từ 5 tấn/ngày đến dưới 10 tấn/ngày

Dự án có phát sinh chất thải rắn từ 1 tấn/ngày đến dưới 5 tấn/ngày

Dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao (tra cứu theo Phụ lục IIa – Nghị định 40/2019/NĐ-CP)

Dự án thực hiện trên 02 địa bàn huyện trở lên

Căn cứ lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Luật Bảo vệ môi trường;

Nghị định 40/2019/NĐ-CP;

Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

Hồ sơ cần thiết phải có để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Tuỳ vào mỗi loại dự án và nơi triển khai dự án mà chúng ta sẽ cần có những hồ sơ pháp lý khác nhau để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Chúng tôi liệt kê bên dưới những hồ sơ cơ bản nhất cần có để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

Giấy chứng nhận đầu tư;

Giấy đăng ký kinh doanh;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thay thế bằng: Hợp đồng thuê đất, Quyết định giao đất;

Các bản vẽ kỹ thuật về nhà xưởng/ cơ sở kinh doanh.

Quy trình lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Kế hoạch bảo vệ môi trường có được tạo lập bởi chủ dự án mà không phải thông qua đơn vị tư vấn. Quy trình thực hiện như sau:

Khảo sát hiện trạng dự án & các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh;

Thu thập giấy tờ, thông tin số liệu của dự án;

Lập Kế hoạch BVMT;

Kiểm tra Kế hoạch BVMT tại dự án dưới sự tham gia của lãnh đạo Sở TNMT/ Phòng TNMT và các chuyên gia;

Hoàn thiện chỉnh sửa Kế hoạch BVMT và trình xác nhận.

Thời gian lập & phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Dự Thảo Nghị Định Về Quy Hoạch Bảo Vệ Môi Trường

ThienNhien.Net – Chiều 24/7, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến đã chủ trì cuộc họp Tổ biên tập, Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Dự thảo Nghị định mới được hoàn thiện khi ban hành sẽ thay thế cho Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định mới sẽ gồm 6 chương và 20 điều ít hơn 1 chương, 21 điều so với Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Theo đó, Dự thảo Nghị định mới quy định thêm về quy hoạch bảo vệ môi trường; sẽ thay thế Chương Cam kết bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng Chương Kế hoạch bảo vệ môi trường.

Tại cuộc họp, thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã góp ý Chương Quy hoạch bảo vệ môi trường. Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo Nghị định cần làm rõ tính kế thừa các quy hoạch trước, quy hoạch môi trường sau tôn trọng quy hoạch theo ngành, lĩnh vực khác.

Đối với quy định về lập Đề án bảo vệ môi trường, nhiều ý kiến các đại biểu cho rằng cần xem xét lại thời gian gia hạn đối với các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; hiện Dự thảo Nghị định đang dự kiến thời gian gia hạn chậm nhất ba (03) năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến đánh giá cao sự nỗ lực của các thành viên Tổ Biên tập và Ban soạn thảo đã tích cực làm việc để hoàn thiện Dự thảo Nghị định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, việc lập quy hoạch môi trường với mục tiêu tối hậu nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác bảo vệ môi trường, tạo bối cảnh, nền tảng, tiên lượng trước các vấn đề môi trường để các bộ, ngành khác cùng chia sẻ trong công tác lập quy hoạch các ngành, lĩnh vực khác.

Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến cũng chỉ đạo cần sớm bổ sung, sửa đổi những nội dung các đại biểu tham gia góp ý để đăng tải rộng rãi nhằm lấy ý kiến của nhân dân và các bộ, ngành, địa phương.

Triển Khai Các Văn Bản Về Bảo Vệ Môi Trường, Khoáng Sản, Đất Đai, Bản Đồ

Theo đó, trong tháng 12/2016 và tháng 1/2017, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường, địa chất, khoáng sản, đất đai, bản đồ, gồm các văn bản sau:

1. Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.

2. Thông tư số 39/2016/TT-BTNMT ngày 19/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/02/2017.

3. Thông tư số 42/2016-TT-BTNMT ngày 26/12/2016, của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về đánh giá tiềm năng khoáng sản rắn phần đất liền trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/02/2017.

4. Thông tư số 43/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/02/2017.

5. Thông tư số 47/2016/TT-BTNMT ngày 28/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật lưới trọng lực quốc gia, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2017.

6. Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về công tác giám sát,kiểm tra, thẩm định nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2017.

7. Thông tư số 52/2016/TT-BTNMT ngày 30/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình công nghệ và định mức kinh tế – kỹ thuật thu nhận và xử lý ảnh VNREDSat-1, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/02/2017.

8. Thông tư số 08/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Quỹ Bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

X.N