Nhiều Vướng Mắc Về Luật Quy Hoạch

Việc đưa Luật Quy hoạch vào cuộc sống nhằm phát triển có định hướng, tránh đầu tư, phát triển theo phong trào dẫn đến khủng hoảng…

“Do đó hội nghị lần này nhằm lắng nghe ý kiến từ các bộ ngành, địa phương những thuận lợi, khó khăn khi triển khai. Những vướng mắc nào tôi trả lời được thì trả lời ngay, nếu không thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Đại diện các Bộ: Tài nguyên – Môi trường, Xây dựng, Công thương, Giao thông vận tải… cũng đã nêu ra một số kiến nghị để tháo gỡ khó khăn khi triển khai luật này.

Về phía TPHCM, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, TPHCM có các quy hoạch đã lập mà chưa được phê duyệt, có các quy hoạch đã lập điều chỉnh và được phê duyệt TP cũng đã hoàn thành đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của TP đến năm 2023 tầm nhìn 2025 đã trình Ban Thường vụ Thành ủy và được thống nhất chủ trương lập quy hoạch mới thời kỳ 2023 – 2030 và tầm nhìn 2045.

Hiện nay TP đang triển khai thực hiện các bước để lập quy hoạch theo các căn cứ pháp lý được ban hành. Trong quá trình triển khai thực hiện TP luôn chủ động phối hợp với các bộ ngành để được hướng dẫn tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

TP có 4 khó khăn, thứ nhất với việc bãi bỏ một số quy định của ngành, lĩnh vực trong khi chúng ta chưa có quy hoạch mới theo quy định của Luật Quy hoạch chưa được lập, chưa kịp thời bổ sung và điều chỉnh, do đó ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư khuyến khích và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển của TP.

Vì việc triển khai các dự án đầu tư huy động nguồn lực của TP đều phải xem xét đến tính phù hợp của quy hoạch và việc này cần được hướng dẫn hết sức cụ thể.

TP kiến nghị Trung ương cho phép TP trong lúc chưa có quy hoạch mới theo Luật Quy hoạch mới thì cho phép tiếp tục thực hiện những nội dung đã có trong quy hoạch được duyệt khi nào có những quy hoạch chung và quy hoạch chuyên ngành thì chúng ta bãi bõ quy hoạch cũ. Như vậy chúng ta mới có thể giải quyết những bài toán hiện nay về đầu tư và huy động nguồn lực.

Thứ hai là từ khi Luật Quy hoạch 2023 có hiệu lực đến nay, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương vẫn chưa có nghị định và thông tư hướng dẫn hướng dẫn trình tự lập, phê duyệt chủ trương cũng như bố trí vốn cho việc lập quy hoạch. Việc này gây ra rất nhiều khó khăn, bất cập không chỉ cho TPHCM mà cho các địa phương khác trong việc bố trí nguồn ngân sách các dự án quy hoạch để thuê tư vấn lập quy hoạch dẫn đến chậm tiến độ báo cáo Thủ tướng Chính phủ đến cuối năm 2023.

Thứ ba, theo quy định Luật Quy hoạch lập quy hoạch của cấp tỉnh và thành phố thì bao gồm chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển ngành lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển; căn cứ vào các quy hoạch cao hơn; căn cứ vào quy hoạch thời kỳ trước nội dung quy hoạch cấp tỉnh thể hiện quy hoạch các dự án cấp quốc gia, các dự án cấp vùng, dự án liên tỉnh đã được xác định quy hoạch vùng…

Như vậy, để có cơ sở lập mới quy hoạch của TP thời kỳ 2023 – 2030 và tầm nhìn 2045, TP phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước giai đoạn này, căn cứ vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch không gian quốc gia…

Nhưng đến nay các căn cứ quan trọng này chưa được ban hành chính thức. Đây cũng là khó khăn cho quá trình nghiên cứu xây dựng quy hoạch cấp tỉnh, cấp TP.

Thứ tư, hiện nay TP đang điều chỉnh lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch chung TP theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Kinh phí thực hiện là nguồn cân đối từ kinh phí sự nghiệp kinh tế hàng năm của địa phương. Tuy nhiên vừa rồi TP có hỏi ý kiến Bộ Tài chính để được hướng dẫn thì Bộ Tài chính cho rằng nguồn kinh phí được cân đối từ nguồn đầu tư công. Như vậy có sự hướng dẫn chưa rõ giữa Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính. Do đó TP kiến nghị Bộ Kế hoạch – Đầu tư tham mưu Chính phủ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng thời kỳ 2023 – 2030 và tầm nhìn 2045 để các địa phương căn cứ vào đây xây dựng và lập quy hoạch; kiến nghị Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ sớm có quy định bố trí nguồn kinh phí cho công tác lập quy hoạch…

ĐỖ TRÀ GIANG

Tháo Gỡ Vướng Mắc Luật Quy Hoạch

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai Luật Quy hoạch ngày 15-7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh Luật Quy hoạch là công cụ pháp lý rất quan trọng để các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện và thống nhất quản lý.

Chính vì vậy, từ thời điểm thông qua vào tháng 11-2023 đến nay, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện luật. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng còn nhiều khó khăn do khối lượng các quy hoạch phải lập rất lớn khi cùng lúc 63 tỉnh, TP đều phải lập quy hoạch, các ngành đều phải lập quy hoạch phát triển ngành và Chính phủ lập quy hoạch tổng thể quốc gia.

Theo lãnh đạo Chính phủ, việc thực hiện Luật Quy hoạch còn nhiều lúng túng, ngay cả ở trung ương, làm ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cho giai đoạn tiếp theo. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là trong quá trình triển khai thực hiện chuyển tiếp Luật Quy hoạch. “Không có quy hoạch thì không thu hút được nguồn lực, không tạo được môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Làm rõ thêm về vướng mắc trong điều khoản chuyển tiếp (điều 59 Luật Quy hoạch), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Đức Trung cho biết do còn có cách hiểu khác nhau về các quy hoạch được thực hiện chuyển tiếp nên một số bộ, ngành và địa phương chưa làm tốt khi xác định các quy hoạch thuộc phạm vi áp dụng. Ông Trung nhấn mạnh việc chậm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quy hoạch dẫn đến triển khai thực hiện của các bộ, ngành, địa phương còn nhiều lúng túng, nhất là việc triển khai lập các quy hoạch cho thời kỳ 2023-2030 chưa đáp ứng được tiến độ theo yêu cầu. Bên cạnh đó, việc bãi bỏ các quy hoạch sản phẩm còn chậm so với thời hạn 31-12-2023 tại Luật Quy hoạch, đã gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân và cản trở việc huy động nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển.

Đụng Đâu Cũng Vướng Vì Luật Quy Hoạch

Trong khi đó, báo cáo cụ thể các vướng mắc trong ngành công thương lên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho hay, hiện bộ này đã và đang tiếp nhận gần 370 đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, trong đó có tới 277 dự án nguồn điện, 91 dự án lưới điện. “Thậm chí, trong số này có 19 dự án điện mặt trời đã được Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương bổ sung quy hoạch nhưng Bộ Công thương chưa có cơ sở để thẩm định hoặc trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung quy hoạch”, báo cáo của Bộ Công thương nêu. Còn Bộ TN-MT thì cho biết, hiện nay có 5 địa phương chưa thể ban hành quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 2023 – 2023 là TP.Đà Nẵng, Quảng Nam, Bến Tre, Cà Mau và Hải Dương. Ngoài ra, hàng loạt địa phương muốn điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cũng bị mắc kẹt. Ví dụ, tại Ninh Thuận và Bình Thuận không thể chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch ti tan trước đây sang để phát triển các dự án công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng hay các dự án điện mặt trời.

Phương án phân làn mới tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất không chỉ gây phiền hà, bức xúc cho hành khách mà còn vô tình “tạo cơ hội” cho các loại xe “dù” hoành hành.

Nhiều dự án hạ tầng giao thông tại chúng tôi đang chạy nước rút để khánh thành phục vụ người dân trước dịp Tết Nguyên đán 2023.

Giá vàng sáng ngày 24.12 tăng nhẹ trước không khí lễ hội Giáng sinh sau nhiều ngày liên tục giảm.

Là mạng lưới xương sống của hệ thống giao thông, nhưng những tuyến đường vành đai chật vật hàng thập kỷ “trên giấy” đang trở thành nỗi ám ảnh của giao thông cả chúng tôi và Hà Nội.

Sàn giao dịch nợ tại VN đã được nhắc lại khi Ngân hàng Nhà nước vừa giao cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) xây dựng và đưa vào vận hành sàn kể từ năm 2026..

Đó là câu chuyện được chia sẻ tại tọa đàm “Kết nối doanh nghiệp du lịch và ngân hàng” do báo Người Lao Động tổ chức sáng nay 23.12.

Trong ‘Hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh Bình Phước năm 2023’, MB và Becamex – Bình Phước đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm đẩy mạnh tiến độ, đưa dự án KCN Becamex Bình Phước trở thành KCN đứng đầu Đông Nam bộ.

Ngày 24.12, UBND TP. Đà Nẵng ban hành quyết định phê duyệt Đề án xây dựng chung cư nhà ở xã hội với 400 căn hộ giai đoạn 2023-2025 để gia đình người có công với cách mạng có chỗ ở ổn định.

Nhằm kiểm soát tình hình và ổn định nguồn cung ứng pin NLMT tại Việt Nam, sáng 23.12.2023 KTG Energy và Longi chính thức ký kết hợp tác phân phối pin NLMT tại Diễn đàn năng lượng sạch Việt Nam được tổ chức tại TP.HCM.

Sáng 24.12, Công an Q.Thanh Khê (TP. Đà Nẵng) tạm giữ 10.000 gói thuốc lá ngoại nhập lậu, đồng thời tiếp tục củng cố hồ sơ xử lý chủ hàng.

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương ( IPPG) và Lotte Duty Free Việt Nam vừa ký kết hợp tác để phát triển các chuỗi cửa hàng miễn thuế khắp Việt Nam.

Tháo Gỡ Vướng Mắc Trong Thực Hiện Luật Quy Hoạch

(BĐT) – Để triển khai hiệu quả Luật Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất, cần phải thống nhất cách hiểu trong thực hiện Luật Quy hoạch để tập trung triển khai lập các quy hoạch trong thời kỳ mới, phục vụ điều hành của các bộ, ngành và địa phương, làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2023 – 2025.

Chậm trong triển khai

Tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, Luật Quy hoạch là công cụ rất quan trọng giúp Chính phủ, bộ, ngành, địa phương đề ra định hướng chiến lược, mục tiêu, xác định các động lực, không gian phát triển của mỗi ngành, vùng, địa phương và cả quốc gia. Việc xây dựng các quy hoạch này để đảm bảo sự phát triển đồng bộ, thống nhất, khai thác các nguồn lực của đất nước một cách tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo cho phát triển kinh tế.

Hơn một năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương đã tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao, qua đó cũng đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc triển khai còn chậm, thực tế một số khái niệm còn có cách hiểu và vận dụng khác nhau dẫn đến sự lúng túng trong áp dụng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ sau 6 tháng triển khai Luật Quy hoạch, có 39 quy hoạch ngành quốc gia, 63 quy hoạch tỉnh chưa thể triển khai do chưa có hướng dẫn cụ thể. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 2023 – 2023 của 5 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Bến Tre, Cà Mau, Hải Dương) chưa thể ban hành vì chưa có nghị định hướng dẫn chi tiết. Bên cạnh đó, có khoảng 25 quy hoạch các ngành như quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh; quy hoạch khoáng sản; quy hoạch điện lực; quy hoạch cấp nước của các vùng kinh tế trọng điểm chưa thể ban hành. Gần 370 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp không thể triển khai vì vướng quy hoạch, tập trung ở các dự án lưới điện, điện mặt trời, các dự án xử lý rác thải điện.

Chia sẻ về những khó khăn tại địa phương, Phó Chủ tịch UBND chúng tôi Võ Văn Hoan cho biết, chúng tôi đã hoàn thành đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2023 tầm nhìn 2025 trình Ban Thường vụ Thành ủy và được thống nhất chủ trương lập quy hoạch mới thời kỳ 2023 – 2030 và tầm nhìn 2045.

Trong quá trình triển khai, chúng tôi gặp phải 4 khó khăn. Thứ nhất, việc bãi bỏ một số quy định của ngành, lĩnh vực trong khi chưa có quy hoạch mới được lập đã ảnh hưởng lớn đến đầu tư, khuyến khích và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thứ hai, chưa có nghị định và thông tư hướng dẫn trình tự lập, phê duyệt chủ trương cũng như bố trí vốn cho việc lập quy hoạch. Việc này dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập trong bố trí nguồn ngân sách cho các dự án quy hoạch, chậm tiến độ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thứ ba, theo quy định của Luật Quy hoạch, việc lập quy hoạch của cấp tỉnh và thành phố phải căn cứ vào các quy hoạch cao hơn, trong khi những căn cứ quan trọng như chiến lược phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch không gian quốc gia… lại chưa ban hành chính thức. Điều này gây khó cho quá trình nghiên cứu xây dựng quy hoạch cấp tỉnh, cấp thành phố.

Thứ tư, chưa có quy định về bố trí nguồn kinh phí cho công tác lập quy hoạch.

Các bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai lập các quy hoạch thời kỳ 2023 – 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch để phục vụ điều hành và làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2023 – 2025. Ngoài ra, đảm bảo kinh phí lập quy hoạch và hướng dẫn các thủ tục thanh quyết toán kinh phí.

Tháo Gỡ Vướng Mắc Trong Triển Khai Luật Quy Hoạch

Cuộc họp trực tuyến về triển khai Luật quy hoạch.

KHPTO – Kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai Luật quy hoạch sáng 15/7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương phải triển khai thực hiện nghiêm Luật quy hoạch, đồng thời kiến nghị sớm giải thích, tháo gỡ những vướng mắc hiện nay.

Theo Phó Thủ tướng, Luật quy hoạch là công cụ pháp lý rất quan trọng để các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện và thống nhất quản lý. Theo quy định của Luật, Chính phủ phải xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia trình Quốc hội phê duyệt; các bộ, ngành xây dựng quy hoạch ngành quốc gia, các địa phương xây dựng quy hoạch tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong hơn một năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện Luật, bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Trong đó, tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai thực hiện Luật; rà soát các quy hoạch sẵn có, tập trung xây dựng quy hoạch mới. Tuy nhiên, có những quy hoạch mới, lần đầu tiên xây dựng, đồng thời yêu cầu tích hợp rất cao (bỏ các quy hoạch sản phẩm cụ thể), do đó rất khó triển khai.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng chia sẻ những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chuyển tiếp Luật quy hoạch mà các bộ, ngành, địa phương đã nêu tại hội nghị.

Trước hết là vướng mắc về việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch. Các quy hoạch hiện hành được lập theo các luật chuyên ngành. Trong khi đó, các quy định về quy hoạch của các luật chuyên ngành đều đã hết hiệu lực. Vấn đề đặt ra là làm sao để điều chỉnh cục bộ các quy hoạch này khi các luật chuyên ngành đã hết hiệu lực, trong khi Luật quy hoạch mới yêu cầu phải thực hiện theo đúng trình tự, 5 năm mới được điều chỉnh một lần.

“Luật chưa bao quát hết các trường hợp phải điều chỉnh quy hoạch cục bộ. Trong thực tế, điều chỉnh quy hoạch là nhiệm vụ trong hoạt động quy hoạch, đồng thời cũng là nhiệm vụ trong quá trình thực hiện quy hoạch”, Phó Thủ tướng nói và cho rằng, nếu điều chỉnh quy hoạch cho tốt hơn cần được khuyến khích, khác với việc điều chỉnh quy hoạch để mang lại lợi ích cá nhân, làm phương hại lợi ích quốc gia, lợi ích của cộng đồng.

Thực tế hiện nay, việc điều chỉnh quy hoạch để bổ sung 369 dự án ngành điện, một số khu công nghiệp, khu kinh tế ở các địa phương; quy hoạch giao thông, năng lượng… đều đang rất vướng mắc, không thể triển khai được.

Vướng mắc lớn thứ hai là trình tự lập quy hoạch. Theo Điều 6 Luật quy hoạch, quy hoạch cấp trên là cơ sở cho quy hoạch cấp dưới. Tức phải có quy hoạch tổng thể quốc gia mới lập các quy hoạch cấp dưới, như vậy có thể phải mất hàng chục năm mới xong các quy hoạch ngành, vùng, tỉnh. Đây là yêu cầu rất đúng của Luật để bảo đảm tính đồng bộ của quy hoạch nhưng rất khó triển khai.

Vướng mắc thứ ba của các địa phương là việc phê duyệt các quy hoạch tỉnh đã được triển khai lập theo quy định cũ, cơ bản đáp ứng các yêu cầu nhưng chưa được thẩm định. Theo quy định của Luật quy hoạch, muốn phê duyệt được thì các quy hoạch này phải thực hiện lại từ đầu.

Một khó khăn nữa của các địa phương là việc tích hợp nội dung gì vào quy hoạch. Đây là nội dung vướng cả ở trung ương và các địa phương. Chẳng hạn như lập Quy hoạch tổng thể quốc gia, nội dung nào được đưa vào, nội dung nào không. Rõ ràng không thể tích hợp mọi quy hoạch.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, quy hoạch phải không cứng nhắc, thay vào đó phải mở ra không gian sáng tạo cho các bộ, ngành, địa phương. Đối với quy hoạch các tỉnh cũng vậy, nếu đưa thiếu hay quá chi tiết sẽ rất khó điều chỉnh, bổ sung. Do đó, yêu cầu đặt ra với quy hoạch tích hợp là vừa phải cập nhật đủ, vừa phải có một không gian thông thoáng cho sự sáng tạo, đáp ứng các yêu cầu phát triển trong tương lai.

Về trình tự lập quy hoạch, kiến nghị theo hướng phải thực hiện đồng bộ, đồng thời, song song, để có thể đáp ứng yêu cầu cho đầu tư phát triển nhưng vẫn bảo đảm đồng bộ giữa các quy hoạch. Trong năm 2023, phải cơ bản xong để phê duyệt.

Về điều chỉnh cục bộ quy hoạch trong thời kỳ từ nay đến 2023, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo hướng cho phép cơ quan có thẩm quyền quyết định thực hiện các dự án đầu tư cấp thiết cho phát triển kinh tế – xã hội, sau đó cập nhật vào quy hoạch mới.

Với các quy hoạch đã lập, đã tổ chức thẩm định nhưng chưa phê duyệt như kiến nghị của một số địa phương, sẽ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép phê duyệt theo Luật quy hoạch mới, nhưng không hồi tố các thủ tục trước đây.

Bộ kế hoạch và đầu tư cũng được giao chủ trì thành lập các tổ chức công tác liên ngành để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho các bộ, ngành, địa phương; phối hợp với Bộ tài chính sớm hướng dẫn phân bổ vốn cho công tác lập quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng quốc gia; sớm thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp tỉnh.

Bộ tài nguyên và môi trường đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Đây là những quy hoạch rất quan trọng, làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch khác.