Vướng Mắc Luật Hải Quan / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Doanh Nghiệp Còn Gặp Vướng Mắc Về Tìm Hiểu Pháp Luật Hải Quan

Khảo sát mới đây của VCCI với 3.500 doanh nghiệp, đã có 47% doanh nghiệp cho biết, họ từng gặp vướng mắc trong quá trình tìm hiểu pháp luật hải quan.

Nhiều thủ tục hải quan đã được cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ 3 và 4 và cơ chế một cửa quốc gia cũng đang được triển khai mạnh mẽ…

Tuy nhiên, theo một khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được tiến hành với 3.500 doanh nghiệp đánh giá và phản hồi về hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hải quan thì 47% doanh nghiệp được hỏi cho biết, họ từng gặp vướng mắc trong quá trình tìm hiểu pháp luật hải quan.

Mặc dù, tỉ lệ này đã giảm đáng kể so với mức 54% của năm 2015 và việc tiếp cận thông tin thủ tục hành chính của ngành hải quan là tương đối dễ dàng.

Đại diện VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch nhận định, ngành hải quan đã có nhiều nỗ lực cải cách quan trọng theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính nói chung, ngành hải quan còn là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, theo ông Phòng, các quy định về kiểm tra chuyên ngành còn nhiều; trong đó, nhiều quy định không phù hợp thực tế. Thời gian kiểm tra chuyên ngành còn dài, các cơ quan phối hợp chưa tốt trong việc giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp. Đặc biệt, còn nhiều quy định pháp luật phức tạp nên mức độ hài lòng với kết quả phản hồi từ các cơ quan hải quan có sự khác nhau rõ rệt.

Đáng chú ý, kết quả khảo sát cho thấy, trong quá trình thực hiện thủ tục kiểm tra sau thông quan, khó khăn hàng đầu đối với doanh nghiệp là nội dung kiểm tra bị chồng chéo, trùng lặp. Thời gian kiểm tra luôn bị kéo dài hơn so với kế hoạch đã thông báo cho doanh nghiệp.

Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Hải Quan Còn Nhiều Vướng Mắc

Hiện nay, việc xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực hải quan đang gặp rất nhiều vướng mắc trong khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đang có chiều hướng gia tăng với hàng chục nghìn vụ bị phát hiện hàng năm. Tình trạng này không chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, … mà còn tiềm ẩn nguy cơ thất thu ngân sách từ các hoạt động hải quan.

Trong thời gian qua, các hành vi VPHC trong lĩnh vực hải quan thường xảy ra trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh…

Trong năm 2016, tổng số vụ vi phạm tuy có giảm còn 15.489 vụ nhưng tổng giá trị hàng hóa vi phạm lên đến trên 416 tỷ đồng và chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm nay, số vụ vi phạm đã lên tới 8.032 vụ. Trong đó có 3.466 vụ vụ vi phạm về thủ tục hải quan; 106 vụ vi phạm về kiểm soát hải quan; 2.458 vụ vi phạm bị xử phạt do khai sai về thuế; trốn thuế, gian lận thuế; 165 vụ vi phạm về chính sách mặt hàng và 1.532 vụ vi phạm khác.

Những vướng mắc trong quá trình xử lý vi phạm

Mặc dù số vụ vi phạm bị phát hiện hàng năm luôn ở mức cao, tuy nhiên, trong công tác xử lý VPHC lại gặp rất nhiều khó khăn.

Cụ thể, một số quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 chưa rõ ràng, thiếu phù hợp với thực tế dẫn đến khó áp dụng thực hiện. Dẫn chiếu cụ thể, quy định về nguyên tắc xử phạt “Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm”. Tuy nhiên, quy định này lại chưa làm rõ trường hợp “vi phạm hành chính nhiều lần” thì có bị xử phạt về từng lần vi phạm hay chỉ bị xử phạt 1 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần”. Vì vậy, có thể dẫn đến việc xử lý thiếu thống nhất.

Hơn thế, việc xác định tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc giá trị hàng hoá lớn” là rất khó vì không có căn cứ để xác định.

Bên cạnh đó, Luật Xử lý VPHC cũng như Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC chưa quy định trình tự, thủ tục thực hiện việc bổ sung, huỷ bỏ, ban hành quyết định mới khi phát hiện quyết định về xử lý VPHC do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót. Do vậy, có thể phát sinh khiếu nại, khởi kiện về thủ tục thực hiện nếu thực hiện thiếu thống nhất.

Tương tự, các quy định về: thẩm quyền xử phạt; trình tự, thủ tục xử phạt; công bố công khai việc xử phạt VPHC; áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC; … cũng còn nhiều hạn chế dẫn đến khó áp dụng trong thực tiễn.

Đồng thời, đối với các cấp được giao thẩm quyền xử phạt VPHC, cần rà soát, xây dựng phương án bố trí hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác tham mưu xử lý phù hợp với yêu cầu của công việc. Lựa chọn những cán bộ có đủ năng lực, am hiểu pháp luật, chuyên môn sâu, có kinh nghiệm trong thực tiễn để đảm đương công tác xử lý vi phạm.

Vướng Mắc Trong Việc Xác Định Quan Hệ Pháp Luật Tranh Chấp

Bộ luật tố tụng dân sự quy định, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ, việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vị đơn khởi kiện đơn yêu cầu đó. Căn cứ việc đương sự yêu cầu giải quyết vấn đề gì để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp. Việc xác định đúng, đầy đủ quan hệ pháp luật tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định vụ việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; các tài liệu chứng cứ cần thu thập; xác định đương sự của vụ án; xác định được căn cứ pháp luật cần áp dụng để giải quyết. Trên thực tế quan hệ pháp luật đa dạng, phức tạp nên việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp dựa vào yêu cầu của đương sự trong một số trường hợp không hề dễ dàng, xảy ra nhiều khó khăn vướng mắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Chúng tôi xin nêu trường hợp cụ thể như sau:

Tháng 3/2012, bà A chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà C và cùng trong tháng 3/2012 bà C đã được UBND có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tháng 11/2012, Chi cục thi hành án dân sự căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định kê biên quyền sử dụng đất mà bà C đã nhận chuyển nhượng từ bà A để đảm bảo thi hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 01 ngày 15/02/2012 về việc thanh toán tiền vay nợ giữa bà A và bà D. Đồng thời Chi cục Thi hành án dân sự hướng dẫn bà C có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của của mình.

Bà C cho rằng, bà đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà A; việc chuyển nhượng là hợp pháp; khi nhận chuyển nhượng diện tích đất của bà A không có tranh chấp; không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và bà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nên bà C đã khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết việc Chi cục Thi hành án dân sự kê biên quyền sử dụng đất của bà.

Việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp; ai là đương sự của vụ án này có nhiều quan điểm khác nhau:

Đơn vị nhất trí với ý kiến thứ ba. Tuy nhiên vụ án còn có quan điểm, ý kiến tranh luận khác nhau. Do vậy rất mong nhận được các ý kiến tham gia trao đổi của các đồng chí để việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật.

Gỡ Vướng Mắc Luật Đầu Tư 2014

“Mục tiêu của phiên bản luật mới là hoàn thiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh nhằm tiếp tục bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện.

Đồng thời luật mới hướng tới việc cắt giảm chi phí đầu tư kinh doanh thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Mở rộng, nâng cao quyền tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư kinh doanh và quản lý doanh nghiệp phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế”, Ban soạn thảo cho biết.

Đáng chú ý, dự thảo bổ sung khái niệm “tổ chức kinh tế có sở hữu chi phối của nhà đầu tư nước ngoài” để làm rõ tiêu chí về quyền kiểm soát doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với tiêu chí xác định công ty “mẹ con” quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp.

Theo đó, tổ chức kinh tế có sở hữu chi phối của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp như nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế đó.

Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế đó; hay nhà đầu tư nước ngoài có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức kinh tế đó. Trên cơ sở đó, Điều 23 trong Luật Đầu tư cũng được sửa đổi tương ứng.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật

Ngoài ra, theo Ban soạn thảo, dự thảo lần này sẽ sửa đổi các Điều 24, 25 và 26 của Luật Đầu tư theo hướng bổ sung quy định để yêu cầu chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực quan trọng hoặc tại địa bàn có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Bãi bỏ thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không làm tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp. Làm rõ quy trình, thủ tục, điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức, cá nhân cũng như doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bổ sung quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung Điều 32 theo hướng bổ sung dự án của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển vào diện chấp thuận chủ trương đầu tư để thống nhất với Luật Đất đai. Phân cấp cho UBND cấp huyện chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án do hộ gia đình, cá nhân thực hiện để thống nhất với thẩm quyền quản lý đất đai của UBND cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai.