Vướng Mắc Luật Phá Sản / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Vướng Mắc Khi Áp Dụng Luật Phá Sản

Năm 2015, Luật Phá sản 2014 có hiệu lực đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh, tạo cơ sở pháp lý minh bạch cho các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ và con nợ.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, trong quá trình thực tiễn thi hành, cộng đồng doanh nghiệp đã phản ánh nhiều vướng mắc của Luật cần cân nhắc và xem xét lại.

Căn cứ xác định tình trạng phá sản chưa rõ ràng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản thì “doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) mất khả năng thanh toán là DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”.

Tuy nhiên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – đơn vị đại diện cộng đồng DN cho rằng, căn cứ này vẫn chưa rõ ràng và chính xác để xác định một DN, HTX thực sự lâm vào tình trạng “mất khả năng thanh toán” và khó để phân biệt với tình huống “không chịu thanh toán”. Thực tế, có nhiều DN có đầy đủ khả năng thanh toán, nhưng do nhiều nguyên nhân không chịu thanh toán hoặc không thể thanh toán tại thời điểm bị đòi nợ.

“Căn cứ này có khả năng trở thành “công cụ” để cho các đối tác “đòi nợ” lẫn nhau. Điều này có thể dẫn tới hậu quả là DN bị đòi nợ bị thiệt hại về uy tín và thiệt hại trên thực tế” – VCCI nhấn mạnh.

Do đó, VCCI đề nghị tổng kết lại tình hình thực hiện Luật Phá sản về vấn đề này để xây dựng quy định về căn cứ xác định DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản phù hợp và hạn chế được tình trạng nêu ở trên.

Về thông báo mất khả năng thanh toán, khoản 1 Điều 6 Luật Phá sản quy định “cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện DN, HTX mất khả năng thanh toán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật này”.

Như vậy, các tổ chức tín dụng nếu biết được tình trạng mất khả năng thanh toán của khách hàng cũng không thể thông báo cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản. Do đó, VCCI kiến nghị điều chỉnh lại quy định này để phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

Băn khoăn quy định về kiểm kê, định giá tài sản

Cũng theo quy định tại Luật Phá sản, DN, HTX mất khả năng thanh toán phải tiến hành kiểm kê tài sản và xác định giá trị tài sản đó sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của DN, HTX vắng mặt thì người được quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản chỉ định làm đại diện của DN, HTX thực hiện công việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản của DN, HTX (Điều 65).

Tuy nhiên trên thực tế, việc kiểm kê tài sản gặp rất nhiều khó khăn vì người đại diện của DN vắng mặt, người được quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản chỉ định thường là không chịu làm hoặc không biết về tình hình công ty nên thực hiện việc này rất khó khăn. Mặc dù pháp luật có quy định về chế tài xử lý đối với việc không hợp tác về việc kiểm kê tài sản, tuy nhiên chế tài này cũng không hiệu quả và khả thi.

“Do đó, cần có quy định có tính khả thi hơn để giải quyết đối với trường hợp DN, HTX không còn người có trách nhiệm tiến hành các công việc kiểm kê tài sản, cung cấp giao nộp thông tin hồ sơ kế toán tài sản” – một số DN kiến nghị.

Còn về trường hợp định giá lại tài sản, theo quy định của Luật Thi hành án dân sự (THADS) thì việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp: Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 98 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản; đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản…

Trong khi đó, pháp luật về phá sản quy định “việc định giá lại tài sản được thực hiện khi có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 122 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản”, nếu phát hiện quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phá sản, pháp luật về định giá tài sản dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản, chấp hành viên yêu cầu quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc định giá lại tài sản, trừ trường hợp quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản đó bị thay đổi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định 22/2015/NĐ-CP.

Như vậy, so với Luật THADS thì quy định tại Luật Phá sản đã thu hẹp lại trường hợp định giá lại tài sản. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến quyền lợi của các chủ nợ. Theo đó, để đảm bảo tính thống nhất và quyền lợi hợp pháp của các chủ nợ, cộng đồng DN đề nghị sửa đổi Luật Phá sản theo hướng tương thích với Luật THADS.

Một Số Khó Khăn, Vướng Mắc Trong Việc Thực Hiện Phá Sản Đối Với Htx Theo Luật Phá Sản

Liên minh HTX Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ pháp lý, các dịch vụ công, chỉ đạo Liên minh HTX các tỉnh, TP tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời nắm bắt, phản ánh những khó khăn, vướng mắc và tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho các tổ chức của thành phần kinh tế tập thể.

Theo đó, Liên minh HTX Việt Nam thực hiện tư vấn, phối hợp với các ngành chức năng, chỉ đạo, hướng dẫn việc chuyển đổi, cơ cấu lại HTX, hoạt động kém hiệu quả, giải thể, phá sản những HTX hoạt động không hiệu quả, ngừng hoạt động nhiều năm theo Luật phá sản năm 2014.

Theo số liệu của Liên minh HTX Việt Nam, tính đến hết 31/12/2019, cả nước có 24.618 HTX, trong đó, có: 15.495 HTX nông nghiệp; 1.183 quỹ tín dụng nhân dân; 2.435 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 2.041 HTX thương mại, dịch vụ: 1.478 HTX vận tải; 995 HTX xây dựng; 512 HTX môi trường; 479 HTX dịch vụ khác. Có 85 Liênhiệp HTX, phần lớn là Liên hiệp HTX nông nghiệp và khoảng 110.000 THT…

Trong giai đoạn 2015- 2019, cả nước giải thể 4.856 HTX hoạt động yếu kém, ngừng hoạt động (tăng 39% so với giai đoạn 2010-2015); trong đó có 3.208 HTX nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản; 32 HTX xây dựng; 24 HTX vận tải đường bộ và đường thủy; 68 HTX thương mại và dịch vụ; 66 quỹ tín dụng nhân dân… (số lượng giải thể chủ yếu là vùng đồng bằng sông Hồng; đồng bằng sông Cửu Long; Bắc Trung bộ, Tây bắc); giải thể 28 Liên hiệp HTX.

Luật Phá sản chưa quy định cụ thể tiêu chí doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản và chế tài xử phạt nghiêm đối với chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng không nộp đơn kịp thời hoặc nộp đơn không đúng. Dẫn đến tính trạng khi HTX rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, các chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn phá sản, nhưng hầu như không thực hiện nghĩa vụ, còn các chủ thể có quyền nộp đơn có thể chưa hiểu biết nhiều về việc mình được bảo vệ thông qua thủ tục phá sản hoặc do tâm lý ngại kiện tụng, không tin tưởng vào phương pháp đòi nợ này nên ít thực hiện quyền nộp đơn.

Luật chưa quy định thủ tục phá sản trong trường hợp chưa tìm thấy địa chỉ của người mắc nợ.

Điểm nữa, quy định về tài liệu nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản còn chưa rõ ràng. Điểm a khoản 3 Điều 28 Luật phá sản 2014 quy định: “3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau: a) báo cáo tài chính của doanh nghiệp, HTX trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, HTX được thành lập chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, HTX trong toàn bộ thời gian hoạt động”. Nhưng không yêu cầu doanh nghiệp, HTX nộp báo cáo tài chính bắt buộc phải kiểm toán hay không? Nếu không quy định cụ thể việc kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp, HTX sẽ ảnh hưởng đến tính trung thực của doanh nghiệp, HTX, của tòa án; bởi vì Tòa án không phải là cơ quan chuyên môn để có thể xác định tính trung thực của các báo cáo tài chính mà HTX đã nộp. Trên thực tế, chỉ có HTX, Liên hiệp HTX quy mô lớn mới thực hiện kiểm toán HTX 2 năm/lần. Vấn đề này cũng là cơ sở cần bổ sung, chỉnh lại Luật phá sản và Luật HTX (các HTX cần được kiểm toán định kỳ).

Bên cạnh đó, chưa có quy định cụ thể về việc xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba; thực tế các HTX không có tài sản bảo đảm khi vay vốn ngân hàng; để có tài sản bảo đảm thường mượn tài sản của bên thứ ba (lãnh đạo, thành viên HTX)… do đó, khi thực hiện các thủ tục phá sản theo Luật gặp khó khăn, vướng mắc về quyền lợi các chủ nợ có bảo đảm tài sản của bên thứ ba.

Để việc triển khai, thực hiện Luật phá sản năm 2014, Liên minh HTX Việt Nam đề xuất một số nội dung sửa đổi trong Luật phá sản năm 2014 như sau: Sửa đổi, bổ sung quy định Điều 4: xác định doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản; doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán. Đồng thời, bổ sung quy định chế tài xử phạt; quy định nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp, HTX trong 03 năm gần nhất phải được kiểm toán; quy định việc xử lý tài sản bảo đảm…

Những Vướng Mắc Qua Thực Hiện Luật KhoáNg Sản

Thứ ba, 02/08/2016 22:26

Những ghi nhận bước đầu

Qua 5 năm đưa Luật Khoáng sản năm 2010 vào thực hiện, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 67 giấy phép hoạt động khoáng sản còn hiệu lực, trong đó có 5 giấy phép thăm dò và 62 giấy phép khai thác. Trong 62 mỏ được cấp phép khai thác, có 33 mỏ đang khai thác, 14 mỏ ngừng khai thác và 15 mỏ chưa khai thác. Ngoài ra, có 34 mỏ đã được phê duyệt trữ lượng đang lập hồ sơ cấp phép khai thác. Chỉ tính từ tháng 7-2011 đến cuối năm 2015, qua hoạt động khai thác khoáng sản đã thu nộp ngân sách gần 85,78 tỷ đồng. Trong đó, thuế tài nguyên trên 34,23 tỷ đồng; phí bảo vệ môi trường gần 25,70 tỷ đồng; tiền ký quỹ phục hồi môi trường trên 5 tỷ đồng; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên 20,81 tỷ đồng… Có thể nói, đây là kết quả của việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ban hành văn bản quản lý về khoáng sản; lập, phê duyệt quy hoạch khoáng sản; khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; đấu giá quyền khai thác khoáng sản; tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và cấp phép hoạt động khoáng sản; thanh tra, kiểm tra, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đã được ban hành, tạo nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản cơ bản hoàn chỉnh, đồng bộ; xác định rõ chính sách của nhà nước về khoáng sản, tạo cơ sở pháp lý để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản, loại bỏ các tổ chức khai thác khoáng sản làm ăn kém hiệu quả, không có đủ khả năng nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đủ năng lực tài chính và có kinh nghiệm khai thác, công nghệ tiên tiến, đồng thời xóa bỏ cơ chế “xin – cho”. Các tổ chức, cá nhân muốn khai thác khoáng sản phải tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản…

Đại biểu phát biểu ý kiến tại Hội nghị chuyên đề đánh giá 5 năm (2011-2015) thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 trên địa bàn tỉnh.

Một số vướng mắc cần được tháo gỡ

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, việc thực hiện Luật Khoáng sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số vướng mắc, bất cập. Đó là công tác tuyên truyền, phổ biến luật, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản chưa làm thường xuyên; công tác quản lý hoạt động khoáng sản còn nhiều khó khăn và lúng túng, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý. Việc phối hợp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư chưa được kịp thời, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư và không khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng quy mô thăm dò, khai thác. Công tác quản lý đất đai ở địa phương chưa tốt, tình trạng người dân lấn chiếm, đòi bồi thường phổ biến tại các mỏ đã được cấp phép khai thác, gây khó khăn, tốn kém và kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng giao cho nhà đầu tư. Mặt khác, quy định về trình tự hồ sơ thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản còn rườm rà, kéo dài thời gian, chưa phù hợp với nhiều loại hình khoáng sản, nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khai thác quy mô hộ gia đình ở địa phương phục vụ cho xây dựng các công trình có quy mô rất nhỏ, san nền nhà ở cho dân tại chỗ, nếu lập thủ tục xin cấp giấy phép khai thác theo đúng quy định thì sẽ không đủ điều kiện, mất thời gian, đôi khi làm chậm trễ tiến độ thi công công trình. Do đó, dẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân lén lút khai thác trái phép…

Thiết nghĩ, những vướng mắc đã nêu cần sớm được tháo gỡ để Luật Khoáng sản thực sự phát huy hiệu lực, góp phần quan trọng vào việc quản lý khai thác tài nguyên hợp lý, hiệu quả… trên địa bàn tỉnh.

Mai Dũng

Gỡ Vướng Mắc Luật Đầu Tư 2014

“Mục tiêu của phiên bản luật mới là hoàn thiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh nhằm tiếp tục bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện.

Đồng thời luật mới hướng tới việc cắt giảm chi phí đầu tư kinh doanh thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Mở rộng, nâng cao quyền tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư kinh doanh và quản lý doanh nghiệp phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế”, Ban soạn thảo cho biết.

Đáng chú ý, dự thảo bổ sung khái niệm “tổ chức kinh tế có sở hữu chi phối của nhà đầu tư nước ngoài” để làm rõ tiêu chí về quyền kiểm soát doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với tiêu chí xác định công ty “mẹ con” quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp.

Theo đó, tổ chức kinh tế có sở hữu chi phối của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp như nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế đó.

Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế đó; hay nhà đầu tư nước ngoài có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức kinh tế đó. Trên cơ sở đó, Điều 23 trong Luật Đầu tư cũng được sửa đổi tương ứng.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật

Ngoài ra, theo Ban soạn thảo, dự thảo lần này sẽ sửa đổi các Điều 24, 25 và 26 của Luật Đầu tư theo hướng bổ sung quy định để yêu cầu chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực quan trọng hoặc tại địa bàn có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Bãi bỏ thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không làm tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp. Làm rõ quy trình, thủ tục, điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức, cá nhân cũng như doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bổ sung quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung Điều 32 theo hướng bổ sung dự án của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển vào diện chấp thuận chủ trương đầu tư để thống nhất với Luật Đất đai. Phân cấp cho UBND cấp huyện chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án do hộ gia đình, cá nhân thực hiện để thống nhất với thẩm quyền quản lý đất đai của UBND cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai.