Miêu Tả Nội Tâm Trong Văn Bản Tự Sự Là Gì?

– Khái niệm nội tâm nhân vật nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời.

– Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

– Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,… của nhân vật.

– Đặc tả nội tâm nhân vật là bằng các biện pháp nghệ thuật, tác giả khắc họa đậm nét nội tâm nhận vật một cách khác biệt, độc đáo, nổi bậc, đạt đến mức điển hình nhằm chuyển tải một thông điệp nghệ thuật nào đó.

– Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

– Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Trong văn học Việt Nam, so với các giai đoạn trước. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rở. Tác phẩm chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín của nhân vật và diễn tả nó một cách sinh động.

– Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Nói như L.Tônxtôi: “Mục đích chính của nghệ thuật…là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ấn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được”. Để làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật.

Phân tích tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai qua cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của ông khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Chứng minh sự tài tình, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của đại thi hào Nguyễn Du được thể hiện qua một số đoạn trích trong Truyện Kiều

Phân tích tài năng miêu tả tâm lí bậc thầy của Nguyễn Du qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Theo chúng tôi

Văn Bản Thuyết Minh Là Gì

Cớm Đại Học Thuyết Minh, Thuyết Minh Ve Mon Rau Cau Dua, Khế ước Của Quỷ Thuyết Minh, Dàn ý Văn Thuyết Minh, Dàn ý Văn Bản Thuyết Minh, 1 Số Văn Bản Thuyết Minh, Văn Bản Thuyết Minh, 1 Văn Bản Thuyết Minh Là Gì, Dàn Bài Bài Văn Thuyết Minh, Thuyết Minh Về Rau Câu, Thuyết Minh Về Tác Giả Nam Cao, Mẫu Bìa Thuyết Minh Đề Tài, Yêu Cầu Của Văn Bản Thuyết Minh, Mẫu Bìa Thuyết Minh Đề Tài Đại Học Cần Thơ, Thuyết Minh Về Rác, Đào Minh Thuyết, Tóm Tắt Văn Bản Thuyết Minh, Bài ôn Tập Về Văn Bản Thuyết Minh, Bài Tóm Tắt Văn Bản Thuyết Minh, Dàn ý Thuyết Minh Lớp 9, Dàn ý Thuyết Minh, Dàn Bài Văn Thuyết Minh 8, Dàn Bài Thuyết Minh Lớp 9, Dàn Bài 1 Bài Văn Thuyết Minh, Dàn ý Bài Văn Thuyết Minh, Dàn ý 1 Bài Văn Thuyết Minh, Văn 9 Dàn ý Thuyết Minh Cái Nón, Dàn ý 1 Bài Thuyết Minh, Dàn Bài Văn Thuyết Minh, Thuyết Minh Đề Tài, Đề Bài Thuyết Minh Về Cây Lúa, Thuyết Minh Đề Tài Y Học, Văn Bản Thuyết Minh Là Gì, Dàn ý Một Bài Văn Thuyết Minh, Dàn ý Làm Bài Văn Thuyết Minh, Dàn Bài Thuyết Minh, Văn 8 Bài ôn Tập Về Văn Bản Thuyết Minh, Văn 8 Dàn ý Thuyết Minh Về Cây Bút Bi, Soạn Bài ôn Tập Văn Bản Thuyết Minh, Thuyết Minh Về Ngôi Nhà Tái Chế, B06 H Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính, Mẫu Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính 09, Báo Cáo Thuyết Minh Tài Chính, Dàn ý Thuyết Minh Về Hồ Gươm, Báo Cáo Thuyết Minh Tổng Hợp, Thuyết Minh Quy Hoạch, Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính 48, Thuyết Minh Về Chiếc áo Dài, Thuyết Minh Về Dự án Luật Thú Y, Thuyết Minh Về Rau Câu Trai Cây, Thuyết Minh Bãi Đỗ Xe Tự Động, Yêu Cầu Chung Của Văn Bản Thuyết Minh, Bản Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính (mẫu Số B09 – Htx), Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về áo Dài Việt Nam, Bìa Thuyết Mình Thiết Kế, Bản Cam Kết Oan Nghiệt Thuyết Minh, Kế Hoạch X Thuyết Minh, Thuyết Minh Mô Hình Nhà Gôc, Báo Cáo Thuyết Minh Thống Kê Đất Đai, Mẫu B06 H Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính, Giáo án Tóm Tắt Văn Bản Thuyết Minh, Học Thuyết Đa Trí Thông Minh, Đêm ở Trường Học Thuyết Minh, Thuyết Minh Đề Tài Nghiên Cứu Giáo Dục, Thuyết Minh Sử Dụng Đất Huyện Gia Lâm, Phim Bản Cam Kết Oan Nghiệt Thuyết Minh, Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính Qd19, Thuyết Minh Diễn Tập Phòng Thủ , Thuyết Minh Thiết Kế Bản Vẽ Thi Công, Thuyết Minh Quy Hoạch Hà Giang, Thuyết Minh Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Cơ Sở, Báo Cáo Thuyết Minh Kế Hoạch Sử Dụng Đất, Thuyết Minh Quy Hoạch ở Hà Giang, Thuyết Minh Điện Lực ở Hà Giang, Thuyết Minh Năng Lực Tài Chính, Thuyết Minh Quy Hoạch Bắc Ninh, Thuyết Minh Dự Thảo Thông Tư, Học Thuyết Giấu Mình Chờ Thời, Thuyết Minh Sửa Đổi Bộ Luật Lao Động, Tiểu Thuyết Minh Thanh, Soan Văn 8 Bài Đề Văn Thuyết Minh Và Cách Làm, Tiểu Thuyết Rừng U Minh, Bản Nhận Xét Thuyết Minh Đề Tài Khoa Học, Thuyết Minh Đề Cương Nghiên Cứu, Thuyết Minh Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học, Tiểu Thuyết 999 Lá Thư Gửi Cho Chính Mình, Thuyết Minh Bộ Luật Dân Sự 2023, Cách Viết Văn Thuyết Minh, ý Nghĩa Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính, Bài Thuyết Minh Sản Phẩm Sáng Tạo, Không Nộp Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính, Thuyết Minh Về Nhôi Nhà Bằng Que Kem, Khái Niệm Văn Thuyết Minh, Thuyết Minh Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Quốc Gia, Văn Bản Thuyết Minh Có Vai Trò Và Tác Dụng Như Thế Nào Trong Đời Sống, Giáo án Phương Pháp Thuyết Minh, Thuyết Minh Luật Doanh Nghiệp, Giải Bài Tập Phương Pháp Thuyết Minh, Những Bài Văn Mẫu Lớp 8 Nghị Luận Thuyết Minh, Thuyết Minh Quy Hoạch Trường Tiểu Học,

Cớm Đại Học Thuyết Minh, Thuyết Minh Ve Mon Rau Cau Dua, Khế ước Của Quỷ Thuyết Minh, Dàn ý Văn Thuyết Minh, Dàn ý Văn Bản Thuyết Minh, 1 Số Văn Bản Thuyết Minh, Văn Bản Thuyết Minh, 1 Văn Bản Thuyết Minh Là Gì, Dàn Bài Bài Văn Thuyết Minh, Thuyết Minh Về Rau Câu, Thuyết Minh Về Tác Giả Nam Cao, Mẫu Bìa Thuyết Minh Đề Tài, Yêu Cầu Của Văn Bản Thuyết Minh, Mẫu Bìa Thuyết Minh Đề Tài Đại Học Cần Thơ, Thuyết Minh Về Rác, Đào Minh Thuyết, Tóm Tắt Văn Bản Thuyết Minh, Bài ôn Tập Về Văn Bản Thuyết Minh, Bài Tóm Tắt Văn Bản Thuyết Minh, Dàn ý Thuyết Minh Lớp 9, Dàn ý Thuyết Minh, Dàn Bài Văn Thuyết Minh 8, Dàn Bài Thuyết Minh Lớp 9, Dàn Bài 1 Bài Văn Thuyết Minh, Dàn ý Bài Văn Thuyết Minh, Dàn ý 1 Bài Văn Thuyết Minh, Văn 9 Dàn ý Thuyết Minh Cái Nón, Dàn ý 1 Bài Thuyết Minh, Dàn Bài Văn Thuyết Minh, Thuyết Minh Đề Tài, Đề Bài Thuyết Minh Về Cây Lúa, Thuyết Minh Đề Tài Y Học, Văn Bản Thuyết Minh Là Gì, Dàn ý Một Bài Văn Thuyết Minh, Dàn ý Làm Bài Văn Thuyết Minh, Dàn Bài Thuyết Minh, Văn 8 Bài ôn Tập Về Văn Bản Thuyết Minh, Văn 8 Dàn ý Thuyết Minh Về Cây Bút Bi, Soạn Bài ôn Tập Văn Bản Thuyết Minh, Thuyết Minh Về Ngôi Nhà Tái Chế, B06 H Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính, Mẫu Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính 09, Báo Cáo Thuyết Minh Tài Chính, Dàn ý Thuyết Minh Về Hồ Gươm, Báo Cáo Thuyết Minh Tổng Hợp, Thuyết Minh Quy Hoạch, Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính 48, Thuyết Minh Về Chiếc áo Dài, Thuyết Minh Về Dự án Luật Thú Y, Thuyết Minh Về Rau Câu Trai Cây,

Văn Bản Hành Chính Là Gì

Hằng ngày, chúng ta tiếp xúc với hàng hoạt văn bản như quyết định nâng lương, quyết định kỷ luật hoặc giấy mời họp, thông báo,…căn cứ vào nội dung của các văn bản đó mà chúng ta phải thi hành áp dụng theo, đó là loại văn bản hành chính. Bài viết sau đây, Việt Nam Sau Tay Lái sẽ giải thích chi tiết văn bản hành chính là gì cho bạn đọc một cách chi tiết nhất!

Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước, cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý.

Các loại văn bản hành chính Văn bản hành chính thông thường

Là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ chức. Hệ thống loại văn bản này rất đa dạng và phức tạp, có thể phân thành 2 loại chính:

Văn bản có tên gọi: Thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy (giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy ủy nhiệm,…) các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình…). Những văn bản loại này thường thể hiện loại tên gọi cụ thể. Ví dụ:

Báo cáo: Dùng để trình bày cho rõ tình hình hay sự việc. Ví dụ: Báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề, báo cáo hội nghị;

Biên bản: Bản ghi chép lại những gì đã xảy ra hoặc tình trạng của một sự việc để làm chứng về sau. Ví dụ: biên bản hội nghị, biên bản nghiệm thu, biên bản hợp đồng, biên bản bàn giao.

Văn bản không có tên gọi: Công văn là văn bản dùng để giao dịch về công việc giữa các cơ quan đoàn thể. Đối với loại văn bản này thì ở đầu văn bản không thể hiện tên loại văn bản. Đây cũng là cách để phân biệt công văn với loại văn bản hành chính khác.

Ví dụ: Công văn đôn đốc, công văn trả lời, công văn mời họp, công văn giải thích, công văn yêu cầu, công văn kiến nghị, công văn chất vấn.

Văn bản hành chính cá biệt

Là phương tiện thể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc quy định quy phạm của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thể.

Văn bản hành chính có vai trò chủ yếu là cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn cụ thể các chủ trương, chính sách của nhà nước, hỗ trợ cho quá trình quản lý hành chính nhà nước và thông tin pháp luật.

Chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng văn bản hành chính với văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, được quy định cụ thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2023.

Phê Bình Văn Bản Là Gì?

Câu hỏi: Phê bình văn bản là gì?

Trả lời: Nói một cách đơn giản, phê bình văn bản là một phương pháp được sử dụng để xác định điều bản thảo gốc của Kinh Thánh nói. Bản thảo gốc của Kinh Thánh đã bị mất, che giấu, hoặc không còn tồn tại nữa. Những gì chúng ta có là hàng chục ngàn bản sao của những bản thảo gốc có niên đại từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ 15 sau Công Nguyên (cho Tân Ước) và có niên đại từ thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ 15 sau Công Nguyên (cho Cựu Ước). Trong những bản thảo này, có nhiều sự khác biệt nhỏ và một vài khác biệt đáng kể. Phê bình văn bản là sự nghiên cứu của những bản thảo này nhằm xác định xem bản gốc thực sự là gì.

Có ba phương pháp chính để phê bình văn bản. Đầu tiên là Textus Receptus. Textus Receptus là một bản thảo của Kinh Thánh được biên soạn bởi một người tên là Erasmus vào những năm 1500 sau Công Nguyên. Ông lấy số lượng bản thảo có giới hạn mà ông đã truy cập và biên soạn chúng thành thứ cuối cùng được gọi là Textus Receptus.

Phương pháp thứ hai được gọi là Majority Text. The Majority Text lấy tất cả các bản thảo có sẵn ngày nay, so sánh sự khác biệt và chọn bản có khả năng chính xác dựa trên việc bản nào xuất hiện nhiều nhất. Ví dụ, nếu 748 bản thảo đọc “ông ấy nói” và 1429 bản thảo đọc “họ nói” thì Majority Text sẽ chọn “họ nói” là bản gốc có khả năng. Không có bản dịch Kinh Thánh chính nào dựa trên Majority Text.

Phương pháp thứ ba được gọi là phương pháp phê bình hoặc chiết trung. Phương pháp chiết trung bao gồm việc xem xét các bằng chứng bên ngoài và bên trong để xác định văn bản gốc có khả năng. Bằng chứng bên ngoài làm cho chúng ta hỏi những câu hỏi này: trong đó có bao nhiêu bản thảo có bài đọc xuất hiện? Niên đại của những bản thảo này là gì? những bản thảo này được tìm thấy ở những khu vực nào trên thế giới? Bằng chứng bên trong nhắc nhở những câu hỏi này: điều gì có thể đã gây ra những bài đọc khác nhau? Bài đọc nào có thể có khả năng giải thích nguồn gốc của các bài đọc khác?

Phương pháp nào là chính xác nhất? Đó là nơi cuộc tranh luận bắt đầu. Khi các phương pháp được mô tả lần đầu tiên cho một người nào đó, thì người đó thường chọn phương pháp Majority Text làm phương pháp nên được sử dụng. Về cơ bản nó là “quy tắc đa số” và phương pháp “dân chủ”. Tuy nhiên, có một vấn đề khu vực để xem xét ở đây. Trong vài thế kỷ đầu tiên của Hội Thánh, đại đa số các Cơ Đốc nhân đã nói và viết bằng tiếng Hy Lạp. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên, tiếng La-tin bắt đầu trở thành ngôn ngữ phổ biến nhất, đặc biệt là trong nhà thờ. Bắt đầu với bản Latin Vulgate, Tân Ước bắt đầu được sao chép bằng tiếng La-tin thay vì tiếng Hy Lạp.

Tuy nhiên, trong thế giới Cơ Đốc phương đông, tiếng Hy Lạp tiếp tục là ngôn ngữ chủ đạo của nhà thờ trong hơn 1.000 năm nữa. Kết quả là, phần lớn các bản thảo tiếng Hy Lạp đến từ khu vực phương Đông/Đế quốc Đông La Mã. Những bản thảo Đế quốc Đông La Mã này đều rất giống nhau. Tất cả chúng đều có nguồn gốc từ cùng một vài bản thảo tiếng Hy Lạp. Mặc dù rất giống nhau, nhưng các bản thảo Đế quốc Đông La Mã có nhiều sự khác biệt so với các bản thảo được tìm thấy ở các khu vực phía Tây và trung tâm của nhà thờ. Tóm lại: nếu bạn bắt đầu với ba bản thảo, và một bản được sao chép 100 lần, một bản khác được sao chép 200 lần, và bản thứ ba được sao chép 5.000 lần, nhóm nào sẽ có quy tắc đa số? Tất nhiên là nhóm thứ ba. Tuy nhiên, nhóm thứ ba không có khả năng có bản gốc nhiều hơn nhóm thứ nhất hoặc nhóm thứ hai. Nó chỉ có nhiều bản sao hơn. Phương pháp phê bình/chiết trung của phê bình văn bản đưa ra “trọng lượng” bằng nhau cho các bản thảo từ các vùng khác nhau, mặc dù các bản thảo từ phương Đông có đa số áp đảo.

Phương pháp phê bình/chiết trung hoạt động như thế nào trong thực tế? Nếu bạn so sánh Giăng 5:1-9 trong nhiều bản dịch khác nhau, bạn sẽ nhận thấy rằng câu 4 bị thiếu trong các bản dịch dựa theo phương pháp chiết trung. Trong phương pháp Textus Receptus, Giăng 5:4 đọc, “Vì một thiên sứ thỉnh thoảng giáng xuống trong ao, làm cho nước động, lúc nước đã động rồi, ai xuống ao trước hết, bất kì mắc bệnh gì, cũng được lành”. Tại sao câu này lại thiếu trong bản dịch Kinh Thánh sử dụng phương pháp chiết trung? Phương pháp chiết trung hoạt động như sau: (1) Bản văn của Giăng 5:4 không xảy ra trong hầu hết các bản thảo cổ nhất. (2) Bản văn của Giăng 5:4 xảy ra trong tất cả các bản thảo của Đế quốc Đông La Mã, nhưng không có nhiều bản thảo không phải của phương Đông. (3) Có khả năng là người sao chép bản thảo sẽ thêm một lời giải thích hơn là sẽ loại bỏ một lời giải thích. Giăng 5:4 làm cho nó rõ ràng hơn tại sao người bại muốn vào trong ao. Tại sao người sao chép bản thảo lại xóa câu này? Điều đó không có ý nghĩa. Nó có ý nghĩa về mặt truyền thống của lý do tại sao người bại muốn đi xuống ao sẽ được thêm vào. Theo kết quả của những khái niệm này, phương pháp phê bình/chiết trung không bao gồm Giăng 5:4.

Trở lại trang chủ tiếng Việt Phê bình văn bản là gì?

Văn Bản Điện Tử Là Gì?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 78/2023/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì Văn bản điện tử được hiểu như sau:

Văn bản điện tử là dữ liệu điện tử được tạo trực tuyến hoặc được quét (scan) từ văn bản giấy theo định dạng “.doc” hoặc “.pdf” và thể hiện chính xác, toàn vẹn nội dung của văn bản giấy.

Ngoài ra, Nghị định này còn quy định một số định nghĩa khác như:

1. Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.

3. Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là cổng thông tin điện tử để các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; truy cập thông tin về đăng ký doanh nghiệp; công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh.

4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý là thông tin gốc về doanh nghiệp.

5. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trân trọng!