Xã Hội Học Pháp Luật Là Gì / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Ý Thức Pháp Luật Xã Hội Chủ Nghĩa Là Gì ?

Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng thể những tri thức, quan điểm, quan niệm, học thuyết về pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện sự nhận thức, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật trong xã hội xã hội chủ nghĩa.

Cũng như ý thức pháp luật nói chung, cấu trúc của ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa gồm hai bộ phận là tư tưởng pháp luật và tâm lí pháp luật. Tư tưởng pháp luật thể hiện trí thức pháp luật, tâm lí pháp luật thể hiện thái độ, tình cảm con người đối với pháp luật.

Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm cơ bản: 1) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa không có giai cấp đối kháng, pháp luật thể hiện ý chí của toàn thể nhân dân lao động và của cả dân tộc nên ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa có tính thống nhất cao; 2) Do ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa ra đời sau nên ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa thừa hưởng được những tinh hoa của ý thức pháp luật của các xã hội trước, trong đó có xã hội tư sản với tư cách là những thành tựu trí tuệ mà các dân tộc đã tạo ra. Các tư tưởng tiến bộ về xây dựng nhà nước dân chủ, chủ nghĩa lập hiến, thiết lập và bảo vệ các quyền công dân và quyền con người đã ra đời trong các xã hội trước đã được tiếp thu và phát huy ở mức độ cao hơn. 3) Tư tưởng pháp luật ở các nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin.

Ngoài những đặc điểm chung nói trên, ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có những nét đặc thù riêng như xã hội Việt Nam không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên phải tích cực, tìm hiểu, nghiên cứu và có thái độ cầu thị để có thể tiếp thu những tinh hoa của pháp luật và hạn chế được mặt trái của nền kinh tế thị trường. Đồng thời, Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến từ lâu đời, đó là nền văn hiến của một xã hội coi trọng các quy tắc đạo đức và học vấn, coi trọng phẩm hạnh con người. Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín đó là bản sắc văn hoá được tôi luyện hàng nghìn năm của người Việt Nam. Nhờ bản sắc này trong thời đại mới, với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự tiếp thu những tỉnh hoa văn hoá của nhân loại, chúng ta có thể xây dựng một xã hội có ý thức pháp luật cao (Xt. Ý thức pháp luật).

Xã Hội Học Pháp Luật (Hợp Pháp)

Xã hội học của pháp luật (hay xã hội học pháp lý ) thường được mô tả như là một môn học phụ của Bất kể xã hội học pháp luật được định nghĩa là một môn học xã hội học phụ, một cách tiếp cận trong nghiên cứu pháp lý, hoặc một lĩnh vực nghiên cứu theo quyền riêng của mình, nó vẫn phụ thuộc trí tuệ chủ yếu vào các truyền thống, phương pháp và lý thuyết của xã hội học chính thống và, một mức độ ít hơn về các khoa học xã hội khác như nhân học xã hội, khoa học chính trị, chính sách xã hội, tội phạm học và tâm lý học; như vậy, nó phản ánh các lý thuyết xã hội và sử dụng các phương pháp khoa học xã hội để nghiên cứu luật pháp, thể chế pháp lý và hành vi pháp lý. Cụ thể hơn, xã hội học pháp luật bao gồm nhiều cách tiếp cận khác nhau để nghiên cứu pháp luật trong xã hội, trong đó kiểm tra thực nghiệm và lý thuyết hóa sự tương tác giữa pháp luật, thể chế pháp lý, phi pháp lý và các yếu tố xã hội. Các lĩnh vực nghiên cứu pháp lý xã hội bao gồm sự Xã hội học pháp luật cũng được hưởng lợi và đôi khi dựa vào nghiên cứu được thực hiện trong các lĩnh vực khác như luật so sánh, nghiên cứu pháp lý quan trọng, luật học, lý thuyết pháp lý, luật và kinh tế và luật và văn học. Đối tượng của nó bao gồm phong trào lịch sử của pháp luật và công lý và xây dựng đương đại không ngừng của họ, ví dụ, trong lĩnh vực luật học tập trung vào các câu hỏi thể chế do tình huống chính trị và xã hội, trong sự thống trị liên ngành như tội phạm học, và thông qua phân tích hiệu quả kinh tế và tác động xã hội của các chuẩn mực pháp lý.

Doanh Nghiệp Xã Hội Là Gì?

Gần đây bạn có nghe nhiều đến khái niệm doanh nghiệp xã hội? Vậy doanh nghiệp xã hội là gì? Theo quy định tại điều 10 Luật doanh nghiệp 2020. Doanh nghiệp xã hội có các tiêu chí sau:

Như vậy có thể tóm gọn về khái niệm doanh nghiệp xã hội như sau: “Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp thành lập hợp pháp và hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 với mục đích vì cộng đồng, xã hội và trích 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.“

Vai trò của doanh nghiệp xã hội

Đóng góp của DNXH tập trung vào ba lĩnh vực. Thứ nhất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo phù hợp với nhu cầu của cộng đồng có hoàn cảnh đặc biệt (người khuyết tật, người có HIV/AIDS…). Thứ hai, tạo cơ hội hòa nhập xã hội cho các cá nhân và cộng đồng yếu thế thông qua các chương trình đào tạo phù hợp, tạo cơ hội việc làm. Cuối cùng, đưa ra các giải pháp mới cho những vấn đề xã hội chưa được đầu tư rộng rãi như biến đổi khí hậu, năng lượng thay thế, tái chế…

DNXH (có lợi nhuận và không có lợi nhuận) giống với các doanh nghiệp khác vì đều tổ chức và quản lý dưới hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ dnxh được thành lập để giải quyết các vấn đề tồn tại của xã hội như đói nghèo, ô nhiễm môi trường, bảo vệ trẻ em..

Các loại doanh nghiệp xã hội

Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về các loại doanh nghiệp xã hội nhưng trên thực tế sẽ có một số dạng như sau:

Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận (Social Business Ventures)Mô hình này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực tài chính vi mô với các ví dụ như Grameen Bank và BRAC ở Bangla­desh, SKS Microfinance ở Ấn độ, Bina Swadaya ở Indonesia, KIVA ở Mỹ… Ở Việt Nam, chúng ta cũng có hàng ngàn tổ chức tài chính vi mô cơ sở mà điển hình nhất là các Quỹ TYM (Trung ương hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) và CEP (Liên đoàn Lao động TP HCM). Một số đặc điểm của các doanh nghiệp xã hội loại này là:– Khác với mô hình doanh nghiệp phi lợi nhuận và không vì lợi nhuận, các doanh nghiệp xã hội ở loại hình thứ ba này ngay từ ban đầu đã nhìn thấy cơ hội và chủ trương xây dựng mình trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận với sứ mệnh tạo động lực cho những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo vệ môi trường.– Mặc dù có tạo ra lợi nhuận và cổ đông được chia lợi tức, nhưng các doanh nghiệp xã hội này không bị chi phối bởi lợi nhuận. Nói cách khác mục đích chính của nó không phải là tối đa hóa thu nhập tài chính cho các cổ đông, thay vào đó là mục tiêu xã hội/ môi trường mà mọi cổ đông đều chia sẻ giá trị chung. Một phần đáng kể lợi nhuận thu được dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các nhóm dân cư có thu nhập thấp khiến cho doanh nghiệp xã hội có thể tiếp cận và mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.– Doanh nghiệp thường tìm những nhà đầu tư quan tâm đến cả lợi ích vật chất và lợi ích xã hội. Họ ít sử dụng các khoản hỗ trợ không hoàn lại cho các hoạt động chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xã hội loại này thường hoạt động dưới các hình thức: Công ty TNHH, Hợp tác xã, Tổ chức tài chính vi mô..

Thành lập doanh nghiệp xã hội

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ đủ điều kiện phòng ĐKKD thực hiện cập nhật thông tin Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp xã hội khác gì so với các tổ chức phi lợi nhuận

Các đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Là Gì Theo Quy Định Của Pháp Luật?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc được rất nhiều người quan tâm, nhất là người lao động tham gia làm việc theo hợp đồng lao động. Vậy bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì theo quy định của pháp luật?

Bảo hiểm xã hội như một khoản dự trù cho người lao động khi ở trong những trường hợp cấp thiết như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Thứ nhất, việc tham gia loại bảo hiểm này mang tính chất bắt buộc

Việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không phụ thuộc vào ý chí của người lao động mang tính chất bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động buộc phải thực hiện nghiêm túc.

Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trường hợp vi phạm quy định về việc việc tham gia bảo hiểm xã hội thì bị xử phạt theo quy định.

Thứ hai, pháp luật quy định cụ thể về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội

Nếu trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người tham gia được lựa họn phương thức đóng (hàng tháng hoặc 03 tháng một lần,…) và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được ấn định cụ thể.

Cụ thể, Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động; Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động.

Thứ ba, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng nhiều chế độ hơn

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, họ sẽ được hưởng các chế độ sau: ốm đau; thai sản; lương hưu; tử tuất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Ở trong những trường hợp cụ thể, các chế độ cụ thể thì pháp luật đặt ra cho họ những đièu kiện nhất định phải đáp ứng.