Xa Hoi Phap Luat Hinh Su / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Bai Dự Thi: Tìm Hiểu Pháp Luật Bhxh Bai Du Thi Tim Hieu Phap Luat Bao Hiem Xa Hoi Doc

Bài dự thi: “Tìm hiểu pháp luật về Bảo hiểm xã hội”

1. Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) được Quốc hội ban hành ngày, tháng, năm nào, bao gồm mấy chương, mấy điều?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Luật BHXH gồm có: 11 chương và 141 điều.

Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 .

2. Các chế độ BHXH, đối tượng áp dụng các chế độ đó như thế nào?

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:

3. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau đây:

a) Trợ cấp thất nghiệp;

b) Hỗ trợ học nghề;

c) Hỗ trợ tìm việc làm.

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao động.

Người lao động có các quyền sau đâ y:

2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;

b) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

c) Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;

7. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;

8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

1. Người lao động có các trách nhiệm sau đây:

a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;

b) Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội;

c) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định;

d) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn có các trách nhiệm sau đây:

a) Đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;

b) Thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp;

c) Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu.

Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

2. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;

3. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:

c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;

đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;

i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp .

4. S au khi nghỉ thai sản, ốm đau theo quy định, người lao động còn được hưởng những chế độ gì?

1. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.

1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

6. Đ iều kiện hưởng Bảo hiểm thất nghiệp?

Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;

2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;

3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này.

7. V iệc tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng?

Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng l ương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;

2. Xuất cảnh trái phép;

3. Bị Toà án tuyên bố là mất tích.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;

2. Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;

3. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

4. Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

5. Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân;

6. Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã nhận bảo hiểm xã hội một lần;

7. Người tham gia khác.

Các đối tượng quy định trên sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

1. Ng­êi tham gia b¶o hiÓm x· héi tù nguyÖn nép tê khai c¸ nh©n cho t ổ ch ức b¶o hiÓm x· héi n¬i c­ tró . MÉu tê khai c¸ nh©n do B¶o hiÓm x· héi ViÖt Nam quy ®Þnh.

2. Trong thời hạn hai m ươ i ngày, kể từ ngày nhậ n đ ủ hồ sơ hợp lệ của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tổ chứ c B ảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp Sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp không cấp th ì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

9. Anh Nguyễn Văn A sau khi thử việc 01 tháng thì được Công ty C ký hợp đồng lao động với thời hạn 3 tháng. Kết thúc thời hạn trên, Công ty C lại ký tiếp với anh một hợp đồng khác với thời hạn 3 tháng và không đóng BHXH cho anh A. Khi anh A yêu cầu công ty đóng BHXH cho mình thì lãnh đạo Công ty giải thích đó là hợp đồng thời vụ nên không phải đóng BHXH. Theo bạn, hành vi của Công ty C là có đúng quy định của pháp luật hay không, hướng giải quyết như thế nào?

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

* Hướng giải quyết của vấn đề này:

BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Vì thế bảo hiểm giúp ta giảm được một phần gánh nặmg trong các chi phí phải đóng.

Luật Bảo hiểm xã hội (viết tắt là BHXH) được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI. Đây là một đạo luật quan trọng được Đảng, Nhà nước và người lao động hết sức quan tâm. Việc ban hành Luật BHXH đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao hiệu quả việc thực thi chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta.

Quá trình triển khai các quy phạm pháp luật về BHXH không chỉ ý nghĩa đối với người lao động mà còn giúp người sử dụng lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm đối với người lao động, góp phần tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất.

Tuy vậy, trong quá trình thi hành Luật BHXH cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tuy đã được mở rộng nhưng số người tham gia chưa nhiều, nhất là số lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh, tình trạng trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH của các doanh nghiệp hoặc chiếm dụng, nợ đọng tiền đóng bảo hiểm xã hội còn xảy ra khá phổ biến. Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động chưa đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội ; công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội chưa được coi trọng…

Trong thực tiễn, việc triển khai chính sách BHXH còn gặp không ít khó khăn, như: diện bao phủ còn thấp, tình trạng trốn đóng, nợ đọng, chậm đóng, đóng không đầy đủ, đóng ở mức thấp… còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền của người lao động và sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là do người lao động và người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của chính sách cũng như trách nhiệm và quyền được tham gia BHXH.

Để khắc phục điều này, một trong những giải pháp mang tính quyết định chính là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH nhằm nâng cao nhận thức của các bên trong thực thi chính sách.

Phap Luat Kinh Doanh Bao Hiem

Lược thuật Hội thảo “Đánh giá thực trạng và giải pháp phòng chống trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người” (là 2 loại hình bảo hiểm được nhận định phát sinh nhiều trường hợp trục lợi bảo hiểm nhất) do Cục QLGSBH và Hiệp hội bảo hiểm Việt nam phối hợp tổ chức ngày 17/8/2012

Trục lợi bảo hiểm và thực trạng hiện nay ở Việt Nam

            Trục lợi bảo hiểm là bất kỳ hành vi lừa dối nào nhằm kiếm lợi bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm rất đa dạng, dưới nhiều hình thức. Ngành bảo hiểm trên thế giới thông thường chia hành vi trục lợi làm 2 dạng : “Trục lợi cứng” (Hard Fraud) và “Trục lợi mềm”(Soft Fraud).

            “Trục lợi cứng” là hành vi khi một người cố tình lập hồ sơ khiếu nại cho một vụ tổn thất không có thật; hoặc cố tình khởi tạo một vụ tổn thất, tự phá hủy tài sản để đòi bồi thường bảo hiểm (ví dụ cố ý dàn dựng đâm va ô tô, tự đốt cháy tài sản …). “Trục lợi mềm”, hay còn được gọi là “trục lợi cơ hội” (opportunistic fraud), là hành vi người được bảo hiểm khai tăng khiếu nại hợp pháp của họ. Trục lợi “mềm” cũng có thể phát sinh khi bắt đầu mua một hợp đồng bảo hiểm mới, người tham gia bảo hiểm kê khai không trung thực các tình trạng hiện tại hoặc trước đây của đối tượng bảo hiểm nhằm mục đích hưởng lợi bất hợp pháp (như được hưởng một mức phí bảo hiểm rẻ hơn).

            Tổng hợp ý kiến của đại diện các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và giải pháp phòng chống trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người” (là 2 loại hình bảo hiểm được nhận định phát sinh nhiều trường hợp trục lợi bảo hiểm nhất) do Cục QLGSBH và Hiệp hội bảo hiểm Việt nam phối hợp tổ chức ngày 17/8/2012, có thể nhận thấy hành vi trục lợi, cả trục lợi “cứng’ và trục lợi “mềm”, đã xuất hiện, ngày càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng ở Việt Nam. Đa số trục lợi bảo hiểm là trục lợi “mềm” (trục lợi cơ hội), tuy nhiên cũng đã xuất hiện nhiều trường hợp trục lợi cứng như cố tình đốt cháy tài sản, xe cộ, giả mất cắp xe, ngụy tạo hồ sơ điều trị y tế khống…(*). Hiện tại chưa có một nghiên cứu đầy đủ về trục lợi bảo hiểm, tuy nhiên theo khảo sát của Bộ tài chính tại 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (PNT) lớn nhất Việt Nam năm 2010 cho thấy trục lợi bảo hiểm (bị phát hiện và từ chối bồi thường) lên tới trên 10%  số tiền bồi thường của doanh nghiệp (Thiệt hại do trục lợi không bị phát hiện và đã giải quyết bồi thường được nhận định cao hơn nhiều so với tỷ lệ này).

Tại sao trục lợi bảo hiểm ngày càng trở nên khó kiểm soát ở Việt Nam?

Đọc tiếp »

Xa Hoi Hoa Giao Duc Xhh Doc

kết quả thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục Năm học: 2008 – 2009

(theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ)

Thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục , Trường THCS Khánh An nhận thấy Xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục. Hiện tại, Đảng và Nhà nước rất xem trọng sự nghiệp xã hội hóa giáo dục, bởi đây còn là hạt nhân huy động được sự đóng góp tự nguyện và tối đa của xã hội cho sự nghiệp cao cả này. Đối với trường THCS Khánh An, “xã hội hóa giáo dục” đang được mọi người tự nguyện tham gia, hưởng ứng, có bước phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian qua, Trường Trung học cơ sở Khánh An, đã có bước chuyển mình nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Việc kết hợp gia đình, nhà trường, xã hội để nâng chất trong giáo dục là một chiến lược phát triển lâu dài của nhà trường.

Phần thứ nhất

– Cấp uỷ và chính quyền các cấp đã quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) sâu sát và cụ thể: nhà trường đã xây dựng nhiều Chương trình, đề án, kế hoạch, chính sách cụ thể nhằm phát triển giáo dục đào tạo. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và Hội khuyến học các cấp trong địa phương đã có nhiều đóng góp cho việc XHH GD.

– Sự chuyển biến tích cực về chất lượng: Chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực và phản ánh thực chất hơn. Việc chống bệnh thành tích trong giáo dục đã có tác dụng thiết thực trong đánh giá, xếp loại học sinh. Chất lượng học sinh diện đại trà đã phản ánh thực chất hơn .

Hằng năm, nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nên các nhà trường đã huy động được g ần trăm triệu đồng từ sự đóng góp của nhân dân vào việc xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Xây dựng được các quỹ khen thưởng cho cán cán bộ, giáo viên, học sinh có nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động dạy và học từ nguồn đóng góp của nhân dân.

Đồng thời với sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, việc khai thác nguồn kinh phí từ nhân dân đóng góp đầu tư cho giáo dục đã góp phần giải quyết sự bất cập giữa yêu cầu phát triển GD-ĐT và khả năng tài chính có hạn. Hàng năm ngoài ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp của nhân dân cho tăng cường cơ sở vật chất (CSVC) trường học và các hoạt động giáo dục khác gần trăm triệu đồng.

Phong trào xã hội hóa giáo dục không chỉ dừng lại ở chỗ, huy động sự đóng góp về tài chính của nhân dân mà còn đẩy mạnh được công tác tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh để mọi người hiểu và tham gia phong trào xã hội hóa giáo dục. Nhờ đó, phong trào đã huy động được các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội chung sức với nhà trường trong việc giáo dục học sinh, tạo điều kiện cho người dân được hưởng các thành quả của giáo dục như miễn giảm học phí, miễn giảm các loại đóng góp, trợ cấp thêm cho các trường hợp học sinh bị tàn tật, học sinh nghèo vượt khó….

Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, quy mô và chất lượng giáo dục luôn đạt kết quả cao, việc kết hợp giữa 3 môi trường: Nhà trường – gia đình – xã hội được tăng cường. Mối liên hệ giữa hội cha mẹ học sinh và nhà trường ngày càng gắn bó, thắt chặt. Việc học tập của học sinh thường xuyên được thông báo cho cha mẹ học sinh, vì vậy tạo nhiều điều kiện tốt cho học sinh phát triển một cách toàn diện. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND, Hội khuyến học đã thúc đẩy phong trào dạy và học đi lên mạnh mẽ hơn. Hội đã trích quỹ động viên, khen thưởng kịp thời những thầy, cô giáo và học sinh có thành tích, đồng thời giúp đỡ các học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã được cán bộ, giáo viên hưởng ứng tích cực, xã hội đồng thuận, bước đầu đã có tín hiệu đáng mừng.

Trong công tác giảng dạy, đội ngũ giáo viên của trường giữ vững được nền nếp chuyên môn như soạn giáo án, báo giảng, kiểm tra đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, thao giảng dự giờ… Mỗi thầy cô đều không ngừng rèn luyện và nâng cao tay nghề bằng cách nghiên cứu sách giáo khoa, dự giờ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Điển hình có nhiều giáo viên đã ra sức tìm tòi để đổi mới phương pháp dạy học, soạn giáo án điện tử và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Việc phụ đạo học sinh yếu kém được đặc biệt chú ý, nhất là môn Toán và môn tiếng Anh.

Song song với công tác giảng dạy và học tập thì giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức là công tác hàng đầu của nhà trường. Thông qua công tác đoàn, đội và các buổi sinh hoạt dưới cờ, những giờ học các môn văn hóa để giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chấp hành tốt nội quy, kỷ luật của nhà trường và pháp luật của Nhà nước; phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập…

Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trên là: Công tác tuyên truyền vận động tạo nên sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp chính quyền và nhân dân trong tỉnh chưa sâu rộng. Do nhận thức về xã hội hoá chưa đầy đủ, có lúc đã xem xã hội hoá như là biện pháp để huy động sự đóng góp của nhân dân.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC

ĐẾN NĂM 2010

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Quán triệt sâu sắc hơn nữa chủ trương XHH GD theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh và toàn thể nhân dân về vị trí, vai trò và trách nhiệm trong công tác chăm lo phát triển sự nghiệp GD-ĐT.

Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, thực hiện tốt mục tiêu xoá mù chữ và chống tái mù chữ cho mọi người dưới 35 tuổi.

2. Nhiệm vụ cụ thể đẩy mạnh XHH

+ Tiếp tục bổ sung, đổi mới, đưa nội dung về phát triển kinh tế- xã hội- văn hoá của địa phương vào chương trình bài giảng, tạo sự hiểu biết và gắn bó của học sinh với quê hương.

III- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động và cung cấp thông tin về xã hội hoá giáo dục để nâng cao nhận thức cho toàn xã hội

Dich Vu Luat Su Di Tru Bao Lanh San Diego, California

Ông có 3 bằng, một cái JD của trường luật Thomas Jefferson,một bằng MS vad BA của trường San Diego State University.

Ông đã được nhận vào làm việc tại tất cả các tòa án ở Cali, các tòa thuộc các quận hạt và tòa án tối cao Hoa Kỳ.

Ông cũng có giấy phép hành nghề về các lĩnh vực như địa ốc, bảo hiểm nhân thọ, nhà thầu.

Ông làm việc cùng nhóm với ông Quân Andrew trong việc phát triển mọi ngành nghề.

Văn phòng của ông chuyên lo về chừng khoán, di chúc, trust, sắp xếp cho việc thừa kế, tai nạ cá nhân, bảo lãnh di trú, và đòi nợ.

Văn phòng môi giới bất động sản của ông gồm có mua và bán nhà cửa cá nhân, công ty và thương mại.

Sinh ra tại Việt Nam, lớn lên tại Mỹ từ năm 1975, đã tốt nghiệp trường San Diego State University chuyên ngành Business Administration with concentration in Marketing.

Ông đã giúp đỡ cho cộng đồng trong nhiều năm qua và đã được tin tưởng bầu vào vị trí chủ tịch (president) SE Seattle Senior Center, Chủ tịch (President) of MLK Business Association, Giám đốc Marketing của Dignity Memorial.

Ông cũng là một đầu bếp được nhiều người biết đến trên trang food blog nổi tiếng với những món ăn Á Đông và được trang web chúng tôi bầu chọn là một trong những người hiểu biết nhất về đồ ăn Á Đông tại San Diego.

Một tạp chí Mỹ đã đưa ông vào danh sách 50 người thiết kế website tốt nhất San Diego năm 2013.

Với 25 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực xử lý tai nạn xe cộ, xin SSI, bảo lãnh di trú, kinh doanh cùng với kinh nghiệm hơn 10 năm điều hành nhà hàng, quán bar, nhà quàn chuyên lo việc chôn cất & hỏa tang, nữ trang, tiệm cầm đồ, văn phòng luật sư, tiệm Nails và rất nhiều dịch vụ khác… Ông cũng đã giúp đỡ rất nhiều cho cộng đồng người Việt tại Việt tại Mỹ để thực hiện thành công những mục tiêu và ước mơ của họ.

Tiến sĩ Chang G. Park bắt đầu làm CPA từ năm 1988 tại Torance, Ca

Sau nhiều năm điều hành văn phòng CPA tại Nam Cali, ông đã quyết định tiếp tục học để lấy bằng tiến sĩ. Năm 1996 ông đã nhận bằng Tiến sĩ tài chính tại Đại học Kent, tiểu bang Ohio.

Tiến sĩ Park cũng dạy nhiều bộ môn về tài chính tại các trường Đại học Kent, Southern Illinois, Virginia và National University, San Diego.

Tiến sĩ Park tiếp tục điều hành văn phòng tổ hợp CPA từ khi chuyển về San Diego năm 2000.