Ngày thơ ấu là một phần kỷ niệm không thể quên của mỗi con người, tác giả Nguyên Hồng là một trong số đó. Nó là những trang hồi ký chứa đầy nước mắt, thổn thức xót xa của một trái tim sớm phải nếm vị đắng cuộc đời, thiếu vắng tình thương và luôn khát khao tình yêu của mẹ. Điều đó đã được tác giả đúc kết lại trong tcá phẩm Những ngày thơ ấu, đặc biệt qua đoạn trích Trong lòng mẹ. Đoạn trích cho thấy một tâm hồn nhạy cảm , trong trắng, thơ ngây của một trái tim luôn tôn thờ người mẹ – bé Hồng. Chú bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu: Người bố nghiện ngập, người mẹ trẻ trung luôn khao khát tình yêu thương song đành chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Cuối cùng người bố chết, người mẹ bỏ lại hai anh em Hồng để đi “tha hương cầu thực” trong sự ghẻ lạnh của họ hàng. Còn bà cô bên nội thì luôn gieo rắc vào đầu chú bé những rấp tâm tanh bẩn để chú cũng hoài nghi và ghét bỏ người mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn hiểu, thông cảm cho mẹ, lại còn càng ghét những cổ tục đã đày đọa mẹ. Những dấu ấn thành kiến của xã hội cay nghiệt ghi đậm dấu ấn trong tâm hồn non nớt của bé hồng, tạo nên những suy nghĩ già trước tuổi nhưng không thể nào xoá được những tình cảm kính yêu tôn thờ người mẹ. Mặc dù được sống trong một hoàn cảnh vật chất có phần sung sướng hơn những đứa trẻ lang thang không có mái nhà nhưng đối với bé hồng có lẽ hoàn cảnh ấy lại càng đáng thương hơn. Vốn dĩ đã không nhận đuợc một chút tình thương từ họ hàng, ấy vậy mà tình thương dành cho mẹ lại đang bị người khác tước đoạt mất. Nhưng vượt qua tất cả chính là tình yêu thương mẹ sâu sắc. Chiều hôm ấy khi vừa tan học, thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ, chú liền gọi theo với giọng bối rối. Khi người mẹ quay đầu lại, Hồng liền sà vào lòng mẹ rồi hai mẹ con cùng sụt sùi hỏi thăm nhau. Khi ở trong lòng mẹ, chú chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô nữa. Cậu bé xúc động và thấy tủi hờn nên đã khóc rất trẻ con. Tiếng khóc vang vọng hơn không còn chất chứa nỗi niềm xót xa mà tràn trề niềm hạnh phúc. Giọt nước mắt hôm nay hoà chung giữa hai con người, là sự oà vỡ của cả hai tâm hồn mẹ – con làm nên tình mẫu tử. Câu chuyện trên đã để lại trong lòng người đọc một xúc cảm sâu sắc về tình mãu tử thiêng liêng trên thế giới này.
Xác Định Ngôi Kể Thể Loại Văn Bản Trong Lòng Mẹ / TOP 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Xác Định Ngôi Kể Thể Loại Văn Bản Trong Lòng Mẹ được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Xác Định Ngôi Kể Thể Loại Văn Bản Trong Lòng Mẹ hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hãy Đóng Vai Nhân Chú Bé Hồng Kể Lại Văn Bản Trong Lòng Mẹ
Trong mỗi chúng ta có lẽ “tình mẫu tử” vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở “trong lòng mẹ”.Chú bé Hồng – nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội “chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác”. Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.– Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười “rất kịch” của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: “Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”.Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa…Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.
Ôn Tập Văn Bản Trong Lòng Mẹ
Ôn tập Ngữ Văn 8Văn bản: Trong lòng mẹNguyên HồngI. Tác giả: (SGK)* Tại sao các nhà nghiên cứu, phê bình văn học thờng gọi Nguyên Hồng là nhà văn của những ngời nghèo khổ ?– Các nhà nghiên cứu thờng gọi Nguyên Hồng là nhà văn của những ngời nghèo khổ. Ông thực sự xứng đáng với danh hiệu ấy vì suốt đời ông chỉ viết về những ngời dới đáy của xã hội cũ. Song là một cây bút đợc mệnh danh là nhà văn của những ngời cùng khổ không chỉ vì Nguyên Hồng đã viết nhiều, viết chuyên về những lớp ngời đó. Điều quan trọng hơn là ông đã dành cho họ những dòng tâm huyết nhất, nóng bỏng nhất, trân trọng nhất. Đọc Nguyên Hồng, thấy dờng nh ông muốn đặt lên vai những nhân vật của mình những nỗi thống khổ chồng chất để thử thách sức bền của đức tin và lòng nhẫn nại gan góc của họ.II. Văn bản Trong lòng mẹ 1. Nhan đề văn bản Trong lòng mẹ gợi cho em hiểu điều gì? – Tên văn bản trớc hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng đợc gặp mẹ, đợc ngồi trong lòng mẹ, đợc mẹ yêu thơng, âu yếm.– Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tợng trng: trong lòng mẹ cũng là trong tình thơng của mẹ.– Từ nhan đề văn bản, ngời đọc đã phần nào hiểu đợc tình yêu thơng mẹ tha thiết, sự khao khát đợc sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.
2. Hãy kể tóm tắt chơng truyện Trong lòng mẹ – Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hơng cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.– Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thơng nhớ mẹ và trả lời không muốn vào. – Nhng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với ngời khác làm cho Hồng đau đớn, thơng mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.– Gần đến ngày giỗ bố, trên đờng đi học về, Hồng thấy bóng ngời ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.– Hồng cảm thấy sung sớng và hạnh phúc vô cùng khi đợc ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp nh ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.3. Đọc đoạn trích, em hiểu gì về hoàn cảnh đau khổ và trớ trêu của chú bé Hồng?– Chú bé Hồng- nhân vật chính trong đoạn trích Trong lòng mẹ sống trong một cảnh ngộ đau khổ, trớ trêu và thật đáng thơng.– Hồng lớn lên trong một gia đình sa sút. Ngời cha sống u uất, trầm lặng rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Ngời mẹ có trái tim khao khát yêu thơng đành chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chồng chết, ngời phụ nữ đáng thơng ấy vì quá cùng túng đã phải bỏ con đi kiếm ăn phơng xa.– Chú bé Hồng đã mồ côi cha lại vắng mẹ sống thui thủi, cô đơn giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của những ngời họ hàng giàu có, trở thành đứa bé đói rách, lêu lổng.– Tuy xa mẹ nhng cậu luôn nhớ mẹ, yêu mẹ, khao khát ngày gặp lại mẹ. Tình yêu mẹ vô bờ bến đã khiến Hồng trở nên cứng cỏi hơn, bản lĩnh hơn, già dặn hơn trớc những lời dèm pha và thái độ cay nghiệt của bà cô để bảo vệ đến cùng hình ảnh đẹp đẽ của ngời mẹ trong lòng chú bé.4. Hình thức tự truyện (dới dạng hồi kí) ở văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thế giới nội tâm nhân vật?– Trong lòng mẹ là chơng IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu một tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng. – Thể loại hồi kí tự truyện, trong đó nhân vật chính tự kể chuyện và trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ đã giúp cho nhà văn Nguyên Hồng diễn tả một cách sâu sắc hoàn cảnh đáng thơng, nỗi đau tinh thần và tình yêu mẹ mãnh liệt của một cậu bé mồ côi bất hạnh. Diễn biến tâm trạng, đặc biệt đời sống nội tâm vô cùng phong phú của Hồng đợc kể lại một cách chân thực, sống động nhất.– Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất chứ không phải ngôi kể thứ ba khiến câu chuyện kể của nhân vật tôi có sức thuyết phục hơn, hấp dẫn hơn với ngời đọc.1Ôn tập Ngữ Văn 85. Phân tích diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng qua 2 thời điểm: cuộc trò chuyện với bà cô và giây phút đợc gặp lại mẹ để qua đó hiểu đợc thế giới nội tâm vô cùng phong phú của chú bé.– Tình yêu thơng của Hồng với mẹ là lẽ tự nhiên, dù còn rất ít tuổi nhng em đã thấu hiểu, cảm thông cho hoàn cảnh bất hạnh của mẹ. Em không giận hờn mà luôn yêu quí, mong mỏi, nhớ thơng ngời
Tóm Tắt Văn Bản Trong Lòng Mẹ
Bài tập làm văn tóm tắt văn bản trong lòng mẹ ngữ văn lớp 8 của tác giả Nguyên Hồng ngắn gọn ( khoảng 10 dòng ) bao gồm các văn bản tóm tắt chọn lọc. Hy vọng tài liệu tóm tắt văn bản trong lòng mẹ này sẽ giúp các bạn học sinh nắm được nội dung cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo.
Tóm tắt văn bản trong lòng mẹ
Tóm tắt văn bản trong lòng mẹ – bài 1
Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Nên Hồng phải chịu sự giả dối của họ hàng nhất là bà cô cuả chú
Một hôm cô của chú mở lời kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú không đáp lại. Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm một đòn tâm lý nữa là ngân dài chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
Gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thấy thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là không phải là mợ mình. Khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lời nói của bà cô.
Tóm tắt văn bản trong lòng mẹ – bài 2
Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng (rách rưới, nghèo khổ đi bán hàng, thấy người quen ko dám chào). Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu hơn là ghét mẹ trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.
Tóm tắt văn bản trong lòng mẹ – bài 3
Chú bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu: Người bố nghiện ngập, người mẹ trẻ trung luôn khao khát tình yêu thương song đành chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Cuối cùng người bố chết, người mẹ bỏ lại hai anh em Hồng để đi “tha hương cầu thực” trong sự ghẻ lạnh của họ hàng. Còn bà cô bên nội thì luôn gieo rắc vào đầu chú bé những rấp tâm tanh bẩn để chú cũng hoài nghi và ghét bỏ người mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn hiểu, thông cảm cho mẹ, lại còn càng ghét những cổ tục đã đày đọa mẹ. Chiều hôm ấy khi vừa tan học, thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ, chú liền gọi theo với giọng bối rối. Khi người mẹ quay đầu lại, Hồng liền sà vào lòng mẹ rồi hai mẹ con cùng sụt sùi hỏi thăm nhau. Khi ở trong lòng mẹ, chú chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô nữa.
Tóm tắt văn bản trong lòng mẹ – bài 4
Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: Bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.
Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào.
Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.
Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.
Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.
Tóm tắt văn bản trong lòng mẹ – bài 5
Sau khi bố mất, mẹ bé Hồng bỏ đi tha hương cầu thực, để bé sống trong sự lạnh lùng, cay nghiệt của họ hàng. Một hôm, người cô hỏi bé Hồng có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không, bé toan trả lời có nhưng chợt nghĩ đến giọng nói rất kịch và nụ cười xảo trá nên đành im lặng. Chú bé Hồng biết rằng khi nhắc đến mẹ mình, bà cô chỉ muốn gieo rắc vào đầu chú những hoài nghi để “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ. Khi đứa bé khốn khổ sắp khóc, bà cô còn vỗ vai tươi cười: “****** phát tài lắm, có như dạo trước đâu”. Những lời nói ấy không thể làm bé Hồng ghét mẹ, ngược lại chú càng hiểu và cảm thông cho mẹ hơn. Chú bé căm phẫn những cổ tục đọa dày mẹ và muốn “vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát mới thôi”. Đến ngày giỗ thầy, mẹ bé Hồng về đem nhiều quà bánh cho bé. Tan trường, khi thoáng thấy bóng một người ngồi trên xe kéo trong giống mẹ, chú bé đã chạy theo í ới gọi to. Người mẹ tươi cười ôm lấy con mình, cho chú ngồi vào lòng. Trên đường về nhà, trong hơi ấm của mẹ, chú chẳng mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô…
Theo chúng tôi
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Xác Định Ngôi Kể Thể Loại Văn Bản Trong Lòng Mẹ xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!