Xác Định Quan Hệ Pháp Luật Là Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Quan Hệ Pháp Luật Là Gì? Các Đặc Điểm Của Quan Hệ Pháp Luật?

Quan hệ pháp luật là gì? Phân tích khái niệm và các đặc điểm của quan hệ pháp luật. Cho ví dụ?

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên chủ thể tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý đuợc nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.

Ví dụ: Quan hệ giáo dục và đào tạo giữa sinh viên A và Trường Đại học Luật Hà Nội, quan hệ mua bán xe máy giữa ông A và bà B…

2 – Các đặc điểm của quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật có các đặc điểm sau:

a – Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí bởi vì nó được hình thành và được điều chỉnh theo ý chí của con người.

Tính ý chí của quan hệ pháp luật thể hiện ở những điểm sau:

– Trước tiên, quan hệ pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước thông qua việc xác định quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật, qua việc quy định điều kiện cho các chủ thể tham gia quan hệ và qua việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đó. Ví dụ: trong quan hệ giáo dục và đào tạo giữa sinh viên A và Trường Đại học Luật Hà Nội thì ý chí của Nhà nước được thế hiện qua việc cho phép Trường Đại học Luật được Tổ chức tuyến sinh, đào tạo và cấp bằng cho người học, quy định điều kiện cho thí sinh có thể tham gia vào quan hệ này, quy định quyền và nghĩa vụ cho cơ sở giáo dục đại học, người dạy, người học trong Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học…

– Thứ hai, quan hệ pháp luật thể hiện ý chí của các chủ thể cụ thể tham gia vào quan hệ đó. Chẳng hạn, quan hệ pháp luật giáo dục và đào tạo nói trên vừa thể hiện ý chí của Trường Đại học Luật Hà Nội, vừa thể hiện ý chí của sinh viên A.

Tuy nhiên, ý chí của các chủ thể khác luôn phải phù hợp, không được trái với ý chí của nhà nước. Vì thế, có những quan hệ pháp luật hình thành vừa do ý chí của nhà nước, vừa do ý chí của các chủ thể khác (ví dụ quan hệ giữa người mua và người bán), song có những quan hệ pháp luật hình thành chỉ do ý chí của nhà nước (Ví dụ: quan hệ về xử lý vi phạm pháp luật giữa nhà nước với người vi phạm pháp luật).

b – Các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện

Khi tham gia vào bất cứ quan hệ xã hội nào, các bên chủ thể đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Riêng trong quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể được quy định trong pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tổ chức thực hiện, động viên, khen thưởng và cưỡng chế nhà nước.

Do vậy, các quyền và nghĩa vụ đó được gọi là quyền và nghĩa vụ pháp lý, tức là các quyền và nghĩa vụ được nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.

Ví dụ: trong quan hệ giáo dục và đào tạo đại học, sau đại học giữa người học và cơ sở đào tạo ở Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ của người học, người dạy và của cơ sở giáo dục được Nhà nước quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, các nghị định của Chính phủ, các thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo… Các quy định đó đều được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước.

Quan Hệ Pháp Luật Tài Chính Là Gì? Phân Loại Quan Hệ Pháp Luật Tài Chính

Khái niệm

Quan hệ pháp luật tài chính trong tiếng Anh là Financial legal relation.

Quan hệ pháp luật tài chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động tài chính của các chủ thể được các qui phạm pháp luật tài chính điều chỉnh, trong đó các bên tham gia có những quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Các yếu tố của quan hệ pháp luật tài chính

Chủ thể

Chủ thể của quan hệ pháp luật tài chính là những người tham gia vào các quan hệ tài chính được nhà nước công nhận có năng lực chủ thể. Trong kinh tế thị trường, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tài chính không chỉ là nhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước) mà còn bao gồm rất nhiều các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Khách thể

Khách thể của quan hệ pháp luật tài chính chủ yếu là tiền và các giấy tờ, chứng từ có giá có thể chuyển đổi thành tiền, bên cạnh đó, khách thể của quan hệ pháp luật tài chính còn bao gồm cả những lợi ích phi vật chất khác.

Nội dung

Nội dung của quan hệ pháp luật tài chính là quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể, được qui định bằng các qui phạm pháp luật hoặc được pháp luật thừa nhận và được nhà nước bảo đảm thực hiện

Các quan hệ tài chính công khi được pháp luật điều chỉnh, hầu hết quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tài chính công được qui định trước trong các qui phạm pháp luật, chúng không phải là sự thỏa thuận ý chí giữa các chủ thể tham gia.

Khi tham gia vào một quan hệ pháp luật tài chính cụ thể, các chủ thể được hưởng các quyền hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí mà không được tự ý xác lập hoặc thay đổi trái với pháp luật. Các quan hệ pháp luật tài chính công chỉ có thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở pháp luật.

Các quan hệ tài chính tư được phát sinh giữa các chủ thể độc lập, không bị phụ thuộc, bình đẳng về địa vị, chỉ bị ràng buộc bởi yếu tố quyền lực nhà nước với tư cách nhà nước là tổ chức quyền lực công, quản lí hoạt động tài chính của các chủ thể.

Do vậy, khi tham gia các quan hệ pháp luật tài chính tư, các chủ thể có thể thỏa thuận nhằm xác lập quan hệ, xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ do pháp luật qui định.

Phân loại quan hệ pháp luật tài chính

– Căn cứ vào tính chất của quan hệ tài chính, quan hệ pháp luật tài chính bao gồm:

+ Quan hệ pháp luật tài chính công

+ Quan hệ pháp luật tài chính tư.

– Căn cứ vào nội dung của quan hệ tài chính, quan hệ pháp luật tài chính bao gồm:

+ Quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước

+ Quan hệ pháp luật bảo hiểm

+ Quan hệ pháp luật tín dụng nhà nước

+ Quan hệ pháp luật tín dụng ngân hàng

+ Quan hệ pháp luật tài chính các cơ quan nhà nước

+ Quan hệ pháp luật tài chính các đơn vị sự nghiệp

+ Quan hệ pháp luật tài chính doanh nghiệp

+ Quan hệ pháp luật chứng khoán

– Căn cứ vào yếu tố nước ngoài trong quan hệ pháp luật tài chính, quan hệ pháp luật tài chính bao gồm quan hệ pháp luật tài chính không có yếu tố nước ngoài và quan hệ pháp luật tài chính có yếu tố nước ngoài.

Quan Hệ Pháp Luật Thuế (Tax Law Relations) Là Gì?

Quan hệ pháp luật thuế – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Tax Law Relations.

Các quan hệ xã hội xuất hiện do những yêu cầu liên hệ vật chất giữa nhà nước với dân chúng và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, song quyết định nhất vẫn là yếu tố nhà nước.

Để phục vụ lợi ích của mình và tạo ra trật tự chung cho xã hội, nhà nước dùng qui phạm pháp luật như một qui tắc xử sự chung nhằm tập trung nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước. Quan hệ thu, nộp thuế thực hiện trên cơ sở các qui phạm pháp luật đã trở thành quan hệ pháp luật thuế. (Theo Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, NXB Công an Nhân dân).

Đặc điểm của quan hệ pháp luật thuế

Thứ nhất, quan hệ pháp luật thuế mang nặng tính quyền uy. Hệ quả của quan hệ pháp luật thuế là sự chuyển giao một khối lượng tài sản (có thể dưới hình thức giá trị hoặc dưới hình thức hiện vật, tuỳ thuộc vào từng thời kì) từ người nộp thuế cho nhà nước, vì vậy việc nộp thuế không phải là sự lựa chọn của đối tượng nộp thuế mà do yêu cầu của nhà nước.

Quyền và nghĩa vụ pháp lí trong quan hệ pháp luật thuế được đảm bảo thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Thứ hai, quan hệ pháp luật thuế thường qui định cụ thể những quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên tham gia quan hệ. Tuy vậy, cho dù cụ thể đến đâu, các qui định này vẫn chỉ là “qui tắc xử sự” mà không thể qui định tất cả hoặc dự liệu được tất cả điều kiện mà quan hệ pháp luật thuế sẽ diễn ra.

Vì vậy, các xử sự thực tế sẽ làm rõ ràng hơn, chi tiết hơn các qui định pháp luật nhưng không được làm trái pháp luật thuế cụ thể.

Thứ ba, một bên tham gia quan hệ pháp luật thuế bao giờ cũng là cơ quan quản lí thuế.

Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế

Bất kì quan hệ pháp luật thuế nào, cơ cấu chủ thể cũng được xác định. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế là các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do nhà nước qui định cho từng loại thuế.

Về nguyên tắc, các đối tượng này đều phải đảm bảo năng lực chủ thể pháp luật. Trong quan hệ pháp luật thuế, có hai loại chủ thể cơ bản là các cơ quan quản lí, thu thuế và đối tượng nộp thuế.

Các cơ quan quản lí và thu thuế

Pháp luật Việt Nam qui định các cơ quan trong hệ thống cơ quan tài chính nhà nước có trách nhiệm thực hiện hoạt động quản lí và thu thuế trên lãnh thổ Việt Nam. Các cơ quan này có quan hệ hữu cơ với nhau trên cơ sở chức năng nhiệm, vụ và quan hệ công tác trong từng thời kì.

– Cơ quan thuế có nhiệm vụ thu các khoản thuế phát sinh trên cơ sở các hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong nước.

– Cơ quan hải quan có nhiệm vụ quản lí và thu các loại thuế gắn với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế là tất cả các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện phải nộp một loại thuế nhất định. Các văn bản pháp luật thuế cụ thể qui định rõ đối tượng này. (Theo Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, NXB Công an Nhân dân).

Khai Hoan Chu

Bài Tập Xác Định Cấu Trúc Quy Phạm Pháp Luật, Quan Hệ Pháp Luật

130789

Dạng bài tập phân tích cấu trúc quy phạm pháp luật

Dạng xác định thành phần của pháp luật

Bài tập phân tích cấu trúc quy phạm pháp luật

phải đi xác định rõ các thành phần giả định, quy định, chế tài trong một quy phạm pháp luật cụ thể.

Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến pháp 2013).

– Giả định: “Lực lượng vũ trang nhân dân” Phần giả định trong trường hợp này nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là lực lượng vũ trang nhân dân.

– Quy định: “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. Phần quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định.

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015).

– Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép” Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn cảnh chịu sự điều chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa.

– Quy định: “quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”. Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định.

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015).

– Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

– Quy định: không được nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng quy định ngầm. Theo đó, quy định trong trường hợp này là không được xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Bài tập xác định giả định, quy định, chế tài

1. ” Văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra” (Điều 10, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.

+ Giả định: “văn bản quy phạm pháp luật”.

+ Quy định: “phải được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra”.

2. ” Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới” (Điều 26 Hiến pháp 1992, sửa đổi 2013).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.

+ Giả định: “Công dân nam, nữ”; “Nhà nước”.

+ Quy định: “bình đẳng về mọi mặt”; “có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới”.

3. “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm soát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định” (Điều 20, Hiến pháp 1992, sửa đổi 2013).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài.

– Giả định: “Không ai”; “Việc bắt, giam, giữ người”.

+ Quy định: “nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm soát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang “; “do luật định”.

+ Chế tài: “bị bắt”.

4. “Việc cầm cố bị hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý”. (Điều 304 Bộ luật Dân sự).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.

+ Giả định: “Việc cầm cố”.

+ Quy định: “hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý”.

5. “Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hộ tịch”. (Điều 65 Bộ luật Dân sự).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.

+ Giả định: “Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch”.

+ Quy định: “phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hộ tịch”.

6. “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm” (Điều 102 Bộ luật Hình sự 1992).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.

+ Giả định: “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng “

+ Chế tài: “thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.

7. “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có hành vi đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư” (Khoản 1, điều 23 nghị định 53/2007/NĐ-CP).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.

+ Giả định: “đối với nhà đầu tư có hành vi đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư”.

+ Chế tài: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000”.

8. “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ” (Điều 9, Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 34/2010/NĐ-CP về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.

+ Giả định: “đối với người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ”.

+ Chế tài: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng”.

9. “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” (Điều 194, Bộ luật Hình sự).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.

+ Giả định: “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy “.

+ Chế tài: “thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

10. “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” (Điều 111, Bộ luật Hình sự).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.

+ Giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ”.

+ Chế tài: “thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

11. “Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao, sau khi đã thanh toán chi phí quản lý” (Điều 90, Bộ luật Dân sự 2005).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.

+ Giả định: “Người bị tuyên bố mất tích trở về”; “sau khi đã thanh toán chi phí quản lý”.

+ Quy định: “được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao”.

Bài tập phân tích thành phần của quan hệ pháp luật (xác định chủ thể, nội dung, khách thể trong quan hệ pháp luật)

Ví dụ về quan hệ pháp luật

Bà B:

Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh doanh. Bà B hẹn tháng 2/1010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T.

Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật;

Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.

Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật;

Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.

Chị T:

Quyền: được nhận số tiền vay để sử dụng;

Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi.

Quyền: nhận lại khoản tiền;

Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho bà B; theo thỏa thuận. gốc và lãi sau thời hạn vay.

– Khách thể: khoản tiền vay và lãi.