Xây Dựng Đoạn Văn Trong Văn Bản Lão Hạc / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Xây Dựng Đoạn Văn Trong Văn Bản

Xây dựng đoạn văn trong văn bản

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng ngắt xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

3. Trong đoạn văn, các câu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung. Mối quan hệ ấy có thể là bổ sung cho nhau hoặc là bình đẳng với nhau.

4. Có ba cách triển khai nội dung đoạn văn thường gặp: diễn dịch, quy nạp, song hành.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Thế nào là đoạn văn?

a) Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” gồm hai ý chính. Mỗi ý được triển khai trong một đoạn.

– Đoạn 1: Giới thiệu khái quát về nhà văn Ngô Tất Tố.

– Đoạn 2: Giá trị cơ bản của tác phẩm Tắt đèn.

b) Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn: Chữ đầu đoạn văn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng.

c) Các đặc điểm cơ bản của đoạn văn:

– Đặc điểm nội dung: mỗi đoạn văn triển khai một ý tương đối trọn vẹn.

– Đặc điểm hình thức:

+ Thường thì đoạn văn gồm từ hai câu trở lên. Cũng có khi đoạn văn chỉ gồm một câu.

+ Đầu đoạn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng.

Từ những đặc điểm về nội dung và hình thức trên, ta có thể xác định: đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu bằng chữ đầu tiên viết hoa lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

2. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

– Câu then chốt của đoạn thứ hai: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

Câu này là câu then chốt của cả đoạn vì nó khái quát nội dung cúa cả đoạn: chủ ngữ nêu đối tượng ( Tắt đèn), vị ngữ nêu hướng triển khai nội dung của đối tượng ( là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố).

Nội dung của đoạn văn này được trình bày theo trình tự từ cụ thể đến khái quát, từ riêng đến chung.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Văn bản Ai nhầm có hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung trong các đoạn văn:

– Đoạn diễn dịch:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tình thần yêu nước của dân ta. Chỉ riêng lịch sử thế kỉ XX, với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cũng đã chứng tỏ điều này.

– Đoạn quy nạp:

Với chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỉ XX thực sự là những trang sử vàng. Hai cuộc kháng chiến vĩ dại đến thần thánh ấy là những minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Mai Thu

Giải Vbt Ngữ Văn 8 Xây Dựng Đoạn Văn Trong Văn Bản

Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Câu 1 (Bài tập 1 trang 36 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a. Văn bản có thể chia làm 2 ý

b. Mỗi ý được diễn đạt bằng 1 đoạn văn.

Câu 2 (Bài tập 2 trang 36 – 37 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a. Đoạn văn trình bày theo kiểu diễn dịch

b. Đoạn văn trình bày theo kiểu song hành

c. Đoạn văn trình bày theo kiểu song hành

Câu 3 (Bài tập 3 trang 37 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

– Đoạn văn diễn dịch:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân. Trong cuộc chiến chống giặc phương Bắc, những trận đánh hào hùng của hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lí Thường Kiệt,… đã để lại tiếng vang lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đến thời thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ cha ông ta đã đổ bao mồ hôi, sương máu để giữ gìn nền độc lập cho non sông. Chúng ta ngày hôm nay luôn luôn tự hào và biết ơn với những trang sử vẻ vang ấy.

– Đoạn văn quy nạp:

Chúng ta đã từng biết đến rất nhiều những trận chiến hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc: Trong cuộc chiến chống giặc phương Bắc, những trận đánh hào hùng của hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lí Thường Kiệt,… đã để lại tiếng vang lớn trong lịch sử nước nhà. Đến thời thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ cha ông ta đã đổ bao mồ hôi, sương máu để giữ gìn nền độc lập cho non sông. Qua đó đã cho thấy, lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân.

– Cách trình bày nội dung: Diễn dịch

Câu 5 (Bài tập 4 trang 37 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

– Chọn ý: Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công” trong cuộc sống

– Đoạn văn:

Câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công” đem đến cho ta nhiềù bài học quý giá trong cuộc sống. Khi vấp ngã khó khăn cũng không chùn bước mà phải biết mạnh mẽ vượt qua xem đó là những bài học đường đời để đi đến thành công. Mỗi người phải biết nhìn nhận thất bại để làm động lực để tiếp tục học hỏi, tìm tỏi, nỗ lực vươn lên. Đặc biệt, con đường học tập mà chúng ta đang đi có vô vàn chông gai, thử thách khó tránh khỏi thất bại nhưng nếu như ai biết nỗ lực vượt qua thì nhất định sẽ đến được bến bờ thành công.

– Cách trình bày ý trong đoạn văn trên: Diễn dịch

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Xây Dựng Đoạn Văn Trong Văn Bản (Siêu Ngắn)

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản

I.Thế nào là đoạn văn?

Đọc văn bản “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn” và trả lời câu hỏi.

Câu 1: (trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Văn bản trên gồm 2 ý. Mỗi ý được viết thành một đoạn văn

– Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố

– Khái quát giá trị tác phẩm Tắt đèn.

Câu 2: (trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn:

– Chữ đầu tiên của đoạn viết hoa và lùi đầu dòng.

– Mỗi đoạn thường nhiều câu văn.

– Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm.

Câu 3: (trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

– Đặc điểm cơ bản của đoạn văn:

+ Đặc điểm hình thức: (câu 2)

+ Đặc điểm nội dung: Mỗi đoạn văn thường diễn đạt một ý trọn vẹn

– Đoạn văn là: Đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

a. Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn: “Ngô Tất Tố”, “Ông”, “nhà văn”, “tác phẩm chính của ông”

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn

a. Phân tích và so sánh cách trình bày ý của 2 đoạn văn trên:

– Về hình thức: Giống nhau

– Về cách triển khai nội dung:

– Về cách diễn đạt:

+ Đoạn 1: Phương pháp song hành

+ Đoạn 2: Phương pháp diễn dịch.

b. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

– Đoạn văn trên được trình bày theo lối quy nạp.

Luyện tập

Câu 1: (trang 36 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Văn bản trên có thể chia làm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

+ Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh

+ Gia chủ trách thầy đồ viết nhầm, thầy cãi liều “chết nhầm”

Câu 2: (trang 36 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Phân tích cách trình bày nội dung:

Câu 3: (trang 37 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

– Diễn dịch:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Đất nước ta trải qua nhiều cuộc xâm lăng của nhiều kẻ thù hùng mạnh trên thế giới. Nhưng tự hào thay, bằng lòng yêu nước nhân dân ta đã chiến đấu và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. Lịch sử vẻ vang ghi danh những chiến công Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi… và của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chúng ta phải đời đời nhớ ơn nguồn cội và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Quy nạp:

Đất nước ta trải qua nhiều cuộc xâm lăng của nhiều kẻ thù hùng mạnh trên thế giới. Nhưng tự hào thay, bằng lòng yêu nước nhân dân ta đã chiến đấu và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. Lịch sử vẻ vang ghi danh những chiến công của Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi… và của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trang sử hào hùng mà cha ông ta đã viết nên đã minh chứng cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Câu 4: (trang 37 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

c. Bài học vận dụng vào cuộc sống của câu thành ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

Trong cuộc sống, chúng ta phải luôn cố gắng và không bao giờ được nản lòng, bởi “thất bại là mẹ thành công”. Trong bất kì một lĩnh vực nào dù là học tập, công việc, tình cảm,…ai cũng mong muốn mọi thứ suôn sẻ, viên mãn. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng. Trên con đường của mình, chúng ta ắt sẽ đôi ba lần thất bại. Nhưng chính sự thất bại ấy sẽ cho ta kinh nghiệm, bài học để bản thân không sai lầm nữa. Quá trình trải nghiệm ấy sẽ là bước đệm để vươn tới một thành công ngọt ngào và bền vững.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.

Tóm Tắt Văn Bản Lão Hạc

Bài tập làm văn tóm tắt văn bản Lão Hạc của Nam Cao lớp 8 ngắn gọn ( khoảng 10 dòng ) bao gồm các văn bản tóm tắt chọn lọc. Hy vọng tài liệu tóm tắt văn bản Lão Hạc này sẽ giúp các bạn học sinh nắm được nội dung cơ bản của truyện ngắn Lão Hạc. Mời các bạn cùng tham khảo.

Tóm tắt văn bản Lão Hạc

Tóm tắt văn bản Lão Hạc – bài 1

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó. Vì không đủ tiền cưới vợ con trai lão phẫn chí đi đồn điền cao su. Muốn để lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con Vàng. Lão mang tiền dành dụm gửi ông giáo, nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày thêm khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp. Một hôm lão xin Binh Tư một ít bả chó. Ông giáo rất buồn khi nghe binh tư kể chuyện ấy. Nhưng đột ngột lão chết, cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu điều đó

Tóm tắt văn bản Lão Hạc – bài 2

Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: vợ lão mất sớm, lão phải 1 mình gà trống nuôi con trong căn nhà nghèo.Lão rất yêu thương con, mong con trai có c/s hạnh phục,không khổ sở như mình,nhưng lão không biết làm cách nào và đành để con trai đi trong khổ đau vì cnos phẫn chí bỏ đi phu khi không cưới được vợ.Lão Hạc chỉ còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại-kỷ niểm của con trai lão trước khi ra đi, lão cưng chiều nó như con, gọi “cậu Vàng”. Nhưng cuộc sống khốn khó, đã đẩy lão vào con đường cùng,lão bán chó để làm ma cho mình và quyết không bán mảnh vườn mà dành mảnh vườn cho con để mai này nó về có chỗ sống,có chỗ làm ăn,sinh sống trong khi lão vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được khi bán “cậu vang” gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người(ông Giáo,bà con hàng xóm), lão từ chối hết thảy những sự giúp đỡ của ông giáo.Lão kết liễu đời mình bằng cách ăn bả cho để lão vẫn giữu được nhân cách cao đẹp của lão …

Tóm tắt văn bản Lão Hạc – bài 3

Lão Hạc là một nông dân nghèo, sống cô độc. Con trai vì không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su, chỉ để lại cho lão một con chó làm bạn. Sau một lần ốm nặng, lão yếu đi ghê lắm, không đủ sức để đi làm thuê nữa. Cùng đường lão phải quyết định bán con chó vàng mà lão hết lòng yêu thương. Rồi lão mang tiền dành dụm được và cả mảnh vườn của mình đem sang gửi cho ông Giáo. Ít lâu sau lão sang nhà Binh Tư xin bả chó. Khi nghe Binh Tư kể về chuyện lão Hạc sang xin bả chó, ông Giáo đã rất thất vọng. Nhưng ngay sau đó, khi nhìn thấy lão Hạc chết một cách đau đớn và dữ dội thì ông giáo đã hiểu ra mọi chuyện. Còn về cái chết của lão Hạc chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu rõ.

Tóm tắt văn bản Lão Hạc – bài 4

Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó “lão chế tạo được món gì, ăn món nấy”. Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết – một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tử tự.

Tóm tắt văn bản Lão Hạc – bài 5

Lão Hạc là một nông dân nghèo có một đứa con,một mảnh vườn và một con chó. Con trai lão vì phấn trí nên bỏ lên đồn điền cả sử lão chỉ còn cậu vàng bầu bạn.Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con nên lão đành bán cậu vàng đi trong đau đớn. Tất cả tiền dành dụm và tiền bán cho lão đều gửi ông giáo.Cuộc sống ngày một khó khăn lão kiếm được gì ăn nấy. một hôm lão xin binh tư ít bả chó nói là bẫy con chó hay đến vườn và rủ binh tu uống rượu.Ông giáo rất buồn khi nghe binh tư kể lại chuyện đó.Đột nhiên lão hạc chết cái chết thật dữ dội cả làng không hiểu tại sao chỉ có binh tư và ông giáo hiểu.

Theo chúng tôi