Xây Dựng Văn Bản Là Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Luật Xây Dựng Là Gì?

Luật xây dựng là gì?

Luật xây dựng quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, các nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Những điểm mới trong Luật xây dựng sửa đổi

Luật xây dựng thay đổi để khắc phục những hạn chế tồn tại và để phù hợp hơn so với Luật hiện hành.

Đặc biệt, 6 nội dung ” cốt lõi” của Luật xây dựng sửa đổi, đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố chống lãng phí đầu tư vốn ngan sách sẽ được siết chặt.

, đa số các Thứ nhấtdự án sử dụng vốn nhà nước đều lựa chọn áp dụng mô hình tổ chức ban quản lý dự án để trực tiếp quản lý từng dự án đầu tư xây dựng đơn lẻ. Cách làm này dẫn đến gia tăng về số lượng ban quản lý dự án, nhưng hạn chế về năng lực.

Để khắc phục, Luật đã bổ sung quy định hình thức ban quản lý chuyên nghiệp, ban quản lý khu vực đối với các công trình đầu tư công.

Không chỉ áp dụng với các dự án vốn ngân sách, những dự án chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cũng phải vận hành theo cơ chế này.

Thứ hai, Luật tập trung vào vấn đề đổi mới kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư.

Trong đó, yêu cầu cơ quan chuyên môn về xây dựng phải tăng cường kiểm soát quá trình xây dựng trong tất cả các khâu nhằm chống thất thoát lãng phí, nâng cao chất lượng công trình xây dựng.

Để khắc phục tình trạng thiếu trách nhiệm trong việc quản lý dự án, Luật xây dựng sửa đổi đã đưa ra 5 hình thức quản lý dự án.

Nét đổi mới chính là yêu cầu phải thành lập các ban quản lý chuyên nghiệp, trong đó có Ban quản lý khu vực, Ban quản lý chuyên ngành thay vì trước đây các ban quản lý được thành lập chủ yếu theo công trình xây dựng.

Với điểm mới này, sẽ giúp giảm bớt đi nhiều số lượng các ban quản lý dự án, tiết kiệm kinh phí, khắc phục tình trạng kéo dài dự án, đội giá, chất lượng kém, thất thoát.

Thứ ba, phạm vi điều chỉnh của Luật xây dựng các hoạt động đầu tư xây dựng từ khâu quy hoạch xây dựng, lập báo cáo nghiên cứu tiến khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cho đến khảo sát, thiết kế thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao bảo hành, bảo trì các công trình xây dựng. Sự điều chỉnh này áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn.

Đây chính là điểm cốt lõi của Luật xây dựng sửa đổi nhằm quản lý chặt chẽ đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, khắc phục lãng phí thất thoát, nâng cao chất lượng công trình.

Thứ 4, đổi mới cơ chế quản lý chi phí nhằm quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng nguồn vốn nhà nước, bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ từ các chủ thể tham gia qua hợp đồng xây dựng.

Thứ năm, thống nhất quản lý nhà nước về trật tự xây dựng thông qua việc cấp giấy phép xây dựng, bảo đảm công khai, minh bạch về quy trình, thủ tục cấp giấy phép xây dựng.

Điểm mới chính là quy định trường hợp được miễn giấy phép xây dựng cho nhiều trường hợp, cụ thể: công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2.

Thứ sáu, Luật xây dựng sửa đổi xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tưu xây dựng, phân công, phân cấp hợp lý giữa các bộ, ngành, địa phương.

Những quy định mới sẽ xoay quanh nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

Tất cả những điều ở trên là những điều Luật xây dựng được sửa đổi mới để phù hợp với hiện tại, giúp giảm đi nhiều số lượng các ban quản lý dự án, tiết kiệm kinh phí, khắc phục tình trạng dự án kéo dài, chất lượng kém, thất thoát.

Xây Dựng Pháp Luật Là Gì? Phân Tích Khái Niệm Xây Dựng Pháp Luật?

Xây dựng pháp luật là gì? Phân tích khái niệm xây dựng pháp luật?

1 – Theo nghĩa rộng – Xây dựng pháp luật là hoạt động của tất cả tổ chức và cá nhân (các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền, các Tổ chức xã hội và các cá nhân trong xã hội) tham gia vào quá trình tạo lập pháp luật

Quá trình tạo lập pháp luật rất phức tạp, bao gồm rất nhiều hoạt động kế tiếp nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều tổ chức và cá nhân có vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn khác nhau cùng tiến hành, nhằm chuyến hoá ý chí nhà nước thành những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc nhất định và được thể hiện dưới những hình thức pháp lý nhất định, đặc biệt là hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

2 – Theo nghĩa hẹp – Xây dựng pháp luật là quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định nhằm ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước

Theo nghĩa này, xây dựng pháp luật có đặc điểm sau:

– Xây dựng pháp luật là hoạt động được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền ban hành pháp luật theo quy định của pháp luật. Pháp luật của các nước thường qưy định cụ thể các chủ thể có thẩm quyền sáng tạo ra pháp luật.

– Hoạt động xây dựng pháp luật được tiến hành theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Do đó, xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức rất chặt chẽ, được diễn ra theo quy trình nhất định với những bước cơ bản sau:

Thứ nhất, làm sáng tỏ những nhu cầu về sự cần thiết phải xây dựng hoặc sửa đổi pháp luật, loại văn bản cần xây dựng (luật, pháp lệnh, nghị định hay án lệ…), xác định đối tượng áp dụng, phạm vi áp dụng và phương pháp điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ xã hội đó;

Thứ hai, công nghệ sáng tạo ra quy phạm pháp luật: Xác định những nội dung cơ bản, nội dung của từng chương, mục, điều, khoản, điểm cụ thể của văn bản.

Nhìn chung, các nhà nước thường có những quy định rất chặt chẽ về thẩm quyền, tên gọi, nội dung, nguyên tắc và trình tự, thủ tục ban hành đối với mỗi loại hình thức (nguồn) pháp luật nhất định trong Hiến pháp hoặc luật hoặc văn bản dưới luật…

– Kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật là làm hình thành nên các quy định pháp luật mới để bổ sung vào hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành hoặc sửa đổi, loại bỏ những quy định pháp luật đã lỗi thời, không còn phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hiện tại, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Do vậy, xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo, là một quá trình sáng tạo ra các quy định pháp luật.

Việc tạo ra các quy phạm pháp luật có thể tiến hành thông qua hoạt động xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thông qua việc thừa nhận các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán… hoặc qua việc đưa ra các án lệ được thừa nhận.

Xây Dựng Đoạn Văn Trong Văn Bản

Xây dựng đoạn văn trong văn bản

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng ngắt xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

3. Trong đoạn văn, các câu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung. Mối quan hệ ấy có thể là bổ sung cho nhau hoặc là bình đẳng với nhau.

4. Có ba cách triển khai nội dung đoạn văn thường gặp: diễn dịch, quy nạp, song hành.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Thế nào là đoạn văn?

a) Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” gồm hai ý chính. Mỗi ý được triển khai trong một đoạn.

– Đoạn 1: Giới thiệu khái quát về nhà văn Ngô Tất Tố.

– Đoạn 2: Giá trị cơ bản của tác phẩm Tắt đèn.

b) Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn: Chữ đầu đoạn văn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng.

c) Các đặc điểm cơ bản của đoạn văn:

– Đặc điểm nội dung: mỗi đoạn văn triển khai một ý tương đối trọn vẹn.

– Đặc điểm hình thức:

+ Thường thì đoạn văn gồm từ hai câu trở lên. Cũng có khi đoạn văn chỉ gồm một câu.

+ Đầu đoạn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng.

Từ những đặc điểm về nội dung và hình thức trên, ta có thể xác định: đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu bằng chữ đầu tiên viết hoa lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

2. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

– Câu then chốt của đoạn thứ hai: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

Câu này là câu then chốt của cả đoạn vì nó khái quát nội dung cúa cả đoạn: chủ ngữ nêu đối tượng ( Tắt đèn), vị ngữ nêu hướng triển khai nội dung của đối tượng ( là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố).

Nội dung của đoạn văn này được trình bày theo trình tự từ cụ thể đến khái quát, từ riêng đến chung.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Văn bản Ai nhầm có hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung trong các đoạn văn:

– Đoạn diễn dịch:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tình thần yêu nước của dân ta. Chỉ riêng lịch sử thế kỉ XX, với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cũng đã chứng tỏ điều này.

– Đoạn quy nạp:

Với chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỉ XX thực sự là những trang sử vàng. Hai cuộc kháng chiến vĩ dại đến thần thánh ấy là những minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Mai Thu

Mẫu Văn Bản Liên Quan Tới Xây Dựng

Báo cáo quyết toán công trình

Bien ban kiem tra CTXD hoan thanh

Bien ban kiem tra đinh vi mong va cac cong trinh ngam.

Biên bản nghiệm thu.

Cấp giấy phéep XD.

Đơn đề nghị cấp phó bản GPXD.

Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung ( của đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng ).

Don de nghi gia han GPXD.

Don de nghi thay doi noi dung GPXD.

Don xin cap giay phep xay dung(cong trinh thuoc so huu tu nhan).

Don xin cap GPXD (cong trinh thuoc so huu toan dan do Nha nuoc quan ly hoac thuoc cac hinh thuc so huu khac).

Don xin de nghi cap GPXD.

Giay bao đe nghi kiem tra cong trinh xay dung hoan thanh.

Giấy đề nghị thanh toán.

Giấy phép xây dựng mẫu 4.

Giấy xác nhận điều chỉnh nội dung.

HD lien doanh.

HD Mo vat lieu.

HD Tu van giam sat.

HDKT giao nhan thau xay lap cong trinh.

HDNT ve tong thau xay dung cong trinh.

Hợp đồng dịch vụ tư vấn xây dựng 1.

Hop dong giao nhan thau thiet ke xay dung cong trinh.

Hop dong khao sat đia điem du kien xay dung cong trinh.

Hop dong lap luan chung kinh te – ky thuat cho cong trinh.

Hợp đồng sửa chữa nhà ở.

Hợp đồng thẩm tra dự toán, tổng dự toán.

Hợp đồng thầu phụ.

Mẫu Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu.

Mẫu biên bản vi phạm xây dựng.

Mau HD thiet ke xay dung cong trinh.

Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu xây lắp.

Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa.

Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp.

Mau Hop dong BOT.

Mẫu hợp đồng thầu phụ.

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình.

Mẫu hợp đồng thiết kế công trình.

Mẫu hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

Mẫu hợp đồng tư vấn quản lý dự án.

Mẫu thỏa thuận liên doanh đấu thầu xây lắp.

Mẫu văn bản quy định cho nhà đầu tư.