Xây Dựng Văn Bản Qppl / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Nâng Cao Chất Lượng Xây Dựng Văn Bản Qppl

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội vùng miền núi, dân tộc. Trên cơ sở đó, HĐND, UBND tỉnh đã cụ thể hóa bằng nhiều VBQPPL. Từ năm 2005 đến nay, HĐND, UBND các cấp đã ban hành 9.576 văn bản QPPL. Trong đó, cấp tỉnh ban hành 757 văn bản với 191 nghị quyết, 535 quyết định, 31 chỉ thị. Hệ thống văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành đã điều chỉnh một cách cơ bản các mối quan hệ xã hội, những vấn đề thực tế phát sinh, có tính khả thi. Đồng thời, có tính định hướng, dự báo đối với các quan hệ xã hội nảy sinh trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Cán bộ phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản QPPL – Sở Tư pháp thẩm định chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.

Với vai trò là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản QPPL, cơ quan tư pháp đã chủ động tham mưu giúp HĐND, UBND các cấp làm tốt công tác xây dựng, thẩm định văn bản, công tác kiểm tra và xử lý văn bản tại địa phương. Bên cạnh chủ trì tham mưu cho UBND các cấp ban hành văn bản thuộc lĩnh vực quản lý, công tác thẩm định văn bản QPPL luôn được cơ quan tư pháp chú trọng nâng cao chất lượng, xác định có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng văn bản QPPL.

100% văn bản QPPL đều được Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình HĐND, UBND tỉnh ban hành; thời hạn thẩm định được rút ngắn, trong đó trên 50% văn bản QPPL được thẩm định trước thời hạn. Nội dung thẩm định toàn diện, kiên quyết loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân; đối với các dự thảo văn bản QPPL không đạt yêu cầu Sở Tư pháp đã yêu cầu cơ quan soạn thảo thực hiện soạn thảo lại, tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo để gửi thẩm định lại trước khi trình UBND tỉnh. Đa số các ý kiến thẩm định được các cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý. Sở Tư pháp luôn nhận được sự tín nhiệm, đánh giá cao của lãnh đạo tỉnh thông qua việc chỉ ký ban hành văn bản khi đã có ý kiến thẩm định của Sở. Điều này phản ánh sự nỗ lực của cơ quan tư pháp trong việc phát huy vai trò “gác cổng” đáng tin cậy của HĐND và UBND các cấp.

Hoạt động rà soát, kiểm tra các văn bản cũng được chú trọng. Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện chấn chỉnh các sai sót, từng bước nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, ban hành văn bản QPPL. Sở Tư pháp, các phòng tư pháp đã thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền văn bản QPPL của HĐND và UBND các cấp, qua đó giúp cho hệ thống văn bản QPPL của tỉnh ngày càng hoàn thiện, đảm bảo tính khả thi, minh bạch. Từ năm 2005 đến nay, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp đã giúp UBND cùng cấp thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền 5.595 văn bản, qua kiểm tra đã phát hiện, đề nghị xử lý 1.410 văn bản đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.

Sau rà soát, UBND các cấp đã thực hiện việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp mình ban hành. Sở Tư pháp đã thực hiện đăng tải công khai kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành trên “Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Tuyên Quang” thuộc “Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật” theo quy định. Tất cả văn bản đều đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn và các văn bản hiện hành trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính khả thi cao. Qua đó tạo cơ sở, hành lang pháp lý quan trọng, góp phần quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Hướng Dẫn Trình Tự, Thủ Tục Xây Dựng, Soạn Thảo, Ban Hành Văn Bản Qppl Năm 2022

Ngày 9/3/2017, Sở Tư pháp ban hành công văn số 145/STP-XD&KTVBQPPL về hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, soạn thảo, ban hành văn bản QPPL năm 2017, cụ thể như sau:

a) Về trình tự, thủ tục cụ thể đối với Nghị quyết ban hành Chính sách, biện pháp riêng, đặc thù của tỉnh- quy trình phải đánh giá chính sách:

Sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao giúp UBND tỉnh xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết và lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, theo các yêu cầu sau đây:

– Về hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết theo yêu cầu tại Điều 114 Luật ban hành văn bản QPPL, cụ thể:

1. Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết (Được xây dựng theo yêu cầu tại Khoản 1, Điều 114 Luật ban hành văn bản QPPL và Mẫu Tờ trình số 02, Phụ lục V kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP).

4. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; bản chụp ý kiến góp ý.

5. Đề cương dự thảo nghị quyết.

– Về yêu cầu lấy ý kiến theo Điều 113 Luật ban hành văn bản QPPL: Trong đó lưu ý về lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, nêu những vấn đề cần xin ý, xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến, đăng tải toàn văn hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết trên cổng thông tin điện tử của tỉnh trong thời hạn ít nhất là 30 ngày, lưu ý các hình thức lấy ý kiến khác.

Thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết(Điều 115)

Sau khi lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến vào hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết, các Sở, ban, ngành gửi hồ sơ thẩm định đến Sở Tư pháp (Thành phần hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết gửi thẩm định theo yêu cầu tại Điều 114 Luật ban hành văn bản QPPL và được hướng dẫn nêu trên).

– Văn phòng UBND tỉnh tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, đề nghị cơ quan lập đề nghị hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề xuất đưa vào chương trình phiên họp gần nhất của UBND tỉnh (Điểm b, Khoản 2, Điều 17 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP).

+ Tài liệu quy định tại Điều 114 của Luật ban hành văn bản QPPL (06 loại tài liệu ở bước 1 nêu trên).

+ Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Sở Tư pháp;

+ Quyết định thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của UBND tỉnh.

– UBND tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết. Thường trực HĐND tỉnh xem xét chấp thuận đề nghị xây dựng nghị quyết (Điều 118 Luật ban hành văn bản QPPL).

– Sau khi lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến vào dự thảo nghị quyết, các Sở, ban, ngành gửi hồ sơ thẩm định đến Sở Tư pháp (Thành phần hồ sơ đề nghị thẩm định theo yêu cầu tại Khoản 2, Điều 121 Luật ban hành văn bản QPPL).

– Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến UBND tỉnh để chuyển đến các thành viên UBND chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày UBND tỉnh họp (Khoản 2, Điều 122 Luật ban hành văn bản QPPL). Hồ sơ dự thảo nghị quyết trình UBND tỉnh được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 122 Luật ban hành văn bản QPPL.

b) Trình tự, thủ tục cụ thể đối với Nghị quyết quy định cụ thể, chi tiết nội dung cấp trên giao- quy trình thông thường không phải đánh giá chính sách.

Các Sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh về hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết theo yêu cầu tại Khoản 2, Điều 117 Luật ban hành văn bản QPPL, bao gồm:

1. Tờ trình của UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh

2. Bản thuyết minh về căn cứ ban hành nghị quyết, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết, nội dung chính của nghị quyết, thời gian dự kiến đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua, dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết

UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định chấp thuận đề nghị xây dựng Nghị quyết.

– Các Sở, ban, ngành có trách nhiệm đề nghị xây dựng quyết định của UBND tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh phân công cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định.

– Cơ quan chủ trì soạn thảo có các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2, Điều 128 Luật ban hành văn bản QPPL và lấy ý kiến về dự thảo quyết định theo quy định tại Điều 129 Luật ban hành văn bản QPPL, trong đó lưu ý:

+ V iệc lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, đăng tải toàn văn dự thảo trên cổng thông tin điện tử của tỉnh trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.

+ Tờ trình ban hành quyết định được trình bày theo Mẫu Tờ trình số 03, Phụ lục V kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

– Tờ trình về dự thảo quyết định.

– Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý.

– Sở, ban, ngành chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Sở Tư pháp khi trình UBND tỉnh dự thảo quyết định.

Sở, ban, ngành chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến UBND tỉnh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày UBND tỉnh họp để chuyển đến các thành viên UBND, hồ sơ dự thảo quyết định theo quy định tại Điều 131 Luật ban hành văn bản QPPL bao gồm:

– Tờ trình về dự thảo quyết định.

– Báo cáo thẩm định và Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

– Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý.

Xây Dựng Đoạn Văn Trong Văn Bản

Xây dựng đoạn văn trong văn bản

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng ngắt xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

3. Trong đoạn văn, các câu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung. Mối quan hệ ấy có thể là bổ sung cho nhau hoặc là bình đẳng với nhau.

4. Có ba cách triển khai nội dung đoạn văn thường gặp: diễn dịch, quy nạp, song hành.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Thế nào là đoạn văn?

a) Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” gồm hai ý chính. Mỗi ý được triển khai trong một đoạn.

– Đoạn 1: Giới thiệu khái quát về nhà văn Ngô Tất Tố.

– Đoạn 2: Giá trị cơ bản của tác phẩm Tắt đèn.

b) Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn: Chữ đầu đoạn văn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng.

c) Các đặc điểm cơ bản của đoạn văn:

– Đặc điểm nội dung: mỗi đoạn văn triển khai một ý tương đối trọn vẹn.

– Đặc điểm hình thức:

+ Thường thì đoạn văn gồm từ hai câu trở lên. Cũng có khi đoạn văn chỉ gồm một câu.

+ Đầu đoạn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng.

Từ những đặc điểm về nội dung và hình thức trên, ta có thể xác định: đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu bằng chữ đầu tiên viết hoa lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

2. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

– Câu then chốt của đoạn thứ hai: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

Câu này là câu then chốt của cả đoạn vì nó khái quát nội dung cúa cả đoạn: chủ ngữ nêu đối tượng ( Tắt đèn), vị ngữ nêu hướng triển khai nội dung của đối tượng ( là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố).

Nội dung của đoạn văn này được trình bày theo trình tự từ cụ thể đến khái quát, từ riêng đến chung.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Văn bản Ai nhầm có hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung trong các đoạn văn:

– Đoạn diễn dịch:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tình thần yêu nước của dân ta. Chỉ riêng lịch sử thế kỉ XX, với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cũng đã chứng tỏ điều này.

– Đoạn quy nạp:

Với chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỉ XX thực sự là những trang sử vàng. Hai cuộc kháng chiến vĩ dại đến thần thánh ấy là những minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Mai Thu

Dịch Văn Bản Chuyên Ngành Xây Dựng

Dịch văn bản chuyên ngành xây dựng hay dịch thuật chuyên ngành xây dựng đều là một trong những thế mạnh của Dịch Thuật Hanu. Mỗi văn bản, dự án đến với chúng tôi đều được đảm bảo về thời gian cũng như sự chính xác tuyệt đối. Với đội ngũ nhân viên đông đảo am hiểu sâu về chuyên ngành xây dựng chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng sự hài lòng bằng chất lượng mỗi bản dịch.

Dịch văn bản chuyên ngành xây dựng chuyên nghiệp tại Dịch Thuật Hanu

Hiện nay nhu cầu xây dựng ngày một tăng, nhất là các công trình có vốn đầu tư nước ngoài. Sự khác biệt về ngôn ngữ đã khiến các công ty trong nước và nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc nắm bắt nội dung các văn bản, tài liệu bản vẽ, báo cáo công trình,… Chính vì vậy mà dịch thuật chuyên ngành xây dựng ngày càng trở thành một dịch vụ quan trọng không thể thiếu.

Dịch thuật chuyên ngành xây dựng không chỉ đòi hỏi những người giỏi ngoại ngữ mà còn phải có kiến thức và kinh nghiệm thực tế thì mới có thể bảo đảm sự thống nhất và chính xác của văn bản. Nếu biên dịch viên không có đủ trình độ sẽ dẫn tới việc văn bản dịch bị gò ép, khô cứng và gây khó hiểu cho người đọc. Với đội ngũ nhân viên đông đảo am hiểu sâu rộng về chuyên ngành xây dựng, Dịch Thuật Hanu đang là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ dịch văn bản chuyên ngành xây dựng được nhiều công ty trong nước và đối tác nước ngoài tin tưởng.

Các tài liệu, văn bản chuyên ngành Xây dựng chúng tôi đã dịch

– Dịch thuật Hồ sơ năng lực công ty xây dựng

– Dịch thuật Hợp đồng xây dựng

– Dịch thuật tài liệu cơ học đất và địa kỹ thuật công trình

– Dịch thuật bảng vật liệu xây dựng

– Dịch báo cáo kết quả công trình, báo cáo thi công

– Dịch thuật hướng dẫn lắp máy và cơ khí xây dựng

– Dịch thuật tài liệu quản lý dự án xây dựng.

– Dịch hồ sơ dự thầu xây dựng: mời thầu, dự thầu, đấu thầu

– Dịch thuật các bản vẽ thiết kế.

– Dịch thuật tài liệu thi công, thuyết minh biện pháp thi công.

– Dịch Tài liệu Dự toán công trình.

– Dịch Tài liệu Công trình thủy lợi, thủy điện, cầu đường…

– Dịch Tài liệu Kĩ thuật kết cấu công trình

– Dịch thuật Catalogue, Brochure, Tờ rơi và các tài liệu Marketing cho công ty Xây dựng

Dịch thuật tài liệu Xây dựng Việt – Anh – Việt

Dịch thuật tài liệu Xây dựng Việt – Pháp – Việt

Dịch thuật tài liệu Xây dựng Việt – Đức – Việt

Dịch thuật tài liệu Xây dựng Việt – Nga – Việt

Dịch thuật tài liệu Xây dựng Việt – Nhật – Việt

Dịch thuật tài liệu Xây dựng Việt – Hàn – Việt

Dịch thuật tài liệu Xây dựng Việt – Trung (Hoa) – Việt

Dịch thuật tài liệu Xây dựng Việt – Ý (Italia) – Việt

Dịch thuật tài liệu Xây dựng Việt – Thụy Điển – Việt

Dịch thuật tài liệu Xây dựng Việt – Lào – Việt

Dịch thuật tài liệu Xây dựng Việt – Thái Lan – Việt

Và các ngôn ngữ khác nếu có yêu cầu

Quy trình dịch văn bản chuyên ngành xây dựng tại Dịch Thuật Hanu

Dịch thuật HANU có một quy trình khắt khe và chuyên nghiệp nhất trong việc dịch thuật, tất cả các dự án dịch văn bản ngành xây dựng đến với chúng tôi đều phải trải qua một quá trình đa tầng của kiểm tra và đánh giá để đảm bảo mức độ cao nhất về chất lượng nhằm đem lại cho khách hàng một bản dịch tốt nhất, hoàn thiện nhất nhưng trong thời gian nhanh nhất và với mức giá cạnh tranh nhất. Quy trình của chúng tôi được tiến hành theo từng bước sau: Bước 1: Tiếp nhận tài liệu dự án

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hành, chúng tôi tiếp nhận tài liệu theo hai hình thức: nhận bản gốc trực tiếp tại văn phòng hoặc nhận File tài liệu (file ảnh, file word, bản scan…) qua địa chỉ email của công ty.

Bước 2: Phân tích, đánh giá tài liệu

Ngay khi nhận được tài liệu từ khách hàng, các chuyên gia của chúng tôi sẽ tiến hành thẩm định, phân loại tài liệu dựa trên yếu tố ngôn ngữ, chuyên ngành, mức độ khó dễ và đánh giá các mối quan tâm cũng như yêu cầu từ phía khách hàng. Sau đó sẽ đưa ra báo giá hợp lý, tiết kiệm và tiến độ tốt nhất cho dự án.

Bước 3: Lập kế hoạch dịch thuật, lựa chọn nhân viên

Khi đã ký xong hợp đồng dịch thuật với khách hàng (chủ dự án) và thấy rõ được yêu cầu cũng như tính chất của tài liệu. Trưởng phòng dịch sẽ giao cho một nhóm dịch thuật có chuyên môn về lĩnh vực và ngôn ngữ trong tài liệu đó. Nếu thời gian có hạn và với những dự án có số lượng tài liệu lớn, quy trình sẽ được các chuyên viên tập trung lại đẩy nhanh tiến độ đảm bảo chất lượng như đã định.

Bước 4: Làm sạch tập tin nguồn

Tập tin nguồn của Quý khách có thể cần phải được làm sạch hoặc tạo lại nếu nó đang ở trong một định dạng không thể chỉnh sửa hay bị nhiễm virus trong khi chuyển giao tài liệu online. Bằng cách tạo một bản mẫu (template), chúng tôi có thể dễ dàng xử lý các tài liệu định dạng của Quý khách thông qua hệ điều hành DOS (một chương trình phần mềm bộ nhớ dịch).

Bước 5: Dịch ngữ tài liệu

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình dịch thuật, nó là sự chuyển đổi nội dung, ý nghĩa thực tế của văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Cần dịch chính xác tuyệt đối ngôn từ, thuật ngữ nhưng lời lẽ không bị cứng, khó hiểu và vẫn giữ được nét văn phong của tài liệu nguồn. Chính vì vậy Dịch thuật HANU chỉ sử dụng các chuyên viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Có thể là người bản ngữ của ngôn ngữ đích thông thạo và am hiểu hai ngôn ngữ dịch.

Bước 6: Hiệu đính (Biên tập sao)

Toàn bộ bản gốc và bản dịch mỗi dự án dịch thuật sau khi đã qua bước Dịch ngữ đều được chuyển lại cho trưởng phòng dịch. Tiếp theo sẽ được giao cho nhóm dịch ngữ thứ hai xem xét, soát lỗi các thuật ngữ và tính thống nhất của văn bản. Đó là lý do tại sao chúng tôi có nhiều hơn một tập hợp các dịch giả đủ điều kiện, xem xét mỗi mắt dịch.

Bước 7: Khách hàng nhận xét

Bản dịch sau khi đã hiệu đính sẽ được gửi lại cho khách hàng xem và cho ý kiến! Chúng tôi tiếp nhận ý kiến (nếu có): sửa lại các lỗi khách hàng báo lại hay sửa lại theo yêu cầu. Hoặc có thể đưa ra một số gợi ý tham khảo cho chủ dự án khi không nên sửa đổi vì tính chất ngôn ngữ chuyên ngành đặc thù của tài liệu.

Bước 8: Nghiệm thu/Bàn giao

Cuối cùng nhóm xuất bản sẽ kiểm tra lại lần cuối một cách chính xác và chi tiết nhất. Sau khi bản dịch đã được cho định dạng lại để phù hợp với các tài liệu ban đầu cũng như sắc thái văn hóa của nguồn ngôn ngữ. Tài liệu của Quý khách sẽ được gửi trả theo kế hoạch và hình thức giao nhận theo như hợp đồng.

Bước 9: Trân trọng góp ý của khách hàng

Chúng tôi luôn trân trọng những ý kiến đóng góp xây dựng từ Quý khách hàng qua đó nâng cao dịch vụ của Dịch thuật HANU. Mong tiếp tục được phục vụ Quý khách với những dịch vụ ngày một tốt hơn!

Dịch văn bản chuyên ngành xây dựng luôn được đảm bảo chất lượng tại Dịch thuật Hanu

Độ chính xác trong bản dịch phải như một ngay cả khi yêu cầu là chỉ cho một bản dịch bằng lời nói ngắn hoặc bằng văn bản nhỏ. Đối với các vấn đề số liệu tài chính, ngôn từ, thuật ngữ, điều bắt buộc là 100% chính xác, và đó cũng là điểm chuẩn tối thiểu mà tất cả các dịch giả và phiên dịch viên phải tuân thủ tại Dịch thuật HANU.

Tại Dịch thuật HANU quý khách không bao giờ phải lo lắng về tính chính xác của tài liệu mục tiêu của mình. Chuyên viên dịch thuật của chúng tôi với trình độ chuyên môn cao được khẳng định qua nhiều dự án lớn, trong văn bản bất kỳ nào luôn trung thành với ngôn ngữ nguồn, đảm bảo tính toàn vẹn cũng như mức độ nghiêm trọng của các nguồn tài liệu được duy trì ở tất cả các lần dịch.

Chúng tôi hiểu rằng: chất lượng, độ chính xác trong từng sản phẩm của mỗi dịch vụ mà Dịch thuật HANU cung cấp là yếu tố hàng đầu để giữ chân khách hàng lâu dài, và đó cũng là yếu tố đầu tiên mà khách hàng lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ. Quý khách có được thành quả sau khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi và tiếp tục quay lại như vậy chúng tôi mới có cơ hội tồn tại và phát triển. Tất cả các dự án sau khi đã hoàn thành đều phải trải qua một quá trình hiệu đính bởi các chuyên gia hàng đầu, được kiểm tra và đánh giá chất lượng. Vì vậy, hãy đến với Dịch thuật HANU cho chúng tôi cơ hội để chứng minh năng lực dịch thuật, chứng minh những điều mình đã cam kết.