Xem Luật Khoáng Sản / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Luật Khoáng Sản Hiện Hành “Còn Để Thất Thoát Nhiều Khoáng Sản”

Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận Luật Khoáng sản dù đã quy định rất chặt chẽ song việc triển khai Luật thời gian qua cũng cho thấy đã có những bất cập, tồn tại, hạn chế.

Cho rằng Luật Khoáng sản đang hiện hành là chưa phù hợp, còn để thất thoát rất nhiều tài nguyên, khoáng sản của quốc gia, mới đây, cử tri tỉnh Bình Thuận đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chặt chẽ vấn đề này để bảo vệ được tài nguyên quốc gia và chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

Trả lời kiến nghị của cử tri, phía Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định Luật Khoáng sản năm 2010 được ban hành và có hiệu lực kể từ năm 2010 là dấu mốc quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản.

Luật này cũng thể chế hóa chủ trương, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân có năng lực về vốn, công nghệ, thiết bị đầu tư vào khai thác khoáng sản; điều tiết nguồn thu từ khoáng sản để hài hòa lợi ích của “Nhà nước-doanh nghiệp-người dân” và địa phương nơi có khoáng sản.

Đặc biệt, Luật nhấn mạnh việc khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định được đầu tư; hạn chế và tiến tới xóa bỏ cơ chế “xin-cho” trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

“Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản và chấn chỉnh hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân,” nội dung văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh.

Dù vậy, phía Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng lưu ý, mặc dù Luật Khoáng sản đã quy định rất chặt chẽ, song việc triển khai Luật thời gian qua cũng cho thấy đã có những bất cập, tồn tại, hạn chế.

Vì thế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện nhiệm vụ đánh giá tác động việc thực hiện các chính sách, quy định của Luật Khoáng sản theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Công văn số 8960/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ về tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trên phạm vi cả nước năm 2017.

Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực khoáng sản; bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; kiên quyết xử lý theo quy định đối với các hành vi khai thác khoáng sản gây tổn thất lớn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; gian lận trong kê khai, thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế…

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã giao Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam triển khai Đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của Luật Khoáng sản và đề xuất cơ chế chính sách để thay đổi những bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Khoáng sản năm 2010.”

Đề tài này nhằm mục đích đánh giá các tác động của các quy định của Luật khoáng sản đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản; đánh giá về những mặt được, ưu việt của Luật khoáng sản, những tồn tại, hạn chế, bất cập của chính các quy định trong Luật, các nội dung còn thiếu, các điều, khoản của Luật khoáng sản cần bổ sung, sửa đổi hoặc quy định mới; đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới của Luật khoáng sản.

Dự kiến đề tài trên sẽ kết thúc vào cuối năm 2020. Kết quả nghiên cứu của đề tài và báo cáo nêu trên sẽ là cơ sở quan trọng để Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ xem xét, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát sinh và giải quyết các bất cập, tồn tại.

Báo Cáo Đánh Giá Các Thủ Tục Hành Chính Trong Lĩnh Vực Khoáng Sản Theo Luật Khoáng Sản 1996

bởi Nguyễn Hưng Quang

Được thực hiện bởi liên danh NHQuang&Cộng sự và Economica năm 2009.

Số trang: 46 trangTác giả:Nguyễn Hưng Quang – Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sựLê Duy Bình – EconomicaNăm công bố: 2009

Tóm tắt:

Ngày 23 tháng 7 năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng phát triển đến năm 2020. Theo đó, ngành khoáng sản được ưu tiên phát triển và cho đến năm 2020 Việt Nam sẽ “tiến hành điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng… trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất theo quy hoạch, kế hoạch được Nhà nước giao phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản”.

Phát triển ngành khoáng sản hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhất là tại những vùng có địa thế khó khăn và thiếu cơ sở hạ tầng. Đây là ngành có khả năng làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của người dân địa phương và người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, nếu ngành khoáng sản không được quản lý tốt, những tác động thay đổi này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường xung quanh, đến sức khỏe của cư dân, văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số và văn hóa truyền thống tại những nơi có khoáng sản… Trong đó, một trong những biện pháp để Nhà nước quản lí và bảo vệ nguồn lực khoáng sản, hạn chế các rủi ro, tác động tiêu cực do hoạt động khoáng sản gây ra là kiểm soát hoạt động khoáng sản là thông qua cơ chế cấp phép. Đây cũng là một cơ chế phổ biến ở tất cả các quốc gia.

Trong Báo cáo này, Nhóm nghiên cứu đặt mình ở vị trí trung lập để xem xét thủ tục và cơ chế dưới hai chiều kích: sự thông thoáng, minh bạch, thuận tiện của thủ tục và cơ chế cấp phép khi áp dụng đối với doanh nghiệp khoáng sản; và bảo đảm lợi ích của nhà nước và cộng đồng từ hoạt động khoáng sản. Các thủ tục hành chính được Nhóm nghiên cứu rà soát trong Báo cáo này bao gồm:

Thủ tục cấp phép khảo sát khoáng sản;

Thủ tục cấp phép thăm dò khoáng sản;

Thủ tục xin phê duyệt trữ lượng khoáng sản;

Thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản;

Thủ tục cấp phép chế biến khoáng sản;

Thủ tục cấp phép khai thác tận thu.

Đây là những thủ tục hành chính được quy định theo Luật Khoáng sản 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Gợi ý trích dẫn: Nguyễn Hưng Quang, Lê Duy Bình, Báo cáo Tổng hợp các thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, 2009.

Luật Khoáng Sản Mới Nhất Hiện Nay

LUẬT KHOÁNG SẢN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật khoáng sản.

CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định việc điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thăm dò, khai thác khoáng sản; quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khoáng sản là dầu khí; khoáng sản là nước thiên nhiên không phải là nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

1. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.

2. Nước khoáng là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ trên mặt đất, có thành phần, tính chất và một số hợp chất có hoạt tính sinh học đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam.

3. Nước nóng thiên nhiên là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ trên mặt đất, luôn có nhiệt độ tại nguồn đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam.

5. Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.

6. Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.

Điều 3. Chính sách của Nhà nước về khoáng sản

1. Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.

2. Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

3. Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.

4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

5. Nhà nước đầu tư thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.

6. Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế – xã hội.

7. Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế – xã hội trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản

1. Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

2. Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3. Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.

4. Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.

Điều 5. Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác

1. Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm:

a) Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật;

b) Kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật;

d) Cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.

Điều 6. Lưu trữ thông tin về khoáng sản

1. Báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

2. Mẫu vật địa chất, khoáng sản phải được lưu giữ tại Bảo tàng địa chất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Sử dụng thông tin về khoáng sản

1. Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có trách nhiệm cung cấp thông tin về khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản phải trả phí sử dụng thông tin theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

3. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ thăm dò khoáng sản phải hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; trường hợp sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ khai thác khoáng sản phải hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản.

Luật Khoáng Sản Và Nghị Định 158/2016/Nđ

– Theo Nghị định số 158/2016, các thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản mà tổ chức, cá nhân phải hoàn trả chi phí khi sử dụng là thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản. Việc hoàn trả phí phải thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

– Nghị định 158/NĐ-CP cho phép tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản do mình đầu tư hoặc thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước đã hoàn trả chi phí và có quyền chuyển nhượng, thừa kế theo quy định.

2. Quy hoạch khoáng sản, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

– Việc lập quy hoạch khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng chủ trì lập. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Nghị định số 158/CP hướng dẫn lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở các khu vực phân tán, nhỏ lẻ hoặc ở các bãi thải của mỏ.

– Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trừ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản urani, thori. Bên cạnh đó, Nghị định 158/2016 còn quy định các điều kiện đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

3. Khu vực khoáng sản và quy định về hoạt động khoáng sản

– Nghị định số 158 quy định điều kiện hộ kinh được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản như có báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản, có kế hoạch bảo vệ môi trường và quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.

– Giấy phép khai thác khoáng sản được xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định 158/2016/CP và tổ chức, cá nhân có thể gia hạn đối với Giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.

4. Thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản

– Hồ sơ xin cấp phép hoạt động khoáng sản được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến các cơ quan như Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Thành phần của hồ sơ xin cấp, gia hạn, trả giấy phép đối với các hoạt động khoáng sản được quy định cụ thể tại Nghị định số 158 của Chính phủ.

Nghị định 158/2016/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Khoáng sản có hiệu lực ngày 15/1/2017.

Nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn)