Xem Luật Nhân Quả Báo Ứng / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Xem Luật Nhân Quả Báo Ứng

Trên đời ắt hẳn của . Tuy nhiên, quan niệm về luật nhân quả báo ứng tồn tại khác nhau và có sự khác biệt lớn trong Phật giáo. Ở đó có cái nhìn đầy đủ và thấu đáo về quan niệm này. Bài viết này sẽ làm rõ dựa trên lí luận của Lời Phật dạy về nghiên cứu nhân quả.

Luật nhân quả là gì?

được hiểu là làm thiện được đền đáp quả báo thiện, còn làm điều ác thì bị quả báo ác. Luật nhân quả chính là quy tắc, phương thức của nhân quả báo ứng. Có nghĩa là những hành vi xấu ác đều phải gánh chịu những quả báo ác tương xứng với nó. Còn khi làm việc thì sẽ tích đức nhận lại được nhiều điều may mắn.

Các báo ứng nhân quả khi làm việc xấu

Căn cứ vào việc làm, hành vi xấu ác nặng nhẹ khác nhau mà các quả báo khác nhau. Trong truyện Phật giáo, nếu gieo nhân ác, hại người khác thì sau khi chết sẽ phải chịu quả báo khổ đau kéo dài dưới địa ngục sâu. Còn nếu nhẹ hơn thì sau khi chết sẽ chuyển sinh chịu sự đau đớn trong loài ngạ quỷ. Tạo ác nhẹ hơn nữa thì chịu sự trừng trị khổ đau trong loài súc sinh.

Và sau khi thọ hết các khổ ải, đau đớn trong các đường này rồi sẽ được đầu thai trở lại làm người. Nhưng tiếp tục sẽ bị chịu những báo ứng sau:

Nếu khi còn là người phàm mà trực tiếp hoặc gián tiếp làm những việc xấu ác như: đánh đập, sát hại, ngược đãi đến người khác hoặc động vật…. Thì sẽ bị gặp quả báo như: bệnh tật, ốm đau triền miên, tai họa ập đến thường xuyên…

Những người có tính hay ăn cắp vặt, đồ dùng của người khác chưa có sự cho phép đã tùy tiện lấy làm của mình thì sẽ bị gặp báo ứng là có cuộc sống nghèo khổ, tài sản sẽ bị người khác chiếm đoạt lại.

Những ai có tính nói không đúng sự thật, nói có thành không không thành có, không giữ chữ tín… đều thuộc tội nói dối. Quả báo gặp phải đó là bị người khác khinh bỉ, phỉ báng, không nhận được sự tin tưởng, tôn trọng.

Nói lời bậy bạ

Nói lưỡi đôi chiều

Có tâm địa xấu xa, cố tình gây chia rẽ mất đoàn kết thì sớm muộn sẽ bị quả báo thân tộc chia lìa, cô độc, không nơi nương tựa…

Nói lời hung ác

Những người hay dùng lời lẽ độc ác, mắng chửi người khác thường xuyên thì sẽ gặp phải quả báo tương tự đối với chính bản thân mình cũng như hay bị kiện cáo tranh chấp…

Tham lam, có một muốn có mười, ham hưởng thụ tiền bạc, say mê sắc đẹp thì sẽ bị quả báo tâm tính xấu xa, bị người khác ghét bỏ…

Gặp phải chuyện không ưng ý, vừa lòng cho nên sinh tính hư, tức tối oán hận được gọi là sân nhuế. Những người này dễ bị quả báo là bị hãm hại, bị người khác dị nghị….

Nghi có nghĩa chỉ những người có cái nhìn tà, không tin vào nhân quả báo ứng, làm điều không tốt thì sẽ bị quả báo sinh ra tại gia đình nơi xa xôi hẻo lánh thiếu Phật pháp và văn minh.

Trên đời có quá nhiều câu chuyện nhân quả báo ứng mà trong đó đều có sự công bằng. Bởi nếu làm việc xấu thì sẽ gặp phải quả báo ác tương tự mình đã gây ra. Xem quy luật nhân quả để biết mà tránh làm những điều ác ảnh hưởng đến người khác và bản thân.

Quả Báo Là Gì? Luật Nhân Quả Báo Ứng Có Thật Hay Không?

Theo quan niệm Phật Giáo

Quan niệm Phật giáo cho rằng có luân hồi tất có nhân quả. Phật dạy rằng: “Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa” . Lại dạy câu: “Ðiều lành dữ cuối cùng đều có trả, khác nhau chỉ đến chóng hay chầy, nhanh hay chậm mà thôi”.

Quả vốn là cái nhân duyên của con người tạo ra trong nhiều kiếp. Chính cái quả của kiếp trước tạo ra nhân cho quả của những kiếp sau. Nhân quả tương ứng cứ lăp đi lặp lại trong nhiều kiếp như một vòng tuần hoàn. Không ai có thể thoát khỏi luật định này. Có vay có trả, ấy vậy mà có luân hồi, đời đời kiếp kiếp nhờ vậy mà không trở nên nhàm chán.

Theo quan niệm Baha’i

Quan niệm của giáo lý Baha’i lại cho rằng quả báo là sự day dứt trong tâm hồn mỗi con người khi làm điều không tốt. Quan niệm này cho rằng quả chính là làm điều gì đó không tốt cho bản thân và những người khác. Mọi điều không may mắn, bất lợi đến với ta trong đời sống hàng ngày đều do một tay ta khởi niệm. Những điều ấy đến với ta chắc chắn là Ý chí của Đấng Tối cao. Con người Baha’i vui vẻ nhận lấy và tạ ơn. Một quan niệm tiến bộ khiến người ta vui vẻ trong mọi hoàn cảnh.

Luật nhân quả báo ứng có thật hay không?

Xưa nay, mọi nghiệp quả ta nhận được trong kiếp này đều do kiếp trước đã làm điều sai trái. Nhân quả báo ứng khiến họ bắt buộc phải trả lại trong kiếp sau hoặc những kiếp sau đó. Nếu như kiếp này không trả đủ, sau buộc phải đọa địa ngục, chịu nỗi đau đớn khôn cùng. Cho đến cuối cũng vẫn bị đày vào kiếp súc sinh, làm trâu làm ngựa trả nợ người ta. Nhiều người nghĩ đó là chuyện tâm linh huyễn hoặc. Nhưng những trường hợp báo ứng nhãn tiền quả thực là kể không hết được.

Nhiều người không hiểu vì sao bản thân sống hướng thiện, không phát tâm tưởng xấu. Nhưng cuộc sống cứ liên tiếp gặp vận hạn, kẻ gian quấy nhiều. Gia đình lục đục, không yên ấm, bệnh tật giày vò khiến tài chính ngày một cạn kiệt. Tâm tưởng vì thế cũng bất an, u sầu, tai họa luôn rình rập… Những nhà coi bói cũng không thể giúp bạn thoát khỏi khổ cảnh này. Đến khi bản thân trả hết nghiệp, tức khắc phúc đức sẽ lại dồi dào.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn bán tín bán nghi về luật định trong truyền thuyết này. Đại học Gaddafi (Anh) và trường Đại học Texas (Mỹ) đã đồng thực hiện quá trình nghiên cứu xem luật định nhân quả báo ứng có thực hay không. Và tất nhiên, họ đã thu về được những luận chứng khoa học cho rằng nhân quả hoàn toàn có thật.

Họ đã tiến hành những cuộc khảo sát trên cơ thể người. Kết quả trả về cho thấy những thiếu niên tội phạm luôn có sức khỏe khỏe mạnh hơn những người bình thường.Tuy nhiên, khi bước vào tuổi trung niên, sức khỏe của họ nhanh chóng giảm sút. Thậm chí họ còn có nguy cơ nhập viện cao. Điều này khá dễ hiểu, rất có thể là có quan hệ tới thói quen sinh hoạt không tốt và trạng thái tâm lý tạo thành.

Một nghiên cứu khác cho thấy trong tâm tưởng ta luôn giữ thiện niệm, lối suy nghĩ tích cực, các tế bào trong cơ thể nhất định đều khỏe mạnh. Đó là do các chất truyền dẫn trong cơ thể toát ra. Tế bào miễn dịch cũng trở nên hoạt bát hơn, bởi vậy người ta sẽ không dễ ốm đau, bệnh tật. Đó chính là lý do cho thấy những người thiện lương, suy nghĩ tích cực luôn có tuổi thọ cao. Còn những kẻ hành ác lại phải chịu những dày vò về thể xác khi chỉ mới bước qua tuổi trung niên.

Luật nhân quả báo ứng chi phối điều hành vũ trụ. Luật nhân quả còn, trật tự vũ trụ mới được duy trì. Nếu như có bất kỳ một chút thiếu công bằng nào ở đây, vạn vật tức khắc bị rối loạn và bị tiêu diệt. Với đôi mắt và trí óc bị bị khoa học kỹ thuật tiến bộ cản trở, loài người không thể nào nhìn thấu suốt quy luật hoạt động của nhân quả được vậy.

Nhân Quả Báo Ứng Theo Lời Phật Dạy

Nhân quả trong đạo Phật dạy cho ta phải có trách nhiệm trong từng lời nói và hành động. Nếu không tin nhân quả, ta sẽ sống trong tham lam ích kỷ để làm tổn thương người khác.

Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như chúng ta đang đói, chỉ cần ăn vào một thứ gì đó thì được no và kết quả của nó cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Nhân quả ở đời vốn rất chính xác và rõ ràng, gieo nhân nào thì gặt quả ấy.

Do nhận thức đúng về nhân quả nên người con Phật luôn thận trọng trong mỗi việc làm, lời nói và suy nghĩ của chính mình. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát trong hiện tại, ta sẽ dễ dàng nhận ra quả báo trước mắt của những việc làm tốt hay xấu.

Suy nghĩ và cảm xúc của con người luôn thay đổi và chịu tác động nhanh chóng bởi các sự kiện xung quanh. Ví dụ: khi nhận được một thông tin tốt đẹp có lợi cho mình, thì lập tức ta có thái độ hoan hỷ vui vẻ, lạc quan. Ngược lại, nếu nhận được tin xấu, ngay khi ấy chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, buồn phiền, bực bội và có thể nóng nảy với những người khác.

Theo luật nhân quả, thành công hay thất bại đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu chúng ta muốn có được nhiều kết quả tốt đẹp thì phải biết gieo nhân thiện ích giúp người cứu vật.

Trên thế gian này với nhiều thể chế chính trị và rất nhiều tôn giáo đều lý giải nhân quả theo cách riêng của mình, đa số đều nghiêng về có một đấng tối cao ban phước giáng họa. Tuy nhiên theo quan điểm của đạo Phật, luật nhân quả báo ứng là nền tảng sống của muôn loài vật, không ai có thể tách rời luật nhân quả mà tồn tại. Cho nên Phật giáo, đối với “nhân quả báo ứng”, có cái nhìn đầy đủ và thấu triệt, Phật dạy chính chúng ta là chủ nhân của bao điều họa phúc, mình làm lành được hưởng phước tốt đẹp, làm ác chịu quả khổ đau.

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo tốt đẹp, còn làm các điều xấu xa tội lỗi bị quả báo khổ đau. Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo tương xứng khác nhau.

Ai làm mười điều ác, sau khi chết chắc chắn phải thọ khổ trong địa ngục, còn tạo nghiệp ác nhẹ hơn, sẽ bị tái sinh vào loài quỷ đói và các loài súc vật để chịu khổ báo. Sau khi thọ hết tất cả thống khổ trong các đường này rồi, sẽ được chuyển sinh trở lại làm người, mà làm người thấp kém và tiếp tục bị thọ các quả báo xấu còn xót lại.

Để cho chúng ta có đủ niềm tin về nhân quả, xin mời tất cả quý vị cùng nghe bài kinh triết lý sâu sắc về tội lỗi, bởi gieo nghiệp xấu ác.

Tiến trình diễn biến từ nhân đến quả, có thể báo ứng ngay trong hiện tại mà cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần quan sát trong hiện tại, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra quả báo nhãn tiền của những việc làm ác.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỳ kheo:

– Này các Tỳ kheo, có hai loại tội. Thế nào là hai? Tội có kết quả ngay trong hiện tại và tội có kết quả trong đời sau.

– Thế nào là tội có kết quả ngay trong hiện tại? Này các Tỳ kheo, khi thấy nhà vua bắt được kẻ trộm, kẻ vô lại, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ bị đánh bằng roi cho đến bị chặt đầu.

Thấy vậy liền suy nghĩ: “Do làm ác nghiệp nên mới bị các hình phạt như vậy”.

Nghĩ vậy, người ấy sợ hãi tội lỗi trong hiện tại và này các Tỳ kheo, thế nào là tội có kết quả trong đời sau? Ở đây, có người suy xét như sau: “Quả báo dị thục của thân miệng ý ác, sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục. Nghĩ vậy, người ấy sợ hãi tội lỗi trong đời sau”.

Do vậy, này các Tỳ kheo, cần phải học tập như sau: “Chúng ta phải sợ hãi đối với tội có kết quả trong hiện tại và đời sau. Chúng ta phải thấy rõ sự nguy hiểm và tránh xa các tội”.

Đây là bài kinh đức Phật nói tại thành Xá vệ, nơi khu đất mà trưởng giả Cấp cô độc mua để làm Tịnh xá, người học Phật cần phải suy xét và chiêm nghiệm, tất cả mọi hiện tượng trong bầu vũ trụ bao la này từ con người cho đến muôn loài vật, đều chịu sự chi phối của nhân quả.

Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, việc làm ác cũng lại như thế. Phật dạy: Dù chúng ta có lên núi cao hay trốn xuống vực thẳm, cũng không thể nào tránh được nghiệp quả khi đủ nhân duyên. Do chúng ta đã tin sâu về nhân quả nên người học Phật, luôn cẩn thận và có sự quán xét trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.

Nhân trộm cướp trong hiện đời sẽ bị quả báo nghèo khổ, tài sản bị người khác chiếm đoạt… và tiếp tục chịu quả báo xấu trong tương lai. Hễ tài vật hoặc đồ dùng của người khác, khi chưa được sự đồng ý của họ mà ta tự lấy dùng hoặc chiếm đoạt, đều thuộc về tội trộm cướp. Tham lam muốn chiếm lấy của người khác, để làm của riêng cho mình là do thói quen thâm căn cố đế của những người không tin nhân quả.

Tuy nhiên vì lòng tham mà chúng ta có thể tìm đủ mọi cách để lường gạt người khác, là nhân dẫn đến tù tội và nghèo cùng khốn khổ trong hiện tại và mai sau. Có biết bao người đau khổ vì bị mất của, bị lừa đảo mà túng quẫn dẫn đến tự sát.

Lại nữa, tiền bạc tài sản vật chất là phương tiện để nuôi sống bản thân và gia đình, bao nhiêu năm tháng chắt chiu dành dụm giờ thì đội nón ra đi. Sự mất mát tài sản làm cho gia đình trở nên thiếu thốn, khó khăn, nghi ngờ lẫn nhau, có thể dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình mình và người khác.

Sự đền trả xứng đáng của quả báo này, trước tiên là bị giam cầm tù tội, bị nhiều người khinh chê, gia đình ly tán vợ con khốn khổ, rồi mai sau nghèo cùng vô số kiếp và nếu có nhiều tiền của, thì cũng không thể tự do sử dụng để giúp đỡ người.

Chúng ta nên nhớ của phù vân khó bao giờ tồn tại bởi sống trên sự đau khổ của người khác. Nhan nhãn mỗi ngày có những vụ lừa đảo, lường gạt trong xã hội mà báo chí thường đăng tải là do lòng tham muốn quá đáng của con người. Con người vì lòng tham lam quá đáng nên mới dễ bị người khác lường gạt.

Nhân quả trong thời hiện đại, thường được hiểu như một luật thưởng phạt công bình: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ” hoặc “gieo gió gặt bão”. Bởi thế có rất nhiều người quá sợ hãi luật nhân quả nên họ không dám làm những điều xấu ác, vì gieo nhân xấu thì gặt quả ác trong hiện tại và mai sau. Hoặc ngược lại, có rất nhiều người làm phước thật nhiều để mong mai sau thọ hưởng phước báo nhiều hơn.

Luật nhân quả theo quan điểm của Phật giáo, đúng là gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy, nhưng theo sự hiểu biết của chúng tôi nó không phải chỉ là luật thưởng phạt bình thường, mà là một luật cần thiết cho nhu cầu đời sống và sự tiến bộ của con người.

Ðức Phật dạy: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Tất cả mọi người ai cũng có khả năng thành Phật như nhau, vì ta đã có nhân Phật trong người, cái vì biết khi thấy, cái vì biết khi nghe. Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật thọ ký cho các đệ tử sau này ai sẽ thành Phật hiệu gì, ở đâu. Như vậy ta thấy không những đệ tử của Phật sẽ thành Phật mà tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật, vì tính bình đẳng dù phải trải qua vô lượng số kiếp về sau.

Nhân quả theo ta như bóng với hình

Cuộc sống của chúng ta với đủ mọi sắc thái, tầng lớp: giàu có sang trọng, nghèo khổ bần cùng, hiền lành chất phát, hung dữ ác độc, thông minh hay ngu dốt. Chúng ta có mặt trong cuộc đời là đã ghi tên và được nhận vào đại học đường tức trường đào tạo con người.

Bổn phận của học sinh là phải học để nâng cao trình độ hiểu biết về mọi phương diện. Nếu chúng ta lười học, bỏ học thì ta sẽ trở thành những kẻ ngu dốt, chỉ làm tốn tiền cha mẹ mà chẳng được lợi ích gì.

Mục đích chính của việc học là để chúng ta biết cách hoàn thiện chính mình đến khi bằng Phật mới thôi. Trước tiên bài học cao quý nhất cần phải hiểu là bài học “sống để yêu thương”. Thương yêu chính mình và mọi người khác.

Hiểu biết để thương yêu, thương yêu để có hạnh phúc chân thật nhờ biết cảm thông và tha thứ cho nhau. Hiểu biết ở đây không phải là loại kiến thức thông thường biết về đời sống kinh tế, kinh doanh mua bán, khoa học kỹ thuật, chính trị, v.v… Có rất nhiều người học giỏi, đậu bằng cấp cao về những chuyên môn trên, rồi cuối cùng đi làm kiếm tiền, nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình người thân được sống để tồn tại.

Sống ở đời, dù giàu hay nghèo, dù sang hay hèn, dù khôn hay dại, dù tốt hay xấu, ai ai cũng muốn được sống sung sướng hạnh phúc. Quả thì ai cũng muốn được tốt đẹp nhưng mà nhân thì chúng ta không chịu gieo. Hoặc đã gieo nhân ác mà cứ muốn quả lành trái ngọt, thật là vô lý.

Chúng ta tìm kiếm hạnh phúc mãi mà không thấy, chỉ thấy toàn phiền muộn khổ đau. Khổ quá chúng ta bèn tìm đến các chùa, tìm người cầu chỉ dạy. Ðạo Phật dạy gì cho chúng ta? Trước tiên dạy luật nhân quả, để chúng ta biết làm lành hướng phước tốt đẹp và tránh xa nhân xấu ác làm tổn hại người khác, vì gieo nhân nào thì gặt quả nấy.

Ta đau khổ trong tình cảm vì bị người yêu ruồng bỏ, ta đâu biết rằng trong nhiều kiếp trước mình đã phá hoại hạnh phúc của gia đình người khác, nên bây giờ ta phải chịu hậu quả đau thương.

Nguyên nhân đưa đến khổ đau, không phải do hoàn cảnh, không phải do người khác, mà chính tự nơi mình đã gây ra. Vì mải chạy theo vật chất, tham đắm sắc dục, chúng ta lãng quên tâm linh sáng suốt, không tin nhân quả, không học cách sống để thương yêu, bằng trái tim hiểu biết.

Do đó mà ta phải chìm nổi lênh đênh trong biển khổ sông mê không có ngày thôi dứt, bây giờ có duyên được học lại bài học nhân quả, là ta phải biêt thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau với tấm lòng vô ngã, vị tha.

Có nhiều bậc cha mẹ thương con nhưng không biết cách chỉ dạy con cái, nuông chiều chúng muốn gì được nấy làm cho nó thêm lười biếng và ỷ lại. Cha mẹ đưa con đến trường rồi phó mặc cho thầy cô giáo hướng dẫn dạy dỗ. Nhưng trường học thời đại bây giờ, người ta chỉ dạy cho có bằng cấp, có nghề trong tay để ra đi làm ăn kiếm sống nuôi gia đình.

Nhân quả trong đạo Phật dạy cho ta phải có trách nhiệm trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động. Nếu chúng ta không tin nhân quả, ta sẽ sống vô ý thức, thiếu trách nhiệm, chỉ biết tham lam ích kỷ để làm tổn thương người khác.

Khi đau răng, chúng ta mới hiểu được nỗi khổ của những kẻ đau răng. Có nhiều người rất mạnh khỏe, chưa bao giờ bị bệnh nên thấy người khác bệnh thì cho rằng người này dỡ nên khinh thường.

Nhân quả nghiệp báo tốt xấu sẽ đến sớm hay muộn là tùy theo duyên, bây giờ ta chưa đau bệnh, nhưng sau này sẽ bệnh rồi ta cảm nhận sự thống khổ của nó mà có thể cảm thông người đã bệnh. Khi hiểu được như vậy chúng ta sẽ thương mình và người khác, nhờ đó nghiệp khổ ngày càng được giảm bớt và tiêu trừ. Nếu chúng ta không hiểu như thế mà cứ đi chùa để cầu khẩn van xin, mong Phật, Bồ tát gia hộ cho mau hết bệnh là người chưa có niềm tin sâu sắc về nhân quả.

Con người có hai phần: thể xác và tinh thần. Do đó chúng ta phải biết quay lại chính mình mà sống với tâm Phật sáng suốt, thì mọi bệnh khổ sẽ được tiêu trừ. Sự diễn biến từ nhân đến quả cũng không nhất định, có thể báo ứng liền trong hiện tại hoặc xảy ra sau một thời gian, khi làm ác chúng ta có thể qua mặt được luật pháp. Nhưng luật nhân quả sẽ không chừa bất cứ một ai, khi nhân duyên chín mùi.

Chúng ta chỉ cần quan sát trong hiện tại, sẽ biết rõ ràng quả báo trước mắt của những việc làm ác như: trộm cướp, lường gạt, nói lời dối gạt, cờ bạc, hút chích, đàn điếm, lừa tình, trù dập, hãm hại, buôn lậu, móc ngoặc hối lộ, tham ô chèn ép người quá đáng dẫn đến bị bắt, bị truy tố, bị giam cầm tù tội cho đến tử hình.

Chính vì thế, người Phật tử chân chính phải tin sâu nhân quả nên luôn sợ hãi với quả báo xấu xa, quyết không làm điều gì làm tổn thương đến người khác, tránh xa tội lỗi. Người đã có đủ tín tâm về niềm tin nhân quả, sẽ ý thức mà không làm các việc xấu ác, bởi nhân trộm cướp lường gạt của người dẫn đến quả báo hiện tại chịu tù tội, và tương lai chịu thiếu thốn, nghèo hèn.

Chúng ta hãy sợ hãi quả báo xấu trong đời này để biết cách tránh xa những điều tội lỗi, hay làm các việc thiện ích vì tình người trong cuộc sống. Một người sống tốt không làm tổn hại ai, một gia đình hoàn thiện về nhân cách đạo đức thì xã hội sẽ phát triển ổn định một cách bền vững và lâu lài, nhờ ai cũng tin sâu vào nhân quả nghiệp báo.

Xưa có một gia đình nọ vì quá nghèo nên hai mẹ con phải đi ở đợ cho ông phú hộ giàu có trong làng. Người mẹ đã lớn tuổi vì cuộc sống cơ cực bần hàn nên đã qua đời gần một năm, vào một đêm nọ, người con nằm mộng thấy mẹ về nói với ông: “Ngày mai có mưa to, phía sau nhà bếp sẽ có một con gà chết cóng vì lạnh, ông phú hộ sẽ cho con, nhưng con chớ có nên ăn. Mẹ khi còn sống, đã từng trộm hai trăm đồng của ông phú hộ, nay vì ác nghiệp đó mà mẹ chưa được siêu thoát và phải thành con gà để trả nợ. Mẹ đã đẻ đủ số trứng và sinh ra nhiều lứa gà con nên trong đời này trả hết số nợ cũ, bây giờ ta có thể tái sinh cõi lành.

Hôm sau, quả đúng như lời nói trong giấc mộng, có một con gà mái chết cóng phía sau nhà bếp. Ông phú hộ liền cho người con, biêt được nguyên nhân đứa con khóc lóc thương tiếc nhớ đến mẹ mình rồi đem gà mái đi chôn. Ông phú hộ ngạc nhiên, mới gặng hỏi vì sao lại như thế. Không dấu diếm được nữa, người con liền đem sự thật kể lại cho ông phú hộ nghe. Kể từ hôm đó, ông phú hộ đối xử tốt với chàng trai và coi anh như người thân trong nhà.

Trộm ở đây có nghĩa là canh me, rình rập lén lấy không để cho người khác thấy. Cướp có nghĩa là công khai, ngang nhiên cưỡng đoạt lấy trước mặt mọi người. Cân non bán thiếu, trốn thuế, lường gạt dưới nhiều hình thức khác đều gọi là trộm. Lợi dụng quyền cao chức trọng tham ô, hối lộ, ăn chặn bắt chẹt người phải đưa tiền của đều gọi là cướp.

Quả báo của sự trộm cướp nặng thì nghèo cùng vô số kiếp hoặc làm thân súc vật để đền trả cho người, nhẹ thì ruộng vườn, nhà cửa, tài sản bị thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn, sóng thần, động đất phá hủy. Chúng ta hãy nên tin sâu nhân quả vì làm lành được hưởng phước báo tốt đẹp, làm ác chịu họa khổ đau hiện tại và mai sau. Nhân trộm cướp là việc làm xấu ác, cả thế giới loài người đều không chấp nhận nên có luật pháp chế tài, phạt tù, nặng thì tử hình, huống hồ là luật nhân quả luôn âm thầm chi phối và sẽ cho ra kết quả xấu khi đủ nhân duyên.

Ý thức được những khổ đau do gian tham trộm cướp, lường gạt lấy của người dưới nhiều hình thức, người Phật tử chân chính nguyện mở rộng tấm lòng thương xót, không xâm hại tài sản vật chất của người khác để đem lại niềm vui sống đến với tất cả mọi người. Chúng ta phải có niềm tin về nhân quả trọn vẹn, dù là một cây kim cọng chỉ, nếu không phải của mình hay người khác không cho, thì mình không được tự ý lấy làm của riêng.

Ngoài những tội có kết quả trong hiện tại khi đủ nhân duyên, còn vô số những việc làm ác sẽ kết thành quả xấu trong tương lai vì nhân đã gieo dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất.

Con người khi gặp quả báo xấu mới than trời trách đất đổ thừa mà không chịu gieo nhân lành ngay nơi hiện tại. Nhiều người đã phạm tội nhưng chưa bị phát hiện bởi nhân xấu chưa kết thành quả, thì họ vẫn cứ ung dung hưởng thụ, thản nhiên như người vô tội, thậm chí còn phỉ báng luật nhân quả nữa. Đến khi phước hết họa đến chịu quả khổ đau không có ngày thôi dứt.

Bàn Về Nhân Quả Báo Ứng Trong Tình Yêu

Có câu chuyện kể thế này: Một cô gái nọ, vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, bố nhậu nhẹt say xỉn tối ngày, mẹ ham mê cờ bạc, anh trai lại vướng vào ma túy, nên học hết cấp 2 phải nghỉ học. Thời gian sau cô làm nghề… bán bia ôm và cặp với nhiều người đàn ông để được cho tiền, trong đó có nhiều người đã có gia đình, vợ con. Khi bị vợ người ta phát hiện, điện thoại chửi bới thì cô chỉ bảo: ” Cái gì của mình là của mình, chồng chị thì chị giữ, không biết giữ thì ông không đi với em cũng đi với đứa khác“.

Ảnh: minh họa

Một thời gian trôi qua, cô không còn sống như vậy nữa, mà làm đám cưới, nên vợ nên chồng với một người đàn ông. Thời gian đầu hạnh phúc nhanh chóng trôi qua, sau 4 năm, chồng cô đòi ly hôn vì đã có người khác. Gọi điện nói chuyện với kẻ thứ ba kia, cô lại được nghe lại chính những gì mình từng nói ngày xưa. Lúc này, cả bố và anh trai cô đều đã mất, người phụ nữ một mình nuôi con, gồng gánh trách nhiệm gia đình, tự hỏi phải chăng mình đang bị “quả báo” vì những việc đã làm lúc trước.

Quan niệm nhân quả, vốn là quan niệm có từ đạo Phật đã được dân gian tín nhiệm từ lâu và không chỉ trong tình yêu mới áp dụng. Nhiều người chúng ta, khi lựa chọn dứt bỏ sân hận, thường tự nhủ “hãy để tất cả cho nhân quả báo ứng”.

Nhưng tình yêu, vốn là thứ phức tạp và khó đoán định. Bạn có nên vì mong “quả” tốt mà cố gieo nhân trong khi mình không thực sự muốn, có nên vì bị người gieo “nhân” xấu mà mong “quả” xấu sẽ quay lại dội lên người đó không?

Vậy khi ta gặp phải người không tốt, phải chăng đó cũng là kết quả từ một việc xấu ta làm trong quá khứ, trong kiếp trước? Sự thật là có những người luôn yêu hết lòng, nhưng tình duyên lận đận cả cuộc đời. Dù vậy cũng không thể nói vì kiếp trước họ đã mắc sai lầm, chẳng ai có thể kiểm chứng tiền kiếp cả.

Kết luận điều gì về nhân quả luôn là vội vàng. Nếu ta vẫn tin đời này đến được với nhau là nhờ cái duyên, thì xin cũng tin rằng phải rời xa nhau là do cái duyên ấy. Vì chống lại số phận chẳng dễ dàng gì, nên hãy thanh thản mà yêu thương nhau.

” Anh ta bỏ em khi em đang có bầu. Nhưng giờ em thấy chúng nó vẫn hạnh phúc lắm. Nhân quả ở đâu?”- những người phụ nữ như vậy, nếu họ tin vào nhân quả, thì lại đang vô tình tạo nghiệp cho mình. Hãy nhớ, hạnh phúc của bản thân, nếu phải đánh đổi bằng bất hạnh của người khác thì không thể nào là hạnh phúc thực sự, bền lâu. Chừng nào trong lòng còn hận thù, chừng ấy tâm trí còn vương vấn. Không thoát ra được, không giải thoát được.

“Có bình yên nào không xót xa”. Ảnh: minh họa

Bạn à, cuộc sống này lúc nào cũng rất muôn màu. Mọi đánh giá đúng sai, thừa thiếu chỉ là tương đối. Nếu không còn tin nhau, yêu nhau, đồng điệu với nhau, đôi khi một sự kết thúc chưa chắc đã là sai. Kết thúc để thay đổi, để cho nhau những lối đi mới phù hợp. Yêu không phải là lỗi, thì hết yêu cũng không đáng là tội. Tình yêu có thể mãnh liệt chứ không bất biến, mà cũng vận động, tuần hoàn như vạn vật.

Có người con gái bỏ người bạn trai nghèo khổ để đến với người khác giàu có và tài giỏi hơn, cô ấy hạnh phúc khi được sống với người chồng vừa có tài vừa, yêu thương vợ con, còn người yêu cũ thì mãi vẫn thế. Có thể nói cô ấy đã gặp may và chẳng có “quả báo” nào cả. Lại có người tin tưởng tình yêu của họ sẽ vượt qua mọi khó khăn nhưng rồi cả đời phải sống với người chồng nghèo, chẳng chí thú làm ăn, vất vả vẫn vất vả. Vậy đấy. Những ngã rẽ trong tình yêu đều chỉ là những ngã rẽ một chiều. Lựa chọn sai lầm, nhưng chưa chắc được lựa chọn lại đã tốt hơn.

Nếu người phản bội là kẻ gieo nhân ác, cũng phải hỏi lại người kia đã làm gì để chịu cảnh bị phản bội như vậy? Nhân quả, nếu có tồn tại, cũng chỉ nên là niềm tin khiến con người thanh thản, chứ không nên là lời nguyền dùng làm công cụ của hận thù.

Có người đã nói thế này: ” Chúng ta tha thứ, không phải vì tin rằng kẻ xấu rồi sẽ bị báo ứng. Chúng ta tha thứ, là vì cuộc đời này quá ngắn để cứ mải miết để tâm đến những người chẳng yêu thương mình… “

Nếu có thể lựa chọn, chọn niềm vui không phải vẫn tốt hơn sao?