Xin Mẫu Quyết Định Chỉ Định Thầu Xây Lắp / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Mẫu Hồ Sơ Yêu Cầu Chỉ Định Thầu Xây Lắp Mới Nhất Năm 2022

Hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp. Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp mới nhất áp dụng trong hồ sơ mời thầu của hoạt động đấu thầu.

Số hiệu gói thầu:

Ban hành kèm theo Quyết định: [ghi số quyết định, ngày phát hành quyết định phê duyệt hồ sơ yêu cầu]

Hành vi bị cấm trong đấu thầu là hành vi quy định tại Điều 89 Luật đấu thầu.

Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu đang hoạt động cấp;

3. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

4. Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

6. Là doanh nghiệp cấp nhỏ hoặc siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp

2. Trường hợp chủ đầu tư sửa đổi HSYC, bên mời thầu có trách nhiệm gửi quyết định sửa đổi và các nội dung sửa đổi tới nhà thầu. Thời gian gửi văn bản sửa đổi HSYC đến nhà thầu là __[Ghi số ngày cụ thể, tối thiểu 03 ngày làm việc. Trường hợp thời gian gửi văn bản sửa đổi không đáp ứng quy định này, bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm quy định về thời gian gửi văn bản sửa đổi HSYC] trước ngày có thời điểm đóng thầu.

3. Nhà thầu được phép khảo sát hiện trường để phục vụ việc lập HSĐX. Nhà thầu phải chịu mọi chi phí cũng như rủi ro có thể xảy ra trong quá trình khảo sát hiện trường. Nhà thầu cần liên hệ trước với bên mời thầu để được bố trí tiếp cận hiện trường theo yêu cầu.

2. Đồng tiền tham dự thầu và đồng tiền thanh toán là VND.

1. Đơn đề xuất chỉ định thầu theo quy định tại Mẫu số 01 Chương III – Biểu mẫu;

2. Thỏa thuận liên danh nếu là nhà thầu liên danh theo Mẫu số 03 Chương III – Biểu mẫu;

3. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, của người ký đơn đề xuất chỉ định thầu;

4. Đề xuất kỹ thuật theo quy định tại Mục 8 Chương này;

6. Các nội dung khác __[Nêu các nội dung khác tùy theo tính chất, yêu cầu của gói thầu].

1. Giá dự thầu do nhà thầu ghi trong đơn đề xuất chỉ định thầu bao gồm toàn bộ các chi phí (chưa tính giảm giá) để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của HSYC, kể cả các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu.

2. Nhà thầu phải nộp HSĐX cho toàn bộ công việc được mô tả tại Chương IV – Yêu cầu về xây lắp và ghi đơn giá, thành tiền cho tất cả các công việc nêu trong bảng giá tương ứng quy định tại Chương III – Biểu mẫu.

1. Thời gian có hiệu lực của HSĐX phải bảo đảm theo yêu cầu là __[Ghi rõ số ngày tuỳ thuộc quy mô, tính chất của gói thầu, bảo đảm thời gian từ khi phê duyệt HSYC đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày, đối với gói thầu quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày] kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

2. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của HSĐX, bên mời thầu có thể đề nghị nhà thầu gia hạn hiệu lực của HSĐX. Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận gia hạn phải được thể hiện bằng văn bản.

2. Tất cả các thành phần của HSĐX nêu tại Mục 6 Chương I – Chỉ dẫn nhà thầu phải được ký bởi người đại diện hợp pháp của nhà thầu. Trường hợp là nhà thầu liên danh thì HSĐX phải có chữ ký của đại diện hợp pháp của tất cả thành viên liên danh hoặc thành viên đại diện nhà thầu liên danh theo thỏa thuận liên danh.

3. Những chữ được ghi thêm, ghi chèn vào giữa các dòng, những chữ bị tẩy xóa hoặc viết đè lên sẽ chỉ được coi là hợp lệ nếu có chữ ký ở bên cạnh hoặc tại trang đó của người ký đơn đề xuất chỉ định thầu.

1. Trường hợp nhà thầu cần sử dụng nhà thầu phụ thì phải kê khai danh sách nhà thầu phụ theo Mẫu số 16(a) Chương III – Biểu mẫu. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách nhà thầu phụ đã kê khai chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được chủ đầu tư chấp thuận.

3. Nhà thầu phụ đặc biệt __[Ghi được phép sử dụng hoặc không được phép sử dụng]

Trong trường hợp được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, nhà thầu chính phải kê khai danh sách nhà thầu phụ đặc biệt theo Mẫu số 16(b) Chương III – Biểu mẫu và kê khai về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt. Bên mời thầu sẽ đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt theo tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 2.3 Chương II – Tiêu chuẩn đánh giá HSĐX. Trường hợp nhà thầu phụ đặc biệt do nhà thầu chính đề xuất trong HSĐX không đáp ứng yêu cầu của HSYC và nhà thầu chính có năng lực, kinh nghiệm không đáp ứng yêu cầu thực hiện phần công việc đã dành cho nhà thầu phụ đặc biệt thì nhà thầu chính được phép đề xuất thay thế nhà thầu phụ đặc biệt khác đáp ứng yêu cầu.

Mục 13. Đánh giá HSĐX và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu

1. Việc đánh giá HSĐX được thực hiện theo quy định tại Chương II – Tiêu chuẩn đánh giá HSĐX.

2. Trong quá trình đánh giá HSĐX, bên mời thầu được mời nhà thầu đến giải thích, làm rõ, sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết của HSĐX và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu nhằm chứng minh sự đáp ứng yêu cầu của HSYC về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thực hiện và các nội dung cần thiết khác.

Việc thương thảo hợp đồng còn bao gồm đàm phán các nội dung cần thiết về đề xuất tài chính của nhà thầu, kể cả việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch (nếu có).

Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1. Có HSĐX hợp lệ;

2. Có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của HSYC;

3. Có giá đề nghị chỉ định thầu (giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá) không vượt dự toán gói thầu được duyệt.

Trong thời hạn __[Ghi số ngày, tối đa là 05 ngày làm việc] sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc Báo đấu thầu theo quy định, đồng thời gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo dự thảo hợp đồng và kế hoạch hoàn thiện hợp đồng đến nhà thầu được chỉ định thầu.

1. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, HSĐX của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.

2. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm vẫn đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu. Trường hợp thực tế nhà thầu không còn đáp ứng cơ bản yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định nêu trong HSYC thì chủ đầu tư sẽ không tiến hành ký kết hợp đồng với nhà thầu. Khi đó, chủ đầu tư sẽ hủy quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và mời nhà thầu khác đến nhận HSYC.

3. Chủ đầu tư phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.

Trước khi hợp đồng có hiệu lực, nhà thầu được chỉ định thầu phải cung cấp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc với nội dung và yêu cầu như quy định tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng. Trường hợp nhà thầu sử dụng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì phải sử dụng Mẫu thư bảo lãnh trong HSYC này hoặc Mẫu thư bảo lãnh khác được chủ đầu tư chấp thuận.

Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Mục 18. Giải quyết kiến nghị

Địa chỉ nhận đơn kiến nghị:

a) Địa chỉ nhận đơn kiến nghị của chủ đầu tư: __ [Ghi địa chỉ nhận đơn, số fax, điện thoại liên hệ];

Mục 19. Theo dõi, giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia

Chỉ Định Thầu Là Gì? Mẫu Quyết Định Chỉ Định Thầu Thông Thường

Tại Việt Nam có 7 hình thức đấu thầu. Để hiểu về khái niệm chỉ định thầu, cần nắm rõ bản chất của đấu thầu.

1. Hình thức đấu thầu được hiểu như thế nào?

Khái niệm về đấu thầu được quy định rõ ràng trong Luật Đấu Thầu 2013. Theo đó, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để:

Ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư đối với các dự án có sử dụng đất, dự án đầu tư dưới hình thức đối tác công – tư.

Ký kết và thực hiện hợp đồng xây lắp, mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ tư vấn và phi tư vấn,…

Việc lựa chọn nhà thầu này dựa trên cơ sở bảo đảm tính minh bạch, công bằng và cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

Bên mời thầu tổ chức đấu thầu để các nhà đầu tư (nhà thầu) tham gia và cạnh tranh nhau về giá. Theo đó, bên đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật với giá thấp nhất sẽ được chọn.

Đấu thầu là hình thức nhằm đảm bảo sự minh bạch, công khai và tính cạnh tranh khi thực hiện các dự án.

Hình thức này giúp đảm bảo với các dự án cấp thiết, cần hoàn thiện nhanh và với các dự án thuộc bí mật quốc gia.

Quyết định chỉ định thầu là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu thực hiện chọn (chọn trực tiếp) nhà thầu. Nhà thầu này đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu, được mời để thương thảo hợp đồng trực tiếp mà không cần qua giai đoạn đấu thầu.

II. Quy trình thực hiện quyết định chỉ định thầu thông thường

1. Bước 1: Thành lập và phê duyệt hồ sơ

Hồ sơ phải đảm bảo theo các yêu cầu của Nghị định Chính phủ 63/2014/NĐ-CP quy định tại Khoản 1 Điều 12. Theo đó, hồ sơ phải có các thông tin:

Tóm tắt các thông tin cần biết về gói thầu, dự án.

Các tiêu chuẩn cần có về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu, các tiêu chuẩn để đánh giá về chất lượng, kỹ thuật.

Mức giá chỉ định, quy định về thời gian, tiến độ thực hiện,…

Các hướng dẫn cụ thể về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu của bên mời thầu.

Việc phê duyệt hồ sơ và chỉ định nhà thầu được thực hiện bởi thủ trưởng của đơn vị, cơ quan cần thực hiện việc mua sắm.

2. Bước 2: Lựa chọn nhà thầu

Thực hiện phát hồ sơ cho nhà thầu đã được chọn ở bước 1. Nhà thầu chuẩn bị các hồ sơ cần thiết theo yêu cầu đã được hướng dẫn.

Quyết định chỉ định thầu thông thường phải đảm bảo qua quy trình 5 bước

3. Bước 3: Đánh giá hồ sơ và thương thảo các điều kiện với nhà thầu

Việc đánh giá được thực hiện theo các quy chuẩn đánh giá đã nêu trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đó, nhà thầu được chọn phải đến để thực hiện làm rõ, sửa đổi các thông tin cần thiết. Việc này để chứng minh sự khả năng đáp ứng.

Nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong hồ sơ và có đầy đủ hồ sơ đề xuất sẽ vượt qua bước đánh giá.

4. Bước 4: Phê duyệt và công khai kết quả

Sau khi chọn thành công nhà thầu, kết quả được trình, thẩm định, phê duyệt và thực hiện công khai.

5. Bước 5: Ký kết hợp đồng và hoàn thiện

Xem Thêm: Quy định của pháp luật về hạn mức chỉ định thầu được áp dụng

Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ các kiến thức về quyết định chỉ định thầu để áp dụng trong công việc.

Hướng Dẫn Cách Viết Mẫu Quyết Định Chỉ Định Thầu. Tải Mẫu Mới Nhất

1. Hiểu rõ hơn về mẫu Quyết định chỉ định thầu

Như chúng ta đã biết, các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có các văn bản Quyết định là những văn bản có nội dung rất chặt chẽ, được lập ra để quyết định về một vấn đề nào đó. Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu cụ thể về mẫu Quyết định chỉ định thầu để hiểu rõ hơn một khía cạnh trong các công trình được đấu thầu hiện nay.

Mẫu quyết định này được sử dụng rộng rãi hiện nay và được có rất nhiều mẫu Quyết định chỉ định thầu khác nhau. Tùy vào từng lĩnh vực mà có các mẫu phù hợp, trong đó sẽ có chút điều chỉnh về nội dung sao cho sát với lĩnh vực mà các cá nhân đang cần đưa ra quyết định chỉ định thầu.

2. Mục đích của mẫu Quyết định chỉ định thầu

Các doanh nghiệp lập ra các mẫu Quyết định chỉ định thầu với nhiều mục đích cụ thể giúp các cá nhân dễ dàng định hướng các lĩnh vực mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh.

Trong Quyết định chỉ định thầu có nêu rõ các đối tượng, các bên được chỉ định thầu, điều đó đã nói rõ về mục đích của mẫu quyết định này rất rõ ràng, giúp cho bên được chỉ định thầu có thể nắm được một số thông tin quan trọng của công trình được đấu thầu như giá, phương thức để có thể thực hiện đấu thầu…

Ngoài ra, Quyết định chỉ định thầu cũng sẽ đảm bảo được sự công bằng, dân chủ đối với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. tăng cường sự cạnh tranh lành mạnh mà không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa những nhà thầu. Giúp cho các nhà thầu dựa vào đó để làm mục tiêu phấn đấu, nghiên cứu và tìm ra nhiều giải pháp.

Đồng thời, các nhà thầu có thể áp dụng sự tiên tiến của khoa học kỹ thuật vào các công trình, tận dụng được nguồn lực một cách hiệu quả. Khi mẫu Quyết định chỉ định thầu được đưa ra thì sẽ là một động lực rất lớn giúp cho các nhà thầu có thể cố gắng tạo ra được công trình chất lượng.

3. Hướng dẫn viết mẫu Quyết định chỉ định thầu chi tiết nhất hiện nay

3.1. Hướng dẫn viết phần nội dung của mẫu Quyết định chỉ định thầu

Đầu tiên, trong bất kỳ mẫu Quyết định nào thì cũng cần phải đảm bảo có phần Quốc hiệu và Tiêu ngữ, đối với mẫu Quyết định chỉ định thầu cũng vậy. Phần này sẽ được trình bày ở phía trên cùng của tờ Quyết định, nằm bên phía chêch sang bên tay phải.

Chúng ta cùng tách từng phần ra để phân tích, với phần Quốc hiệu thì bắt buộc phải được viết bằng chữ in hoa, bôi đậm. Các bạn có thể để cỡ chữ của dòng Quốc hiệu là cỡ chữ 13 hoặc là cỡ chữ 14. Nhưng thông thường thì chúng ta sẽ để cỡ chữ 13 mang tính cân đối hơn.

Còn phần Tiêu ngữ thì chỉ cần viết chữ in thường và bôi đậm, tuy nhiên đan xen vào dòng này là các dấu gạch ngang giữa các cụm từ. Cỡ chữ của phần Tiêu ngữ sẽ to hơn cỡ chữ của dòng Quốc hieuejk 1 cỡ.

Phái bên tay trái của tờ Quyết định, cùng dòng với dòng Quốc hiệu, Tiêu ngữ là tên của đơn vị có thẩm quyền đưa ra quyết định.

Tiếp theo, tên của Quyết định cần được viết bằng chữ in hoa và bôi đậm, được căn đều hai bên. Phái dưới của tên Quyết định sẽ là dòng ghi rõ mục đích của tờ Quyết định. Trong trường hợp này thì tớ Quyết định này sẽ ghi về việc phê duyệt chỉ định thầu đối với dự án…

Phần tiếp theo, các bạn cần nêu rõ những căn cứ để đưa ra quyết định chỉ định thầu này. Những căn cứ này cần phải chính xác, xác thực và dựa vào những quy định của pháp luật.

Trong Quyết định chỉ định thầu sẽ có các thông tin về Tên của đơn vị được chỉ định thầu, giá thầu, phương cách thực hiện, tên các đơn vị phê duyệt quyết định chỉ định thầu…

Chữ ký của người có thẩm quyền phê duyệt Quyết định chỉ định thầu và đóng dấu.

3.2. Trình bày hình thức của mẫu Quyết định chỉ định thầu

Mẫu Quyết định chỉ định thầu cần được trình bày trên tờ giấy A4, được soạn thảo bằng văn bản đánh máy để tất cả các nội dung trong quyết định này được thể hiện rõ ràng, dễ đọc.

Ngoài ra, khi lựa chọn cỡ chữ trình bày trong phần nội dung thì các bạn cần phải để đồng nhất cùng cỡ chữ. Đối với font chữ cũng vậy, một văn bản Quyết định theo quy phạm của văn bản hành chính Nhà nước không thể trình bày lộn xộn, lúc cỡ chữ này lúc lại cỡ chữ khác được.

Tiếp theo, khoảng cách giữa các dòng trong mẫu Quyết định này cần phải được điều chỉnh một cách phù hợp sao cho dễ đọc. Các đề mục cần phải được ghi ngay ngắn rõ ràng từng số thứ tự.

Một mẫu Quyết định chỉ định thầu cần được đảm bảo không mắc các lỗi cơ bản về chính tả, cách diễn đạt câu lủng củng khiến người đọc khó hiểu. Các tên riêng cần phải viết hoa. Ngoài ra, tờ Quyết định cần được giữ phẳng phiu và có đóng dấu trên phần chữ ký của người có thẩm quyền ký quyết định.

Mẫu quyết định chỉ định thầu sẽ có những thông tin bổ ích giúp các doanh nghiệp có thể dựa vào đó làm căn cứ và động lực để phát triển, làm tốt công việc của mình. Vì vậy, mẫu quyết định chỉ định thầu cần được cất cẩn thận, không làm mất để giữ được giá trị của công trình thầu cho tới khi công trình được hoản thiện.

Như vậy, khi trình bày mẫu Quyết định chỉ định thầu thì các bạn cần phải trình bày đầy đủ các nội dung về thông tin của bên được chỉ định thầu, thời gian, các điều khoản, các bên có thẩm quyền phê duyệt quyết định này…

4. Những lưu ý khi viết Mẫu Quyết định chỉ định thầu

Mẫu Quyết định chỉ định thầu sẽ được cán bộ có thẩm quyền phê duyệt, hoặc là các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thẩm định, những cán bộ có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra gói thầu, công trình,…

Họ sẽ dựa vào quá trình đánh giá, thẩm định gói thầu để lựa chọn ra các nhà thầu, các loại hồ sơ, các quyết định theo quy định của Luật Đấu thầu cùng với đó là những văn bản hướng dẫn.

Những người có thẩm quyền trong việc lựa chọn đối tượng để tham gia vào công tác đánh giá, theo dõi quá trình thực hiện đấu thầu cần phải đảm bảo các gói thầu được tuân thủ thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Đối với những người có trách nhiệm, thẩm quyền phê duyệt các gói thầu cần phải đảm bảo về thời gian thẩm định và phê duyệt các gói thầu, lựa chọn ra nhà đấu thầu phù hợp nhất và công bố kết quả sau 5 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo chỉ định thầu.

Mẫu quyết định chỉ định thầu có nhiều mẫu khác nhau tùy thuộc vào tính chất của từng gói thầu. Cập nhật các mẫu chỉ định thầu chính là giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn được mẫu phù hợp nhất để tiến hành làm Quyết định.

Thẩm Quyền Ra Quyết Định Chỉ Định Thầu

Để xác định gói thầu sơn nhà làm việc và khu điều trị của trung tâm bạn thuộc loại nào, có thể xem xét quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 2 Thông tư 58/2016/TT-BTC

Đề nghị tư vấn:

Đơn vị tôi đang có kế hoạch sơn toàn bộ nhà làm việc và điều trị. Dự toán hết hơn 400tr đồng. Tôi muốn hỏi gói thầu này có được thực hiện chỉ định thầu rút gọn không và nếu được thực hiện chỉ định thầu rút gọn thì đơn vị nào có thẩm quyền ra quyết định chỉ định thầu. Theo quy định thì đơn vị tôi được phép ra quyết định chỉ định thầu đối với gói thầu dưới 100tr. tuy nhiên đó là đối với gói thầu mua sắm thường xuyên. còn gói thầu này tôi chưa xác định được thộc gói thầu xây lắp hay gì cả. Rất mong nhận được sự tư vấn và hướng dẫn của quý luật.

Luật sư tư vấn:

1. Căn cứ pháp lý

Nghị định 63/2014/NĐ-CP

Thông tư 58/2016/TT-BTC

2. Giải quyết vấn đề

Để xác định gói thầu sơn nhà làm việc và khu điều trị của trung tâm bạn thuộc loại nào, có thể xem xét quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 2 Thông tư 58/2016/TT-BTC như sau:

Dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản…

Như vậy, việc sơn tòa nhà làm việc và khu điều trị thuộc diện sửa chữa thường xuyên công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó, đây thuộc gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn.

Chỉ định thầu chỉ được áp dụng trong các trường hợp theo quy định tại Điều 15 Thông tư 58/2016/TT-BTC:

Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng.

Như vậy, đơn vị của anh chỉ được áp dụng chỉ định thầu đối với trường hợp giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng. Trường hợp này, giá gói thầu lên tới hơn 400.000.000 đồng, không thể áp dụng hình thức chỉ định thầu được. Thay vào đó, đơn vị của bạn có thể tham khảo hình thức chào hàng cạnh tranh. Theo đó, chào hàng cạnh tranh được quy định cụ thể tại Điều 18 Thông tư 58/2016/TT-BTC:

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 2 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

Như vậy, trường hợp của đơn vị bạn có thể tham khảo hình thức chào hàng cạnh tranh với giá trị gói thầu là hơn 400 triệu đồng. Ngoài ra, căn cứ quy định tại Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, đơn vị của bạn có thể áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn, theo đó:

Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng.

Do Điểm a Khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2013 quy định về gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản thuộc đối tượng áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn.

Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn được tiến hành cụ thể tại Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

– Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá:

Lập bản yêu cầu báo giá; Sau khi bản yêu cầu báo giá được duyệt, bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng trên một tờ báo được phát hành rộng rãi trong một ngành, một tỉnh hoặc hệ thông mạng đấu thầu quốc gia hoặc gửi trực tiếp yêu cầu báo giá cho tối thiểu 03 nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu.

– Nộp và tiếp nhận báo giá: Nhà thầu chuẩn bị và nộp 01 báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp báo giá, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các báo giá được nộp trước thời điểm đóng thầu.

– Đánh giá các báo giá:

Bên mời thầu so sánh các báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Báo giá được xác định đáp ứng tất cả các yêu cầu trong bản yêu cầu báo giá và có giá chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất và không vượt quá giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn. Bên mời thầu mời nhà thầu có giá chào thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) đến thương thảo hợp đồng.

– Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

– Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Phòng Doanh nghiệp – Tài chính – Đầu tư