Xoá Bỏ Luật Viên Chức / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Xoá Bỏ Formatting Trong Word

Khi bạn copy một đoạn văn bản nào đó rất có thể văn bản của bạn đã được Format theo ý của người soạn thảo ra chúng và bạn muốn xóa chúng đi và muốn thực hiện theo ý mình thì phải làm như nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xóa bỏ nó trong Word.

Để có được một văn bản đẹp bạn cần định dạng cho chúng. Nhưng tùy vào mục đích sử dụng ra sao mà cách soạn thảo, định dạng của mỗi người sẽ khác nhau vì vậy bạn có thể định dạng lại chúng theo ý mình bằng cách xóa bỏ định dạng Formatting

Xoá bỏ định dạng Formatting văn bản trong Word

Cách 1: Bạn sử dụng chức năng xóa định dạng trong Word

1. Xoá bỏ Formatting trong Word  2003.

Để xoá bỏ được định dạng Formatting bạn có thể sử dụng chức năng là Paste Special…

Bước 1: Bạn vào mục Edit rồi chọn Paste Special…

Chọn Paste Special trong menu edit

Bước 2: Bạn thiết lập hộp thoại là Paste Special

Tại hộp thoại Paste Special này chọn chức năng là Unformatted Text hay Unformatted Unicode Text. Khi bạn thiết lập như vậy văn bản của bạn được dán vào sẽ trở về định dạng như ban đầu.

Chọn chức năng là Unformatted Text

Như vậy là bạn đã tiến hành xóa định dạng trong Word 2003 rồi bằng việc sử dụng chức năng Paste Special…

2. Xoá bỏ Formatting trong Word 2007, 2010, 2013

Word 2007 trở lên bạn hoàn toàn có thể sử dụng chức năng là Clear Formatting, khi bạn thực hiện chức năng này, văn bản sẽ được trở về dạng thô, sẽ không còn định dạng nào đó nữa.

Bước 1: Bạn cần bôi đen đoạn văn bản mà bạn muốn xóa định dạng.

Tại thẻ Home bạn tìm đến mục Ribbon rồi nhấn nút Clear Formatting thuộc nhóm Font.

Chọn Clear Formatting để xóa bỏ 

Sau khi bạn chọn Clear Formatting bạn đã hoàn toàn xoá bỏ định dạng Formatting của văn bản rồi.

Cách 2: Bạn có thể sử dụng tổ hợp phím nóng để xóa bỏ định dạng đó đi

Để xóa bỏ được định dạng không chỉ có một cách trên mà bạn có thể sử dụng tổ hợp phím là Ctrl + Space tức phím cách.

Với văn bản thì bạn cần phải bôi đen chúng rồi bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Space để xoá bỏ định dạng đó đi là được.

Với toàn bộ văn bản bạn có thể nhấn Ctrl + A để xóa bỏ toàn bộ định dạng trong văn bản đó.

Vậy là bạn có thể xóa bỏ định dạng Formatting chỉ với vài thao tác để có thể đồng nhất văn bản hay bạn có thể in văn bản trong Word thành công. Khi bạn Fomatting xong bạn nên để ý xem còn trang trống không, nếu mà còn bạn có thể xóa trang trắng đó đi.

Hủy Bỏ Kết Quả Tuyển Dụng Viên Chức Một Huyện

Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Cạn Văn Phúc Thụ cho biết: UBND tỉnh vừa quyết định hủy bỏ kết quả tuyển dụng viên chức sự nghiệp ngành giáo dục và đào tạo huyện Pác Nặm năm 2013 để tổ chức tuyển dụng lại.

Sáng 11-7, tại phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Cạn, Giám đốc Sở Nội vụ Văn Phúc Thụ cho biết: UBND tỉnh vừa quyết định hủy bỏ kết quả tuyển dụng viên chức sự nghiệp ngành giáo dục và đào tạo huyện Pác Nặm năm 2013 để tổ chức tuyển dụng lại.

Kỳ thi tuyển dụng viên chức sự nghiệp ngành giáo dục và đào tạo huyện Pác Nặm năm 2013, được tổ chức cuối tháng 10- 2013. Có tổng số hơn 600 người dự tuyển, dựa trên cơ sở điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm thi phỏng vấn, căn cứ vào điểm từ cao xuống thấp, xác định 51 người trúng tuyển. Tuy nhiên, UBND tỉnh Bắc Cạn đã hủy bỏ hết quả tuyển dụng.

Ông Văn Phúc Thụ giải thích: “Nguyên nhân mà UBND tỉnh hủy bỏ kết quả tuyển dụng là do, Hội đồng tuyển dụng viên chức của huyện đã vi phạm quy trình tuyển dụng”.

“Trước khi tổ chức thi tuyển, Hội đồng tuyển dụng huyện đã có kế hoạch tuyển dụng đúng quy định, Sở Nội vụ đã thẩm tra, thẩm định kế hoạch này. Cử cán bộ kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi sát hạch, nhưng cán bộ của Sở không giám sát thường xuyên, liên tục, Hội đồng tuyển dụng của huyện vi phạm quy trình mà không phát hiện. Do đó, lãnh đạo Sở Nội vụ có trách nhiệm trong việc kiểm tra, đôn đốc cán bộ của mình”, ông Thụ giải thích thêm.

Đại biểu Dương Bằng Giang chất vấn: Cán bộ nào trong hội đồng tuyển dụng có sai phạm, thí sinh nào có tiêu cực thì phải xử lý người đó chứ không nên hủy bỏ kết quả cả kỳ tuyển dụng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dự kiến trúng tuyển, tổ chức tuyển dụng lại gây tốn kém ?

Ông Thụ cho biết: “Đến nay các cơ quan chức năng của tỉnh vẫn không xác định được ai trong hội đồng tuyển dụng, thí sinh cụ thể nào có tiêu cực. Tuy nhiên, UBND tỉnh xác định Hội đồng tuyển dụng huyện vi phạm quy trình tuyển dụng kéo theo kết quả tuyển dụng không bảo đảm chính xác nên hủy kết quả. UBND tỉnh yêu cầu, tới đây huyện Pác Nặm tổ chức tuyển dụng lại, thí sinh không phải nộp tiền lệ phí tuyển dụng, kinh phí cho việc tổ chức tuyển dụng do huyện Pác Nặm tự bố trí”.

Theo Thế Bình/ Báo Nhân dân

Từ Hôm Nay, Bỏ Sáng Kiến Kinh Nghiệm Trong Đánh Giá Công Chức, Viên Chức

Hôm nay (20.8), Nghị định 90 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức viên chức có hiệu lực. Theo đó, cán bộ, công chức không còn phải “đau đầu” vì sáng kiến kinh nghiệm. Tuy nhiên, muốn đạt danh hiệu thi đua sẽ vẫn cần điều này.

Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức viên chức, có hiệu lực thi hành từ 20.8.2020.

Theo Nghị định, tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức bao gồm: Chính trị, tư tưởng; Đạo đức, lối sống; Tác phong, lề lối làm việc; Ý thức tổ chức kỷ luật; Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Nghị định cũng quy định rõ về tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.

Đáng chú ý, so với Nghị định số 02/VBHN-BNV hợp nhất Nghị định 56 và Nghị định 88/NĐCP về đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức trước đây, Nghị định 90/2020/NĐ-CP không còn yêu cầu xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải có sáng kiến kinh nghiệm.

Điều này khiến không ít công chức, viên chức vui mừng bởi bên cạnh những tích cực thì việc yêu cầu sáng kiến kinh nghiệm cũng có những hạn chế nhất định, từng là nỗi khổ của không ít cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là giáo viên trong nhiều năm.

Mặc dù, trong đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức viên chức không còn quy định phải có sáng kiến kinh nghiệm nhưng hiện tại, để đạt chiến sĩ thi đua vẫn cần có điều này.

Cụ thể, tại Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng quy định quy định, để được xét tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành hay chiến sĩ thi đua toàn quốc vẫn yêu cầu cần sáng kiến.

Về danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, theo Mục 3, Điều 9, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng quy định:

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

b) Có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận.

Tỉ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” do bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn quy định cho phù hợp, nhưng không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.

Chính Thức Bỏ Chế Độ “Viên Chức Suốt Đời” Từ 1/7/2020

Với kết quả biểu quyết chiều 25/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.

Chiều 25/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức với 426/454 đại biểu bấm nút tán thành (chiếm 88,20%).

Theo Luật vừa thông qua, tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sau khi luật này có hiệu lực sẽ thực hiện ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn, không ký hợp đồng không xác định thời hạn (kể cả đối với trường hợp sau khi kết thúc hợp đồng xác định thời hạn lần 2), trừ viên chức được tuyển dụng mới vào đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, quy định về thực hiện chế độ hợp đồng làm việc xác định thời hạn đối với viên chức được tuyển dụng mới là thể chế hóa Nghị quyết Trung ương về “Thực hiện chế độ hợp đồng viên chức có thời hạn đối với những trường hợp tuyển dụng mới (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn)”.

Quy định này áp dụng đối với viên chức được tuyển dụng sau ngày Luật này có hiệu lực (1/7/2020). Viên chức đã được tuyển dụng trước đó cơ bản không có sự thay đổi về chế độ hợp đồng làm việc so với hiện hành. Việc quy định như vậy là phù hợp với Điều 240 của Bộ Luật Lao động hiện hành và Điều 220 của Bộ Luật Lao động (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.

Luật mới vừa được Quốc hội thông qua cũng quy định việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Theo đó, cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 1-7-2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.

Theo Minh Chiến/Người Lao động