Xử Lý Kỷ Luật Hành Chính / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Xử Lý Kỷ Luật Trong Thi Hành Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Hành Chính

Xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được đặt ra nhằm bảo đảm sự công bằng, minh bạch, đúng pháp luật của chủ thể thi hành quy định về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định 19 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đó là các hành vi:

1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.

2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

3. Không xử phạt vi phạm hành chính; không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật.

4. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng theo quy định pháp luật.

5. Áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.

6. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.

7. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

8. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

9. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

11. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra.

12. Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra.

13. Tiết lộ thông tin, tài liệu về kết luận kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức.

14. Không thực hiện kết luận kiểm tra.

15. Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra.

16. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.

17. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.

18. Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra.

19. Không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính.

Quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo một trong số các hình thức sau:

– Khiển trách;

– Hạ bậc lương;

– Giáng chức;

– Cách chứcchức;

– Buộc thôi việc.

Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.

Việc xem xét, tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật cũng được áp dụng trong trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do hoàn cảnh khách quan hoặc do lỗi của đối tượng vi phạm hành chính.

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Theo Quy Định Của Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính

Các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tương ứng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, hình thức khiển trách được áp dụng cho các đối tượng khi có hành vi vi phạm cụ thể sau:

– Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng theo quy định pháp luật;

– Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện;

– Tiết lộ thông tin, tài liệu về kết luận kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức;

– Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra;

– Tiết lộ thông tin, tài liệu về kết luận kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức;

– Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra;

– Không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính.

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, hình thức cảnh cáo được áp dụng cho các đối tượng khi có hành vi vi phạm cụ thể sau:

– Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật;

– Áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính;

– Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

– Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính;

– Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra;

– Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra.

– Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật;

– Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

– Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính;

– Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra;

– Không thực hiện kết luận kiểm tra.

– Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính;

– Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra;

– Không thực hiện kết luận kiểm tra;

– Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi không thực hiện kết luận kiểm tra.

Biệp pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, hình thức cách chức được áp dụng với các đối tượng có hành vi vi phạm tương ứng như sau:

– Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;

– Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

– Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

– Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;

– Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính;

– Không thực hiện kết luận kiểm tra;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.

– Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính;

– Không thực hiện kết luận kiểm tra.

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 29 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, bao gồm:

– Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;

– Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

– Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong trường hợp nào?

Hình Thức Kỷ Luật Trong Thi Hành Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Hành Chính

Hỏi: Xin cho biết, cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có thể sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật nào?

Trả lời: Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, ngày 12/02/2020 của Chính phủ về Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định:

Cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có thể sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật như: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc. Cụ thể là:

Điều 24, Nghị định này nêu rõ hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng theo quy định pháp luật; Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện; Tiết lộ thông tin, tài liệu về kết luận kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức; Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra; Không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính.

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây: Tiết lộ thông tin, tài liệu về kết luận kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức; Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra; Không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính.

Điều 26 quy định về hình thức hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Hình thức kỷ luật giáng chức (Điều 27) áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi không thực hiện kết luận kiểm tra.

Hình thức kỷ luật cách chức (Điều 28) áp dụng đối với cán bộ có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây: Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính; Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra; Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính; Không thực hiện kết luận kiểm tra; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây: Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính; Không thực hiện kết luận kiểm tra.

Điều 29, Nghị định nêu rõ, trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nếu có một trong các hành vi vi phạm sau: Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính; Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

Chính Phủ Ban Hành Nghị Định Về Xử Lý Kỷ Luật Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức

– Nghị định 112/2020/NĐ-CP lần đầu tiên đã gộp các quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức ở 4 nghị định khác nhau về chung một nghị định, tạo sự thống nhất, thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật.

– Áp dụng thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức từ Trung ương tới địa phương; kể cả đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

2. Về nguyên tắc xử lý kỷ luật

Bên cạnh kế thừa các nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức trước đây đã quy định, Nghị định 112 bổ sung thêm một số nguyên tắc trong xử lý kỷ luật CBCCVC như:

– Nguyên tắc “công khai, minh bạch”;

– Không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.

– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức xử lý kỷ luật hành chính phải đảm bảo ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.

– Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.

3. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật

Bên cạnh việc kế thừa các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của Nghị định 34/2011/NĐ-CP về xử lý kỷ luật công chức, quy định về kỷ luật viên chức theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP…, Nghị định 112 bổ sung và làm rõ thêm các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật như:

– Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

– Cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

4. Những trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật

Nghị định 112/2020/NĐ-CP bổ sung cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

5. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

Theo Nghị định 34, Nghị định 27, Nghị định 112/2011 thì: Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.

Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã tăng thời hạn từ 2 tháng lên 90 ngày (tăng 30 ngày) và trường hợp kéo dài thì được 150 ngày.

5.2. Thời hiệu

– Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức 2019, cụ thể:

+ 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm tr ọng đến mức phải kỷ luật bằng h ình thức khiển trách; + 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp nêu trên; + Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

Như vậy, so với các quy định của Nghị định 34, nghị định 27 thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có sự thay đổi rất lớn. Trước đây thời hiệu xử lý kỷ luật chỉ 24 tháng, theo quy định của Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 2 năm, 5 năm hoặc không tính thời hiệu đối với từng mức độ vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức.

6. Các hành vi bị xử lý kỷ luật

– Các nghị định trước đây không nêu cụ thể các hành vi bị xử lý kỷ luật mà đối với từng hình thức kỷ luật thì liệt kê các hành vi cụ thể. Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã bổ sung quy định các hành vi bị xử lý kỷ luật gồm:

Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

– Quy định cụ thể mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

+ Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, đơn vị công tác.

+ Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, đơn vị công tác…

7. Các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

Có 04 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

7.2. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Có 04 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc.

7.3. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Có 05 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.

So với Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì quy định mới của Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã bỏ hình thức kỷ luật “Hạ bậc lương” đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

a) Đối với với chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Có 03 hình thức kỷ luật: Khiển trách; Cảnh cáo; Buộc thôi việc.

b) Đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Có 04 hình thức kỷ luật: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc.

8. Về áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức

Nghị định 112/2020/NĐ-CP cơ bản kế thừa các Nghị định trước đây về áp dụng các hình thức kỷ luật đối với từng mức độ vi phạm của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, có bổ sung một số điểm mới sau:

8.1. Hình thức khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức khi

Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động, nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức đơn vị.

– Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi (trước đây hành vi này bị áp dụng hình thức giáng chức). Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ. Xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện (trước đây Nghị định 34 quy định hành vi cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo).

– Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (Hành vi này trước đây theo Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì bị kỷ luật hình thức cảnh cáo). Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

– Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; khiếu nại, tố cáo.

– Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.

– Vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ.

Hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương giáng chức, buộc thôi việc

– Nghị định 112/2020/NĐ-CP không liệt kê cụ thể như các Nghị định trước đây mà căn cứ vào hình thức xử lý kỷ luật đã bị áp dụng trước đó và hành vi vi phạm ở mức độ nghiệm trọng, rất nghiêm trọng… để áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức.

– Về hình thức buộc thôi việc:

Nghị định 112 đã không còn quy định cụ thể buộc thôi việc đối với: Bị phạt tù mà không được hưởng án treo (c huyển quy định này vào Điều 30 Quyết định kỷ luật công chức, cụ thể: Trường hợp công chức có hành vi vi phạm bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc); tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp.

Nghị định 112 bổ sung các trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc gồm:

+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;

+ Có hành vi vi phạm lần đầu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp tại Điều 8;

+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị (Nghị định 34 chỉ quy định: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;);

+ Nghiện ma túy; đối với các trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền ( Nghị định 34 chỉ quy định: Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền);

+ Ngoài các trường hợp nêu trên, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đôi với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 (Không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý điều hành theo sự phân công; để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn).

9. Áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức

9.1. Hình thức kỷ luật khiển trách

Áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều 17 (Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp; Viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng), thuộc một trong các trường hợp sau đây (những điểm mới):

– Vi phạm quy định của pháp luật về chức trách nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động;

– Lợi dụng vị tri công tác nhằm mục đích vụ lợi;

– Xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp (Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định ở mức cảnh cáo);

– Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; khiếu nại, tố cáo;

– Vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.

9.2. Hình thức buộc thôi việc

– Nghị định 112 đã không còn quy định hành vi: Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng c huyển quy định này vào Điều 37 Quyết định kỷ luật viên chức, cụ thể: Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc); Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch.

– Quy định cụ thể các trường hợp buộc thôi việc như sau:

+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý mà tái phạm;

+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16;

+ Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17;

+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, đơn vị (Nghị định 27 quy định: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập); + Nghiện ma túy; đối với các trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền ( Nghị định 27 chỉ quy định: Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền).

10. Thẩm quyền xử lý kỷ luật 10.1. Đối với cán bộ

Theo khoản 4 Điều 78 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Nghị định 112 quy định cụ thể như sau: Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.

10.2. Về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức

Nghị định 112/2020/NĐ-CP cơ bản kế thừa Nghị định 34/2011/NĐ-CP, tuy nhiên có bổ sung thêm một số nội dung như:

– Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

– Đối với công chức biệt phái: Bổ sung thêm quy định người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật (Nghị định 34 thì cơ quan cơi công chức được cử biệt phái toàn quyền quyết định hình thức kỷ luật và chỉ thông báo cho cơ quan nơi công chức được cử biệt phái biết).

10.3. Đối với viên chức

Nghị định 112/2020/NĐ-CP cơ bản kế thừa Nghị định 27/2012/NĐ-CP về thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức, tuy nhiên bổ sung:

– Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

10.4. Đối với người đã nghỉ việc, về hưu

Đây là quy định hoàn toàn mới của Nghị định 112, cụ thể như sau:

– Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh ra quyết định xử lý kỷ luật trừ trường hợp đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.

– Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị điều tra , truy tố, xét xử mà đến tuổi nghỉ hưu thì vẫn thực hiện giải quyết thủ tục hưởng chế độ hưu trí.

– Nghị định 112 bổ sung quy định: Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý./.